You are on page 1of 30

Trường THBC KTTH Hà Nội

Khai thác một số tiềm năng của


Word và PowerPoint vào công tác
giảng dạy
Tác giả: Lê Văn Huỳnh

Hà nội, tháng 5 năm 2008


Mục lục

I. Mở ĐầU 1

II. CÁC HIỆN TƯỢNG SỬ DỤNG WORD VÀ POWERPOINT KÉM HIỆU


QỦA 2
1. Word 2
2. PowerPoint 2

III. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRÌNH BÀY VÀ THIẾT KẾ 4


A. Word 4
1. Có hệ thống 4
2. Giản dị 4
3. Dùng các dòng tiêu đề, dòng chân trang hợp lý 4
4. Đặt tên gợi nhớ và có hệ thống 4

B. PowerPoint 5
1. Các nguyên tắc về trình bày 5
2. Một số qui tắc về thiết kế 6

IV. MỘT VÀI TIỀM NĂNG NÊN ĐƯỢC KHAI THÁC 10


A. Tiềm năng của Word 10
1. Nghe nhạc, xe phim trên trang Word 10
2. Làm toán tương tác với Word 10

B. Word trộn đề trắc nghiệm 12


1. Giao diện người dùng 13
2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH TẠO ĐỀ TRẮC NGHIỆM 15
3. Thi trắc nghiệm bằng Word 18

C. Tiềm năng của PowerPoint 20


1. Đặc điểm của việc sử dụng PowerPoint trong giảng dạy 20
2. Vai trò của trình diễn 20
3. Nâng cao chất lượng trình diễn. 21

V. KẾT LUẬN 27

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 28


I. MỞ ĐẦU
Công việc giảng dạy luôn là một công việc phức tạp. Đó là sự cố gắng không ngừng
để nhằm chuyển tải được tri thức từ người thầy sang học sinh. Đó cũng là sự cố gắng
không mệt mỏi của người thầy nhằm thích ứng với trình độ thất thường của đối tượng
giảng dạy. Đó đồng thời cũng là quá trình tự học hỏi kiên trì và nhẫn nại của người
thầy để không bị lạc hậu trong một xã hội đang có nhiều biến động dữ dội cả về tinh
thần và vật chất, cả về khoa học kỹ thuật lẫn văn hóa, tư tưởng.
Tất cả những lý do trên đều dẫn đến việc nâng cao chất lượng bài giảng. Một bài
giảng tốt trước hết thể hiện tinh thần trách nhiệm của người thầy trước học sinh, trước
nhà trường và xã hội. Một bài giảng tốt là minh chứng cho những cố gắng thành công
về phía người thầy. Một bài giảng tốt là kết quả lao động gian khổ của người thầy để
dẫn đến một tiết học nhẹ nhàng và hiệu quả cho học sinh.
Trong nhiều năm gần đây, hai công cụ chủ yếu để xây dựng bài giảng là chương trình
soạn thảo văn bản, và chương trình trình diễn. Phổ biến nhất là là Microsoft Word và
Microsoft PowerPoint.
Tuy nhiên, có thể nói là nhiều giáo viên mới chỉ sử dụng hai chương trình này ở mức
độ rất sơ đẳng, trong khi công cụ mà họ có trong tay lại chứa đầy tiềm năng. Đôi khi,
người ta băn khoăn tìm kiếm cái gì hay hơn, mạnh hơn Microsoft Word, hay hơn,
mạnh hơn Microsoft PowerPoint, mà không biết rằng Word và PowerPoint trong tay
họ có đầy đủ những gì mà họ cần.
Điều cần nói trước ở đây là đôi khi người ta đã lạm dụng Word và PowerPoint để tạo
nên nhữg bài giảng không hiệu quả, và làm giảm đi vai trò của người thầy trên bục
giảng. Thực tế cho thấy, cho dù bài giảng tốt đến đâu cũng chỉ là công cụ của người
thầy. Chỉ có người thầy tốt, sử dụng bài giảng tốt ới làm nên bài học hiệu quả.
Báo cáo này chỉ là một vài ý tưởng mang tính chất nêu vấn đề là chính để chứng tỏ
các tiềm năng của Word và PowerPoint. Từ đó cổ vũ các thầy, các cô khai thác tốt
hơn hai công cụ này trong bài giảng, đồng thời tránh được việc sử dụng Word và
PowerPoint một cách không hiệu quả.

1
II. CÁC HIỆN TƯỢNG SỬ DỤNG WORD VÀ
POWERPOINT KÉM HIỆU QỦA
1. Word

a) Sử dụng Word thuần túy như máy chữ cơ khí


Đó là trường hợp nhiều giáo viên chỉ biết mở chương trình Word ra và gõ vào đó văn
bản. Mọi chuyện định dạng chỉ đơn giản là chèn thêm các khoảng trống, các dòng
trống một cách thủ công.

b) Chưa khai thác được các công cụ định dạng tự


động của Word
Nhiều giáo viên, kể cả học sinh ESTIH còn chưa biết cách sử dụng các Style, chưa
biết tận dụng các Style Built-in như các Heading, chưa biết cách tạo mục lục tự động,
các tham khảo chéo, chưa biết định dạng riêng rẽ các Section, sử dụng linh hoạt các
dòng đầu trang và dòng chân trang, các chú thích.

c) Lạm dụng các định dạng


Tình trạng ngược lại là lạm dụng các kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc. Một văn bản không
nhất quán vì định dạng lung tung không có một phong cách nào cả. Lòe loẹt vì quá
nhiều màu sắc. Thiếu khoa học, lộn xộn vì quá hiều kiểu chữ, cỡ chữ.

2. PowerPoint

a) Chưa đầu tư đúng mức vào một đối tượng


Trên một slide, giáo viên chưa biết cách tạo ra các shape sao cho vừa đẹp, vừa trang
nhã, hòa hợp với các đối tượng khác, có tác dụng tập trung sự chú ý vào một chủ đề.
Cách vẽ, cách tô màu còn quá thô sơ.

b) Phức tạp không cần thiết


Đưa quá nhiều nội dung vào một slide. Điều này là cho Slide trở nên chật chội, khó
trình bày. Học sinh khó theo dõi, không biết cái gì là chính, cái gì là phụ, không ghi
chép được.

c) Lạm dụng màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ


Lạm dụng màu sắc. Một slide có quá nhiều đối tượng, dễ dẫn đến quá nhiều màu sắc,
nhiều kiểu chữ, cỡ chữ. Sự thừa thãi đó sẽ làm cho mục đích chính bị lu mờ. Sau bài
học, học sinh chỉ còn lại ấn tượng chính là đẹp, sặc sỡ, phong phú, mà không nhớ gì
về nội dung bài học.

d) Lạm dụng âm thanh


Việc sử dụng âm thanh trong bài giảng phải được hạn chế ở mức độ thật sự cần thiết.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên đã đưa âm thanh vào bài giảng một cách không có mục
đích rõ ràng, hoặc là chưa thực cần thiết, đôi khi thừa thãi. Điều này làm cho mất thời
gian, mất tập trung. Ấn tượng về âm thanh tác động vào học sinh mạnh hơn tác dụng

2
của chính nội dung bài học. Dường như không phải học sinh làm mất trật tự, mà là
giáo viên làm mất trật tự, ảnh hưởng đến sự tiếp thu của học sinh.

e) Lạm dụng các hiệu ứng


Các hiệu ứng chuyển động được dùng không có chủ đích, phức tạp và thừa thãi. Học
sinh bị cuốn hút vào sự xuất hiện, sự chuyển động của các hình là chính, sao nhãng
mục đích của bài giảng.

3
III.MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRÌNH BÀY VÀ THIẾT KẾ
A. Word
1. Có hệ thống
Bài giảng phải được phân chương mục rõ ràng, cách trình bày phải nhất quán từ đầu
đến cuối. Muốn vậy, cần sử dụng các Style. Nên sử dụng các Style built-in. Có thể
qua thời gian tự tạo cho mình một số style để dùng lâu dài.

2. Giản dị
Không dùng quá nhiều kiểu chữ. 4 kiểu chữ trở lên là nhiều. Các kiểu chữ được ưu
tiên là Times New Roman, Arial. Có thể dùng Tahoma, Vedana, Courier, vì các kiểu
chữ này đẹp, rõ ràng và phổ biến trên tất cả các máy tính.
Không dùng quá nhiều cỡ chữ. Đối với các 2 tiêu đề ở hai cấp liền nhau, có thể dùng
hai kiểu chữ khác nhau, nhưng cùng một cỡ chữ, hoặc cùng một kiểu chữ, cỡ chữ
nhưng thay đổi chữ đậm và chữ nhạt. Chỉ dùg chữ nghiêng khi thật sự cần thiết.
Không dùng màu sắc. Nếu bài giảng để in thì tốt nhất chỉ có một màu đen trên nền
trắng. Nếu bài giảng để trình chiếu thì không nên dùng quá 4 màu.

3. Dùng các dòng tiêu đề, dòng chân trang hợp lý


Dòng tiêu đề có thể giúp người xem biết được trang đang xem ở chương mục nào, chủ
đề là gì. Dòng chân trang cung cấp các thông tin về tác giả, về thời gian, nơi lưu giữ
tệp, tên tệp. Các thông tin này có thể được lấy từ menu Insert/Field.

4. Đặt tên gợi nhớ và có hệ thống


Tốt nhất, mỗi bài giảng một tệp. Tên tệp là tên và số của bài giảng. Mỗi môn học có
nhiều bài giảng thì lưu trong một thư mục riêng. Tên thư mục là tên môn. Tránh đặt
tên bằng chữ có dấu, vì hiện giờ vẫn còn có phần mềm gặp khó khăn khi xử lý các tên
tệp và tên thư mục có dấu.
Ví dụ, các bài giảng môn tiếng Anh lớp 6:
Tên thư mục: Grade 6
Tên bài 1 của Unit 1: G6 Unit-01 Lesson-01
Cách làm này sẽ có lợi khi bạn có quá nhiều bài giảng thuộc các lớp khác nhau. Trên
màn hình, bạn sẽ thấy các bài giảng được sắp xếp theo trật tự tự nhiên, và dễ phát hiện
bài nào thiếu.
Nếu văn bản dài và có cấu trúc nhất quán, nên tạo mục lục tự động. Chức năng này có
trong menu Insert/Reference/Index and Table.
Nếu văn bản có nhiều hình vẽ thì nên tạo chú thích hình vẽ bằng chức năng
AutoCaption. Chức năng này có trong menu Insert/Reference/Caption…
Nếu văn bản có nhiều chú thích, hay nhiều tài liệu tham khảo thì nên dùng chức năng
Footnote. Chức năng này có trong menu Insert/Reference/Footnote. Có thể chọn lựa
giữa Footnote là chú thích cuối trang hoặc Endnote là chú thích cuối tài liệu.

4
B. PowerPoint
Nguyên tắc chung là giữ cho trình diễn đẹp mà trang nhã. Nếu có chuyển động thì chủ
yếu là chuyển động thẳng từ điểm đến điểm. Nếu có âm thanh thì chỉ thật cần thiết,
tránh ồn ào, tránh gây ấn tượng bằng âm thanh làm loãng ấn tượng về nội dung bài
giảng. Nguyên tắc về đặt tên tệp giống như ở phần trên. Đặt tên có hệ thống, có qui
tắc, gợi nhớ. Tránh dùng chữ có dấu.

1. Các nguyên tắc về trình bày


Dưới đây là một số chỉ dẫn lấy từ chính trang Web của Microsoft.
http://www.microsoft.com/smallbusiness/resources/technology/business-
software/presenting-with-powerpoint-10-dos-and-
donts.aspx#PresentingwithPowerPointdosanddonts

a) Kiên định mục tiêu với các tư liệu thuyết phục


Đúng là cái dễ sử dụng của PowerPoint lại có thể là kẻ thù tồi tệ nhất của nó. Tuy nhiên, nếu bạn luôn
ghi nhớ rằng cần phải làm chủ nó thì nó sẽ rất đơn giản và hứa hẹn những slide bắt mắt. Cử tọa đến để
nghe bạn chứ không phải để nhìn những hình ảnh trên màn hình. Xây dựng một trình diễn PowerPoint
thật tốt, nhưng bạn phải đảm bảo rằng những gì bạn sẽ nói khi thuyết trình không kém phần thuyết
phục. "PowerPoint không tạo nên trình diễn — PowerPoint chỉ làm nên các slide," đó là lời của Matt
Thornhill, chủ tịch hãng .Audience First, a Midlothian, Va. chuyên đào tạo về thuyết trình. "Nên nhớ
rằng bạn là người tạo ra các slide để hỗ trợ cho buối thuyết trình của bạn".

b) Giữ mức độ đơn giản


Chúng ta chắc là ai cũng đã từng thấy PowerPoint và các loại trình diễn khác, trong đó, diễn giả dường
như đã sẵn sàng với bao dự định để xây dựng bài thuyết trìh. Thế nhưng cuối cùng hóa ra lại đi say sưa
với các thủ thuật, các hiệu ứng đặc biệt và các công cụ vụn vặt khác. Song một trình diễn PowerPoint
hiệu quả nhất lại là một trình diễn đơn giản – các bảng biểu dễ hiểu, các hình vẽ phản ánh đúng những
gì diễn giả đang nói. Có người đã khuyên là “mỗi dòng chỉ nên có 5 từ, mỗi slide chỉ nên có 5 dòng”.
Đừng làm cho công trình trở nên nặng nề với quá nhiều từ ngữ và hình ảnh," Kerr nói. "Có thực sự là
bạn cần phải đưa từng ấy thứ lên màn hình hay không?"

c) Giảm thiểu số slide.


Sức quyến dũ của PowerPoint là ở tiềm năng chuyển tải các ý tưởng và sự hỗ trợ cho những kết luận
của người thuyết trình một cách cô đọng. Nhưng cũng không nên làm mệt thính giả với các số liệu và
thống kê. Đa phần, các trình diễn hiệu quả nhất không làm cử tọa choáng ngợp trước quá nhiều tranh
ảnh và số liệu. Thay vào đó, để chúng trong phần dễ tiêu hóa hơn là handout, được phân phát cho cử
tọa cuối buổi thuyết trình. Nếu bạn muốn nhấn mạnh các số liệu thống kê trong PowerPoint, hãy tính
chuyện dùng đồ họa, hình ảnh. “Còn thì, nếu có lúc nào tôi muốn nói về sự lan tràn của bệnh
Alzheimer, thôi thà đưa hình ảnh một bà già hơn là ném các con số lên trên màn hình”, Kerr nói.

d) Đừng nhai lại PowerPoint.


Một trong những thói quen xấu của người dùng PowerPoint là đơn giản đọc lại những gì nhìn thấy trên
màn hình cho cử tọa nghe. Không chỉ là thừa, vì nếu không cần phải click chuột thì cần gì bạn phải
đứng đó? — mà thậm chí nó có thể làm cho một trình diễn hấp dẫn nhất trở thành chán ngán đến tận
cổ. PowerPoint thích hợp nhất với những kết luận bằng miệng, làm cho nó trở nên hay hơn, thú vị hơn,
hơn là sự bắt chước những gì có trên màn hình. "Ngay cả với PowerPoint, bạn vẫn có thể có sự tiếp
xúc bằng ánh mắt với cử tọa”, đó là lời của Roberta Prescott thuộc The Prescott Group, một công ty tư
vấn về giao tiếp. " Người ta không đến chỉ để nhìn gáy của bạn”.

5
e) Đưa ra ý kiến đúng lúc.
Một sai lầm hay xảy ra nữa là người thuyết trình đưa ra sự giải thích đúng vào lúc một slide mới vừa
xuất hiện. Điều đó làm phân tán sự chú ý của cử tọa. Một trình diễn PowerPoint được trình diễn đúng
nhịp như một dàn nhạc phải là: đưa ra một slide mới, cho cử tọa có thời gian đọc và tiêu hóa nó, sau đó
mới đưa ra các ý kiến bình luận, giải thích nhằm khuyếch đại các tín hiệu đã phát trên màn hình. "Đó là
nguyên do của việc đưa ra ý kiến đúng lúc," Kerr nói. "Không bao giờ nói vào đoạn đầu của slide."

f) Có thời gian nghỉ.


Một lần nữa, PowerPoint có hiệu quả nhất khi là bạn đồng hành trực quan của lời nói. Một diễn giả
dùng PowerPoint giàu kinh nghiệm không ngần ngại thỉnh thoảng để màn hình trắng. Điều đó không
chỉ tạo điều kiện cho cử tọa có thời gian nghỉ mắt. Nó còn có tác dụng tập trung sự chú ý của cử tọa
vào quá trình trao đổi bằng lời nói đáng quan tâm hơn, như thảo luận nhóm, hoặc giải đáp thắc mắc.

g) Dùng màu động.


Một sự tương phản tốt giữa các từ, các hình ảnh và nền có thể rất có tác dụng để chuyển tải cả thông
điệp và cảm xúc.

h) Du nhập tranh ảnh từ bên ngoài.


Đừng tự hạn chế với những gì PowerPoint có sẵn. Hãy sử dụng các nguồn tranh ảnh phong phú và trực
quan từ bên ngoài, kể cả các đoạn video. “Tôi thường sử dụng một hoặc hai đoạn video clip rất ngắn
trong các trình diễn của tôi.” Đó là ý kiến của Ramon Ray, nhà tư vấn kỹ thuật New York. "Nó tạo nên
sự hài hước, giúp chuyển tải một thông điệp, và làm thư giãn đông đảo cử tọa.

i) Phân phát tài liệu vào cuối buổi- đừng vào giữa
buổi.
Có người còn chưa đông ý với tôi về điểm này. nhưng không một diễn giả nào thích báo cáo với một
đám đông còn đang bận bịu đọc bản tóm tắt báo cáo của họ. Trừ phi họ cần phải có tài liệu để theo dõi
trong khi bạn trình bày, còn thì hãy đợi đến khi bạn trình bày xong rồi mới phân phát chúng.

j) Sửa đổi không thương tiếc trước khi trình bày.


Đứng bao giờ xa rời cử tọa của bạn. Khi vừa xong bản thảo một slide PowerPoint, bạn phải tự đặt ngay
mình vào vị trí người nghe để đánh giá. Nếu có gì nhạt nhẽo, phân tán tư tưởng hay mù mờ, sửa lại
ngay không thương tiếc.

2. Một số qui tắc về thiết kế

a) Nguyên lý chung
• Dễ đọc, dễ hiểu
• Nội dung chuẩn xác, vừa đủ
• Có sức thuyết phục
Một trình diễn tốt nhất phải đưa ra những thông điệp cần chuyển tải thật rõ ràng, dựa
trên những dữ kiện được tổ chức tốt với những minh họa đẹp và hợp lý bằng bảng
biểu và đồ họa,

6
b) Đường hướng thiết kế
• Nên sử dụng Slide Master (Vào menu View/Master).
• Khi lựa chọn các hiệu ứng chuyển tiếp, không bao giờ chọn Random!
• Luôn dành slide đầu tiên để ghi tiêu đề chính (tên bài giảng).
• Mỗi slide phải có tiêu đề.
• Các tiêu đề nên ngắn gọn.
• Màu của tiêu đề phải có độ tương phản tốt nhất với nền.

c) Thiết kế slide
• Mỗi slide có lượng thông tin ít nhất
• Mỗi slide chỉ có ột tiêu đề lớn
• 3-5 gạch đầu dòng
• 6-8 từ trên mỗi dòng
• 1-2 dòng cho mỗi gạch đầu dòng
• Tối đa 7-8 dòng
Khi đọc một slide, cái quan trọng nhất cần thấy được phải là nội dung

d) Kiểu chữ
• Dùng các kiểu chữ không có chân (sans serif)
• Dùng các kiểu chữ đậm nét
Ví dụ Sans Serif Fonts
• Chung

Arial, Helvetica, Vedana, Tahoma


• Cá biệt

Eras, Franklin Gothic, Futura,


Gill Sans, Lucida Sans, Optima,
e) Cỡ chữ
• Tiêu đề Slide
Đủ lớn: 40 điểm hoặc hơn
Có thể dùng WorArd để viết tiêu đề
• Nội dung: 32 điểm hoặc hơn

f) Nên tránh
• Tránh dùng font chữ có chân

7
• Tránh dùng các kiểu chữ trang trí, bay bướm
• Không dùng quá hai phong cách (font style)
• Tránh dùng chữ nghiêng
• Tránh dùng chữ gạch chân
• Hạn chế dùng chữ chạy
Chỉ nên dùng nhiều lắm là 2 kiểu chữ! Quá nhiều font chữ sẽ gây mất tập trung. Các
kiểu chữ trang trí, bay bướm, có bóng và nghêng thường khó nhìn, khó đọc nhất là khi
dùng máy chiếu. Gạch chân thì chỉ nên dùng với các “links.” Hạn chế phần văn bản
khi dùng đồ thị. Chỉ dùng vừa đủ và rõ ràng cho các nhãn.

g) Thiết kế màu
• Dùng màu có độ tương phản cao
Chữ sáng- vàng hoặc trắng trên nền tối – xanh sẫm hoặc đen
Chú ý: Có 10% dân số mù màu. Nên tránh các phối hợp màu Đỏ/Xanh lá cây và Xanh
sẫm/Xanh lá cây.

h) Thiết kế màu nền


• Tốt nhất cho máy chiếu là Xanh sẫm hoặc hồng, Đen.
• Không bao giờ dùng nền trắng trong phòng tối!
• Nhớ là màu sắc thường gây phản ứng tâm lý có lợi hoặc có hại cho việc
tiếp thu.
• Đôi khi, màu sắc trên màn chiếu không hoàn toàn giống như trên màn
hình.
• Trong giáo dục, màu xanh lá cây sẫm (màu rừng sâu), xanh ô liu nên dùng.
• Màu đỏ kích thích mạnh, gây mất trật tự, kích động có thể bất lợi cho buổi
học.
• Tránh dùng màu nâu.
• Nên sử dụng game màu chuẩn của PowerPoint.

i) Màu nổi
• Màu tím sáng đem lại cảm giác cởi mở
• Vàng kết hợp với xanh sẫm và đỏ
là các màu tuyệt vời để thể hiện phần nổi.

j) Màu chìm
• Xanh sẫm dễ đọc nhất.
• Xám là àu trung tính, không nên thành kiến.
• Màu than chì hoặc xám đen là tốt nhất

8
Luôn ghi nhớ: Nhiều màu sắc sẽ gây quá tải. Màu chìm là để làm nền. Dùng quá
nhiều màu sẽ không thể chọn được màu nào làm nền cho thích hợp.

k) Sử dụng Clip Art


• Hạn chế
• Thích đáng
• Đơn giản và rõ ràng
• Sử dụng Clip Art Gallery

l) Đồ họa , tranh ảnh


• Đồ họa khi đã dùng phải thực sự nhấn mạnh các điểm, các ý tưởng cần
nhấn mạnh.
• Đồ họa phải thích hợp với ngữ cảnh.
• Tìm một hình ảnh thích hợp rất khó và mất thời gian.
• Thà không có còn hơn có mà không ăn nhập với chủ đề.
• Có rất nhiều nguồn cung cấp các hình ảnh tĩnh và động về mọi chủ đề
miễn phí.
Ví dụ: MS ClipArt Gallery. Vào: Insert/Picture/ClipArt;
Nguồn trực tuyến: chọn “Clips Online.” tìm và tải về. Hình ảnh sẽ được tải vào lớp
“Downloaded Clips”, và bạn có thể vào đây để lấy và chèn hình ảnh.
• Tốt nhất là chỉ dùng một kiểu đồ họa: clipart, ảnh, hình vẽ.

m) Cuối cùng:
• Rà soát lỗi chính tả
• Dùng con mắt của người khác để đánh giá tác phẩm của mình

9
IV. MỘT VÀI TIỀM NĂNG NÊN ĐƯỢC KHAI THÁC
A. Tiềm năng của Word
Word thường được dùng để đọc. Ít khi người ta nghĩ rằng có thể xem hay nghe Word,
thậm chí làm toán với Word.
Thực tế, Word có thể chứa đựng tất cả các thông tin đa phương tiện như văn bản, đồ
họa. âm thanh, hình ảnh tĩnh và động.
Để khai thác các tiềm năng đó, người dùng cần có kiến thức về các điều khiển, ít nhất
là biết tạo và sử dụng các Macro. Việc này ít được khuyến khích, có lẽ chủ yếu vì
Macro là con dao hai lưỡi. Nó có thể bị kẻ xấu lợi dụng, gây hiệu quả khó lường. Tuy
nhiên, các macro có khả năng gây hại thường là các macro tự chạy (AutoMacro). Nếu
bạn không dùng chúng thì không có vấn đề gì cả.

1. Nghe nhạc, xe phim trên trang Word


Chọn Insert/Object, chọn
Windows Media Player. Cửa sổ
của điều khiển Windows Media
Player xuất hiện trên trang Word.
Word tự động chuyển sang chế độ
thiết kế.
Click phải chuột lên điều khiển,
chọn properties, trong đó chọn
URL. Viết vào đó đường dẫn của
tệp nhạc, hay phim ảnh, video,
hoặc địa chỉ Web.
Chuyển sang chế độ bình thường
bằng cách click vào nút Exit
Design Mode (Hình Eke, thước
kẻ, bút chì trên hộp công cụ
Visual Basic).
Điều khiển đã sẵn sàng hoạt động.
Nếu biết lập trình VBA, bạn còn có thể tạo nút tìm kiếm các bản nhạc, tạo danh sách
các bản nhạc và có thể lựa chọn bài nhạc để nghe không mấy khó khăn.

2. Làm toán tương tác với Word


Ta muốn Word giúp ta dạy học sinh giải phương trình bậc 2. Hãy vào menu
View/Toolbar, chọn Control ToolBox (hộp công cụ). Lấy ra các hộp văn bản và các
nhãn, bố trí trên trang Word như sau:

Giải phương trình bậc 2


Phương trình bậc 2 có dạng tổng quát như sau:

ax2 + bx + c = 0

10
trong đó:
a, b, c là các hệ số cho trước. a ≠ 0.
x là nghiệm cần tìm.
Cách giải :
Bước 1 : Tính định thức ∆ :
∆ = b2 – 4ac
Bước 2 : Nếu ∆ < 0 : Phương trình vô nghiệm.
Tới Bước 5
Bước 3 : Nếu ∆ = 0 : Phương trình có nghiệm kép
−b
x1 = x 2 =
2a
Tới Bước 5
−b+ ∆
Bước 4 : x1 =
2a
−b− ∆
x2 =
2a
Bước 5 : Kết thúc

Ví dụ:

1 Hộp văn bản, đặt tên là txtA


a=
4 Hộp văn bản, đặt tên là txtB
b=

c= 2 => ∆ = 8
Hộp văn bản, đặt tên là txtD
Phuong trinh co 2 nghiem thuc
-0.585786437 Hộp văn bản, đặt tên là txtC
x1 =
626905
-3.414213562
x2 = Nhãn, đặt tên là lblX1
37309 Nhãn, đặt tên là lblMsg

Nhãn, đặt tên là lblX2

Nhấy đúp vào hộp txtA. Trang mã VBA xuất hiện. Viết mã như sau:
Dim a, b, c, d

Private Sub txta_Change()


a = Val(txta)
GPT
End Sub
Private Sub txtb_Change()
b = Val(txtb)
GPT

11
End Sub

Private Sub txtc_Change()


c = Val(txtc)
GPT
End Sub

Private Sub GPT()


If a = 0 Then
Exit Sub
End If
d = b * b - 4 * a * c
txtd = d
If d < 0 Then
lblMsg.Caption = "Phuong trinh vo nghiem"
Else
If d = 0 Then
lblMsg.Caption = "Phuong trinh co nghiem kep"
lblX1.Caption = -b / 2 / a
lblX2.Caption = lblX1.Caption
Else
lblMsg.Caption = "Phuong trinh co 2 nghiem thuc"
lblX1.Caption = (-b + Sqr(d)) / 2 / a
lblX2.Caption = (-b - Sqr(d)) / 2 / a
End If
End If
End Sub
Một giáo viên dạy toán với chút kiến thức về lập trình Pascal có thể tự tìm hiểu và làm
được một điều tương tự phục vụ cho bài giảng của mình theo cách trên.

B. Word trộn đề trắc nghiệm


Hiện nay có nhiều giáo viên ở các trường phổ thông và ở các trung tâm đào tạo nhiệt
tình ủng hộ việc thi bằng trắc nghiệm khách quan. Nhưng đa phần họ chỉ biết sử dụng
chương trình Word để soạn các bộ đề trắc nghiệm. Sau đó là in các đề ra để phát cho
học sinh. Thường từ một bộ đề, họ phải xáo trộn để tạo ra nhiều bộ đề để tránh các
hiện tượng tiêu cực trong phòng thi. Nhưng thao tác đó phải làm bằng tay. Ngay cả
với chương trình Word thì công việc đó cũng không mấy dễ dàng, thậm chí khá cực
nhọc.
Chúng ta có thể dùng ngay Word để viết chương trình, đọc các bộ đề soạn bằng Word
và xáo trộn, kết xuất ra nhiều đề khác nhau. Nếu cố gắng hơn, có thể tạo một form để
nhập thêm các đề mới, sửa chữa đề cũ, và thậm chí có thể tiến hành thi trắc nghiệm
trên máy với Word.
Sau đây tôi sẽ trình bày một chương trình xáo trộn đề trắc nghiệm bằng chương trình
viết bằng VBA trong Word.
Chương trình này hiện đang được giáo viên của Trung tâm đào tạo Viện Sốt rét sử
dụng. Có thể tải về từ địa chỉ webhttp://www.esnips.com/web/tpw.

12
1. Giao diện người dùng
Đó chỉ đơn giản là một tài liệu soạn thảo bằng phần mềm Word. Trên đó có lời giới
thiệu, có hướng dẫn cài đặt và sử dụng không khác gì một tài liệu thông thường. Duy
nhất chỉ có một nút lệnh là cho thấy đó là một chương trình. Ở chế độ thiết kế, nháy
kép vào đó, ta sẽ đọc được toàn bộ mã nguồn VBA.

13
v1.01
Lª V¨n Huúnh - ESTIH
email: huynhlv103@yahoo.com

T¹o ®Ò

Chó ý: Khi më tÖp nµy, Word sÏ hái b¹n cã cho phÐp c¸c Macro
ch¹y hay kh«ng. B¹n ph¶i chÊp nhËn cho phÐp c¸c Macro ch¹y
b»ng c¸ch nh¾p chuét chän Enable Macros (Nót ë gi÷a).

Trong tr−êng hîp kh«ng thÊy Word hái vÒ viÖc ®ã, hoÆc chãt chän
Disable Macros, vµ ch−¬ng tr×nh kh«ng ch¹y, b¹n ph¶i:
1. Chän File\Save As...
2. Trong hép tho¹i Save, chän Tools
3. Trong Menu Tools, chän Security Options...
4. Trong hép tho¹i Security, chän Macro Security...
5. Chän chÕ ®é an ninh lµ Medium
6. NhÊp OK hai lÇn
7. §ãng tÖp b»ng File\Close
8. Më tÖp trë l¹i b»ng File\Open

14
2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH TẠO ĐỀ
TRẮC NGHIỆM

a) Mục đích của chương trình


Trong một trường, một khoa hay bộ môn, hoặc cá nhân các giáo viên thường đã xây
dựng được một hoặc nhiều bộ đề trắc nghiệm. Trong các đề đó có thể có từ vài chục
tới vài trăm câu hỏi. Khi cho học sinh thi, giáo viên sẽ phải chọn một phần của bộ đề,
xáo trộn làm thành vài đề khác nhau rồi cho học sinh thi.
Kèm với các đề thi được tạo ra, giáo viên cũng có thể phải tạo ra các phiếu trả lời, trên
đó học sinh đánh dấu các lỗ ứng với phương án trả lời đúng. Cách làm này có thể làm
cho một đề thi sử dụng được nhiều lần, và việc chấm bài sẽ đơn giản hơn, nhanh hơn,
và tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho giấy in và photocopy. Đồng thời giáo viên
cũng phải chuẩn bị cả các phiếu chấm điểm, in trên giấy bóng kính hoặc giấy thường,
trong đó các lỗ ứng với phương án trả lời đúng được để trắng. Khi chấm bài, chỉ đơn
giản là so sánh phiếu trả lời với phiếu chấm điểm.
Chương trình này dùng để xáo trộn một bộ đề trắc nghiệm, tự động tạo ra các đề thi
khác nhau với số câu hỏi tùy ý, và tạo ra hai loại phiếu trên.

b) Yêu cầu:
(1) Cấu hình máy:
Trên máy có cài Office 2003, Visual Basic 6.0 hoặc Visual Studio 6.0. Trong trường
hợp máy không có Visual Basic hoặc Visual Studio, xin xem cách xử lý ở cuối phần
hướng dẫn này.

(2) Bộ đề:
− Bộ đề là một tệp soạn thảo bằng chương trình Word, tên tệp có phần mở rộng
.DOC.
− Trong tệp này, các thông tin phụ chỉ để trong Header hoặc Footer.
− Các câu hỏi tuân theo cấu trúc sau:
+ Phần câu hỏi có thể có nhiều dòng, bắt đầu bằng từ 'Question' hoặc
'Câu hỏi'.
+ Các phương án trả lời bắt đầu bằng một số (từ 1 đến 6), hoặc một chữ
cái nhỏ (từ a đến f). Liền sau đó là một dấu chấm và một dấu cách.
+ Mỗi phương án trả lời có thể có nhiều paragraph, nhưng tốt nhất là nên
ngắn gọn trong 1 dòng.
+ Số phương án tối đa là 6, nhưng thường chỉ nên dùng 4.
+ Sau phần các phương án trả lời là phần khóa đáp án. Phần này bắt đầu
bằng từ 'Đáp án' hoặc 'Correct Answer', sau đó là dấu hai chấm ':'
+ Sau đó là dãy các chữ số, hay các chữ cái ghi phương án trả lời đúng.
− Số câu hỏi không hạn chế.

15
(3) Ví dụ:
Câu hỏi 1 : CPU là chữ viết tắt của:
a. Central Processing Unit
b. Central Program Unit
c. Computer Processing Unit
Đáp án: a

Câu hỏi 2 : Để khởi động chưng trình Windows Explorer, có thể chọn các
cách làm nào trong số các cách sau:
a. Start\Programs\Accessories\Windows Explorer
b. Kích phi chuột tại nút Start, chọn Explore
c. Kích phi chuột lên Desktop, chọn Explore
d. Kích phi lên biểu tượng My Computer, chọn Explore
Đáp án: abd

Các câu hỏi trên cũng có thể được viết như sau:
Câu hỏi 1 : CPU là chữ viết tắt của:
1. Central Processing Unit
2. Central Program Unit
3. Computer Processing Unit
Đáp án: 1

Câu hỏi 2 : Để khởi động chưng trình Windows Explorer, có thể chọn các
cách làm nào trong số các cách sau:
1. Start\Programs\Accessories\Windows Explorer
2. Kích phi chuột tại nút Start, chọn Explore
3. Kích phi chuột lên Desktop, chọn Explore
4. Kích phi lên biểu tượng My Computer, chọn Explore
Đáp án: 124

c) Chạy chương trình:


• Chú ý khi mở tệp này, phải chấp nhận Enable Macros để chương trình
chạy được.
• Chú ý đưa Word thoát khỏi chế độ Design (nút có hình Eke trên thanh
công cụ Visual Basic.)
• Click vào nút Tạo đề

16
• Trong hộp thoại Tạo đề, click vào nút Open
• Trong hộp thoại Open, tìm và chọn tệp chứa bộ đề gốc, click vào nút
Open.
• Nếu đề ngắn, ít câu hỏi thì quá trình nạp sẽ rất nhanh. Ngược lại, bạn phải
chờ vài giây để thấy lại hộp thoại Tạo đề.
• Thay đổi số câu hỏi trong đề thi trong hộp Số câu hỏi nếu cần (số câu hỏi
nhiều nhất bằng tổng số câu).
• Trong hộp thoại Tạo đề, click vào nút Create.
• Đề thi được tạo ra trong một tệp Word mới, với tên gọi là mã hiệu của đề
(phát sinh tự động).
• Trong hộp thoại Save, bạn có thể sửa lại tên tệp, chọn nơi lưu tệp, và click
vào nút Save.
• Click các nút Next, Previous, First, Last để xem và kiểm tra lại các câu hỏi
của đề.
• Trong hộp thoại Tạo đề, click vào nút Create để tạo đề tiếp, thay đổi số câu
nếu cần. Click vào nút Open để nạp bộ đề gốc khác.
• Click vào nút Exit để kết thúc.

d) Các nút chức năng:


• Open: Tìm và nạp đề.
• Create: Trộn và tạo đề.
• View All: Xem lại toàn bộ bộ đề.
• Exit: Kết thúc.
• First: Về câu hỏi đầu tiên.
• Last: Về câu hỏi cuối cùng.
• Prev: Câu trước.
• Next: Câu tiếp theo.
• Ô Số câu hỏi: Bạn tự cho hoặc chấp nhận số câu hỏi của đề thi.

e) Cách xử lý khi trên máy của bạn không cài đặt


Visual Basic hoặc Visual Studio 6.0
Vì trong chương trình có sử dụng một modul điều khiển của Visual Basic, nên nếu
trên máy không cài Visual Basic, bạn phải cài đặt điều khiển đó vào Windows. Cách
làm như sau:
1. §¨ng nhËp m¸y tÝnh víi tµi kho¶n Admin
2. Bạn Download phần mềm từ địa chỉ http://www.esnips.com/web/tpw
3. Trong số các tệp tải về, sau khi giải nén, có một tệp là comdlg32.ocx, một
tệp có tên là install.bat

17
4. Bạn chỉ cần vào thư mục chứa các tệp trên, chạy chương trình install.bat từ
dòng lệnh DOS, hoặc nháy đúp chuột vào tên chương trình.

3. Thi trắc nghiệm bằng Word


Với các bộ đề trắc nghiệm đã soạn thảo bằng Word, có thể dùng chương trình này để
tiến hành thi trắc nghiệm trong phòng máy, chấm điểm tự động và lưu giữ kết quả thi
tự động qua mạng về máy chủ. Chương trình là tệp ThiTracNghiem.doc, có thể tải từ
địa chỉ http://www.esnips.com/tpw.

a) Cài đặt
Không yêu cầu gì nhiều. Chỉ cần có tệp comdll32.dll trong thư mục
%Windir%\System32, và đăng ký tệp này vào Registry là đủ. Nếu chưa chắc về điều
đó thì tải tệp Install.rar từ địa chỉ http://www.esnips.com/tpw về, mở ra và chạy tệp
Install.bat.

b) Giao diện người dùng


Đây là một tệp Word có đúng một trang. Trên đó chỉ có một nút lệnh như trong hình.
Toàn bộ phần mã VBA nằm sau nút lệnh “Thi trắc nghiệm”. Nháy đúp vào nút này ở
chế độ thiết kế sẽ thấy ở ra trang mã VBA,

c) Tổ chức thi trắc nghiệm


1. Dùng đĩa mềm, USB hay công cụ của phần mềm NetOpSchool để phân
phát tệp này đến tất cả các máy của học sinh.
2. Trên máy chủ tạo hai thư mục. Chia sẻ hai thư mục này lần lượt với tên
là Docs và Resultats.

18
3. Chép bộ đề vào thư mục chia sẻ Docs.
4. Yêu cầu học sinh mở tệp ThiTracNghiem.doc
5. Cung cấp cho học sinh tên của máy chủ, tổng số câu hỏi và số câu phải
làm.
Như vậy, tất cả đã sẵn sàng để bắt đầu thi.

d) Hướng dẫn sử dụng chương trình và làm bài thi


1. Click vào nút Thi Trắc Nghiệm.
2. Nhập tên máy chủ.
3. Gõ họ tên.
4. Gõ tên lớp.
5. Click vào nút Open.
6. Nên chép một bộ đề duy nhât vào thư mục chia sẻ Docs. Như vậy học
sinh sẽ chỉ có một tệp để lựa chọn.
7. Cung cấp cho học sinh số câu hỏi để điền vào ô “Số câu” hoặc chấp
nhận giá trị mặc định.
8. Chờ cho việc nạp bộ đề xong, click vào nút Create.
Bài thi đã sẵn sàng. Câu hỏi thứ nhất xuất hiện. Học sinh click chọn đáp án đúng. Có
hai khả năng:
1. Nếu là loại câu hỏi có 1 đáp án đúng duy nhất thì các nút radio (tròn)
xuất hiện. Học sinh chỉ có thể chọn 1 phương án.
2. Nếu là lọai câu hỏi có nhiều phương án đúng, các hộp kiểm (vuông)
xuất hiện. Học sinh có thể chọn hiều phương án. Nếu các phương án đã
chọn không khớp, hay thừa hoặc thiếu đều bị coi là sai.
Để chuyển sang câu tiếp theo, nhấn vào mũi tên.
Khi học sinh làm xong câu cuối cùng thì mũi tên sẽ biyến mất. Kết quả thi được
chuyển sang thang điểm 10 và ghi vào bảng điểm trong tệp Resultat.doc trong thư
mục chia sẻ Res.

19
C. Tiềm năng của PowerPoint
1. Đặc điểm của việc sử dụng PowerPoint trong giảng
dạy
Thực tế, công việc của người giáo viên trên bục giảng khó khăn hơn so với công việc
của một diễn giả thông thường. Nếu so sánh công việc đó với công việc của một nhân
viên maketing giới thiệu một sản phẩm mới với khách hàng, hay một chuyên gia trình
bày một dự án thì có rất nhiều điểm không thể không phân biệt.
Cụ thể như sau:
• Quan hệ giữa giáo viên và học sinh là quan hệ giữa gười phải truyền đạt
kiến thức và người phải thu nhận kiến thức. Trong một buổi diễn thuyết,
đó là mối quan hệ giữa người phải thuyết phục và người được thuyết phục.
Sự khác nhau là ở chỗ học sinh sau khi học phải nắm được kiến thức, có
thể làm được bài tập, phải ghi nhớ và vận dụng trước khi chuyển sang thu
nhận kiến thức mới. Còn trong trường hợp diễn thuyết, người nghe không
bắt buộc phải bị thuyết phục, không bắt buộc phải ghi nhớ và vận dụng.
• Kết quả của bài học là kiến thức phải được tiếp tục củng cố và tồn tại bền
vững trong ý thức của học sinh. Trong khi kết quả của một buổi diễn
thuyết là những gì được nghe không nhất thiết phải được củng cố và không
nhất thiết phải tồn tại bền vững.
• Trường hợp sau một buổi thuyết trình, người nghe phải nhớ, phải biết vận
dụng thì công việc của diễn giả không đơn giản chỉ là diễn thuyết, mà đã là
công việc của một giáo viên.
Trong khi tiến hành một bài giảng, người giáo viên có thể sử dụng các kỹ năng của
người diễn thuyết, nhưng như thế chưa đủ. Vì vai trò của giáo viên là vai trò của một
nhà sư phạm. Sự khác nhau đó làm cho yêu cầu đối với một bài giảng viết trên
PowerPoint sẽ khó khăn, phức tạp hơn một bản thuyết trình.

2. Vai trò của trình diễn


Trình diễn PowerPoint, hoặc của một phần mềm trình diễn nào khác, đóng vai trò
quan trọng trong cái gọi là Giáo án điện tử.
Đối với một diễn giả, trình diễn đóng vai trò hỗ trợ. Nó làm cho lời nói của diễn giả
thêm sinh động, nó minh họa, nó dẫn chứng v.v… Nhưng lời nói của diễn giả mới là
chính. Trước khi có máy tính, diễn giả ít khi phải dùng đến một công cụ nào khác.
Đối với một giáo viên trên bục giảng, lời nói không phải là tất cả. Vai trò bảng đen là
không thể thiếu. Lời nói và bảng đen, cùng với cử chỉ, hành động, giao tiếp, mới đủ
để làm nên một bài giảng.
Nhưng có những thứ mà lời nói không thể diễn tả được chính xác, không thể vẽ lên
trên bảng đen được. Người giáo viên phải dùng cử chỉ, hành động, phải dùng giáo cụ
trực quan, thiết bị thí nghiệm.
Máy tính và máy chiếu đem lại cho giáo viên một công cụ tuyệt vời. Nó không hoàn
toàn thay thế cho bảng đen, nhưng nó làm được những phần việc mà bảng đen không
làm được, thậm chí nó có thể thay thế được nhiều thứ giáo cụ trực quan xấu xí, cồng
kềnh, kể cả các thiết bị thí nghiệm.

20
Sử dụng trình diễn PowerPoint đúng cách tức là làm cho năng lực diễn đạt của giáo
viên tăng lên gấp bội, học sinh được nghe, được nhìn, được chứng kiến, thậm chí
được thao tác. Hiệu quả dạy và học chắc chắn sẽ tăng lên.
Nếu sử dụng PowerPoint không đúng cách thì tác dụng có thể ngược lại, giống như
vừa dạy học sinh, vừa cho học sinh xem phim.

3. Nâng cao chất lượng trình diễn.

a) Xây dựng kịch bản


Nhiều giáo viên ngỡ ngàng khi nghe nói khi soạn giáo án điện tử phải có kịch bản, vì
họ nghĩ rằng đó là công việc liên quan đến sân khấu. Còn giảng dạy thì có liên quan gì
đến kịch bản.
Thực ra, trong một giờ học, công việc của giáo viên và học sinh nếu được chuẩn bị tốt
thì sẽ giống như trên sân khấu. Giữa giáo viên và học sinh có sự phân công công việc,
mà mọi diễn biến tuân theo một trật tự thời gian chính xác. Giáo viên vừa là diễn viên
chính, vừa là đạo diễn. Kịch bản chính là giáo án của giáo viên.
Khi có thêm thiết bị trình chiếu thì vở diễn phong phú thêm nhiều. Có thêm nhiều
cảnh, nhiều nhân vật, nhiều sự kiện, nhiều tình huống. Vở diễn sẽ hấp dẫn hơn, phức
tạp hơn. Nếu không có một kịch bản tốt, vở diễn sẽ mất hay, thậm chí có thể đổ vỡ.
Trong giáo án điện tử, phần mềm trình diễn đôi khi trở thành xương sống của toàn bộ
bài giảng. Nó tạo ra các cảnh, các hồi, các lớp. Trong mỗi cảnh, mỗi hồi, mỗi lớp đó,
giáo viên phải làm gì, học sinh phải làm gì, các văn bản, các tranh ảnh, các đọan phim
xuất hiện, hoạt động và biến mất ra sao, cần có sự dàn dựng trước. Một sự trục trặc
nhỏ do chuẩn bị không kỹ có thể biến màn diễn thành trò cười.

b) Nâng cao chất lượng hình ảnh


Nhiều màu sắc quá, dùng các màu sặc sỡ quá là sự lạm dụng, trừ trường hợp bài giảng
nói về các loại màu sắc. Nhưng ít màu sắc quá, hay dùng các màu nhạt quá có thể làm
cho slide trở thành nhạt nhẽo, đơn điệu.
Nếu có kỹ thuật tô màu tốt, có thể làm cho slide trở nên rất ấn tượng, các hình ảnh
không tầm thường với một số rất ít màu. Không cần các màu sắc sặc sỡ, có khi chỉ với
màu xám nhạt cũng đủ để học sinh thích thú. Sử dụng nhiều màu, dùng các màu sặc
sỡ có thường gây học sinh mệt mỏi, mất tập trung tư tưởng.
Nếu bạn vẽ một hình tròn màu đỏ, trong đó có
chữ màu vàng thì có thể nói rất dễ nhìn, vì đó
là các màu kích thích mạnh, tương phản tốt.
Tuy nhiên, màu đỏ gây kích động, gây mệt
mỏi, và nếu cứ dùng toàn các màu tương phản
mạnh như vậy thì trình diễn sẽ quá sặc sỡ, gây
mất tập trung.
Nếu hình tròn bạn vẽ tô màu xám nhạt, và
hình tròn không chỉ đơn giản là hình tròn. Nó
có chỗ dày, chỗ mỏng, chỗ sáng, chỗ tối, chỗ
trong, chỗ đục, chuyển tiếp nhẹ nhàng thì dễ
nhìn hơn, đẹp hơn, đỡ mỏi mắt hơn.
Như vậy, nếu có kỹ thuật tô màu tốt thì tránh

21
được việc dùng
nhiều màu, dùng
màu mạnh để nhấn
mạnh chỗ nào đó,
tránh được cả những
khó xử khi chọn
màu nền. Số lượng
màu ít nhất nhưg
hiệu quả lại cao
nhất. Cầu kỳ, tinh
xảo trong thiết kế để
tạo ra các sản phẩm
đẹp và tao nhã, hơn
là dùng toàn nguyên
liệu tốt để tạo ra một sản phẩm khó coi.

c) Sử dụng các hiệu ứng chuyển động


Nhiều giáo viên rất tự hào với những bài giảng của ình, trong đó dòng chữ nào cũng
biết chạy, và chạy uốn lượn trông rất đẹp mắt.
Thực ra, nếu trong bài giảng chẳng có một ý gì liên quan tới sự chuyển động hay biến
đổi, mà lại dùng nhiều chuyển động thì đó là lạm dụng.
Ngược lại, nếu bài giảng có liên quan tới các chuyển động, các biến đổi, mà lại không
dùng chuyển động thì tức là chưa biết dùng PowerPoint.
Tuy nhiên, ngay cả khi thực sự cần có các chuyển động, thì thực sự có cần chuyển
động bay lượn cầu kỳ hay không? Trong đa số các trường hợp, chỉ nên sử dụng
chuyển động thẳng, tốc độ chuyển động hợp lý. Việc sử dụng các chuyển động phức
tạp không cần thiết làm mất thời gian, gây mất tập trung, mất trật tự.
Cũng có khi bài giảng thực sự cần mô phỏng một chuyển động phức tạp. Lúc đó nhiều
chuyên gia chữ chạy lại bó tay. Ví dụ chuyển động của con lắc đơn, ví dụ chuyển
động của trái đất quanh mặt trời, hay là chuyển động của một bình thí nghiệm nhấc
lên và nghiêng đổ vào một bình khác, hình ảnh một ngọn nến bập bùng.
Có thể bạn nghĩ đến việc sử dụng một phần mềm khác. Nhưng nếu nắm vững cách sử
dụng các hiệu ứng chuyển động thì các chuyển động đó không khó với PowerPoint.
Với PowerPoint, bạn có thể mô phỏng được nhiều hiện tượng, nhiều chuyển động
phức tạp bằng cách phối hợp các dạng chuyển động, các quĩ đạo chuyển động và định
thời chính xác cho từng chuyển động.
Có nhiều ví dụ về cách phối hợp này. Bạn có thể tải các ví dụ từ trang
http://www.esnips.com/doc/fdd63c75-1c85-48ef-8ab7-e9f5c63447d8/HoaHoc
http://www.esnips.com/doc/0505bdb6-0b43-4366-93f4-5d06ed440aab/BaiHinh1

d) Dùng PowerPoint thi và kiểm tra trắc nghiệm


PowerPoint thực sự là một công cụ tốt để tạo ra các bài kiểm tra trắc nghiệm cho bất
cứ môn học nào, dưới nhiều hình thức trắc nghiệm khác nhau. Có thể tạo ra một slide
chỉ để kiểm tra kiến đầu giờ, hay cuối giờ. Có thể tạo ra một bài kiểm tra trắc nghiệm
nghiêm chỉnh với hàng trăm câu hỏi, tự tạo ra bài thi, tự chấm điểm. Có thể tạo ra các
trò chơi trắc nghiệm như CrossWord (ô chữ), Đi tìm triệu phú, các trắc nghiệm

22
True/False hay Matching. Có thể tạo ra các slide kiểm tra dạng điền khuyết. Có rất
nhiều ví dụ có thể sử dụng ngay được tại trang web
http://www.esnips.com/web/powerpoint-presentations/
Tại trang này:
http://www.esnips.com/doc/c3f7dd93-d961-46d6-8a7a-0369ceab4ec6/Templates
tôi có lưu trữ một tệp tên là Templates.rar, trong đó có các trình diễn PowerPoint dùng
để làm kiểm tra trắc nghiệm với tất cả các dạng trắc nghiệm khác nhau. Giáo viên có
thể tạo đề, thay đổi đề ngay tại chỗ, và học sinh có thể trả lời theo kiểu tương tác, làm
xong có tính điểm, rất thích hợp khi trong phòng có máy chiếu và điều khiển từ xa (ví
dụ như có bàn phím và chuột không dây), để kiểm tra đầu giờ, cuối giờ cho tất cả các
bài học, các môn học, không cần phải chuẩn bị trước.
Nếu các bạn thích tổ chức cuộc chơi Đi tìm triệu phú trong lớp học, hay trong dịp đại
hội đoàn trường v.v…, có thể thể tải về từ đây:
http://road.uww.edu/ROAD/jonesd/games/whowantstpl.ppt hoặc
http://www.teachnet.com/lesson/misc/winnergame022500.html
Các trò chơi giáo dục làm từ PowerPoint:
http://it.coe.uga.edu/wwild/pptgames/teacher.htm

e) Dùng PowerPoint giảng dạy thuật toán, lập


trình
Các hiệu ứng chuyển động, màu sắc và hình ảnh đẹp chứa đựng một tiềm năng to lớn
giúp cho giáo viên có thể vận dụng PowerPoint trong nhiều môn học khác nhau, trong
đó có môn Thuật toán – Lập trình.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các các thứ đó không thôi thì nhiều lúc, giáo viên dạy
thuật toán không thể khai thác hết thế mạnh của PowerPoint, mà chỉ dừng lại ở ngang
mức một giáo viên dạy tiếng Anh, hay dạy lịch sử vẫn làm.
Nếu biết khai thác khả năng lập trình bằng VBA trong PowerPoint, giáo viên có thể
minh họa được các thuật toán phức tạp mà chỉ bằng lời nói, hình ảnh không thể làm
được. Việc chỉ ra quá trình tính toán diễn biến như thế nào bằng cách debug cũng tốt,
nhưng thiếu tính tổng quát. Nếu minh họa thuật toán bằng các sơ đồ thuật toán, trong
đó có các yếu tố chuyển động sẽ hay hơn nhiều.
Sau đây tôi xin giới thiệu một trìh diễn PowerPoint dùng để minh họa thuật toán
chuyển đổi số thập phân thành chuỗi nhị phân, trong đó, học sinh có thể tương tác
bằng cách nhập các số thập phân khác nhau, và quan sát quá trình biến đổi diễn ra một
cách sinh động.
Chương trình hoạt động như sau:
• Vào slide 2. Click vào nút Start.
• Nhập một số (nguyên hoặc thập phân)
• Click OK
• Quá trình biến đổi diễn ra. Đầu tiên là phần nguyên tách ra và chạy lên vị
trí làm tính chia.
• Phép chia cho 2 được tiến hành, cho thương số nguyên và số dư.

23
• Số nguyên và số dư cùng từ từ chạy vào hai ô kẻ sẵn.

• Từ ô chứa số nguyên, phần nguyên đi lên thế vào vị trí của phần nguyên
trước đó.

• Phép chia lại được lặp lại, cho đến khi phần nguyên bằng 0.
• Tiếp đến phần thập phân tách ra và di chuyển lên vị trí làm tính.
• Phần thập phân được nhân 2.
• Kết quả có hai phần: Nguyên và phân. Phần nguyên có thể bằng 0 hoặc
bằng 1.
• Cả hai phần tách ra và chạy vào hai ô kẻ sẵn.

24
• Sau đó phần thập phân chạy lên vị trí làm tính, thế vào vị trí của phần thập
phân cũ.

• Quá trình lặp lại cho đến khi các ô kẻ sẵn đã điền kín hoặc phần thập phân
còn lại 0.

25
• Kết quả cuối cùng xuất hiện.

Tệp PowerPoint này có trong trang http://www.esnips.com/powerpoint-presentations,


với tên là dec2bin.ppt

26
V. KẾT LUẬN
Trong quá trình giảng dạy, nhận thấy các phần mềm trong Microsoft Office thực sự
gần gũi với các giáo viên, và chúng cần được sử dụng tốt hơn, tôi đã tìm tòi, thử
nghiệm và đã có nhiều kết quả.
Tôi đã lưu giữ nhiều kết quả thử nghiệm đó trong trang web
http://www.esnips.com/powerpoint-presentations.
http://www.esnips.com/TPW
Đồng nghiệp có thể tải về nghiên cứu, cải tiến, thậm chí có thể sử dụng ngay được.
Trong báo cáo này, tôi chỉ muốn chứng tỏ rằng có thể sử dụng Word và PowerPoint
tốt hơn, hiệu quả hơn. Tôi cũng mong muốn góp tiếng nói cổ vũ các đồng nghiệp khai
thác đầy đủ hơn các phần mềm hiện có để giảng dạy.
Rất mong được các bạn đồng nghiệp, những ai quan tâm đóng góp ý kiến để tôi có thể
sửa được những sai sót nếu có, và làm được nhiều điều có ích hơn.

27
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://www.uwf.edu/coe/tutorials/technolo/powerpnt/powerpnt.htm#2
http://www.presentersuniversity.com/courses
http://www.son.washington.edu/cne/oned/default.asp
http://plato.acadiau.ca/sandbox/ppt/ppt.htm
http://www.microsoft.com/office/powerpoint/default.htm
http://www.esnips.com/powerpoint-presentations.
http://www.esnips.com/TPW
http://road.uww.edu/ROAD/jonesd/games/whowantstpl.ppt hoặc
http://www.teachnet.com/lesson/misc/winnergame022500.html
http://it.coe.uga.edu/wwild/pptgames/teacher.htm

28

You might also like