You are on page 1of 22

Đồ án xử lý nước

Chương 1

SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN

1.1 Tên dự án
- Tên dự án : Nhà máy chế biến thủy hải sản
- Tổng vốn đầu tư của dự án dự kiến 151.746.915.030 đồng.
Trong đó :
- Vốn lưu động : 101.179.949.082 đồng
- Vốn tài sản cố định : 50.56.965.948 đồng
1.2 Chủ dự án
- Tên công ty : Công ty TNHH Thủy Sản Quang Minh
- Tên người đứng đầu : Ông Phạm Sơn Hải
- Chức vụ : chủ tịch HĐTV kiêm giám đốc
- Trụ sở chính :lô16A.16, khu công nghiệp Trà Nóc I, phường Trà Nóc, quận Bình
Thủy, Tp. Cần Thơ.
Địa điểm thực hiện dự án: lô 2.20A, khu công nghiệp Trà Nóc II, Phường Phước
Thới, Q. Ô Môn, TP.Cần Thơ.
1.3 Vị trí dự án
Nhà máy được xây dựng tại lô 2.20A, khu công nghiệp Trà Nóc II, Phường Phước
Thới, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ. Diện tích đất đưa vào sử dụng là 20.000 m2 với 4 mặt tiếp giáp
như sau :
- Hướng Tây Nam giáp Công ty TNHH Thủy Sản Nam Phương
- Hướng Tây Bắc Công ty TNHH East Wind
- Hướng Đông Nam giáp đường số 8
- Hướng Đông Bắc giáp đường trục chính

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 -1-


Đồ án xử lý nước

1.4 Nội dung chủ yếu của dự án


1.4.1 Các hạng mục công trình
Tỉ lệ xây dựng của diện tích có mái che trên tổng diện tích đất bắng 50-70% tổng diện
tích đất
Bảng 1.1 Các hạng mục công trình

STT Hạng mục Diện tích (m2)

1 Văn Phòng 500

2 Hồ xử lý nước sạch 500

3 Hồ xử lý nước thải 500

4 Nhà xưởng + Kho lạnh 5.000

5 Phòng máy, Thiết bị 300

6 Căn tin 1.000

7 Nhà để xe 500

8 Nhà vệ sinh 100

9 Các hạng mục khác ( cây xanh, sân, 12.600


đường nội bộ,…)

( Nguồn: chủ dự án )
 Mô tả các hạng mục công trình
Nhà xưởng + Kho lạnh
- Móng gia cố cừ tram chu vi 100 dài 5m/cây, mật dộ 25 cây/m2.
- Cột, khung sườn nhà tiền chế lắp ghép bằng thép tòan bộ cấu kiện được sơn chống
sét, tường gạch ống, bên trong nhà xưởng ốp gạch men cao 2m để đảm bảo vệ
sinh.
- Mái lợp tol song vuông, nền đá mài màu trắng.
Văn phòng làm việc
Nhà cấp IV bê tong cốt thép, được bố trí nằm ngang mặt tiền thuận tiện cho việc quản
lý, kiểm tra nhân viên.
Căn tin
Nhà tiền chế lắp ghép, móng bêtong đá 4x6, nhà tiền chế lắp ghép mái tol, tường gạch
ống, nền gạch Ceramic.

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 -2-


Đồ án xử lý nước

Nhà để xe
Nhà tiền chế lắp ghép, móng bêtong đá 4x6, xây gạch thẻ giật cấp, cột thép tròn chu
vi 80, đòn tay thép hộp 5x10, mái tol, nền dưới bêtong đá 4x6 dày 100, lớp trên bêtong đá
1x2 mac 200 dày 50.
1.4.2 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
1.4.2.1 Sản phẩm
Sản phẩm của dự án là Philê cá tra, cá basa
1.4.2.2 Thị trường tiêu thụ
Hiện nay, thị trường xuất khẩu tiềm năng và chủ yếu của Công ty là:
+ Thị trường Châu Á như : Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, HongKong,..
+ Thị trườn Châu Âu như : Ba Lan, Uraina, Tay Ban Nha, Pháp, Đức,…
+ Thị trường Trung Đông
+ Thị trường Châu Mỹ
1.4.3 Quy trình công nghệ
* Sơ đồ công nghệ

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 -3-


Đồ án xử lý nước

Nhà máy sản xuất mặt hàng thị sản đông lạnh theo quy trình công nghệ

TIẾP NHẬN
NGUYÊN LIỆU
NƯỚC
THẢI

PHILÊ

PHẾ
PHẨM
LẠNG DA

ĐỊNH HÌNH

XẾP KHUÔN

CẤP ĐÔNG

THÀNH PHẨM

CÂN ĐỊNH LƯỢNG

ĐÓNG GÓI

NHẬP KHO
TRỮ ĐÔNG -200C

XUẤT KHO
THÀNH PHẨM

Hình 1.3 : Quy trình chế biến cá phi lê đông lạnh

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 -4-


Đồ án xử lý nước

*Thuyết minh quy trình


Tiếp nhận nguyên liệu
Cá sống được vận chuyển đến nhà máy bằng ghe hoặc thuyền để đảm bảo cá còn
sống. Từ bến, cá được cho vào thùng nhựa nguyên dung rồi chuyển đến khu vực tiếp nhận.
Tại khu tiếp nhận, cá được kiểm tra chất lượng ( còn sống, không có dấu hiệu bị bệnh ).
Phi lê
Cá được giết bằng cách cắt hầu, sử dụng dao chuyên dùng để tách thịt 2 bên thân cá,
bỏ đầu, bỏ nội tạng, thao tác phải đúng kỹ thuật và tránh vỡ nội tạng, sót sương trong miếng
philê.
Lạng da
Dùng máy để lạng da, thao tác nhẹ nhàng đúng kỹ thuật để miếng philê sau khi lạng
da không được phạm vào thịt, không làm rách thit miếng cá.
Định hình
Định hình nhằm loại bỏ mỡ, xương, da còn sót trên philê, miếng philê sau khi sửa
phải sạch mỡ, không rách thịt, không sót sương, bề mặt miếng philêphải láng.
Xếp khuông
Dùng khuôn bằng nhôm để xếp khuôn, dưới đáy khuôn chảy một miếng PE lớn và
mỗi lớp cá cách nhau một lớp PE nhỏ. Lớp cá trên cùng được phủ một lớp PE nhỏ nhắm hạn
chế mất nước.
Cấp đông
Chạy khởi động tủ cho đến khi có một lớp tuyết mỏng phủ lên các tấm lắc mới cho
hang vào cấp đông, thời gian cấp đông không quá 3giờ, nhiệt độ trung tâm sản phẩm <=
-180C, nhiệt độ tủ cấp đông <= -350C.
Cân định lựong
Cá được cân theo từng cỡ, loại tùy theo yêu cầu của khách hang,
Đóng gói
Bao gói đúng cỡ, loại tùy theo yêu cầu khách hang, đai nẹp 2 ngang 2 dọc hoặc tùy
theo yêu cầu của khách hang, ký hiệu bên ngoài thùng phù hợp với nội dung bên trong sản
phẩm.
Bảo quản
Sau khi bao gói sản phẩm sẽ được chuyển đến kho lạnh và sắp sếp theo thứ tự, bảo
quản ở nhiệt độ <= - 200C.
1.4.4 Tiến độ xây dựng
+ Khảo sát địa chất, thiết kế xây dựng: tháng 10 – 11/2008.
+ Xây dựng : tháng 12/2008 đến tháng 04/2009
+ Mua máy móc, thiết bị : tháng 01/2009 đến tháng 04/2009
+ Lắp đặt, chảy thử : tháng 05/2009
+ Khánh thành : tháng 06/2009

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 -5-


Đồ án xử lý nước

1.4.5 Danh mục máy móc thiết bị


Nhà máy được đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc, thiết bj mới 100%. Danh mục
máy móc thiết bị của nhà máy được trình bày trong bảng sau :
Bảng 1.2 : Danh mục máy móc thiết bị của nhà máy

STT Tên máy móc thiết bị Số lượng Ghi chú

1 Hệ thống kho lạnh 500 tấn 2 Mua trong nước

2 Băng chuyền cấp đông IQF 500kg/giờ 2 Mua trong nước

3 Tủ đông tiếp xúc 1.200kg/mẻ 3 Mua trong nước

4 Cối đá vảy 10 tấn/ngày 2 Mua trong nước

5 Hệ thống điều hòa không khí 1 Mua trong nước

6 Kho tiền đông 1 Mua trong nước

7 Máy quay tăng trọng 8 Mua trong nước

8 Máy lạng da 3 Mua trong nước

9 Pallet sắt trong kho lạnh 1.200 Mua trong nước

10 Bàn sửa cá, bàn kiểm bán thành phẩm, 300 Mua trong nước
máng đơn

11 Bàn xếp khuôn, bàn philê, khuôn cấp 300 Mua trong nước
đông

12 Máy móc, thiết bị phòng thí nghiệm - Mua trong nước

13 Thiết bị văn phòng - Mua trong nước

14 Trạm hạ thế 2.000KVA 1 Mua trong nước

15 Hệ thống PCCC 1 Mua trong nước

16 Xe tải vận chuyển nguyên liệu 3 Mua trong nước

17 Xe đông lạnh vận chuyển thành phẩm 2 Mua trong nước

( Nguồn : chủ dự án )

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 -6-


Đồ án xử lý nước

1.4.6 Nhu cầu nguyên – nhiên liệu


* Nhu cầu nguyên liệu
Nhu cầu nguyên liệu mỗi ngày là 70 tấn / ngày
Với định mức là 2.6kg nguyên liệu/ kg thành phẩm thì ta ước tính được lượng thành
phẩm là 27tấn/ngày, tương đương 8.100 tấn thành phẩm/năm ( nhà máy họat động 300
ngày/năm ).
* Nhu cầu nhiên liệu
Dầu DO dung cho máy phát điện dự phòng, nhà máy dự trù sử dụng một lượng dầu
khỏang 1.200 lít/năm.
Nhớt khỏang 600lít
Khí gas lạnh NH3 khỏang 2.500kg/năm
1.4.7 Cung cấp nước
Nước trong quá trình sản xuất : định mức bình quân cho 1kg thành phẩm là 20lít, với
sản lượng là 27 tấn thành phẩm /ngày thì ngu cầu dung nước là 540m3/ngày.
Lượng nước phục vụ cho vệ sinh nhà xưởng, rửa xe ước tính trung bình 20m3/ngày.
Nước sinh họat : tiểu chuẩn cấp nước cho 01 người là 120lít/người/ngày, số lượng
công nhân viên của nhà máy là 1.000 người. Vậy tổng lượng nước phục vụ cho sinh họat là
120 m3/ngày.
Nước dùng sản xuất đá vảy : khối lượng riêng của đá vảy là 0,43 – 0,45 tấn/m 3 ( chọn
0,45 tấn/m3), công suất của máy đá vảy là 10tấn/ngày thì ta tính được lượng nước sử dụng để
sản xuấ đá vảy là 22,2 m3/ngày.
Vậy tổng lượng nước sử dụng khi nhà máy đi vào họat động là 702,2 m3/ngày.
Nguồn nước cung cấp cho nhà máy khi đi vào họat động
+ Công ty sẽ xin phép khai thác nước dưới đất, nếu được công ty sẽ lắp đặt một giếng
khoan có công suất 60 m3/giờ đảm bảo đạt tiêu chuẩn 98/83/EC.
+ Trường hợp xin phép khai thác nước ngầm không đuợc công ty sẽ sử dụng nguồn
nước cấp từ nhà máy nước Cần Thơ II, tuy nhiên nguồn nước này không ổn định về chất
lượng, cho nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn.
1.4.8 Cung cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho nhà máy được lấy từ mạng trung thế chạy dọc theo các trục
đường nội bộ khu công nghiệp Trà Nóc, cách nhà máy không quá 100m.
Nhà máy xây dựng 02 chạm hạ thế 2.000KVA để cung cấp điện cho tòan bộ họat động
của nhà máy.
Nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất được xác định dựa vào công suất tiêu thụ điện
của máy móc thiết bị và thời gian sản xuất với định mức bình quân của công nghiệp chế biến
thủy sản là 954 kwh/tấn sản phẩm.Vậy nhu cầu tiêu thụ điện là 25.758 Kwh/ngày.

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 -7-


Đồ án xử lý nước

1.4.9 Nhu cầu về bao bì


Mặt hang thủy sản đông lạnh cần 02 loại bao bì chủ yếu là bao bì Pe và thùng carton
được sản xuẩt tại Việt Nam theo mẫu riêng của công ty:
- Định mức 1 tấn sản phẩm cần 10kg bao bì PE + 5% hao hụt
- Thùng carton cần 100 thùng + 5% hao hụt
Trên cơ sở định mức này ta tính đuợc nhu cầu bao bì PE của dự án là 290kg/ngày. Thùng
carton là 2900 thùng/ngày.
1.4.10 Nhu cầu về các phụ trợ khác
Các nhu cầu về phụ trợ khác như trang thiết bị bảo hộ lao động cũng được Bam giám
đốc Công ty quan tâm nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động và các điều kiện an tòan
trong sản xuất.
- Quần áo bảo hộ lao động khỏang 2000 bộ/năm
- Ủng khỏang 1000 đôi/năm

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 -8-


Đồ án xử lý nước

CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường
2.1.1 Vị trí địa lý
Nhà máy được xây dựng tại lô 2.20A, khu công nghiệp Trà Nóc II, Phường Phước
Thới, Q.Ô Môn , TP.Cần Thơ. Diện tích đất đưa vào sử dụng là 20.000 m2 với 4 mặt tiếp giáp
như sau :
- Hướng Tây Nam giáp Công ty TNHH Thủy Sản Nam Phương
- Hướng Tây Bắc Công ty TNHH East Wind
- Hướng Đông Nam giáp đường số 8
- Hướng Đông Bắc giáp đường trục chính
2.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng
Dự án nằm trong khu công nghiệp thành phố Cần Thơ, là vị trí trung tâm giữa vùng
đê bao song Hậu và tam giác châu thổ nên có địa hình bằng phẳng, thỏai dần theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam ( theo chiều ra biển của sông Hậu ) và Đông Bắc – Tây Nam ( từ đê sông
Hậu vào trong nội địa ). Cao trình tự nhiên so với mực chuẩn Mũi Nai biến thiên từ 1,8 – 2,2
theo hướng thỏai trên.
Địa chất ở khu vực nói chung đồng đều với cường độ đất ở độ sâu 1m khỏang 30tấn/m2.
Đất đai tại thành phố Cần Thơ được hình thành trên phù sa sông Hậu, hầu hết thuộc
nhóm đất phù sa bồi và phù sa không được bồi chưa phát triển ( Fluvaquent và Tropaquent )
với đặc điểm chung là PH gần trung tính, hàm lượng cacbon ở mức độ trung bình, khá về
đạm, nghèo về lân,giàu kali. Khả năng trao đổi cation khá cao, trong thành phần phức hệ trao
đổi cation, calcium và magnesium chiếm ưu thế.
Trong khu vực giáp nước, do hình thành trong điều kiện phù sa bồi chậm với thảm
thực vật đáy, thành phần cacbon trong tầng C của đất khá cao, hình thành loại đất phù sa
không được bồi giàu hữu cơ, hàm lượng đạm cao hơn và tương đối chua hơn.
2.1.3 Điều kiện khí tượng – thủy văn
2.1.3.1 Khí tượng
Khí hậu có 2 mùa rõ rệt : mùa mưa từ tháng 5 đến cuối tháng 10 và mùa khô từ tháng
11 đến cuối tháng 4 năm sau.
2.1.3.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí tại khu vực dự án mang tính chất chung của Thành Phố Cần thơ.
Nhiệt độ trung bình trong các năm không có sự chênh lệch lớn dao độg ở khỏang 27,10C.
Trong đo:
- Năm 2007, nhiệt độ trung bình cao nhất là vào tháng 4 với 28,80C
- Năm 2007, nhiệt độ trung bình thấp nhất là vào tháng 1 với 25,80C

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 -9-


Đồ án xử lý nước

Bảng 2.1 : Sự thay đổi nhiệt độ không khí trung bình từ năm 2005 – 2007

Tháng Nhiệt độ trung bình các năm ( 0C )

2005 2006 2007

1 25,1 26,0 25,8

2 26,6 27,0 25,9

3 27,2 27,5 27,6

4 28,8 28,1 28,8

5 28,5 27,8 28,0

6 27,8 27,1 27,7

7 26,2 27,0 27,1

8 27,2 26,7 27,0

9 26,8 26,6 27,2

10 27,1 27,0 26,8

11 26,7 27,8 26,2

12 25,5 26,1 26,5

Trung 27,0 27,1 27,1


bình

( Nguồn : Niên giám thống kê TP.Cần Thơ, 2007 )


Nhiệt độ là yếu tố tự nhiên quan trọng trong việc phát tán và chuyển hóa các chất ô
nhiễm trong không khí cũng như có vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy các chất hữu
cơ, nhiệt độ càng cao thì thúc đẩy tốc độ phản ứng phân hủy các chất ô nhiễm. Do nằm trong
khu vực nhiệt đới nên nhiệt độ không khí luôn ở mức cao, đây là điều kiện thuận lợi cho các
vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ họat động.
Nhiệt độ cao hay thấp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân từ đó làm giảm
năng suất lao động.

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 - 10 -


Đồ án xử lý nước

2.1.3.3 Ẩm độ tương đối trung bình ( % bão hòa )


Bảng 2.2 : Độ ẩm tương đối trong không khí ( % ) từ năm 2005 – 2007

Tháng Độ ẩm tương đối trung bình các năm ( % )

2005 2006 2007

1 80 82 80

2 79 77 79

3 77 80 79

4 76 83 78

5 81 85 86

6 85 88 89

7 89 88 87

8 86 89 88

9 88 87 87

10 87 82 88

11 86 81 83

12 84 82

Trung bình 83,2 84 83,8

( Nguồn : Niên giám thống kê TP.Cần Thơ, 2007 )


Qua kết quả thống kê về độ ẩm không khí cho thấy độ ẩm luôn cao ở các năm ( trên
82% ). Độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 05 đến tháng 11 và thấp nhất vào tháng 04. Do
nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa có 02 mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa
mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ cuối tháng 05 và cuối thúc vào cuối tháng 11 nên độ ẩm
vào các tháng này thường cao hơn các tháng khác. Vào các tháng 01, 02, 03 là các tháng nắng
nên độ ẩm thấp. Nhưng không có sự khác biệt lớn về độ ẩm giữa hai mùa trong năm.
Độ ẩm cũng là yếu tố quan trọng góp phần ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa
và phân hủy các chất ô nhiễm. Trong điều kiện độ ẩm lớn, các hạt bụi lơ lửng trong không khí
có thể liên kết với nhau thành các hạt bụi to hơn và rơi nhanh xuống đất. Từ mặt đất các vi

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 - 11 -


Đồ án xử lý nước

sinh vật phát triển phát tán vào không khí, độ ẩm lớn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển
nhanh chóng và bám vào các hạt bụi lơ lửng trong không khí bay đi xa, làm lan truyền dịch
bệnh. Khi môi trường không khí có độ ẩm cao, hơi nước kết hợp với các chất khí NOx, SOx
hình thành các acid H2SO3. H2SO4,HNO3 gây hại cho sự sống. Ngoài ra, độ ẩm cao là điều
kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ.
2.1.3.4 Bức xạ mặt trời ( ánh sang )
Số giờ nắng và bức xạ mặt trời đạt cao nhất là giai đoạn gần cuối mùa khô, số giờ
nắng trung bình cao nhất vào năm 2007 ở tháng 2 ( 251,5 giờ ), thấp nhất vào tháng 07
( 127,9 giờ ), thời gian chiếu sáng cả năm là 2.195,5 giờ thấp hơn so với các năm 2005 và
năm 2006.
Bảng 2.3: Số giờ nắng ( giờ ) các tháng của TP.Cần Thơ từ năm 2005 – 2007

Tháng Số giờ nắng trung bình các năm ( giờ )

2005 2006 2007

1 218,8 206,4 194

2 248 208,4 251,5

3 257,9 238,4 237,3

4 241,2 204,3 239,9

5 217,9 195,1 177,7

6 187 144,2 153,4

7 139,8 135,3 127,9

8 182,5 149,3 135,4

9 142,3 147,8 150,1

10 167,9 156,6 148

11 164,8 227,1 178,4

12 122,7 230 201,9

Cả năm 2.290,8 2.242,9 2.195,5

( Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ, 2007 )


2.1.3.5 Mưa
Chế độ mưa ở Cần Thơ do hoàn lưu gió mùa quyết định với một mùa mưa và một mùa khô.
Mùa mưa trung với mùa lũ kéo dài 6 tháng. Trong thời gian qua sự thay đổi của lượng mưa ở
Cần Thơ không nhiều, mùa khô lượng mưa không đáng kể chỉ chủ yếu tập trung vào mùa

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 - 12 -


Đồ án xử lý nước

mưa từ tháng 5 – 10 chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào các
tháng 9 – 10.
Bảng 2.4: Sự thay đổi lượng mưa ( mm ) ở TP. Cần Thơ từ năm 2005 – 2007

Tháng Lượng mưa các năm

2005 2006 2007

1 - 9,5 18,6

2 - 11,1 -

3 4,8 98,8 79,7

4 0,5 116,3 18,7

5 93,7 207,6 272,6

6 197,8 138,7 174,1

7 254,6 175,8 102,8

8 108,8 148,1 230,4

9 307,4 307,3 187,6

10 311,5 295,4 347,2

11 315,1 61,4 67,4

12 137,7 72,2 2,0

Cả 1.731,9 1.642,2 1.501,1


năm

( Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ, 2007 )


Ghi chú: ( - ) không có mưa
Chế độ mưa cũng là một nhân tố làm ảnh hưởng đến môi trường, khi mưa rơi xuống sẽ mang
theo các chất ô nhiễm trong không khí vào môi trường đất, nước trong trường hợp các chất ô
nhiễm trong không khí có nồng độ cao có thể gây ô nhiễm đất, nước. Khi trong không khí có
chứa các chất ô nhiễm như SO2, NO2 cao sẽ gây ra hiện tượng mưa acid do các chất này kết
hợp hơi nước trong khí quyển hình thành các acid như H2SO4, HNO3, làm thiệt hại nghiêm
trọng đến thực vật , môi trường nước, đất, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật và con người.
Ngoài ra nước mưa chảy tràn vào các mùa lũ có thể cuốn theo các chất ô nhiễm nơi chúng
chảy qua.
2.1.3.6 Chế độ thủy văn

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 - 13 -


Đồ án xử lý nước

Sông Hậu là một nhánh của sông Mekong, là nguồn cung cấp nước chính cho Cần Thơ. Sông
Hậu cũng là thủy lộ quốc tế cho các tàu đi về Campuchia, Thái Lan,…Đoạn sông Hậu chảy
qua Cần Thơ có độ dài hơn 60km.
Do điều kiện đia lý của vùng, chế độ thủy văn của Quận Ô Môn chịu ảnh hưởng chủ đạo của
chế độ thủy văn sông Hậu vừa chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển đông, vừa chịu ảnh
hưởng nhẹ chế độ nhật triều biển Tây – Vinh Thái Lan.
Sông Hậu là một nhánh hạ lưu của sông Mekong chảy vào Việt Nam. Sông Hậu đổ ra biển
Đông bằng ba cửa là Định An, Bát Sắc và Trần Đề. Lưu lượng trung bình hằng năm của sông
Hậu là 2440m3/s chiếm 70-80% lượng dòng chảy trong năm. Lượng nước lớn nhất của sông
Hậu tập trung vào các tháng 9, 10, 11 và chiếm khoảng 50% dòng chảy sông. Mùa lũ, dòng
chảy có lưu lượng lớn, địa hình trong khu vực thấp cà bằng phẳng nên khả năng thoát nước
chậm.
2.1.4 Hiện trạng môi trường tự nhiên
2.1.4.1 Môi trường nước mặt
Chất lượng nước mặt của Quận Ô Môn nói riêng và toàn TP. Cần Thơ nói chung được quan
trắc 4 lần/năm đối với các điểm cố định và 9 lân/năm đối với các kênh rạch có nguy cơ ô
nhiễm cao. Có 10 chỉ tiêu quan trắc là pH, DO, BOD5,COD, SS, NO3-,NO2-, Fe, tổng
Coliform. Diễm biến chất lượng nước mặt khu vực Quận Ô Môn qua các năm được thể hiện
như sau:
Bảng 2.5: Chất lượng nước mặt khu vực sông Ô Môn qua các năm

Kết quả đo TCVN


STT Thông số Đơn vị đo 5942 –
2005 2006 2007
1995(1) ( cột
A)

1 pH - 7,10 7,03 7,16 6 – 8,5

2 DO mg/l 3,8 3,6 3,3 >=6

3 BOD5 mgO2/l 8 14 15 <4

4 COD mgO2/l 13,4 21,7 22,6 <10

5 SS mg/l 58 106 69 20

6 NH3 mg/l 0,330 1,417 0,589 0,05

7 NO3- mg/l 0,9 1,1 1,0 10

8 NO2- mg/l 0,021 0,051 0,046 0,01

9 Fe mg/l 1,16 1,50 1,09 1

0 Coliform MPN/100ml 61,467 483,125 309,243 5000

( Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường thành Phố Cần Thơ, 2008 )

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 - 14 -


Đồ án xử lý nước

Từ những số liệu ghi nhận cho thấy chất lượng nước mặt của khu vực Quận Ô Môn đã vượt
tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942 – 1995 ( cột A ), ngoại trừ pH và NO3-.
Rạch Cái Chôm sẽ là nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà máy khi nhà máy đi vào hoạt động ổn
định, sau đó nước từ rạch Cái Chôm chảy thẳng ra sông Hậu. Kết quả phân tích nước mặt
rạch Cái Chôm được trình bày như sau:
Bảng 2.6: Chất lượng nước mặt rạch Cái Chôm ( đoạn gần nhà máy )

Chỉ tiêu kiểm nghiệm Đơn vị tính Kết quả đo TCVN 5942 – 1995
( cột A )

BOD5 mg/l 18 <4

COD mg/l 45 <10

Hàm lượng chất rắn lơ mg/l 72 20


lửng

Hàm lượng Nito kendan mg/l 4,12 10

Hàm lượng photpho mg/l 1,57 -


tổng

Coliform MNP/100ml 4,2 x 105 5000

( Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ Cần Thơ, tháng 03/2009 )
* Nhận xét :
Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước mặt đoạn gần nhà máy đã có dấu hiệu bị ô
nhiễm nhẹ bởi các chất hữu cơ, đặc biệt là chỉ tiêu vi sinh. Nguồn gây ra ô nhiễm này có thể
do nước thảy của một số nhà máy và sinh hoạt của dân cư trong khu vực.
2.1.4.2 Môi trường nước ngầm
Nước ngầm trên địa bàn TP.Cần Thơ chủ yếu được khai thác ở tầng chứa nước thuộc trầm
tích Pleistocen – đây là tầng chứa nước có trữ lượng lớn và chất lượng đáp ứng được tiêu
chuẩn của nước sinh hoạt.
Nước ngầm tại khu vực quận Ô Môn nói riêng và toàn TP. Cần Thơ được quan trắc 2
lần/năm, bao gồm các chỉ riêu quan trắc: pH, màu, độ cứng, Cl-,SO2-4, Fetc, NO3-, COD và
tổng Coliform. Diễn biến chất lượng nước ngầm quận Ô Môn qua các năm được thể hiện như
sau:

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 - 15 -


Đồ án xử lý nước

Bảng 2.7 : Chất lượng nước ngầm khu vực quận Ô Môn qua các năm

Kết quả đo TCVN


5944 –
STT Thông số Đơn vị đo 1995 (2)

2005 2006 2007

1 pH - 7,00 6,69 6,81 6,5 – 8,5

2 Màu Pt-Co 20 16 32 5 – 50

3 Độ cứng mg/l 205 185 213 300 – 500

4 Cl- mg/l 113 78 103 200 – 600

5 Fetc mg/l 1,54 1,94 3,14 1–5

6 NO3- mg/l 0,2 0,2 0,5 45

7 SO4- mg/l 89 60 53 200 – 400

8 COD mg/l KPH 4,7 3,3 KQĐ

9 Coliform MPN/100ml 20 254 271 3

( Nguồn : Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Cần Thơ, 2008 )
Kết quả ghi nhận cho thấy rằng hầu hết các thông số đều thấp hơn mức cho phép của TCVN
5944 – 1995, mặt dù chỉ tiêu Coliform vượt rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép và có
dấu hiệu bị nhiễm COD. Nguyên nhân là do sự khai thác quá mức nguồn nước ngầm phục vụ
sinh hoạt và sản xuất, cũng như một số công trình khai thác không được quản lý tốt và bị
hiện tượng thông tầng.
Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại giếng ngầm của Công ty TNHH Thuỷ Sản Biển
Đông được thể hiện như sau:

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 - 16 -


Đồ án xử lý nước

Bảng 2.8: Chất lượng nước ngầm tại Công ty TNHH Thuỷ Sản Biển Đông

TCVN
Chỉ tiêu kiểm nghiệm Đơn vị Kết quả
5944 – 1994

Độ cứng mg/l 621 300 – 500

Clorua mg/l 642 200 – 600

Sắt mg/lmg/l 4,02 1–5

Nitrat mg/l 0,33 45

Asen µg / l 8,43 0,05

Coliform MPN/100ml 2,3 x 102 3

( Nguồn : Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ Cần Thơ, tháng 03/2009 )
* Nhân xét :
Qua kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại công ty TNHH thuỷ sản Biển Đông cho
thấy đa số các chỉ tiêu đều vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5944 – 1995.
2.1.4.3 Môi trường không khí
Nguyên nhân gây suy giảm chất lượng môi trường không khí toàn thành phố Cần Thơ là do
hoạt động của các phương tiện giao thông, xây dựng nhà cửa và nâng cấp cơ sở hạ tầng, sản
xuất công nghiệp và sinh hoạt của người dân đô thị.
Bảng 2.9: Chất lượng không khí tại khu vực quận Ô Môn qua các năm

Kết quả đo
TCVN
Các chỉ tiêu Đơn vị đo
5937:2005
2005 2006 2007

SO2 mg/m3 0,08 0,18 0,12 0,35

NO2 mg/m3 0,07 0,08 0,10 0,2

CO mg/m3 1,79 2,72 1,85 30

Bụi TSP mg/m3 0,29 0,31 0,29 0,3

Chì ( Pb ) mg/m3 * * 0,0075 0,0015

( Nguồn : Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Cần Thơ, 2008 )
Kết quả ghi nhận cho thấy nồng độ bụi và chì ( Pb ) vượt mức cho phép của tiêu chuẩn nhưng
mức độ ô nhiễm ở mức thấp.
Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh khu vực dự án được thể hiện như sau:

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 - 17 -


Đồ án xử lý nước

Bảng 2.10 : Chất lượng không khí khu vực dự án

Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả đo TCVN 5937 : 2005

Bụi mg/m3 0,02 0,3

SO2 mg/m3 0,05 0,35

NO2 mg/m3 0,07 0,2

( Nguồn : Trung Tâm Kỹ Thuật và Ứng dụng Công Nghệ Cần Thơ, tháng 03/2009 )
* Nhận xét :
Kết quả phân tích cho thấy các chất ô nhiễm đặc trưng đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép
TCVN 5937 : 2005
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của Quận Ô Môn
2.2.1 Điều kiện kinh tế
2.2.1.1 Trồng trọt
Năm 2007, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của quận Ô Môn là 380.469 triệu đồng tăng
54.120 triệu so với năm 2006.
Diện tích gieo trồng cây hàng năm và lâu năm đạt 22.414 ha, tăng 364 ha so với năm 2006.
Diện tích cây lương thực đạt 17.157 ha, tăng 144 ha so với năm 2006.
Diện tích công nghệp hàng năm là 1.500 ha, tăng 163 ha so với năm 2006.
2.2.1.2 Lâm nghiệp
Năm 2007, giá trị sản xuất lâm nghiệp của quận Ô Môn là 2.807 triệu đồng,
2.2.1.3 Thuỷ sản
Giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 294.332 triệu đồng, tăng 123.456 triệu so với năm 2006.
Diện tích nuôi thuỷ sản là 622,09 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 8 ha, diện tích nuôi cá là
614 ha. Sản lượng hàng năm đạt 20.381 tấn/năm.

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 - 18 -


Đồ án xử lý nước

CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Sơ lược công tác xử lý nước thải ở một số nơi trong nước ta
Ở nước ta, các khu công nghiệp, khu chế xuất và một số công ty cùng loại hình sản xuất với
công ty TNHH Thủy Sản Quang Minh có hệ thống xử lý nước thải thì phần lớn các quy trình
công nghệ xử lý đều có sự hiện diện của bể xử lý sinh học hiếu khí bùn họat tính.
Tùy theo mức độ ô nhiễm, tính chất của chất gây ô nhiễm người ta sẽ kết hợp bể bùn họat
tính với các bể khác như: bể yếm khí UASB, bể lắng sơ cấp, bể tuyển nổi hoặc bể trung hòa
đi trước nó. Đi sau một bể sinh học, bắt buộc phải có một bể lắng thứ cấp để loại bỏ xác bã vi
sinh vật, bùn cặn ra khỏi nước thải. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà các nơi có phương
pháp xử lý bùn cặn khác nhau. Chúng ta sẽ thấy rõ những điều đó qua một số sơ đồ qui trình
công nghệ xử lý nước thải của một số nơi:
Khu công nghiệp AMATA, tỉnh Đồng Nai ( Do quản lý hệ thống xử lý nước thải Khu công
nghiệp AMATA cung cấp )
Sân phơi bùn

Bùn dư
Hòan lưu bùn

Vào Lắng Bùn Lắng


Hố thu Điều hòa sơ họat thứ cấp
cấp tính

Lọc Bể
áp khử
lực trùng

ra
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải, khu công nghiệp AMATA

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 - 19 -


Đồ án xử lý nước

Khu công nghiệp VIET – SING tỉnh Bình Dương ( do ban quản lý hệ thống xử lý nước
thải khu công nghiệp VIET – SING cung cấp )

Hệ Lọc sinh
Vào Bể Lọc học nhỏ
thống Cân bằng
tập tinh giọt
phân
trung
phối

Ra Lắng Bùn họat tính


Khử trùng thứ cấp

Bùn dư Hòan lưu bùn


Sân phơi bùn
Hinh : Sơ đồ quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp VIET - SING

Xí nghiệp long vũ MÊKÔ, khu công nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ ( do ban quản lý hệ
thống xử lý nước thải xí nghiệp lông cũ MÊKÔ cung cấp )
Ra
Khử
trùng

Lưới lược L
Thu gom Điều hòa Bùn họat tính ắng
Vào
thứ

Hòan lưu bùn

Hình : Sơ đồ quy trình xử lý nước thải, xí nghiệp lông vũ MÊKÔ Cần Thơ

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 - 20 -


Đồ án xử lý nước

Công ty xuất ngập khẩu thủy sản An Giang, tỉnh An Giang ( do ban quản lý hệ thống xử
lý nước thải công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang cung cấp )

Lược rác
Lắng cát Tuyển nổi Bể điều lưu Bùn họat tính

Hòan lưu bùn


L
Ra
Bể lọc Khử trùng ắng
thứ
cấp

Bùn dư
Cố định bùn

Hình : Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Với sự kết hợp linh họat của công đọan trong hệ thống xử lý, các công ty, xí nghiệp đã chọn
cho mình một quy trình công nghệ xử lý nước thải khác nhau. Tuy nhiên, mỗi công đọan
giống nhau ở các hệ thống đều có chung một nguyên lý họat động.
1.1 Lưới lược rác
Theo Wastwater Engineering: Treatment, resue, disposal, 1991
Từ đầu những năm 1970, việc lược rác ra khỏi nước thải trở nên quan trọng trong công tác
quản lý cà xử lý nước thải. Người ta đã thiết kế được nhũng lưới lược rác có hiệu suất cao
hơn. Hiện nay, người ta còn tiến hành nhiều nghiên cứu thuộc lĩnh vực này.
Lướ lược rá dùng dể loại các chất thải rắn có kich thước nhỏ. Tùy thuộc vào yêu cầu loại
thải, người ta có những lưới lược rác khác nhau, có kích thước lỗ khác nhau, từ lược thô cho
đến vi lọc tương ứng với kich thước lỗ từ 6mm đến 0,001mm.
Một nhược điểm quan trọng của lưới lược rác là sự suy giảm cột áp của dòng nước thải đi qua
chúng. Độ giảm áp của dòng chảy qua lưới lược được xác định theo công thức

H=

Trong đo:

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 - 21 -


Đồ án xử lý nước

2.1 Bể điều lưu


Nước thải của công ty được thải ra với lưu lượng biến đổi theo giờ trong ngày, theo thời vụ
sản xuất trong năm. Trong khi đó, hệ thống xử lý sinh học phải được cung cấp nước thải đều
đặn về thể tích cũng như về các chất cần xử lý 24/24 giờ. Do đó, sự hiện diện của một bể điều
lưu trong hệ thống xử lý nước thải là hết sức cần thiết.
Bể điều lưu có chức năng điều hòa lưu lượng nước thải và các chất cần xử lý để đảm bảo hiệu
quả cho giai đọan xử lý sinh học phía sau, Nó chứa nước thải và chất cần xử lý ởt những giờ
cao điểm , để phân phối lại trong những giờ không hoặc ít sử dụng nước, để cung cấp một lưu
lượng nhất định 24/24 giờ cho các bể sinh học.
Lợi ích của bể tuyển nổi
Theo Wastewater Engineering: Treatment, reuse, disposal, 1991
Bể điều lưu làm tăng hiệu quả của hệ thống xử lý sinh học, do đó hạn chế được hiện tượng
“shock” của hệ thống do hoạt động quá tải hay dưới tải về lưu lượng cũng như hàm lượng các
chất hữu cơ, giảm được diện tích xây dựng các bể sinh học.
Các chất ức chế quá trình xử lý sinh học sẽ được pha loãng, trung hoà đến mức độ ít hoặc
không gây hại cho hoạt động của vi sinh vật.
Chất lượng nước thải sau xử lý và việc cô đặc bùn ở đáy bể lắng thứ cấp được cải thiện do
lưu lượng nạp chất rắn ổn định.
Diện tích bề mặt cần cho hệ thống lọc nước thải giảm xuống và hiệu suất lọc được cải thiện,
chu kỳ làm sạch các thiết bị lọc ổn định.
2.3 Bể tuyển nổi
Bể tuyển nổi được sử dụng để loại bỏ các hạt rắn hoặc lỏng phân tán, không tan, tự lắng kém
ra khỏi hỗn hợp nước thải.
* Cơ chế loại chất thải ra khỏi hỗn hợp bắng cáchhoà tan không khí ở áp suất cao.
Theo Wastewater Engineering: treatment, reuse, disposal,1991
Không khí được hoà tan vào nước thải ở áp suất cao ( từ 1,5 đến 4atm ). Sau đó, nước thải
được đưa trở lại áp suất khí quyển. Lúc này không khí trong nước thải sẽ phóng thích trở lại
vào khí quyển dưới dạng các bọt khí nhỏ. Các bọt khí này sẽ bám vào chất rắn tạo lực nâng
các chất rắn này nổi lên bề mặt của bể. Sau đó, các chất rắn này đựoc loại bỏ bằng hệ thống
thanh gạt.
Vận tốc nổi lên của bọt khí tuân theo định luật Stock:

g
V= 18 η
Trong đó

Hiệu suất tuyển nổi phụ thuộc vào


+ Kích thước bọt khí ( d < 100 µ m là thích hợp cho quá trình tuyển nổi )
+ Lượng không khí hoà tan trong nước: Như ta đã biết, độ hoà tan của không khí vào nước tỷ
lệ ngịch với nhiệt độ. Ở 1 atm, người ta tiến hành thí nghiệm đo lượng khí hoà tan trong nước
theo nhiệt độ và ghi nhận kết quả như sau:
Nhiệt độ ( 0C ) 0 10 20 30
Lượng khí hoà 29,2 22,8 18,7 15,7
tan ( mg/l)

Võ Văn Thanh MSSV: 1063686 - 22 -

You might also like