You are on page 1of 1

Sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày cập nhật: 16-05-2008


LTS: Ngày 7-3-2008, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức cuộc Hội thảo toàn quốc về việc tổ chức Cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giới báo chí cả nước. Hai
mươi trong số gần 130 bản tham luận được trình bày tại Hội thảo, tập trung làm rõ yêu cầu của cuộc
vận động là: “Nâng cao nhận thức chính trị, ý thức đúng đắn về nghề nghiệp và trách nhiệm của
người làm báo cách mạng làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: hết lòng phục vụ nhân dân,
tôn trọng và bảo vệ nguyện vọng chính đáng của nhân dân, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội;
rèn luyện tính chiến đấu, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạt hiệu quả tích cực trong hoạt động báo
chí.

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở tuổi hai mươi. Đến các nước công nghiệp tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là
thời gian hoạt động ở Pháp trong phong trào công nhân và phong trào Việt kiều yêu nước, Bác hồ hởi đón
nhận sức hút mãnh liệt của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà bọn thống trị thực dân phong kiến đã
tước đoạt, ngăn cấm hết sức khắc nghiệt đối với nhân dân ta cũng như nhân dân các thuộc địa trên thế
giới. Người thanh niên yêu nước chỉ với hai bàn tay, khối óc và trái tim cháy bỏng khát vọng đấu tranh cứu
nước đã dốc hết tâm trí, sức lực nắm lấy báo chí làm vũ khí cho cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tự do
dân chủ.

Được sự giúp đỡ tận tình của các bạn Pháp, Bác đã kiên trì học tập, rèn luyện viết báo bằng chữ Pháp. Bài
báo đầu tiên của Bác “Vấn đề người bản xứ” được đăng trên Báo Nhân Đạo (L’Humanité), cơ quan của
Đảng Xã hội Pháp ngày 2-9-1919. Và bài báo cuối cùng trước khi Người qua đời: “Nâng cao trách nhiệm
chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng”- bút danh T.L. đăng trên Báo Nhân Dân ngày 1-6-1969.

Trong nửa thế kỷ ấy (1919-1969), căn cứ bút danh xác định được Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết 1.524 bài
(theo đặc san Báo Nhân Dân tháng 6-1985). Sự nghiệp báo chí gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng
của Người. Ở bất cứ đâu, với bất cứ cương vị nào, Người luôn luôn hướng ngòi bút sắc sảo của mình vào
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, lên án chiến tranh đế quốc, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc,
đòi quyền dân sinh - dân chủ vì tiến bộ xã hội. Với cương vị đứng đầu Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt
Nam. Người thường xuyên viết cho Báo Nhân Dân về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây
dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Người đặc biệt quan tâm chỉ đạo hoạt động báo chí, truyền đạt kinh
nghiệm về nghề báo cho các thế hệ nhà báo Việt Nam.

Trả lời một nhà báo nước ngoài về sự nghiệp báo chí của mình, Người xác nhận: “Tôi là cây bút tiểu phẩm,
nhà chính luận. Gọi tôi là nhà tuyên truyền - tôi cũng không tranh cãi; nhà cách mạng chuyên nghiệp - là
đúng nhất”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người tiêu biểu cho đạo đức và phong cách báo chí vô sản Việt Nam, là người thầy
của báo chí cách mạng Việt Nam.
(Còn tiếp

You might also like