You are on page 1of 5

Bài 2: Thu nhập từ việc làm

Thu nhập từ việc làm là một nguồn thu nhập cơ bản của phần đông mọi người. Để
quản lý tốt khoản thu nhập này, chúng ta cần nắm rõ các chính sách liên quan như
lương thưởng và phúc lợi. Từ đó bạn sẽ hiểu được cách tính thu nhập của mình ra sao,
làm cơ sở cho việc theo dõi và tìm cách gia tăng thu nhập.

1. Chính sách lương

Theo quy định, hợp đồng lao động giữa công ty với bạn bạn phải nêu rõ mức lương,
hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Trong đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH từ 1-1-2016 đến 1-1-2018 là lương và
phụ cấp lương; từ ngày 1-1-2018 trở đi sẽ bao gồm cả các khoản bổ sung khác.

1.1 Mức lương, hình thức và thời hạn trả lương

Tùy theo tình hình, nhu cầu công ty cũng như thị trường, mỗi công ty có một thang
bảng lương khác nhau quy định các vị trí công việc hay chức danh và khung lương
tương ứng cho từng vị trí đó, miễn là đảm bảo cao hơn mức lương tối thiểu do Chính
phủ quy định.

Đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, lương tối thiểu quy định theo vùng
địa lý (ví dụ nếu bạn ở TP.HCM trong các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình
Chánh, Nhà Bè thì thuộc Vùng 1) và được điều chỉnh tăng định kỳ để bù lạm phát. Cụ
thể, mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1.1.2018 như sau:

• Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng.

• Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng.

• Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng.

• Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng.

1
Tùy theo năng lực cũng như thỏa thuận của bạn với công ty mà hai bên xác định mức
lương bạn được nhận, thường gọi là lương chính / lương cơ bản, chưa bao gồm phụ
cấp, tiền thưởng và các khoản bổ sung và phúc lợi khác1.

Trong giai đoạn thử việc, lương thử việc của bạn có thể thấp hơn nhưng ít nhất phải
bằng 85% mức lương trên.

Với mức lương đó, công ty sẽ trả lương cho bạn theo năng suất thực tế của bạn trong
tháng. Nếu hình thức trả lương theo thời gian thì theo số ngày thực tế bạn đã làm
việc so với số ngày chuẩn của mức lương đó, còn nếu hình thức trả lương theo sản
phẩm thì theo số sản phẩm thực tế bạn đã làm ra so với số sản phẩm chuẩn của mức
lương đó.

Theo quy định về thời hạn trả lương, bạn được trả mỗi tháng một lần hoặc nửa tháng
một lần và ngay trong tháng làm việc, vào một thời điểm cố định được hai bên thỏa
thuận.

1.2 Phụ cấp lương

Ngoài lương thì tùy chính sách của công ty bạn có thể được trả thêm một số khoản
phụ cấp lương. Tùy theo tính chất xác định mà phụ cấp lương chia thành hai loại: phụ
cấp xác định trước và phụ cấp không xác định trước được.

Loại phụ cấp không xác định được trước thì có các khoản gắn với quá trình làm việc
và kết quả thực hiện công việc của người lao động… vì vậy sẽ không tính vào tiền
lương đóng bảo hiểm xã hội.

Loại phụ cấp xác định trước thì có các khoản nhằm bù đắp cho các yếu tố về điều kiện
lao động, điều kiện sinh hoạt, độ phức tạp của công việc, thu hút lao động. Như là:

• Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao
gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

1
Đối với người lao động hưởng lương theo ngân sách Nhà nước thì lương cơ bản tính bằng mức lương cơ sở do
Chính phủ quy định nhân với hệ số lương tương ứng vị trí công việc hay chức danh. Mức lương cơ sở năm 2017
là 1.300.000đ / tháng.

2
• Phụ cấp chức vụ, chức danh, trách nhiệm, thâm niên: Bù đắp yếu tố tính chất
phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về
thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá
trình làm việc của người lao động.

• Phụ cấp khu vực, lưu động: Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công
việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt,
vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải
thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều
kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.

• Phụ cấp thu hút: Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người
lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc
kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người
lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp
ứng tiến độ công việc được giao.

1.3 Các khoản bổ sung khác

Tương tự như phụ cấp, các khoản bổ sung cũng chia thành hai loại theo tính chất xác
định trước được mức tiền cụ thể hay không. Loại không xác định được trước sẽ không
đưa vào khi áp dụng tính các khoản bổ sung vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội từ
1/1/2018.

2. Các chế độ và phúc lợi khác

Nhiều bạn khi lựa chọn nơi làm việc lại cảm thấy thu hút bởi những chính sách phúc
lợi hấp dẫn.

Phúc lợi là phần lợi ích mà bạn nhận từ công ty một cách gián tiếp - dưới dạng các hỗ
trợ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần - từ đó có thêm động lực làm việc
tích cực và gắn bó với công ty.

3
Trong đó, có các khoản phúc lợi bắt buộc mà công ty phải đưa ra theo yêu cầu của
pháp luật bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp, các loại bảo
đảm. Và các khoản phúc lợi tự nguyện tùy theo chính sách của từng công ty, như nghỉ
mát, hiếu hỉ, giờ làm việc linh hoạt, đào tạo bổ sung kiến thức, bảo hiểm mở rộng, cổ
phần công ty, khen thưởng con em học tập tốt hay hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ tết…

Hiện tại theo quy định các khoản phúc lợi không tính vào tiền lương đóng bảo hiểm
xã hội bao gồm:

• Tiền thưởng theo kết quả kinh doanh của công ty

• Tiền ăn giữa ca

• Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, nhà ở, giữ trẻ, nuôi con nhỏ

• Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết
hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó
khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.

3. Chính sách thưởng và tăng lương

Bên cạnh chính sách phúc lợi, các công ty cũng đưa ra chính sách thưởng và tăng
lương để bạn có thêm động lực phấn đấu.

Thông thường, các công ty sẽ thưởng cho người lao động theo kết quả sản xuất kinh
doanh hằng năm của tập thể và thành tích của cá nhân.

Việc đánh giá năng lực, thành tích nhân viên cũng thường được xây dựng thành một
quy trình tiêu chuẩn, công khai để làm cơ sở xét tăng lương định kỳ hàng năm.

4. Cân nhắc chi phí ẩn

Khi xem xét thu nhập từ việc làm, bạn cũng cần cân nhắc đến các chi phí ẩn. Những
khoản chi này phát sinh do nhu cầu thực tế của công việc nhưng không được nêu ra
tường minh, vì vậy bạn khó mà nhận biết.

Ví dụ, khi công ty cách nơi bạn ở khá xa, bạn sẽ phải tiêu tốn nhiều hơn cho tiền xăng
xe và thời gian di chuyển hàng ngày. Hoặc nếu tính chất công việc đòi hỏi phải chăm

4
chút về quần áo hay café với đối tác thì bạn cần ước tính xem số phát sinh hàng tháng
có đáng kể hay không. Bạn có thể xem đó như là một sự đầu tư cho công việc nếu chi
phí này nằm trong mức chấp nhận được.

5. Hiểu cách tính lương

Bên dưới là một mẫu bảng lương mà bạn có thể tham khảo để hiểu cách công ty tính
lương cho mình ra sao.

You might also like