You are on page 1of 41

Tia hồng ngoại & Tia tử ngoại

Infrared – Ultraviolet

ThS. Trương Tinh Hà


Khoa Vật Lý - Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM
Website: tinhha.centea.org
Email: ttinhha@yahoo.com
Nội dung trình bày

 Ánh sáng dưới góc nhìn của thuyết sóng điện-


từ
 Phổ sóng điện từ
 Lịch sử phát hiện ra tia hồng ngoại (IR) và tử
ngoại (UV)
 Các đặc tính của IR và UV
 “Nhìn thấy” thông qua cái “không nhìn thấy”
 Các ứng dụng của IR và UV
 Sự nguy hiểm của tia UV

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 2


Nội dung trình bày
(bổ sung)

 Củng cố SGK Vật lý 12.


 Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse effect)
 Tầng ozon (Ozone layer)

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 3


Ánh sáng dưới góc nhìn của lý thuyết sóng
điện-từ
Các nhà triết học Hy lạp cổ
đại xem ánh sáng như các
tia truyền thẳng!

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 4


Ánh sáng dưới góc nhìn của lý thuyết sóng
điện-từ

Vào thế kỷ thứ 17,


nhiều nhà khoa học
Châu Âu tin vào giả
thuyết: ánh sáng là một
dòng các hạt rất nhỏ.

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 5


Ánh sáng dưới góc nhìn của lý thuyết sóng
điện-từ

Một số nhà khoa học khác lại tin rằng:


ánh sáng là sóng, và nó được truyền
đi trong môi trường chứa đầy ête.

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 6


Ánh sáng dưới góc nhìn của lý thuyết sóng
điện-từ

 Năm 1862, Maxwell phát


hiện rằng: vận tốc ánh sáng
truyền đi trong không gian
gần bằng vận tốc của sóng
điện từ.
 Maxwell kết luận:
Ánh sáng có bản chất là
sóng điện từ

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 7


Ánh sáng là sóng điện từ

“This velocity is so nearly that of light that it seems we have strong reason to conclude that light
itself (including radiant heat and other radiations) is an electromagnetic disturbance in the form
of waves propagated through the electromagnetic field according to electromagnetic laws”
Maxwell (1864)

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 8


Phổ sóng điện từ
(electromagnetic spectrum)

Ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy chỉ chiếm một vùng rất nhỏ trong
phổ sóng điện từ, bên ngoài vùng nhìn thấy còn có nhiều tia khác.
10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 9
Phổ sóng điện từ

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 10


Lịch sử phát hiện ra tia hồng ngoại
 Năm 1800, William
Herschel đã phát hiện
sự hiện diện của một
loại tia nằm ngoài
vùng màu đỏ của ánh
sáng khả kiến, mắt
người không nhìn thấy
nhưng chúng có hiện
diện.
 Ngày nay, tia này
được gọi là tia hồng
ngoại.

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 11


Lịch sử phát hiện ra tia hồng ngoại
Thí nghiệm phát hiện được thực hiện tương tự như sau:
 Cho ánh sáng mặt trời đi qua một lăng kính. Phía sau
lăng kính đặt các nhiệt kế đã bôi đen để hấp thụ tốt ánh
sáng mặt trời.

76oF

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 12


Lịch sử phát hiện ra tia hồng ngoại
 Điều chỉnh nhiệt kế để vùng
quang phổ chiếu lên bầu của
mỗi nhiệt kế.
 Tại vùng tím-xanh: 1 nhiệt kế
 Vùng vàng: 1 nhiệt kế
 Ngoài vùng đỏ: 1 nhiệt kế.
 Sau thời gian từ 1 đến 3 phút
ta sẽ nhận được kết quả như
hình dưới

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 13


Lịch sử phát hiện ra tia hồng ngoại
 Kết quả là:
Khi để trong bóng râm,
nhiệt độ của cả 3 nhiệt kế
là 76oF.
Sau 3 phút:
Nhiệt kế trái: 80oF
Nhiệt kế giữa:83oF
Nhiệt kế phải: 86oF
 Kết luận:
Phải có một loại ánh sáng tồn
tại ngoài vùng đỏ mà chúng
ta không thấy chúng

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 14


Lịch sử phát hiện ra tia tử ngoại
 Năm 1801, Johann
Wilhelm Ritter nhờ vào
các phản ứng hóa học đã
khám phá ra một loại
ánh sáng nằm ngoài
vùng màu tím của quang
phổ mặt trời.
 Ngày nay, tia này được
gọi là tia tử ngoại.

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 15


Lịch sử phát hiện ra tia tử ngoại

•Lắp đặt một hộp bìa


carton, một lăng kính,
một tờ giấy trắng để
bên dưới hộp như
trong hình
•Điều chỉnh lăng kính
sau cho được một
quang phổ rõ, đẹp và
rộng nhất.

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 16


Lịch sử phát hiện ra tia tử ngoại
•Cẩn thận đặt
dưới đáy hộp một
tờ giấy blueprint
với mặt có màu
quay lên. Không
để tờ giấy
blueprint bị phơi
sáng
•Dùng bút đánh
dấu vị trí vùng
quang phổ, ký
hiệu vùng đỏ và
tím.
10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 17
Lịch sử phát hiện ra tia tử ngoại
•Phơi tờ giấy blueprint
trong vòng 30 giây rồi đem
vào trong mát (trong lúc lấy
tờ giấy ra khỏi hộp, tránh
để nó bị phơi sáng).
•Đem tờ giấy vào trong
mát và hơ mặt phía không
bị phơi sáng vào dung dịch
amoniac (tránh hít khói
amoniac).
•Ta sẽ được kết quả như
hình bên.
•Hãy nhận xét

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 18


Đặc tính của tia hồng ngoại và tia tử ngoại
 Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng từ:
0,76.10-6m ÷ 10-3m (0,76µ m ÷ 1mm)
 Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng từ:
150.10-10m ÷ 0,4.10-6m (150Ao ÷ 4000Ao)
 Ánh sáng Mặt trời tới Trái đất dưới 3 dạng: tia hồng ngoại
(nhiệt), ánh sáng khả kiến, tia tử ngoại.

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 19


Đặc tính của tia hồng ngoại (1)
 Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác
dụng nhiệt (tia nhiệt).
 Mọi vật thể có nhiệt độ cao hơn 0 K đều bức
xạ tia hồng ngoại: cơ thể người, bóng đèn dây
tóc nóng sáng, Mặt trời, vật có nhiệt độ,…
 Độ dài sóng (tần số) bức xạ phụ thuộc vào
nhiệt độ của vật.
 Để phát hiện ra tia hồng ngoại người ta dùng
các loại phim hồng ngoại, camera hồng ngoại.

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 20


Đặc tính của tia hồng ngoại (2)
 Phần lớn vật liệu ngăn cản tia sáng thường thì
cũng ngăn được tia hồng ngoại: gỗ, giấy, kim
loại,…
 Nhưng cũng có một số vật liệu ngăn được tia
sáng thường nhưng không ngăn được tia hồng
ngoại và ngược lại như: thủy tinh, GaAs,…
 Ánh sáng thường không thể xuyên qua các lớp
sương mù, khói, mây dày đặc nhưng tia hồng
ngoại có thể.
 Tia hồng ngoại đóng vai trò lớn trong hiệu ứng
nhà kính.
10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 21
“Nhìn thấy” thông qua cái “không nhìn thấy”
Chúng ta hãy cùng nhìn thế giới thường
ngày qua cái nhìn hồng ngoại!

Hãy chú ý sự khác biệt về màu sắc!


10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 22
“Nhìn thấy” thông qua cái “không nhìn thấy”

Cốc nào chứa nước nóng, cốc nào chứa nước lạnh?

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 23


“Nhìn thấy” thông qua cái “không nhìn thấy”

Hình chụp hồng ngoại của một chú


chó. Hãy chú ý những nơi có màu
sáng

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 24


“Nhìn thấy” thông qua cái “không nhìn thấy”

Hình chụp hồng ngoại một


con mèo, một con gà và một
con heo. Hãy chú ý những
nơi có màu sáng

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 25


“Nhìn thấy” thông qua cái “không nhìn thấy”

 Hình chụp hồng ngoại một con cá sấu và một người


đang giữ nó. Bạn có nhận xét gì về sự khác biệt giữa
hình chụp con cá sấu và người đang giữ nó?
 Câu trả lời: động vật máu lạnh và động vật máu nóng!

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 26


“Nhìn thấy” thông qua cái “không nhìn thấy”
 Hình chụp
hồng ngoại
một con tắc
kè!
 Sự khác biệt
giữa động vật
máu lạnh và
động vật máu
nóng thể hiện
rõ nét thông
qua hai hình
bên dưới!

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 27


“Nhìn thấy” thông qua cái “không nhìn thấy”

 Hình chụp hồng ngoại một người đàn ông với một cánh tay
giấu trong một túi nylon đen.
 Hãy chú ý đến cánh tay và đôi mắt kính trong ảnh hồng
ngoại.

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 28


“Nhìn thấy” thông qua cái “không nhìn thấy”

 “Nhìn thấy” thông qua cái “không nhìn thấy”!

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 29


“Nhìn thấy” thông qua cái “không nhìn thấy”

 Các màu sắc khác nhau thì hấp thụ lượng nhiệt khác nhau.
 Hãy chú ý đến màu đen và màu trắng!
 Bạn đã biết lý do người ta thường mặc đồ màu sáng khi trời
nắng ? Các bộ tộc ở sa mạc thường hay mặc đồ màu trắng!

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 30


Các ứng dụng của tia hồng ngoại (1)
Tia hồng ngoại được sử dụng rộng rãi trong
nhiều ngành khác nhau:
 Thiên văn học, hải dương học, nghiên cứu
khí hậu,…

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 31


Các ứng dụng của tia hồng ngoại (2)
 Nghiên cứu động vật, y học,…

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 32


Các ứng dụng của tia hồng ngoại (3)
 Tìm kiếm,
cứu nạn,
chữa cháy,
dẫn đường,
quân sự,
công nghệ
thực phẩm,
cơ khí kỹ
thuật, …

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 33


Đặc tính của tia tử ngoại (1)
 Thông thường, người ta chia làm 3 vùng tử ngoại:
UV-A: (3150 ÷ 4000Ao): gây cháy nắng,..
UV-B: (2800 ÷ 3150Ao): gây ung thư da,…
UV-C: (150 ÷ 2800 Ao): bị hấp thụ bởi bầu khí quyển,

 Mặt trời, các vì sao có nhiệt độ cao, các đèn thủy
ngân, hồ quang điện đều là các nguồn phát tia tử
ngoại thường gặp.
 Tia tử ngoại bị hấp thụ mạnh bởi thủy tinh thường
nhưng không bị hấp thụ bởi thạch anh.

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 34


Đặc tính của tia tử ngoại (2)
 Tia tử ngoại có thể làm ion hóa chất khí, làm phát
quang một số chất (khoáng thạch, thuốc nhuộm,
vitamin,…), diệt vi khuẩn, thúc đẩy các phản ứng
quang hợp, quang hóa,…
 Các loài chim, ong, côn trùng, bướm có thể nhìn thấy
tia tử ngoại.
 Phần lớn tia tử ngoại đến từ Mặt trời bị chặn lại bởi
bầu khí quyển của Trái đất, nhưng hiện nay con
người đang làm thủng tấm lá chắn này (lổ thủng tầng
ozon).

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 35


Các ứng dụng của tia tử ngoại (1)
Tia tử ngoại được sử dụng rộng rãi trong đời sống và
nghiên cứu khoa học
 Trong lĩnh vực thiên văn học:

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 36


Các ứng dụng của tia tử ngoại (2)
 Trong y học, khử trùng các dụng cụ y tế, nước, không khí, chữa bệnh, nghiên cứu khoáng
thạch,…

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 37


Các ứng dụng của tia tử ngoại (3)
 Trong công nghệ thực phẩm, phòng chống
tội phạm, phát hiện các khiếm khuyết trên
sản phẩm, trong công nghệ sản xuất mạch
in, chế tạo đèn huỳnh quang,……

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 38


Sự nguy hiểm của tia tử ngoại
 Mặc dù phần lớn tia tử ngoại đã bị hấp
thụ bởi bầu khí quyển của Trái đất
nhưng vẫn có tia tới được bề mặt Trái
đất.
 Các tia này sẽ gây ra những nguy hiểm
cho sức khỏe con người như cháy nắng,
tàn nhang, ung thư da, mù mắt, thay đổi
cấu trúc ADN,…

Tuyết phản xạ 90% tia UV, cát phản xạ 20% tia UV-B bạn
sẽ bị nguy hiểm hơn trong những ngày trượt tuyết hay phơi
nắng ở bãi biển Hãy sử dụng mắt kính và kem chống nắng.

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 39


Củng cố SGK Vật lý 12
 Vì sao thân thể người ở nhiệt độ 37oC phát
ra các tia hồng ngoại mạnh nhất có bước
sóng ở vùng 9μm?
 Vật có nhiệt độ 500oC phát xạ mạnh nhất ở
vùng 3,7μm?

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 40


Tài liệu tham khảo
 Quang học-Nguyễn Trần Trác-Diệp Ngọc Anh
 Sách giáo khoa Vật lý 12
 Atlas de la Physique-La Pochothèque
 Microsoft Encarta Reference Library -2004
 Websites:
http://coolcosmos.ipac.caltech.edu
www.howstuffworks.com
http://imagers.gsfc.nasa.gov
http://www.smgaels.org/physics/uv_1.htm

10/22/09 Tài liệu hỗ trợ - Quang học HP2- IR-UV 41

You might also like