You are on page 1of 4

Hittite(wikipedia)

Người Hittite là một nhóm người cổ nói ngôn ngữ Ấn-Âu. Vương
quốc của họ có trung tâm là Hattusa ở phía bắc trung Anatolia từ thế kỷ
18 TCN. Vào thế kỷ 14 TCN, đế quốc Hittite phát triển mạnh, bao gồm
Anatolia, tây bắc Syria đến tận Ugarit, và vùng thượng Lưỡng Hà.
Người Hittite nổi tiếng với khả năng xây dựng và sử dụng chiến xa.
Họ là những người đầu tiên biết chế tạo đồ dung bằng sắt vào thế kỷ 14
TCN.

Hattian và Hittite:
Người Hittite đã đến Anatolia từ trước năm 2000 TCN. Quê hương
của họ vẫn là điều gây nhiều tranh cãi, tuy nhiên có một điều hiển nhiên
là vào thiên niên kỷ thứ 4 và 3 TCN những người nói tiếng Ấn-Âu sống ở
nơi mà ngày nay là Ukraine. Người Hittite và các bộ tộc khác đến từ phía
bắc có thể đã vượt qua biển Caspian. Cư dân chủ yếu ở trung tâm
Anatolia lúc này là những người nói tiếng Hattic. Ở đây cũng có cả
những người có nguồn gốc Assyria. Phải mất nhiều thời gian người
Hittite mới tổ chức được chính quyền của mình. Trong vài thế kỷ có
những nhóm người sống ở các thành phố khác nhau. Sau đó những
nhóm mạnh hơn ở Boğazköy đã thành công trong việc hợp nhất và
chinh phục các vùng đất rộng lớn khác ở Anatolia để hình thành nên
vương quốc Hittite.
Vào khoảng 2000 TCN, Hattusa trở thành trung tâm của vương quốc,
nơi cư trú của những người có nền văn hóa riêng biệt nói thứ tiếng
không phải Ấn-Âu. Từ Hattic được dùng để chỉ ngôn ngữ này, ngôn ngữ
chủ đạo của vương quốc trong 6 đến 7 thế kỷ tiếp theo.

Thuở sơ khai của vương quốc:


Lịch sử Hittite được biết đến thông qua các bản khắc vào thế kỷ 17
TCN được chép lại vào thế kỷ 14 hay 13 TCN. Những bản khắc này là
của Anita, con trai Pithana vua của Kussara hay Kussar , kể về những
chiến công của cha mình khi chinh phục thành bang láng giềng Neša
(Kanesh). Nhưng phần chính là nói về Anita, người đã tiếp tục công cuộc
chinh phục Hattusa and Zalpuwa (Zalpa).

Thời kì vương quốc cũ:


Đế quốc Hittite được thành lập bởi Labarna I hay Hattusili I (vẫn có
những cuộc tranh luận xem đây có phải cùng một người hay không).
Hattusili đã đánh đến tận vương quốc Yamkhad ở Syria nhưng không hạ
được thủ đô Aleppo. Mursili I đã kế tục Hattusili I và chiếm được thành
phố này. Việc quân Hittite tiến vào Syria và Assyria có thể là nguyên
nhân cho sự ra đời chứ hình nêm ở Anatolia vì hệ thống chữ viết của
người Hittite hoàn toàn khác hệ thống chữ viết của những kiều dân
Assyria trước đây.
Mursili tiếp tục tiến vào Lưỡng Hà, thậm chí đã cướp phá Babylon
vào năm 1595 TCN ( mặc dù Mursili không sát nhập Babylon vào lãnh
thổ của mình mà giao nó cho đồng minh Kassite). Tuy nhiên cuộc chinh
chiến kéo dài đã gây ra rối loạn, đưa thủ đô vào tình trạng vô cùng rối
ren. Mursili bị ám sát không lâu sau khi ông trở về và Hittite rơi vào hỗn
loạn. Người Hurrian sống ở các dãy núi chạy theo sông Tigris và
Euphrates đã tấn công Aleppo.
Hittite rơi vào thời kì suy yếu, đánh mất quyền kiểm soát một số khu
vực. Vị vua tiếp theo là Telepinu (khoảng 1500 TCN) giành một vài chiến
thắng ở vùng tây nam, sau đó kết đồng minh với Hurrian để chống lại
Mitanni.

Thời kì vương quốc giữa:


Telepinu là vị vua cuối cùng của thời kì vương quốc cũ. Thời kì vương
quốc giữa kéo dài trong 70 năm trải qua các đời vua:

• Alluwamna
• Tahurwaili
• Hantili II
• Zidanta II
• Huzziya II
• Muwatalli I

Thời kì này không được nhắc nhiều trong lịch sử, nó kết thúc vào năm
1430 TCN với sự lên ngôi của Tudhaliya I.

Thời kì vương quốc mới:


Đế quốc Hittite bước ra khỏi màn sương mù mịt dưới triều vua
Tudhaliya I. Ông đã kết đồng minh với Kizzuwatna, đánh bại Hurrian và
Mitanni, bành trướng tới tận Arzawa. Tuy nhiên kẻ thù của vương quốc
từ mọi hướng đã tấn công Hattusa và san bằng nó. Đế quốc được khôi
phục dưới triều vua Suppiluliuma I (khoảng 1350 TCN). Ông đã chinh
phạt Aleppo, Mitanni và đánh bại Carchemish. Các con trai của ông đã
tiến hành các cuộc chinh phạt khác. Với việc Babylon còn nằm trong tay
Kassite, Assyria chỉ vừa giành độc lập nhờ sự sụp đổ của Mitanni,
Suppiluliuma I có đủ sức mạnh để gây sức ép lên Ai Cập. Hai nước dự
định kết làm đồng minh thông qua cuộc hôn nhân của con trai
Suppiluliuma I và di sương của Ai Cập Ankhesenpaaten (do hoàng đế Ai
Cập Tutankhamun chết). Nhưng người con này đã bị ám sát và liên minh
không được thành lập.
Sau Suppiluliuma I, con trai cả là Arnuwanda II lên ngôi nhưng chỉ ở
ngôi được một năm thì mất. Con trai thứ là Mursili II trở thành vua (ngoài
lề chút nhưng những ai đọc “Dòng sông huyền bí” đều biết vị vua này
:D). Sau khi bình ổn phía đông, Mursili II tiến về phía tây, tấn công
Arzawa và Millawanda ở miền duyên hải của Ahhiyawa. Nhiều học giả
cho rằng Millawanda ở Ahhiyawa chính là Miletus và Achaea trong lịch
sử Hy Lạp, mặc dù vẫn còn một số nhỏ phản đối.

Trận chiến Kadesh:


Con trai cả của Mursili II là Muwatalli II nối ngôi. Dưới triều vua này
đã nổ ra trận đánh chiến xa vĩ đại nhất giữa hai đế quốc hùng mạnh nhất
bấy giờ là Hittite và Ai Cập.
Thời điểm là khoảng năm 1274 TCN, ở vùng bình nguyên Orontes
cạnh sông Orontes gần Kadesh. Kadesh nằm giữa Hittite và Ai Cập, có ý
nghĩa quan trọng. Khoảng năm 1274 TCN, Pharaoh Ramesses II và vua
Hittite Muwatalli II dẫn quân đến sông Orontes. Phía Ai Cập là 2000
chiến xa và 16000 bộ binh, phía Hittite là 3000 chiến xa và 20000 bộ
binh. Đồng minh của Hittite bao gồm Pi-da-sa, Da-ar-d(a)-an-ya, Ma-sa,
Qa-r(a)-qi-sa, Ru-ka, Arzawa.
Muwatalli II triệu tập các đồng minh và điều quân lui về Kadesh.
Ramesses đuổi theo vì nghĩ đối phương chạy về Aleppo. Sau khi biết
mình bị nhầm, Ramesses đã ngay lập tức triệu tập các đạo quân ở Ptah
và Setekh đến. Tuy nhiên Muwatalli II không để Ramesses tập hợp
quân. 2500 chiến xa của Hittite đã tấn công các đạo quân Ra và Amon,
cướp phá doanh trại quân Ai Cập. Quân Ai Cập tháo chạy, bản thân
Ramesses suýt bị bắt, may nhờ đạo quân tiếp viện đến kịp thời. Quân Ai
Cập tập trung lại và bao vây quân Hittite nhưng chiến xa của Hittite đã
kịp lui về.
Muwatalli II kêu gọi đình chiến. Mặc dù hai bên về sau đều tuyên bố
thắng lợi nhưng thực tế quân Ai Cập bị tổn thất nặng nề. Kadesh vẫn
nằm trong tay Hittite. Ai Cập thì xảy ra nội loạn và Ramesses không thể
tiếp tục chiến tranh với Hittite cho đến năm 1269 TCN.
Cuộc xung đột kết thúc bằng hiệp ước hòa bình năm 1258 TCN, năm
thứ 21 dưới triều vua Ramesses II và vị vua mới của Hittite Hattusili III.

Sự tan rã của đế quốc:


Trong khi Muwatalli II giao tranh với quân Ai Cập thì Assyria đã đánh
bại Mitanni và ngày càng hùng mạnh. Urhi-Teshub, con trai của
Muwatalli II lên ngôi hiệu là Mursili III, nhưng nhanh chóng bị chú mình là
Hattusili III lật đổ. Để chống lại sự đe dọa từ Assyria, Hattusili III kí hòa
ước với Ai Cập và gả con gái của mình cho Ramesses II.
Tudhaliya IV, con trai của Hattusili III là vị vua cuối cùng của Hittite
chống lại được Assyria ở Syria. Suppiluliuma II cũng giành được một vài
chiến thắng nhưng quá muộn. Hittite bị tấn công từ mọi hướng và
Hattusa bị thiêu rụi năm 1180 TCN, kéo theo đó là các cuộc tấn công của
Gasgas, Bryges và Luwians. Đế quốc Hittite sụp đổ.
Tuy nhiên vẫn còn sót một số vương quốc nhỏ của người Hittite tồn
tại ở miền bắc Syria. Song sau này các vương quốc đó đã bị Sargon II
của Assyria tiêu diệt vào thế kỷ 8 TCN.

You might also like