You are on page 1of 6

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC


Ngành đào tạo Tài chính - Ngân hàng

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. Tên học phần: Tài chính doanh nghiệp


2. Số đơn vị học trình:
Hệ đại học chính quy chuyên ngành TCDN và chuyên ngành khác: 4 ĐVHT
3. Trình độ sinh viên: Năm thứ 3
4. Phân bổ thời gian: Lên lớp 100%, trong đó:
- Lý thuyết: 75%
- Bài tập, thảo luận, kiểm tra: 25%
- Đề cương tổng quát:
Hệ đại học chính quy chuyên ngành TCDN và chuyên ngành khác
Đơn vị học trình: 4 đơn vị học trình (60 tiết)

TÊN CHƯƠNG LT TH KT TS

Chương1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 6 6

Chương 2: Chí phí và giá thành sản phẩm của


doanh nghiệp 6 6

Chương 3: Doanh thu và lợi nhuận của doanh


12 3 2 17
nghiệp

Chương 4: Tài sản dài hạn của doanh nghiệp 9 5 14

Chương 5: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 6 3 2 11

Chương 6: Nguồn vốn của doanh nghiệp 3 3

Chương 7: Những vấn đề tài chính về sát nhập,


3 3
mua lại và phá sản doanh nghiệp
Tổng số: 45 11 4 60

5. Điều kiện tiên quyết: Đã học qua các môn:


- Lý thuyết tài chính
- Lý thuyết hạch toán kế toán
- Lý thuyết thống kê

6. Mục tiêu của học phần:


Học phần đề cập đến những nội dung cơ bản về hoạt động tài chính doanh
nghiệp nhằm giúp cho sinh viên có thể xem xét, đánh giá và vận dụng xử lý
những vấn đề về tài chính doanh nghiệp trong công tác có liên quan. Đồng thời,
là nền tảng để sinh viên tiếp tục nghiên cứu sâu hơn những vấn đề quản lí tài
chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung và thực tiễn ở Việt
nam nói riêng.

7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:


Học phần nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tổ chức tài chính doanh
nghiệp. Sự vận động của luồng tiền vào, luồng tiền ra mà biểu hiện cụ thể của nó
chính là chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong từng thời kỳ
nhất định. Nội dung các loại tài sản: tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn và nguồn
vốn để hình thành những tài sản đó. Đồng thời, nghiên cứu những vấn để tài
chính khi sát nhập, mua lại và phá sản doanh nghiệp.
Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu nhằm đánh giá tính hiệu quả trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; là tiền đề để dự đoán và xác định quy
mô các dòng tiền trong tương lai; là căn cứ để tính toán thời gian thu hồi vốn đầu
tư và ra các quyết định đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự lớp tối thiểu 80% số tiết quy định
- Chuẩn bị bài tập và câu hỏi thảo luận trước giờ lên lớp
- Nghiên cứu các văn bản, chính sách chế độ có liên quan
9. Tài liệu học tập:
- Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp- Nhà xuất bản tài chính
năm 2001
- Sách tham khảo:
Tài chính doanh nghiệp - Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội
Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nguyễn Hải Sản
Tài chính doanh nghiệp - Đại học Quản lý kinh doanh – Hà Nội
Các văn bản, chế độ tài chính có liên quan
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Thảo luận, chữa bài tập
- Kiểm tra định kỳ
- Thi cuối học kỳ
11. Thang điểm: 10
12. Nội dung chi tiết học phần:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


1.1. Doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp
1.1.2. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp
1.2. Tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm TCDN
1.2.2. Cơ sở TCDN và các dòng tiền
1.3. Các nội dung cơ bản về quản lí tài chính doanh nghiệp
1.3.1. Mục tiêu quản lí TCDN
1.3.2. Nội dung quản lí TCDN
1.3.3. Vai trò quản lí TCDN
1.4. Nguyên tắc quản lí tài chính doanh nghiệp
1.4.1. Sinh lợi:
1.4.2. Dựa trên quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận
1.4.3. Tính đến giá trị thời gian của tiền
1.4.4. Đảm bảo khả năng chi trả
1.4.5. Gắn kết lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông
1.4.6. Tính đến tác động của thuế
1.5. Bộ máy quản lí tài chính doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH


NGHIỆP
2.1. Chi phí của DN
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Phân loại chi phí hoạt động kinh doanh của DN
2.1.3. Quản lý chi phí
2.2. Giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của DN
2.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của DN
2.2.2. Vai trò của chỉ tiêu giá thành
2.2.3. Nội dung giá thành sản phẩm dịch vụ
2.2.4. Lập kế hoạch giá thành sản phẩm
2.2.5. Một số biện pháp chủ yếu nhằm hạ giá thành sản phẩm
CHƯƠNG 3: DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
3.1. Doanh thu của doanh nghiệp
3.1.1. Khái niệm
3.1.2. Nội dung doanh thu của doanh nghiệp
3.1.3. Doanh thu tiêu thụ hàng hoá - dịch vụ của DN
3.1.4. Lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của DN
3.2. Các loại thuế chủ yếu đối với doanh nghiệp
3.2.1. Thuế giá trị gia tăng
3.2.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt
3.2.3. Thuế xuất - nhập khẩu
3.2.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp
3.3. Lợi nhuận của doanh nghiệp
3.3.1. Khái niệm lợi nhuận của DN
3.3.2. Tỷ suất lợi nhuận
3.3.3. Một số biện pháp làm tăng lợi nhuận của DN
3.3.4. Điểm hoà vốn của DN
3.4. Phân phối và sử dụng lợi nhuận của DN
3.4.1. Ý nghĩa của kế hoạch lợi nhuận
3.4.2. Nội dung kế hoạch lợi nhuận
3.4.3. Các loại quỹ chuyên dùng của DN

CHƯƠNG 4: TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP


4.1. Nội dung tài sản dài hạn của DN
4.1.1. Khái niệm tài sản dài hạn
4.1.2. Các loại tài sản dài hạn trong DN
4.2. Tài sản cố định của DN
4.2.1. Khái niệm
4.2.2. Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ
4.2.3. Đặc điểm của TSCĐ
4.2.4. Phân loại TSCĐ của DN
4.3. Khấu hao tài sản cố định
4.3.1. Hao mòn TSCĐ
4.3.2. Khấu hao TSCĐ
4.3.3. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ
4.3.4. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ
4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng TSCĐ
4.4.1.Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ
4.4.2. Hệ số hao mòn TSCĐ
4.4.3. Hệ số trang bị TSCĐ
4.4.4. Kết cấu TSCĐ của DN
CHƯƠNG 5: TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP
5.1. Nội dung tài sản ngắn hạn của DN
5.1.1. Khái niệm
5.1.2. Các loại tài sản ngắn hạn của DN
5.1.3. Đặc điểm của tài sản ngắn hạn
5.1.4. Phân loại tài sản ngắn hạn
5.1.5. Kết cấu tài sản ngắn hạn và các nhân tố ảnh hưởng
5.2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn đầu tư cho Tài sản ngắn hạn
thường xuyên của doanh nghiệp
5.2.1. Nhu cầu Tài sản ngắn hạn thường xuyên của DN
5.2.2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn đầu tư cho Tài sản ngắn hạn
thường xuyên của DN
5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng Tài sản ngắn hạn của DN
5.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản ngắn hạn
5.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng từng bộ phận tài sản ngắn hạn

CHƯƠNG 6: NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP


6.1. Tổng quan về nguồn vốn của DN
6.1.1. Phân loại theo nguồn hình thành
6.1.2. Phân loại theo thời gian huy động
6.1.3. Phân loại theo phạm vi huy động vốn
6.2. Phương thức tổ chức nguồn vốn của DN
6.3. Kế hoạch nguồn vốn của DN
6.4. Nguồn vốn ngắn hạn của DN
6.4.1. Các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp
6.4.2. Tín dụng thương mại (tín dụng nhà cung cấp)
6.4.3. Nguồn vốn vay mượn có đảm bảo và không có đảm bảo
6.5. Nguồn vốn dài hạn của DN
6.5.1. Nguồn vốn chủ sở hữu của DN
6.5.2. Phát hành trái phiếu công ty
6.5.3. Nợ dài hạn
6.5.4. Huy động góp vốn liên doanh dài hạn
6.5.4. Thuê tài sản

CHƯƠNG 7: NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH VỀ SÁP NHẬP, MUA LẠI


VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
7.1. Những động lực thúc đẩy sự mua lại, sáp nhập hoặc hợp nhất DN
7.1.1. Khái niệm
7.1.2. Những động lực thúc đẩy sự mua lại, sáp nhập hoặc hợp nhất DN
7.1.2.1. Động lực hiệu quả kinh tế
7.1.2.2. Động lực hiệu quả tài chính
7.1.2.3. Động lực phát triển
7.1.2.4. Động lực đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh
7.1.3. Những nhân tố chủ yếu để xem xét việc sáp nhập, hoặc hợp nhất DN
7.2. Những giải pháp tài chính khi DN lâm vào tình trạng phá sản và vấn
đề tài chính khi thực hiện phá sản DN
7.2.1. Sự phá sản DN
7.2.2. Những giải pháp tài chính khi DN lâm vào tình trạng phá sản
7.2.2.1. Gia hạn nợ
7.2.2.2. Giảm bớt mức trả nợ
7.2.2.3. Kết hợp gia hạn nợ và giảm bớt mức trả nợ
7.2.2.4. Phục hồi hoạt động kinh doanh
7.2.3. Những vấn đề tài chính khi thực hiện phá sản DN

13. Ngày phê duyệt


14. Cấp phê duyệt

You might also like