You are on page 1of 15

SEO

1. Khái niệm PageRank

http://www.nhatphuong.com.vn/public-image/PageRank.gif

Page Rank là một cách để Google dùng để đánh giá mức độ phổ
biến của 1 website. Cách đánh giá này dựa trên số lượng đường
link tới 1 website cụ thể nằm trên các website khác. Tức là
đường link tới website của bạn nằm trên càng nhiều website thì
mức độ phổ biến của website càng lớn và Page Rank của bạn
cũng sẽ cao (xem hình minh hoạ - Website có PageRank cao
nhất là website có đường link tới website đó nằm trên nhiều
website nhất).

Website có PageRank cao thứ 3 chỉ cần có đường link tới trang
web của mình nằm trên trang website có PageRank cao nhất.

Page Rank là một trong những yếu tố quan trọng để Google xếp
hạng website của bạn trong danh sách kết quả tìm kiếm.

Nâng cao thứ hạng PageRank website của bạn

Bạn cũng có thể nâng cao thứ hạng của các trang web bằng cách
link chúng với nhau. Nếu website của bạn có 3 trang web thì
cách tốt nhất là mỗi trang đều có đường link tới 2 trang còn lại.

Với những link không phải bằng chữ (text) như link bằng hình
ảnh, hoặc bằng flash sẽ không giúp gì cho việc nâng cao thứ
hạng. Ví dụ nếu đường link tới 1 trang web khác bằng hình ảnh
sẽ không được google tính là 1 link giữa các trang với nhau mà
chỉ tính đó là 1 file ảnh được upload lên trang web.
Hãy sử dụng các link bằng chữ (text) để biểu đạt các nội dung
quan trọng thay vì các link bằng hình ảnh để link tới những
trang web. Công cụ tìm kiếm sẽ không thể nhận biết được các
đoạn chữ (text) có trong hình ảnh.

Để nâng cao thứ hạng cho trang web của bạn cách tốt nhất là đặt
đường link tới trang web của mình ở trang web có thứ hạng cao
và có nội dung tương tự. Làm tương tự như vậy với các trang
web thuộc website của bạn. Nếu làm đúng cách Page Rank của
bạn sẽ tăng rất nhanh và thường xuất hiện với thứ hạng cao
trong danh sách kết quả tìm kiếm.

2. Khái niệm về Nâng cao thứ hạng tìm kiếm SEO

http://www.nhatphuong.com.vn/public-image/SEOChart3.gif

SEO (Search Engine Optimization) là tối ưu hoá thứ hạng của


website trong danh sách kết quả tìm kiếm. Như vậy thì SEO
không phải là các thủ thuật đánh lừa công cụ tìm kiếm với mục
đích nâng cao thứ hạng của trang web. SEO là phương pháp
lôgíc để xác định xem các công cụ tìm kiếm sẽ tìm thấy những
nội dung gì trên trang web của bạn, và bạn muốn công cụ tìm
kiếm tìm thấy nội dung mà bạn mong muốn.

Ví dụ Bạn tạo ra một trang web giới thiệu về Ai Cập với nội
dung chính tập trung vào thành phố Alexandria. Nội dung của
bạn sẽ về lịch sử, văn hoà và các địa điểm du lịch của thành phố
này, và đồng thời cũng giới thiệu sơ qua về các thành phố lân
cận.

Vấn đề đặt ra ở đây là, làm thế nào để các công cụ tìm kiếm
hiểu đây là trang web viết về thành phố Alexandria chứ không
phải là các thành phố khác mà bạn có đề cập trong nội dung?
bạn cần phải biết làm thế nào để cân bằng giữa nội dung mà các
công cụ tìm kiếm có thế nhận biết được và nội dung dành cho
những người truy cập vào trang web.

Nếu nội dung do bạn thiết kế chỉ hướng vào những người truy
cập vào website mà không tính đến nội dung dành cho các công
cụ tìm kiếm. Thứ hạng của bạn trong danh sách kết quả tìm
kiếm sẽ rất thấp. Nếu ở vị trí 100 thì sẽ có rất ít người tìm thấy
trang web của bạn.

Nếu nội dung do bạn thiết kế chỉ chú trọng vào việc nâng cao
thứ hạng mà không tính tới nhu cầu những người truy cập vào
web, không thân thiện với người sử dụng thì dù có ở thứ hạng
cao hơn, trang web của bạn cũng không thể nào thu hút được
nhiều người truy cập.

SEO hiểu một cách đơn giản là sự cân bằng giữa hai nội dung
nói trên: làm hài lòng những người truy cập vào trang web đồng
thời đạt được thứ hạng cao trong danh sách tìm kiếm. Nếu đạt
được sự cân bằng này thứ hạng trang web của bạn sẽ cao và ổn
định

Cảnh báo: việc thuê các công ty giúp cho bạn nâng cao thứ hạng
có thể sẽ giúp bạn đạt được mục đich trong thời gian ngắn.
Nhưng nếu ngừng lại, thứ hạng trang web của bạn có thế giảm
xuống rất nhanh. Hiểu SEO một cách cơ bản sẽ giúp bạn quyết
định sử dụng phương pháp nào để nâng cao thứ hạng (sử dụng
các phần mềm SEO, hoặc thuê các công ty chuyên về SEO v.v..)

Sử dụng những công cụ online để nâng cao thứ hạng cho Website

Có nhiều công cụ giúp nâng cao thứ hạng website miễn phí nhưng
đem lại khá nhiều hiểu quả. Tất nhiên là để có thứ hạng 1 - 10
trong kết quả tìm kiếm đòi hỏi phải tốn rất nhiều thời gian, công
sức, tiền bạc, và không phải công cụ nâng cao thứ hạng nào cũng
miễn phi. Nhưng nếu bạn muốn website của mình ở vị trí tương
đối tốt, các công cụ tìm kiếm miễn phí sẽ giúp bạn đạt được mục
đích này. Đôi khi chỉ cần hơn đối thủ cạnh tranh một vài bậc trong
danh sách tìm kiếm cũng đã tạo ra sự khác biệt lớn về số lượng
người truy cập vào trang web.

Các công cụ phân tích từ khóa


Overture
(http://inventory.overture.com/d/searchinventory/suggestion/) là
công cụ được biết đến nhiều nhất và dễ dàng nhất giúp bạn phân
tích các từ khoá. Hãy đánh 1 từ khoá cụ thể và xem xem những
người lướt web sử dụng những từ khoá này như thế nào để tìm
kiếm.
Google AdWords
(https://adwords.google.com/select/KeywordToolExternal?default
View=3): đây là 1 công cụ phân tích từ khoá được tìm kiếm rất tốt
và có một số lựa chọn giúp bạn phân tích các từ khoá chi tiết và cụ
thể.

Kiểm tra mức độ sử dụng của các keyword


Kiểm tra mức độ sử dụng các từ khoá quan trọng của bạn ở đây
(http://www.submitawebsite.com/free_tools.html) - ngoài ra còn có
thể sử dụng công cụ tạo meta tag, kiểm tra mức độ phổ biến của
link và các báo cáo xếp hạng website của các công cụ tìm kiếm
đồng thời có thể đăng website của bạn với nhiều công cụ tìm kiếm
ngay trên trang web đó.

Kiểm tra HTML script của site được xuất ra


Hãy để bác sĩ Watson Spell (http://watson.addy.com/) khám bệnh
cho website của bạn: và phân tích các đoạn code HTML của
website, kiểm tra các text link, các link của hình ảnh, xác đinh tổng
số chữ sử dụng trên website, kiểm tra tốc độ download, kiểm tra
khả năng tương thích với các công cụ tìm kiếm, và đánh giá mức
độ phổ biến của website.
Một website khác để kiểm tra các đoạn code HTML là
validator.w3.org

Trang web www.fixingyourwebsite.com sẽ giúp bạn phân tích 5


trang web đầu tiên miễn phí, và đưa ra lời khuyên và cách sửa
chữa.

Tìm kiếm tên miền thông minh


Nếu bạn muốn tìm kiếm 1 tên miền thông minh bạn có thể sử dụng
website www.snapit.com. Trang web này sẽ giúp bạn tìm ra những
tên miền thông minh, thân thiện với các công cụ tìm kiếm.
Bạn cũng có thể sử dụng trang web Acronym Attic
(http://www.acronymattic.com/) để tìm kiếm hơn 3 triệu từ viết tắt,
đồng nghĩa.

Tạo meta tag và file Robot.txt


http://www.submitcorner.com/Tools/Meta/ trang web này dùng để
tạo meta tag, đồng thời cũng giúp bạn tạo file robot.txt.
http://www.w3.org/Amaya/ download công cụ miễn phí: Amaya
W3C Editor/Brower dùng để mô phỏng các công cụ tìm kiếm, và
giúp cho bạn kiểm tra xem các công cụ sẽ tìm thấy những nội dung
gì trên trang web của bạn. Công cụ này sẽ hiển thị các đoạn
JavaScripts, Flash, cookies, session IDs, Frames và DHTML cản
trở các công cụ tìm kiếm trong việc phân tích website.

Thứ hạng Website của bạn là bao nhiêu

Vào http://googlerankings.com/ để kiểm tra thứ hạng website của


bạn trong danh sách tìm kiếm của Google, Yahoo và Microsof
Search với bất ký một từ khoá nào.
Vào http://www.urltrends.com/ để kiểm tra thứ hạng hiện giờ của
bạn là bao nhiêu, thông tin về các trang web của bạn, mức độ phổ
biến của các link.

Vào http://www.marketleap.com/publinkpop/ để kiểm tra vị trí


web site của bạn tại các công cụ tìm kiếm. Bạn cũng có thể kiểm
tra thứ hạng website của các đối thủ cạnh tranh.

Vào http://livepr.raketforskning.com/about.html đây là các trang


web cung cấp thông tin về tiêu chuẩn mà google sử dụng để cập
nhập và đánh giá thứ hạng các website (khoảng 3 tháng 1 lần).

Vào www.alexa.com (http://www.alexa.com) để biết thứ hạng site


của mình là bao nhiêu trên toàn thế giới.

Và cuối cùng, chúng ta có thể sử dụng một phần mềm để nâng cao
thứ hạng cho website của mình:

Web CEO download (http://www.download.com/Web-CEO-Free-


Edition/3000-2181_4-10396941.html)

Web CEO là chương trình hữu dụng cho chủ trang web, quản trị
mạng, nhà tiếp thị trực tuyến và cố vấn Internet trong việc nâng
cao lượt truy cập site.

Chương trình giúp bạn tối ưu hoá website của mình (hoặc của đối
tác) nhằm tăng nhanh thứ hạng trang. Web CEO đảm nhận toàn bộ
quá trình quảng bá cho trang, khám phá những từ khoá hiệu quả và
phương pháp để đạt vị trí cao trong kết quả tìm kiếm.

Module phân tích lưu lượng cho phép bạn biết số lượt người vào
site, cũng như nội dung nào được quan tâm nhất, từ khoá nào đóng
vai trò quan trọng nhất, khách hàng định hướng trong trang như thế
nào và chiến dịch quảng cáo đạt hiệu quả đến đâu. Bộ công cụ cuối
cùng trong Web CEO gồm chế độ kiểm tra chất lượng website,
quản lý FTP và trình soạn thảo HTML.
Một trong những khía cạnh quạn trọng để chạy website là theo dõi
sự hoạt động của nó. Vệc theo dõi website sẽ cho biết sự hoạt động
của nó và làm thế nào để cải thiệt năng lực hoạt động. Bài viết này
sẽ cho bạn 10 công cụ để giúp bạn theo dõi và tối giản website với
kết quả tốt nhất.

1 – Google Analytics

Là một trong những tiện ích miễn phí của Google, Google
Analytics cung cấp cho bạn công cụ thống kê website cực kỳ hiệu
quả. Google Analytics nổi lên là một công cụ vượt trội so với nhiều
công cụ thống kê khác. Chỉ cần dán một đoạn thẻ javascript nhỏ
vào trang web, Google Analytics sẽ giúp thống kê các chi tiết của
khách viếng thăm website của bạn (số lần xem trang, chuyển từ
trang nào đến website của bạn, xem trang web trong bao lâu, đến
từ nơi nào trên thế giới,phiên bản flash, có kích hoạt java, có kích
hoạt javascript, chế độ màn hình, hệ điều hành gì, …). Google
Analytics cũng có khả năng truy tìm và hiển hiện pay-per-click
(PPC). Có thể truy cập tại địa chỉ sau:

https://www.google.com/analytics/

2 – Google Webmaster Tools

Muốn biết làm thế nào mà hầu hết các máy tìm kiếm nhìn thấy
website của bạn? Google’s Webmaster Tools (viết tắt là GWT).
GWT sẽ hiển thị cho bạn những thông tin về số pages đã được
“indexed”, lỗi được tìm bởi Googlebot (link chết), thứ hạng tìm
kiếm của bạn với những cụm từ search, những thông tin về link
trong, link ngoài website của bạn và robots.txt, dữ liệu sitemap…
v.v. Để sử dụng dịch vụ này thì bạn phải có một account
gmail.com, bạn login vào tài khoản của mình sử dụng thông tin của
gmail tại đây.
Bạn có thể truy cập GWT tại địa chỉ sau:

https://www.google.com/webmasters/tools/

3 – SEOmoz’s Page Strength Tool

SEOmoz là một trong những công cụ tối ưu hoá tìm kiếm (SEO)
hàng đầu và website này cung cấp những thông tin giá trị thông
qua blog, bài viết và công cụ. Những công cụ này sẽ chỉ cho bạn
độ quan trọng của Website cũng như lợi thế và tiềm năng để một
trang có được vị trí cao trên các trang kết quả tìm kiếm. SEO cung
cấp 1 cách nhanh nhất để đưa ra một cái nhìn căn bản về độ mạnh
của trang của bạn (Page Strength Tool). Bạn có thể tìm thấy tại địa
chỉ:

http://www.seomoz.org/page-strength

4 – Sitening.com’s SEO Analyzer

Đây là một trang hàng đầu về SEO khác với một số công cụ giá trị
cho website của bạn. Công cụ phân tích SEO khác với SEOmoz’s
Page Strength Tool ở trên là ở chỗ nó kiểm tra cấu trúc bên trong
website của bạn để xác định cấu trúc đó tốt thế nào (trong khái
niệm “Search Engine Optimization”). Cấu trúc của một website là
1 khung để cho 1 SEO tốt và Sitening.com’s SEO Analyzer sẽ giúp
bạn xây dựng 1 khung tốt. Bạn có thể tìm thấy ở đây:

http://www.sitening.com/seo-tools/seo-analyzer/

5 – Mike’s Marketing Tools

MikesMarketingTools.com có 2 công cụ mà mọi webmaster nên


dùng thường xuyên. Công cụ Search Engine Rankings sẽ hiển thị
cho bạn nơi mà chỉ số site của bạn trong một vài bộ máy tìm kiếm
cho một vài từ cụ thế hoặc cụm từ. Bạn có thể tiết kiệm thời gian
bằng cách sử dụng công cụ này thay thế sự truy cập của mỗi bộ
máy tìm kiếm và sự click thông qua trang kết quả tìm kiếm để tìm
website của bạn.

Công cụ Link Popurlarity Tool sẽ nhanh chóng chỉ cho bạn làm thế
nào để liên kết trong mỗi bộ máy tìm kiếm nhận ra website của
bạn. Những link quay về là những nhân tố quan trọng trong chỉ số
bộ máy tìm kếm và mỗi bộ máy tìm kiếm nhận ra 1 số link khác
nhau. Từ công cụ này bạn có thể click để xem những trang cụ thể
mà liên kết tới website của bạn. Bạn có thể xem tại đây:

http://www.mikes-marketing-tools.com/free-marketing-tools.html

6 – Summit Media’s Spider Simulator

Spider Simulator sẽ chỉ cho bạn “làm thế nào một công cụ tiềm
kiếm tác động trở lại trang Web của bạn và những gì cần làm để
tăng tính hiệu quả của nó.". Các SE Spiders nhận dạng một trang
Web khác với con người (visitors). Một trang trông có vẻ hấp dẫn
và giao diện tốt đối với con người nhưng đối với 1 SE Spider thì
nó lại không thể tìm thấy những gì nó đang cần tìm. Vì vậy, công
cụ này rất tốt cho trang Web của bạn đảm bảo 1 vị trí tốt trên các
trang kết quả tìm kiếm. Chi tiết xem ở đây:

http://tools.summitmedia.co.uk/spider/

7 – SelfSEO Page Speed Checker

Lượng visitor trung bình của Website thường không có nhiều thời
gian. Vì vậy, để tạo được những ấn tượng tích cực cho những
người lần đầu tiên vào Website, trang Web của bạn phải tải đủ
nhanh để họ không phải bỏ đi vì phải chờ lâu. SeftSEO có 1 công
cụ Page Speed Tool sẽ chỉ cho bạn biết thời gian để tải trang của
bạn. Công cụ đó cho phép bạn nhập nhiều trang để kiểm tra 1 lúc.
Đó là ý tưởng tốt để so sánh thời gian tải trang của bạn so với trang
từ một số website khác. Thử nhập vào trang của bạn và một vài
trang khác để so sánh tốc độ. Nếu tốc độ tải trang của bạn dường
như chậm hơn trang khác, hãy thử làm một file nhỏ hơn bằng cách
giảm số lượng ảnh hoặc xóa đi các dòng code thừa. Bạn có thể
xem Page Speed Tool tại:

http://www.selfseo.com/website_speed_test.php

8 – Dead Links Checker

Có link chết (dead links) trong website của bạn có thể ngăn cản
người truy cập và làm ảnh hưởng xấu đến thứ hạng của trang Web
trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, việc kiểm tra tất các link
trong website của bạn bằng tay là rất phi thực tế. May mắn ở đây
có 1 số công cụ trực tuyến cho phép làm tự động quá trình này.
Công cụ W3 Link Checker sẽ duệt toàn bộ trang web của bạn và
báo cáo những link hỏng. Để dùng công cụ này, hãy vào đây:

http://validator.w3.org/checklink

9 – GoogleRankings.com

GoogleRankings.com sẽ chỉ cho bạn những từ, cụm từ xuất hiện


với tần số lớn trên website của bạn thông qua những nội dung
trong trang, tiêu đề, heading, và thẻ meta. Đây là một công cụ hữu
ích để làm tối ưu hoá những từ, cụm từ mà bạn hướng tới.

10 – FeedBurner

Nếu bạn có 1 blog, bạn nên sử dụng dịch vụ FeedBurner.


Feedburner sẽ cung cấp cho bạn sự phân tích về blog của bạn và
bạn có thể đưa cho độc giả của bạn sự lựa chọn để đăng kí bằng
email thay cho sử dụng RSS. Có nhiều đặc tính khác bạn có thể
đọc thêm trong website FeedBurner
(http://www.feedburner.com/fb/a/home). Với FeedBurner bạn luôn
nhìn được số người đăng kí bạn có và bao nhiêu trong số họ click
thông qua ‘feed” của bạn.

Bạn là chủ nhân của một website và bạn cần thu hút người dùng
đến với website của bạn? Qua bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ
với bạn kinh nghiệm làm thế nào để thu hút người dùng, làm thế
nào để họ quay trở lại, cho dù website của bạn là thương mại hay
giải trí đơn thuần.

Phần 1: Tìm hiểu về SEO

Để tìm kiếm một website phần lớn người lướt web sẽ nhờ đến công
cụ tìm kiếm Internet. Trong phần này chúng tôi sẽ trình bày
phương pháp để các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN,
Ask.com... lưu ý đến website của bạn.

Nếu bạn sở hữu một website đương nhiên bạn muốn có nhiều
người truy cập nó. Để tạo ra được điều này website của bạn phải
nổi bật trong các kết qua tìm kiếm hợp lệ. Tốt nhất là ở trang kết
quả đầu tiên hoặc ở trong một trong ba trang đầu cũng được (phần
lớn người xem kết quả tìm kiếm sẽ không thích xem quá 3 trang).

Tối ưu công cụ tìm kiếm hay còn gọi là SEO là nghệ thuật để các
công cụ tìm kiếm hiển thị kết quả về bạn nhiều hơn cũng như có
đánh giá cao hơn (đánh giá khách quan). Ví dụ khi người dùng tìm
kiếm với từ khóa “mua nhà” chắc chắn bạn muốn site mua bán nhà
của bạn nằm trong những kết quả đầu tiên.

http://www.quantrimang.com/photos/image/032008/18/sites.jpgĐể
tìm thông tin về website của bạn các công cụ tìm kiếm như Google
hay MSN sử dụng một chương trình có tên gọi là “Máy khai thác
web” (Web Crawler). Chương trình này phân tích hàng triệu trang
web và lọc ra các trang hay các site hợp lệ dựa theo một số điều
kiện tìm kiếm. Nếu SEO tốt bạn có thể làm cho các “Máy khai thác
web” hiểu được rằng website của bạn là chuẩn nhất về vấn đề nào
đấy (mua bán nhà chẳng hạn) so với các kết quả khác tương
đương.

Mỗi công cụ tìm kiếm như Google, MSN hay các công cụ tìm
kiếm khác đều có một thuật toán khác nhau để đánh giá các
website và các thuật toán này là điều tuyệt mật. Tổng quát lại là,
các công cụ tìm kiếm sẽ có một chỉ số cho mỗi website để đánh giá
tính hợp lệ và đây là điều rất quan trọng. Các từ và cụm từ mà bạn
sử dụng trên các trang thuộc site của bạn là những chỉ số quan
trọng. Công cụ tìm kiếm sẽ tìm các từ khóa chính từ những cụm từ
bạn sử dụng - kiểm tra mật độ sử dụng - và đánh giá tính hợp lệ
theo điều kiện tìm kiếm.

Nhưng từ khóa chính cũng không phải là tất cả, vì vậy bạn đừng
lạm dụng việc sử dụng với tần suất cao các từ khóa chính này hay
cố tạo thật nhiều từ khóa chính khác điều này sẽ làm nội dung
thông tin của bạn trở nên không rõ ràng. Hãy làm các nội dung tốt
cho người truy cập đừng làm các nội dung cho công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, chỉ số tìm kiếm còn được đánh giá từ số lượng liên kết từ
các website khác đến website của bạn bao gồm: số lượng liên kết
đến site của bạn, nội dung của liên kết và chất lượng của website
có đường link đấy.

Hiệu quả của SEO không phải là việc tăng được đánh giá về
website của bạn, nó giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được bạn dễ
dàng hơn và biết được site của bạn là có chất lượng. Chìa khóa
thành công nằm ở nội dung cho người truy cập song song với việc
cung cấp các thông tin cần thiết cho các “Máy khai thác web”.

Phần 2: Thực hành SEO


Điều bạn cần làm là thu hút người dùng và các công cụ tìm kiếm
chú ý đến website của bạn. Trong phần này tôi sẽ giới thiệu một
vài thủ thuật để bạn có thể tăng điểm đánh giá của các công cụ tìm
kiếm.

http://www.quantrimang.com/photos/image/032008/21/web-
search.jpgViệc đầu tiên là đặt một cái tên (thẻ <title>) cho các
trang web, các công cụ tìm kiếm sẽ chú ý đến nó. Đừng đặt một cái
tên quá chi tiết mà hãy đặt một cái tên độc đáo cho mỗi trang. Ví
dụ cái tên “Vườn kỷ niệm - Nhật ký” sẽ thu hút sự chú ý của trình
duyệt hơn các trang khác chỉ có tiêu đề “Nhật ký”. Tên của trang
web cũng chính là tiêu đề chính cho các kết quả trả về của công cụ
tìm kiếm, người tìm kiếm thông tin sẽ nhìn thấy nó đầu tiên và
quyết định có click hay không, điều này cũng đồng nghĩa với việc
trang web của bạn sẽ có 10.000 khách mỗi ngày hoặc chỉ có 10 mà
thôi.

Tiếp theo, bạn nên sử dụng các thẻ <meta> để cung cấp thông tin
chi tiết và các từ khóa về trang web cho công cụ tìm kiếm. Người
sử dụng sẽ không thấy những thông tin này (chỉ có thể nhìn thấy
thông tin này trong mã HTML) nhưng các công cụ tìm kiếm lại
đọc được và sử dụng chúng để đánh giá website. Bạn có thể tham
khảo trang web Search Engine Watch
(http://searchenginewatch.com/showPage.html?page=2167931) để
hiểu hơn về cách sử dụng <title> và <meta>.

Chú ý: Nếu bạn cố tình thu hút các công cụ tìm kiếm bằng cách
“nhồi” thật nhiều từ khóa thông dụng vào thẻ meta website của bạn
có thể bị các công cụ tìm kiếm đưa vào danh sách bỏ qua và sẽ
không bao giờ xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm.

Đã có rất nhiều người đưa những “mẹo” thu hút sự chú ý của các
công cụ tìm kiếm với website lên mạng nhưng lời khuyên của
chúng tôi là hãy nghiên cứu và thử thật kỹ trước khi ứng dụng vào
website của bạn nếu bạn không muốn bị các công cụ tìm kiếm
“phạt vạ” và “lờ” đi trang web của bạn. Nguồn tốt nhất để tham
khảo các “mẹo” SEO chính là hỗ trợ của các công cụ tìm kiếm như
Webmaster Help Center
(http://www.google.com/support/webmasters) của Google, Search
Help của Yahoo hay Windows Live Search Site Owner
(http://help.yahoo.com/help/us/ysearch/index.html) của MSN Live.

Đây là bản danh sách 10 vấn đề giúp bạn có thể tối ưu website của
bạn cho các công cụ tìm kiếm tốt hơn:

Nội dung cho người đọc chứ không phải cho các công cụ tìm kiếm.

Sử dụng các tên thích hợp khác nhau cho mỗi trang

Thêm thông tin chi tiết và từ khóa vào các thẻ <meta>

Nội dung thông tin trong mỗi trang không nên quá dài, hãy chia
thành nhiều trang nhỏ.

Kiểm tra và đảm bảo không có lỗi trong việc sử dụng mã HTML.
Bạn có thể sử dụng dịch vụ W3C Markup Validation
(http://validator.w3.org/) để kiểm tra.

Nếu website của bạn có khoảng 10 trang hãy làm thêm một trang
tóm tắt nội dung và có liên kết của các trang thông tin.

Sử dụng các công cụ như NicheBOT hay Wordtracker để kiểm tra


từ khóa nào là phổ thông nhất cho trang web của bạn.

Vào Google Webmaster Tools


(http://www.google.com/webmasters/sitemaps/) để tạo một bản đồ
(sitemap) và đăng ký chúng.
Sử dụng các thẻ <h1>, <h2>….để làm nổi bật tiêu đề của trang.

Đăng ký cho website của bạn vào một dịch vụ thư mục (Web
Directories) nào đấy.

Sưu tầm từ internet


www.susugroup.co.cc
Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường

You might also like