You are on page 1of 3

10 lời khuyên cho việc chọn mua card đồ hoạ

Sau đây là 10 gợi ý nho nhỏ của nhóm kỹ thuật của GameSpot
mà bạn cần biết trước khi đi mua một chiếc card đồ hoạ mới.

Hãy tham khảo lời khuyên của các chuyên gia của Gamespot để có một card đồ họa chơi game ưng ý.

Lựa chọn card đồ hoạ để nâng cấp là một công việc khá khó khăn đối với nhiều người. Trừ
phi bạn là người luôn cập nhật các thông tin và các bản đánh giá, nhận xét về card đồ hoạ,
chắc hẳn bạn sẽ không biết đâu là card đồ hoạ đáng mua nhất, và nếu không cẩn thận, bạn
sẽ dễ phí tiền cho một chiếc card đồ hoạ không tương xứng với số tiền bỏ ra. Sau đây là 10
gợi ý nho nhỏ của nhóm kỹ thuật của GameSpot mà bạn cần biết trước khi đi mua một chiếc
card đồ hoạ mới.

1. Bộ nhớ không phải là tất cả

Bạn cần một chiếc card có bộ nhớ cao để chơi game ở độ phân giải cao và thiết lập cấu hình
cao. Những card đồ hoạ tốt thường có bộ nhớ lớn. Tuy nhiên, các nhà sản xuất card đồ hoạ
nắm được tâm lý của người mua chưa có kinh nghiệm thường cho bộ nhớ là một trong
những điểm so sánh quan trọng nhất giữa các card đồ hoạ, và đó là lý do tại sao chúng ta
thường thấy những card đồ hoạ có GPU yếu và rẻ tiền với bộ nhớ lên tới 246, thậm chí là
512MB. Đó là những card đồ hoạ chỉ mạnh trên những thông số của nó trên vỏ hộp, và sẽ
thể hiện một hiệu năng thấp khi bạn bắt đầu chơi game.

2. GPU - yếu tố vô cùng quan trọng

Bộ nhớ là yếu tố quan trọng, tuy nhiên trái tim của chiếc quạt đồ hoạ chính là GPU. Khi đọc
tên một loạt các loại card đồ hoạ, điều quan trọng nhất bạn cần để ý chính là loại GPU.Hiện
nay, GPU tốt nhất được sản xuất bởi Nvidia và ATI, tuy nhiên điều đó là chưa đủ để bạn mua
ngay một chiếc card đồ hoạ với GPU có chữ Nvidia GeForce hay ATI Radeon.Bạn còn cần
để ý đến số hiệu model của card đồ hoạ, những model có số cao hơn thường tốt hơn, và bạn
phải để ý đến những thông số phụ (nếu có) ở phía cuối tên card đồ hoạ như GT, GS, GTX,
XT và XTX vì những thông số đó thường cung cấp những thông tin quan về shader model và
tốc độ xung nhịp.

3. Ống lệnh( pipelines), Bóng( Shader) và Tốc độ xung nhịp(Clock speed)

Bạn có thể dựa vào thông số bề tốc độ xung nhịp cũng như số ống lệnh của GPD để lựa
chọn card đồ hoạ cho mình.Một card phổ thông thường có 4 ống lệnh, card tầm trung có 8
đến 12 ống lệnh và card đồ hoạ cao cấp có đến 16 ống lệnh và có thể hơn. Xung nhịp có tốc
độ càng cao thì card đồ hoạ càng trâu hơn, tuy nhiên giữa tốc độ xung nhịp và số ống lệnh,
bạn nên nghiêng về thông số về ống lệnh nhiều hơn: card đồ hoạ với 8 ống lệnh có xung nhịp
400 MHz chạy bốc hơn một card đồ hoạ với 4 ống lệnh có xung nhịp 500 MHz.Chỉ số bóng
(Shader Model) cũng rất quan trọng khi mà các game ngày càng hỗ trợ đổ bóng nhiều hơn và
thực hơn.

4. Windows Vista và DirectX 10


Microsoft đã tung ra hệ điều hành Windows Vista vào đầu năm 2007. Hệ điều hành mới này
hỗ trợ DX10, phiên bản DX mới nhất cho phép các ứng dụng tận dụng được những tài
nguyên hệ thống, bao gồm cả card đồ hoạ 3D. Phiên bản DX mới tích hợp phiên bản Direct
3D mới cho phép làm giảm tình trạng overhead ở CPU và giao nhiều công việc hơn cho
GPU. Windows Vista vẫn tương thích với card đồ hoạ DX9, tuy nhiên bạn cần có card đồ hoạ
tương thích DX10 để chơi các game hỗ trợ DX10 ở chế độ cao nhất.

Tuy nhiên bạn không cần phải vội vã vì các nhà phát triển game hiểu rằng DX10 sẽ phải mất
thêm một vài năm nữa mới có thể vượt qua được nền tảng DX9 khá vững chắc.Do đó, bạn
không cần phải mua ngay một chiếc card hỗ trợ DX10 ngay bây giờ vì sợ vấn đề không
tương thích game của Vista.

5. Thời gian mua card đồ hoạ thích hợp

Cuộc cạnh tranh cân tài cân sức giữa Nvidia và ATI luôn mang lại cho chúng ta những công
nghệ 3D mới mẻ và tiên tiến nhất. Các nhà sản xuất GPU sẽ cho ra mắt một thế hệ chip mới
cứ mỗi 12 đến 18 tháng, bên cạnh đó họ còn tinh chỉnh lại thiết kế của card để tăng xung
nhịp và thêm vào các tính năng mới nhằm làm cho những card của cùng một thế hệ chip
càng về sau càng mạnh hơn.

Giá của card đồ hoạ thường giảm nhanh sau khi một sản phẩm mới được công bố trên thị
trường. Điều làm bạn cảm thấy tiếc nhất là bạn vừa mua một dòng card cao cấp ngay trước
khi Nvidia hay ATI công bố một dòng GPU mới, tuy nhiên, thực tế là bạn đang có trong tay
một chiếc card đồ hoạ rất mạnh mẽ và có khả năng chinh chiến thoải mái trong thế giới game
trong một thời gian nữa.

6. Bạn không cần tốn đến 500$

Những dòng card cao cấp nhất hiện nay có giá lên đến 500$ và có thể hơn, tuy nhiên bạn
hoàn toàn có thể tìm thấy một vài chiếc card đồ hoạ có hiệu năng cao ở tầm giá 200-300$.
Hãy kiểm tra thông tin về số ống lệnh và xung nhịp khi so sánh hai chiếc card đồ hoạ ở
những thế hệ công nghệ khác nhau. Nếu thông số cả 2 như nhau, bạn nên chọn model card
mới hơn vì các dòng card mới thường hỗ trợ những tính năng mới tiên tiến hơn.

7.Nguồn của bạn liệu đã đủ mạnh?

Nguồn của máy tính đã trở thành yếu tố đáng quan tâm nhất khi mà các dòng card đồ hoạ
mới ngày càng khoẻ hơn và ngốn điện năng nhiều hơn.Các nhà sản xuất thường in thông số
yêu cầu về nguồn ở mặt bên của hộp đựng sản phẩm.Các card đồ hoạ tầm trung cho đến
cao cấp cần nguồn điện khoảng 400W hoặc 500W. Đối với card đồ hoạ chạy ở chế độ kép
như CrossFire Radeon X1900 XTX thì cần nguồn 550W.

8. AGP hay PCI Express?

2 năm về trước, sự xuất hiện của PCI Express đã thay thế AGP ở vị trí giao tiếp đồ hoạ
chuẩn của máy tính. PCI Express có băng thông lớn gấp 2 đến 4 lần so với AGP, và hầu như
tất cả các card đồ hoạ mới đều theo chuẩn PCI Express.Nếu máy tính của bạn đã mua được
2 năm thì rất có thể nó chỉ có khe AGP. Việc nâng cấp lên PCI Express khá đắt khi mà bạn
phải thay cả motherboard, CPU và bộ nhớ, tuy nhiên nếu máy tính của bạn đã mua được từ
2 năm trở lên, đây là thời điểm thích hợp để nâng cấp toàn bộ chiếc PC của bạn.

9. SLI hay CrossFire:

Bạn cần phải có cổng PCI Express nến bạn muốn nâng cấp lên card đồ hoạ kép. Việc nâng
cấp lên card đồ hoạ kép khá phức tạp khi mà bạn phải có loại motherboard phù hợp, card đồ
hoạ phù hợp và nguồn điện năng của máy khá cao.
Nvidia và ATI đều tung ra những chuẩn card đồ hoạ kép của mình tương thích với các loại
motherboard nhất định. Nvidia cho ra mắt chuẩn SLI vào năm 2004 và tiếp sau đó họ còn lên
danh sách những motherboard, nguồn và bộ nhớ có hỗ trợ SLI. ATI trình làng công nghê
CrossFire vào năm 2005 và công nghệ này cũng có những đòi hỏi của riêng nó về công
nghệ. Với công nghệ SLI, bạn có thể kết hợp 2 card GeForce có hỗ trợ SLI từ 2 nhà sản xuất
khác nhau, miễn là 2 card có GPU phù hợp với nhau; trong khi với công nghệ CrossFire, mọi
chuyện phức tạp hơn khi bạn cần phải kết hợp 2 card: 1 card phiên bản CrossFire và 1 card
phiên bản CrossFire Ready thì 2 card mới hoạt động chung được.

10. Hãy chắc chắn trước khi mua

Khi bạn chuẩn bị mua một máy PC có cấu hình dựng sẵn, bạn cần phải chú ý đến mục card
đồ hoạ. Nếu bạn thấy ở mục card đồ hoạ ghi “Integrated graphics”( card đồ hoạ onboard) thì
bạn không nên mua và nên chọn một model máy khác.Card đồ hoạ onboard chi đáp ứng
được những ứng dụng cơ bản như ứng dụng văn phòng hay duyệt web, và là một lựa chọn
tồi cho việc chơi game, trừ khi bạn muốn chơi game ở độ phân giải 800×600 với tốc độ
khung hình 15fps.

You might also like