You are on page 1of 18

Văn hóa Quan họ - sản phẩm độc đáo của vùng Kinh Bắc

(ĐCSVN)- Hội đồng tư vấn của UNESCO vừa hoàn thành thẩm định 111 hồ sơ tóm tắt ý kiến đánh giá Quan họ để
xét danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Lộ trình UNESCO công nhận Quan họ đang đến
gần. Giúp bạn đọc hiểu thêm về văn hoá Quan họ, chúng tôi xin giới thiệu một số nét cơ bản về loại hình dân ca
độc đáo này.

Kinh Bắc - nơi khơi nguồn văn hóa Quan họ

Kinh Bắc là một trong những vùng văn hóa lâu đời và phát triển nhất của người Việt ở vùng đất phía Bắc Thăng Long, sông
Hồng (chủ yếu là đất Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay). Đây là một trong những trung tâm của nền văn minh Việt cổ. Cũng
trên mảnh đất này, những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại về Kinh Dương Vương, Lạc Long
Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương... Cùng với huyền thoại truyền thuyết là các di tích tiêu biểu như lăng mộ
Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên
Du...Thành cổ Luy Lâu ở xã Thanh Khương (Dâu) với các di tích dinh thự, phố chợ, đền đài, chùa tháp nguy nga còn lại của
trung tâm chính trị, kinh tế thương mại, trung tâm Phật giáo và Nho giáo của nước ta trong thiên niên kỷ đầu công nguyên.

Bắc Ninh nổi tiếng với các làng nghề như làng tranh Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội,
đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi Quan; Các di tích lịch sử, như: đền Đô, chùa Phúc Nghiêm Tự (chùa Tổ), đền Phụ Quốc, đình
làng Đình Bảng...

Địa danh Kinh Bắc đã được nói đến từ lâu với cái tên: Bắc Giang Lộ hay Kinh Bắc Lộ, Bắc Giang thừa tuyên hay Kinh Bắc
thừa tuyên, Kinh Bắc trấn và cái tên Bắc Ninh (ước muốn yên bình cho một vùng đất quan trọng phía Bắc Tổ quốc nằm xa
kinh thành Huế) do vua Minh Mạng đổi tên năm 1822. Vùng đất có độ tuổi hàng nghìn năm này là nơi giao lưu của các
luồng văn hóa lớn được du nhập từ Trung Hoa, Ấn Độ...; là đất hoàng tộc phát tích của nhà Lý với tám đời vua, trong đó có
vị vua kiệt xuất Lý Thái Tổ với công lao khai sinh ra Quốc hiệu Đại Việt và Thủ đô Thăng Long; là đất nổi tiếng về khoa cử
có nhiều người đạt danh hiệu trạng nguyên nhất Việt Nam (14/49 người), trong đó Lê Văn Thịnh là vị Trạng nguyên đầu tiên
khai khoa đời Lý - người trí thức mở đường khoa cử…

Vì lẽ đó, văn hóa Kinh Bắc mang nhiều nét “cung đình”, là một vùng văn hóa ít bị đứt gãy về mặt thời gian nên các yếu tố
văn hóa dân gian còn lưu lại đến ngày nay ít nhiều đều được thừa hưởng nét văn hóa truyền thống. Đây chính là sự minh
chứng hùng hồn cho sự phong phú đa dạng và tiêu biểu hơn bất cứ địa phương nào trên mảnh đất Việt ngàn năm văn hiến
“Bắc Ninh là cái nôi phát sinh của người Việt và văn hóa Việt” .

Kinh Bắc còn là nơi khơi nguồn văn hóa Quan họ. Nói đến Quan họ là nói đến nền văn hoá tổng thể hợp thành từ nhiều yếu
tố văn hóa hóa nghệ thuật dân gian trong một quá trình lịch sử lâu dài, có nhiều tầng, nhiều lớp trong một chỉnh thể văn hóa;
gắn bó với văn hóa, văn minh làng xã, thu hút và biểu hiện những ước mơ; tập hợp và hành động chung cho những nguyện
vọng, những khao khát của con người xứ Bắc từ nhiều đời đối với quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người trên
bình diện văn hóa - xã hội.

Nền văn hóa Quan họ là do các lối chơi quan họ của cộng đồng xây dựng nên, luôn luôn được cộng đồng sàng lọc trong
dòng chảy lịch sử. Việc khôi phục và bảo tồn những tinh hoa nhất, bản sắc độc đáo, đậm đà nhất trong nền văn hóa quan
họ là phải khôi phục và bảo tồn kho tàng bài bản của quan họ, cách hát và kỹ thuật hát quan họ (quan họ cổ) và cuối cùng là
lối chơi quan họ.

Làng Viêm Xá (làng Diềm), huyện Yên Phong có đền thờ vua Bà. Truyền rằng, Vua Bà chính là người đã sáng tác ra các làn
điệu dân ca quan họ đầy tình tứ và quyến rũ. Nét đặc trưng, độc đáo nhất của làng Diềm chính là “nghề chơi” quan họ với
nghệ thuật và phong cách hát quan họ vừa cổ xưa, vừa độc đáo, vừa phong phú, điêu luyện. Trong số 49 làng Quan họ,
làng Diềm còn duy trì được đội quan họ đông tới hàng trăm người, đủ các thế hệ liền anh liền chị. Từng bọn Quan họ, mỗi
nhóm liền anh, liền chị khi gặp gỡ có thể cất giọng hát tuỳ theo nhu cầu, tâm trạng cảm xúc. Việc truyền dạy hát quan họ
được quan tâm ngay trong gia đình, không phụ thuộc, hay chờ đợi việc tổ chức lớp học.

Chính “cái nôi” văn hóa này là nơi sản sinh ra văn hóa Quan họ với những làn điệu dân ca quan họ trữ tình, đằm thắm; hình
thức tổ chức sinh hoạt văn hóa mang tính chất dân gian, nhưng lại nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi người chơi am tường tiêu
chuẩn, tuân theo lề luật. Điều này đã cắt nghĩa cho nhu cầu "chơi quan họ" vốn chỉ tồn tại nguyên nghĩa tại 49 làng Quan họ
gốc - những làng thuộc các vùng quê được gọi là địa linh nhân kiệt.

Văn hóa Quan họ là một di sản văn hóa quý giá không của riêng vùng Kinh Bắc biểu hiện những quan niệm đẹp đẽ, trong
sáng, chất phác của người dân lao động sống trên mảnh đất Kinh Bắc xưa và nay. Tất cả hợp lại mảnh đất tốt để dân ca
quan họ, hay nói rộng hơn là những sinh hoạt văn hóa Quan họ ra đời và phát triển.

Văn hoá Quan họ là tổng thể hợp thành từ nhiều yếu tố văn hóa, nghệ thuật dân gian

Những thành tố của không gian hoạt văn hóa quan họ thể hiện ở hình thức sinh hoạt, diễn xướng, cách thức tổ chức và
giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối nhau về nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian.

Dân ca quan họ: Từ xa xưa dân ca quan họ đã là món ăn tinh thần, một nét sinh hoạt văn hóa đẹp của người dân Kinh Bắc.
Đây là những làn điệu dân ca đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ - thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong
kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Đến nay, có ít nhất 300 bài (giai điệu) quan họ đã
được ký âm (ghi âm bằng ký hiệu âm nhạc trên giấy), gồm những đoạn thơ, bài thơ chủ yếu là thể lục bá do các nghệ nhân
quan họ truyền thống bàn giao cho các nhà sưu tầm lưu giữ cho đến hôm nay. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là
một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Ngày nay, dân ca quan họ đã phát triển và hoàn chỉnh cả về
phương diện âm nhạc, lời ca và hình thức trình diễn. Các làn điệu quan họ ngày càng phong phú và có phong cách riêng.

Người vùng Kinh Bắc, từ già đến trẻ ai cũng hát được một vài làn điệu quan họ. Người chơi quan họ sành điệu không chỉ
hát hay, hát được nhiều làn điệu mà phải hát được nhiều bài lời cổ. Người Kinh Bắc hát dân ca quan họ, chơi quan họ
không những trong dịp lễ hội mà cả trong khi lao động, trong các đám giỗ chạp... Mỗi khi lễ hội mùa xuân, các làn điệu quan
họ với những câu hát trữ tình làm say đắm lòng người quan họ và khách thập phương ngân lên trong không gian văn hoá
quan họ. Quá trình hình thành lời ca, làn điệu quan họ gắn liền với quá trình phát triển của đời sống xã hội nhằm nâng cao
và tôn vinh các mối quan hệ cộng đồng và giao lưu văn hóa. Cũng vì lẽ đó, sinh hoạt quan họ thường gắn liền với những
sinh hoạt hội hè, ca hát, giao lưu; gắn với đời sống tình cảm, tinh thần của người lao động biết hưởng tới cái đẹp. Dân ca
quan họ mang nhiều nét độc đáo, được chia thành những loại sau:

Quan họ truyền thống : Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Quan họ, vùng Kinh Bắc có tất cả 49 làng duy trì được lối chơi
văn hóa Quan họ (44 làng ở Bắc Ninh, 5 làng ở Bắc Giang) với hàng ngàn bài hát lời cổ mộc mạc, dân dã mang nét đẹp
riêng vừa thiêng liêng, vừa cổ xưa mà rất Việt Nam. Kho băng ghi âm quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát
hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh.

Quan họ truyền thống hát không nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân ở các làng quê.
Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh
đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ…

"Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức (thưởng thức “cái tình” của
bạn hát). Các làn điệu quan họ cổ tiêu biểu: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái
ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, Gió mát trăng thanh, Tứ quý... vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan họ" ưa thích và
hát đến ngày nay.

Quan họ mới: Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ" là hình thức biểu diễn (hát) quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc
trong các sinh hoạt cộng đồng, như: Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch...Từ sau năm 1954, quan họ được khai thác làn
điệu, đặt lời mới thành ra ca cảnh diễn trên sâu khấu. Thực tế, quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm.
Các băng đĩa CD, DVD về quan họ ngày nay đều là hình thức quan họ biểu diễn trên sân khấu.

Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với
nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra nhiều nơi, đến với thính giả trong nước và các
quốc gia trên trên thế giới.

Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa
phụ họa... Quan họ mới cải biên các bài bản truyền thống theo hai cách: không có ý thức và có ý thức. Dù ít hay nhiều
nhưng hình thức hát quan họ có nhạc đệm được coi là cách cải biên không có ý thức. Đa số các bài quan họ mới thuộc
dạng cải biên. Cải biên có ý thức là những bài bản đã cải biên cả nhạc và lời của bài bản quan họ truyền thống. Hát quan họ
với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức loại cải biên không nhiều ấy đã bị tưởng nhầm là quan họ truyền thống (ví
dụ bài "Người ở đừng về" do Xuân Tứ cải biên từ làn điệu "Chuông vàng gác cửa tam quan"; bài "Sông Cầu nước chảy lơ
thơ" do Mai Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống "Nhất quế nhị lan"…)…
Quan họ mới được ưa thích hơn quan họ truyền thống không phải do không gian và những sinh hoạt theo lề lối cổ của quan
họ không còn, mà một phần là do hoạt động "hát quan họ" ngày nay thường được gắn với chính quyền, nhiệm vụ tuyên
truyền, giới thiệu, quảng bá quan họ trên diện rộng.

Hình thức hát Quan họ: Nét đặc trưng của quan họ chính là ở hình thức hát đối đáp giữa một bên liền anh và một bên liền
chị trong không gian văn hoá Quan họ.

Hát hội (hát vui và hát thi-hát giải): hình thức "hát vui đôi câu để vui xuân, vui hội, vui bàu, vui bạn" là hình thức ca hát Quan
họ chủ yếu ở hội. Hát canh (còn được gọi là canh ca): Một canh hát Quan họ đúng lề lối xưa thường diễn ra vào mùa xuân
hoặc mùa thu, mùa của hội chùa, hội đình làng vào đám, giữa những nhóm Quan họ nam và nữ mới nhau đến nhà "ca một
canh cho vui bàu vui bạn, vui xóm, vui làng, cầu may, cầu phúc".
Canh hát thường được giữ đúng các lề lối như Quan họ đã định ra và thường kéo dài từ 7- 8 giờ tối đến 2- 3 giờ sáng. Ðôi
khi, hội làng mở nhiều ngày, cũng có những canh hát kéo dài 2-3 ngày đêm. Hát lễ thờ: Khi các Quan họ rủ nhau đến hội
làng để hát vui hoặc hát giải, thì mỗi nhóm Quan họ thường sắm sửa trầu, cau, hương, nến, hoa quả để vào đình làm lễ
thánh và cũng là lễ trình dân. Hát cầu đảo (cầu mưa): Người Quan họ cũng như đông đảo cư dân nông nghiệp trên quê
hương Quan họ dùng tiếng hát thấu đến trời cao và thế giới thần linh mong muốn mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt,
dân an, vật thịnh, âm dương ngũ hành, đất trời và con người hoà hợp... Hát cầu đảo diễn ra ở một số đền miếu trong vùng
và thường chỉ có Quan họ nữ. Những ngày đó, Quan họ nữ trong làng phải giữ gìn chay tịnh, đến ăn ngủ tại cửa đền hát
liền 2-3 ngày đêm những bài có nội dung cầu nguyện mưa thuận gió hoà và chỉ hát một giọng La rằng (không hát bài tình tứ
trao duyên như Quan họ thường hát). Hát kết chạ: Các làng đã kết chạ anh chạ em (có nơi gọi là kết ước, ăn giải), vào dịp
có hội lễ, chạ anh chạ em thường mời nhau sang dự hội, mời nhau sang ca vui ở hội hoặc ca những canh hát thâu đêm
trong nhà gọi là hát kết chạ. Cuộc hát này thường gồm nhiều bài ca chúc tụng theo giọng La rằng, sau đó là đối đáp bài
giọng Vặt mà Quan họ cho là hay, phải có giọng ca thật khéo mới "bắt" nổi. Xong cuộc hát Quan họ kết chạ này, các nhóm
Quan họ mới mời nhau toả đi hát tự do trong hộ.

Hát giải hạn: Sau khi thực hiện xong các nghi thức cúng lễ giải hạn, gia đình thường mời từ 4-6 nhóm Quan họ vừa nam,
vừa nữ đến nhà ca một đêm Quan họ với niềm tin cái may sẽ đến, cái rủi sẽ qua. Hát giải hạn không bị gò bó nhiều vào lề
lối mà có thể chỉ ca đối đáp một bài theo giọng La rằng, sau đó bên hát trước muốn hát bài nào thì bên hát sau hát đối bài
đấy (không đối đúng cũng cho qua) và canh hát kéo dài gồm những bài đối đáp có nội dung vui vẻ, gắn bó, hẹn ước, thề
nguyền...Kết thúc canh hát, Quan họ hát đôi câu giã bạn rồi chúc gia chủ may mắn, bình yên, rủi không đến, phúc ùa về...
và nhận "lộc thánh" của gia chủ.

Hát mừng: Hát nhân ngày vui, mở tiệc khao (khánh thành nhà, con cái đỗ đạt, lên thọ, thăng quan tiến chức...). Ngoài
những nghi lễ mời họ hàng, dân làng đến ăn mừng thì trong vùng Quan họ thường mời những canh hát Quan họ của nhiều
nhóm kéo dài có khi vài ngày đêm.Trong cuộc hát mừng này, Quan họ không phải tuân thủ lề lối nghiêm ngặt mà hầu hết là
ca những bài giọng Vặt nội dung lời ca sâu nặng nghĩa tình, gắn bó keo sơn và không khí hát phải thật vui (tránh những bài
có lời ca ai oán, trách móc, than thân trách phận).

Theo tài liệu cổ, hát trên đồi, sau chùa, ở nhà, mỗi nơi có lối hát khác nhau, có không khí khác nhau và gieo vào lòng người
xem những cách cảm nhận khác nhau. Hát trên đồi là lối hát thoải mái, không cần lề lối, đôi khi rất tình cờ. Nam che ô, nữ
cầm nón quai thao che nửa mặt, vừa giữ ý tứ, vừa để âm thanh khi hát trở nên ấm hơn, vang hơn. Vừa hát, người quan họ
vừa mời nhau và mời khách những miếng trầu têm hình cánh phượng. Ở đó, lời ca, câu hát được sáng tạo một cách tài
tình, đầy cảm xúc, làm say đắm lòng người, thấm đượm giá trị nhân văn. Những làn điệu “Trên rừng ba mươi sáu thứ chim”,
“Ngồi tựa mạn thuyền”, “Ngũ cung”, “Hoa thơm bướm lượn”, “Con nhện giăng mùng”… ngân lên trong khung cảnh đậm chất
Quan họ ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật.
Dân ca Quan họ- Nét sinh hoạt văn hóa giao duyên đậm chất trữ tình của hai cộng đồng làng xã

Cũng như các loại hình dân ca khác, Quan họ bắt nguồn từ nhu cầu hoạt động văn nghệ của quần chúng nên rất khó
xác định thời điểm xuất hiện. Theo thần tích làng Diềm (thôn Viêm Xá - Hoà Long - Yên Phong - Bắc Ninh), công chúa Nhữ
Nam con vua Hùng du xuân gặp mưa to gió lớn dừng chân ở làng Diềm và ở lại dạy dân làm ăn, giáo hoá lễ nghĩa. Những lúc
nông nhàn, bà dạy dân các làn điệu hát đối đáp nam nữ. Nhờ có bà, dân làng no đủ cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Khi
bà mất, dân làng lập đền thờ và tôn làm Thành hoàng làng. Hội đền được tổ chức vào ngày 6/2 âm lịch. Ngoài các nghi thức tế
lễ dâng hương còn có các sinh hoạt “bọn” Quan họ đặc sắc để tưởng nhớ đức Vua Bà thuỷ tổ Quan họ.

Từ làng Diềm, các làn điệu và lề lối hát đối Quan họ lan toả sang nhiều làng quê khác. Theo truyền thuyết, vào thời Lý, dân ca
Quan họ đã phổ biến hầu khắp phủ Thiên Đức. Tuy nhiên, người có công tổ chức hát xướng và bổ sung nâng cao dân ca Quan
họ là quận công Đỗ Nguyên Thụy, quê Bình Cả - Nội Duệ - Tiên Du - Bắc Ninh. Ông làm quan thời chúa Trịnh Cương, hiện ở
quê còn di tích lăng mộ đá và nhà thờ khá hoàn chỉnh được xây dựng từ năm 1734. Tại lăng mộ có bia “Thọ phúc thần hiến
điền bi ký”, ghi rõ: “Tết trung thu năm nào Đình Cả và Lộ Bao không tiến hành ca hát được thì phải noi theo các xã, thôn khác
chiếu lệ phụng thờ, từng ngày sửa lễ vật như khi có công việc ca hát”. Quận công đã tổ chức thi hát Quan họ quy mô hàng tổng
với ý nguyện: “Mong mỏi hai thôn Đình Cả, Lộ Bao cùng Nội Duệ, Duệ Khánh và các xã, thôn khác hàng năm vào dịp cầu phúc,
hát xướng Tết Trung thu phải cố noi kịp để nối dài huyết mạch”.

Hát Quan họ chủ yếu chỉ được tổ chức ở mỗi làng mỗi năm một lần vào dịp hội làng. Ngoài một bộ phận nhỏ mang
nội dung chúc tụng, khẩn cầu, đại bộ phận các bài ca mà các anh Hai, chị Hai Quan họ (cách gọi nhau theo truyền thống) đối
đáp với nhau đều mang nội dung giao duyên trữ tình rất thắm thiết. Các cuộc Hát Quan họ có thể diễn ra ở trong nhà cũng
như ngoài trời. Phương thức sinh hoạt ở các làng khá đa dạng, song nhìn chung, ngoài một số nét khác biệt, trong Hát Quan
họ chứa đựng cả những nét có ở nhiều thể loại hát đối đáp nam nữ của các tộc trên đất nước.Quan họ là hình thức hát đối
giữa liền anh - liền chị của hai cộng đồng làng xã. Hát đối đáp nam nữ như hát Ví, hát Trống quân, hát Đúm… nhiều vùng
đều có. Nó gắn với tục kết bạn nam nữ, kết nghĩa giữa hai làng khác nhau. Hát Quan họ bao giờ cũng hát đôi, trình tự hát
vừa theo nội dung vừa theo làn điệu, đối lời kèm đối giọng. Riêng ở Bắc Ninh, những người tham gia quan họ vươn tới một
mục đích cao hơn. Hát trong quan họ được nâng lên mức nghệ thuật, không còn là phương tiện để giao duyên. Để có thể hát
cả đời với nhau, những liền anh liền chị, khi đã kết nghĩa, nguyền không lấy nhau. Trong trường hợp không cưỡng lại được,
đi đến hôn nhân, coi như họ đã tự loại mình ra khỏi cuộc chơi.

Luật chơi nghiêm ngặt này góp phần đưa quan họ vươn tới những vẻ đẹp độc đáo trong kỹ thuật hát. Vậy nên, dù thuộc về
thú chơi nhưng hát quan họ đòi hỏi người hát phải có sự đào luyện tương đương với các thể loại chuyên nghiệp như ca trù,
hát văn, chèo…Trong khi các thể loại hát trai gái khác thường có chỉ một làn điệu (và cũng chính là tên gọi của thể loại), thì
quan họ từng đạt tới một lượng bài bản lên tới trên dưới 300 làn điệu (thống kê của Hội nghị quan họ lần thứ V- 1973).

Về trang phục trong hát Quan họ: Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường
bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Chất liệu để may áo cánh và áo dài thường là các loại vải màu
trắng như diềm bâu, vải cát bá, vải phin, vải trúc bâu hoặc bằng sồi, lụa nếu ở vùng có trồng dâu nuôi tằm. Riêng áo dài bên
ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn mầu đen, cũng có
người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm,
xanh lá mạ non, màu vàng chanh...gọi là áo kép.

Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm
bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần.

Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Cùng với quần, áo, khăn xếp, dép,… các liền anh thường có thêm nón chóp với
các dạng chóp lá thường hoặc chóp dứa, có quai lụa màu mỡ gà. Ngoài ra cũng thường thấy các liền anh dùng ô đen. Các
phụ kiện khác là khăn tay, lược, những "xa xỉ phẩm" theo quan niệm thời xưa. Khăn tay bằng lụa hoặc bằng vải trắng rộng,
gấp nếp và gài trong vành khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong.

Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bảy", nghĩa là liền chị có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ
ba) hoặc bảy áo dài lồng vào nhau (mớ bảy). Tuy nhiên trong thực tế, các liền chị thường mặc áo mớ ba. Về cơ bản trang
phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa truội nhuộm. Yếm thường có
hai loại là yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ viền (dùng cho thanh nữ). Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu
trắng, vàng, ngà, là những màu nhẹ nhàng, nền nã. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự
như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn.
Áo dài năm thân của nữ, có cài khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước mà thời xưa con gái thường mặc trong hội hè,
cưới hỏi hoặc hiện nay các diễn viên nghệ thuật thường mặc. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài
ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh dán trong khi áo dài trong thường nhuộm
màu khác nhau: màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hồ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm v.v. Áo cánh
mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mỡ gà.

Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên), xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hồ
thủy (xanh biển) v.v…cũng đôi khi bắt gặp yếm màu trắng. Các liền chị Quan họ dường như không muốn những chiếc yếm,
chiếc áo của mình bị che kín hoàn toàn nên đã gẩy một chút màu tươi sáng từ chiếc yếm và chiếc viền áo năm thân lật trái ra
ngoài. Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng.

Liền chị mặc váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy
ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy
người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau
hơi hớt lên chớm tầm đôi con khoai phía gót chân.

Liền chị mang dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công; có một vòng tròn bằng da trên
mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai (bên cạnh ngón chân cái) khiến khi đi lại, không rơi được dép. Mũi dép uốn cong
và người thợ làm dép phải biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ, che dấu đầu các ngón chân.

Ngoài áo, quần, thắt lưng, dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng đeo dây xà
tích.

Dân ca Quan họ với lễ hội truyền thống


Tục lệ của các làng Quan họ qui định chặt chẽ: Quan họ phần lễ là để thờ Thần, thờ Phật, nhằm thỏa mãn nhu cầu
tâm linh là “cầu may” - tức cầu cho Thần, Phật phù hộ cho dân an vật thịnh, mùa màng phong đăng hòa cốc. Phần
hội là diễn ra các tục trò dân gian vui chơi giải trí như: tuồng, chèo, ca trù, quan họ, vật… nhằm thư giãn sức dân
sau những ngày mùa vụ vất vả trong năm.

Khác với lễ hội của các làng khác, lễ hội của các làng Quan họ thường có tục hát Quan họ diễn ra cả phần
lễ và phần hội. Quan họ phần lễ là để hát những làn điệu cổ có nội dung ca ngợi công đức của Thần, Phật cầu may
cho dân làng. Quan họ phần hội là để các liền anh, liền chị của các làng đến dự hội hát đối đáp giao lưu, mang đậm
văn hóa lễ nghĩa của một vùng quê hàng ngàn năm văn hiến.

Quan họ phần lễ: Theo tục lệ của các làng Quan họ gốc, hát thờ Thần được qui định chặt chẽ như: Chỉ có
Quan họ nam hoặc nữ của làng được hát. Trong hát thờ chỉ được hát những những giọng lề lối (giọng cổ) như: Hừ
la, La rằng, Tình tang, Cây gạo... có nội dung ca ngợi công đức của Thần. Hệ thống giọng cổ này có vị trí là khởi
nguồn của các làn điệu sau này. Tuyệt đối không được hát giọng vặt có nội dung nam nữ yêu đương.

Quan họ phần hội: Quan họ phần hội là để Quan họ nam và nữ của các làng hát đối đáp giao duyên nhằm tạo
không khí vui vẻ, giải trí với nhau. Hội của các làng Quan họ hấp dẫn và quyến rũ nhất chính là phần Quan họ hát
đối đáp giao duyên với nhau. Bởi các liền anh, liền chị bằng những làn điệu, những lời ca ngọt ngào đầy tình cảm
thể hiện những tâm trạng yêu đương, nhớ nhung, đằm thắm, da diết, quyến luyến của những lứa đôi. Sách “Kinh
Bắc phong thổ” ghi lại tục hát Quan họ ở làng Xuân Ổ (Ó) rằng con gái làng này hát rất hay và coi việc đón bạn trai
về nhà trong ngày hội là điều may mắn. Hẳn vì thế, ở những hội Quan họ như Diềm, hội Lim, hội Ó, hội Nhồi...
người ta thấy từng tốp Quan họ nam và nữ say sưa hát ở sân đình, sân đền, sân chùa, trên đồi núi, quanh đình
chùa... có khi tràn cả xuống bờ ruộng, trên thuyền giữa sông nước.
Sau phần lễ là phần hội, Quan họ chủ nhà đưa bạn tham gia phần hát hội. Các liền anh, liền chị Quan họ từng tốp
hát đối đáp giao duyên say sưa bên nhau ở sân đình, sân chùa, tràn cả xuống những vạt núi, đồi, ruộng và trên ao
hồ quanh đình, chùa và đây chính là phần hấp dẫn nhất của các lễ hội Quan họ. Sau khi tham gia hát hội, Quan họ
chủ nhà đưa bạn mình về “nhà chứa” để hát canh Quan họ với nhau. Vào canh hát Quan họ, bao giờ Quan họ chủ
nhà cũng mời trầu nước bằng những cử chỉ, lời ca cung kính, tế nhị. Vào canh hát bao giờ người ta cũng hát đôi và
hát đối theo lề lối. Hát theo lề lối có nghĩa là các đôi Quan họ bắt đầu hát bằng hệ thống giọng cổ như: Hừ la, La
rằng, La hời, Tình tang, Cây gạo, Cái ả, Lên núi, Xuống sông... Hát chừng 10 bài giọng lề lối, chuyển sang giọng
sổng vài câu, tiếp đến là giọng vặt và cuối cùng là giọng giã bạn. Giữa canh hát bao giờ chủ nhà cũng mời Quan họ
bạn xơi cơm, uống nước Quan họ (cỗ mặn, chè nước, bánh ngọt...). Tất cả các cử chỉ mời trầu, mời nước, mời
ăn... đến ca hát đều lịch thiệp, khéo léo, tế nhị với những lời ca tiếng hát ngọt ngào, đằm thắm. Khi Quan họ bạn
xin phép ra về thì Quan họ chủ sẽ tiễn ra tận cổng làng. Ở đây họ còn dùng dằng lưu luyến nhau bằng một số câu
giã bạn.

Đối với các làng Quan họ “kết chạ” với nhau như: Diềm-Bịu, Bồ Sơn-Y Na-Khả Lễ… thì không những họ coi nhau
như anh em ruột thịt trong cuộc sống hàng ngày, mà những ngày đình đám hội hè là dịp để sinh hoạt giao lưu
văn hóa Quan họ, thắt chặt thêm mối quan hệ đầy tính nhân văn giữa hai làng. Thường thì từ vài ngày trước hội,
làng có hội cử đôi Quan họ sang làng Chạ (bạn) để có nhời mời Quan họ bạn. Đúng hẹn, Quan họ chủ nhà sẽ ra
tận đầu làng đón bạn (khách) “tay bắt mặt mừng” bằng những câu ca Quan họ nghe ngọt ngào, lịch thiệp, tế nhị.

Vào đêm trước hội, các Quan họ thường tổ chức hát mừng thọ các cụ cao tuổi trong làng và những canh
hát đãi khách thập phương tại đình, chùa làng. Những ngày này khách thập phương đến làng dù là khách quen hay
người lạ lần đầu tiên mới đến đều được các gia đình trong làng đón về khoản đãi cơm nước và nghỉ ngơi. Nếu
khách yêu quí Quan họ mà ở lại cho đến hết hội càng quí. Nhà nào đón được nhiều khách đều rất phấn khởi vì họ
cho rằng như vậy là năm đó họ làm ăn phát đạt, thuận lợi.

Hội Lim được coi là hội hát quan họ lớn nhất vùng Kinh Bắc được tổ chức và trung tuần tháng Giêng âm
lịch hàng năm. Ngày 13 chính hội, nhưng từ những ngày sau Tết âm lịch, trong xóm ngoài làng đã rộn rã tiếng đàn,
tiếng sáo hòa vào tiếng hát lảnh lót của các chị Hai, anh Ba. Từ khoảng mùng 10 đến ngày 13, không khí lễ hội rộn
rã nhất và du khách thập phương cũng trảy hội đông nhất.

Bên cạnh Hội Lim, vùng Kinh Bắc còn nổi tiếng bởi Hội làng Diềm (6/2 âm lịch) - nơi có đền thờ Vua Bà,
được coi là thủy tổ quan họ. Chính làng Diềm (Yên Phong) mới là nơi “khai sinh” ra quan họ, vì thế quan họ làng
Diềm được coi là quan họ “gốc”, dù Hội làng Diềm không nổi tiếng bằng hội Lim, nhưng nó “đậm đặc” chất quan họ
hơn, cổ kính và dân dã hơn. Ngoài hai Hội làng to nhất là Lim và Diềm thì vùng Kinh Bắc còn nổi tiếng bởi những
hội hát quan họ như: Bịu, Ó, Nhồi, Bùi, Bò

Các hình thức sinh hoạt vǎn hoá Dân ca Quan họ


Sinh hoạt vǎn hoá Quan họ của liền anh, liền chị xứ Kinh Bắc có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Cuộc
hát Quan họ được xem là Canh hát chính thống thường phải tuân thủ đủ trình tự các chặng: lề lối, giọng vặt và giã
bạn.

Trong ba chặng hát: Lề lối, giọng vặt, giã bạn – mỗi giai đoạn đều có những biểu hiện khác biệt ở phần nội
dung cũng như hình thức cấu trúc bài bản. Lề lối là các bài Quan họ cổ, thường được hát ở nhịp độ chậm, bài bản
có nhiều tiếng đệm, lời phụ. Người hát những bài Quan họ Lề lối phải biết kỹ thuật hát vang, rền, nền, nảy, ngắt,
rớt mới có thể thực hiện tốt và “đúng chất” Quan họ. Giọng vặt có số lượng bài bản phong phú, nội dung vǎn học
cũng như ngôn ngữ âm nhạc có sức hấp dẫn nhiều đối tượng thưởng thức âm nhạc trong và ngoài nước. Chính
những hình thức sinh hoạt quan họ này đã góp phần lưu truyền, bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc.

Về những bài hát Dân ca Quan họ, được phân chia ra nhiều thể loại: Giao duyên Thờ cúng tổ tiên

Cầu mưa Cầu may mắn và thịnh vượng Cầu ân phúc của tổ tiên

Hát quan họ còn có nhiều hình thức khác nhau như lối hát trùm đầu ở làng Viêm Xá, hát hiếu ở Lũng
Giang…Hầu như mỗi làng đều có những thêm bớt đặc thù của từng địa phương nhưng tựu chung thì vẫn
cùng mục dích vui chơi hội hè đình đám trong những ngày nông nhàn và cầu mong phúc lợi cho một cuộc
sống thanh bình thịnh vượng.

Gìn giữ Dân ca Quan họ trong đời sống hôm nay


Vùng Kinh Bắc có đến 49 làng quan họ, mỗi làng tổ chức lễ hội vào một thời điểm khác nhau với phong
thái và hình thức thay đổi cho phù hợp với thời tiết và các ưu điểm thiên nhiên. Đi tìm nguồn gốc của nghệ thuật
hát quan họ, các học giả đều đi đến một kết luận chung ngay từ khởi thủy hát quan họ là một hình thức tương trợ
không có văn bản giữa những làng xóm trong xã hội Việt Nam cổ xưa. Làng này có việc hay lễ hội đình đám thì
những làng lân cận sang giúp đỡ hoặc góp vui bằng những lễ vật hay câu ca tiếng hát. Thâm tình giữa những làng
quan họ đi ra ngoài những tình cảm thông thường bằng cách nghiêm cấm con trai con gái của những làng quan họ
không được kết hôn với nhau để giữ tình kết nghĩa lâu bền.

Dân ca quan họ chính là tài sản quý của quốc gia, cần được bảo tồn, phát triển và quảng bá. Bởi vậy, ngày 25-9-
2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức đệ trình hồ sơ Quan họ lên Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo
dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) để xét công nhận Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn và phát huy loại hình này vẫn còn nhiều vấn đề. Theo tiến sĩ Lê Đức Toàn,
Viện trưởng Viện âm nhạc Việt Nam, những điều hay, lẽ đẹp của quan họ truyền thống đang bị lấn át bởi
những xu hướng mang tính phổ cập, thị trường. Cũng như nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác,
không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh đang bị rạn nứt do chịu những tác động tiêu cực của dòng chảy
hiện đại. Những bài quan họ cổ xuất hiện ít hơn, trình diễn quan họ theo đúng lề lối cổ cũng mai một dần,
hầu như không có sự sáng tạo, ứng tác trong các cuộc đối đáp quan họ, kể cả các cuộc thi hát quan họ
hằng năm do ngành Văn hoá tổ chức. Những thiết bị điện tử hỗ trợ cùng dàn nhạc đệm vô tình làm mất đi
nét đặc trưng nhất của quan họ là "vang, rền, nền, nẩy". Trong bối cảnh đó, việc bảo tồn và phát triển dân
ca quan họ cần có một hướng đi đúng, phù hợp với đặc thù của văn hoá quan họ, bảo tồn, khôi phục quan
họ cổ và phát triển các giá trị cổ sao cho thích nghi với hiện đại. Cái cũ sống được trong đời sống hiện đại
thì mới có giá trị và cái mới phải dựa trên nền tảng giá trị nhân văn của cái cũ, phù hợp với giá trị văn hoá
hiện đại. Mô hình bảo tồn tốt nhất mà UNESCO đề xướng là bảo tồn trong cộng đồng, trong chính môi
trường diễn xướng của loại hình nghệ thuật dân gian đó. Và, hơn ai hết, chính cộng đồng sở hữu di sản
phải ý thức được giá trị sản phẩm văn hóa của mình, để rồi gìn giữ nó, phát huy nhân rộng nó. Khi nào
người dân nhận thức được vai trò và ý nghĩa quan trọng của di sản và hành động cụ thể, thiết thực thì mới
có cơ sở để bảo tồn có hiệu quả. Bởi đặc trưng của dân ca quan họ là phải gắn kết chặt chẽ với lễ nghĩa,
tín ngưỡng, lễ hội, cần đánh thức tiềm năng sáng tạo của cộng đồng bằng cách tổ chức lại các cuộc thi ứng
tác quan họ trong lễ hội như ngày xưa. Dân ca quan họ của Việt Nam trong đời sống hôm nay đã khẳng
định được vị trí của mình trong lòng những người hâm mộ không chỉ ở trong nước, mà còn ở nước ngoài.
Theo Tiến sĩ âm nhạc người Đức Gisa Jaehnichen, dân ca quan họ của Việt Nam xứng đáng là Di sản phi
vật thể của thế giới bởi sự độc đáo và thú vị của nó. Chị Gisa Jaehnichen, giảng viên Đại học tổng hợp Johann
Wolfang Goethe, Frankfurt Mainz (Đức) - người đã có nhiều công trình nghiên cứu về dân ca Việt Nam - khẳng
định, cái độc đáo của quan họ Bắc Ninh là không thể tách riêng âm nhạc ra khỏi qui tắc của đời sống được. Bởi,
hát quan họ là phải gắn với nhiều thứ khác như lễ hội, phong tục, quy ước trong hát, rồi kết bạn, hát đối đáp, hội thi
hát. Do đó, nói đến Quan họ là bao hàm một nền "văn hoá Quan họ Bắc Ninh".
Về vấn đề bảo tồn các di sản của Việt Nam, theo chị, Quan họ cũng như các bộ môn nghệ thuật truyền thống khác
không nhất thiết phải bảo tồn bằng được vốn cổ hoặc càng cổ càng tốt, vì hiện nay đã là thế kỷ 21, cái chính là phải
diễn tả được cái ngày xưa theo thẩm mỹ ngày nay thì mới đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Bên cạnh đó,
việc giáo dục văn hoá dân tộc cần được đưa vào hệ thống giáo dục.Trong nền văn học nghệ thuật dân gian Việt
Nam, dân ca quan họ là một loại dân ca đặc sắc cả về âm nhạc và văn chương. Hát quan họ là một lối hát đòi hỏi
tập luyện công phu và có tính tập thể với những lề lối, quy định bền chặt đã trở thành phong cách, được thực hiện
nghiêm ngặt từ tổ chức đến hình thức diễn xướng. Lề lối của các bài quan họ cổ thường được hát ở nhịp độ chậm,
bài bản, có nhiều tiếng đệm, lời phụ. Người hát những bài quan họ lề lối phải biết kỹ thuật hát vang, rền, nền, nảy,
ngắt, rớt… Vì thế, quan họ cổ không cần nhạc đệm, không cần tăng âm, micro nhưng vẫn vang và người nghe dễ
dàng nghe được dù là trong những lễ hội đông người. Trải qua một quá trình phát triển lâu đời trên một vùng đất có
sự giao lưu rộng và phát triển sớm, Hát Quan họ đã trở thành một điểm sáng trong dân ca Việt Nam. Dân ca Quan
họ có khoảng 180 bài khác nhau, không tính các dị bản - một trong những kỷ lục của các thể loại dân ca Việt Nam.

Lời hay ý đẹp, ngôn ngữ bình dân nhưng tinh tế, ý nhị, giàu hình tượng và cảm xúc; âm điệu phong phú, trữ
tình; lối hát mượt mà với kỹ thuật nảy hạt độc đáo; phong cách lịch thiệp - tất cả làm nên vẻ đẹp và sức hấp
dẫn của dân ca Quan họ.

Cinet tổng hợp

Một nét tâm linh miền Quan họ


Thứ Tư, 19/03/2008 - 8:44 AM
Có người đã nói: Du xuân vùng Kinh Bắc mà không đến hội làng Diềm (làng Viêm Xá, xã Hoà Long, thành
phố Bắc Ninh) là chưa biết đến miền Quan họ. Quả thực, nếu xét về mặt tín ngưỡng, lễ hội Đền Vua Bà Thủy tổ
Quan họ được tổ chức vào ngày 6, 7 tháng Hai âm lịch hàng năm tự bao đời nay vẫn giữ nguyên giá trị. Đến với
hội Diềm, du khách có thể dễ dàng cảm nhận những đặc trưng trong sinh hoạt văn hoá Quan họ dù chỉ diễn ra
trong phạm vi một đơn vị hành chính nhỏ hẹp.
Người ta đến với hội Diềm không một chút ồn ào. Trên con đường bê tông sạch đẹp dẫn vào quê hương Thuỷ tổ Quan họ, các bà, các
chị xúng xính trong chiếc áo mớ ba mớ bảy, đầu đội lễ lên Đền. Gặp cảnh ấy, chúng tôi cứ ngỡ mình được trở lại ngày xưa. Một
cảm giác thanh bình đến kỳ lạ bỗng ùa về, xốn xang và đầy thích thú. Tiếng trống hội kéo tôi trở lại không gian làng Diềm hiện
tại. Ngày mùng 6 mới là chính hội nhưng từ chiều mùng 5, cửa đình đã được mở để làm lễ nhập tịch. Trước lễ khai mạc, 2 tiết
mục văn thể của chi Hội Người cao tuổi thôn và Hội Người Cao tuổi thành phố Bắc Ninh đã mang đến cho quý khách gần xa những
thú vị bất ngờ. Sau lễ rước trang trọng và màn trống theo nghi lễ truyền thống chính thức khai hội, các liền chị, liền anh làng Quan họ
gốc diễn lại tích “Bà Chúa phát lệnh mở hội xuân”. Đây là dịp để những du khách lần đầu tiên đến với hội Diềm được hiểu rõ hơn về
nguồn gốc lễ hội Đền Vua Bà - người có công khai sinh và truyền dạy cho người dân nơi đây những làn điệu vấn vít lòng người. Chị
Hai Sứ trong vai Bà Chúa hào hứng kể lại cho chúng tôi cảm xúc khi được chọn diễn từ 3 năm nay. Với chị, được thừa hưởng giọng
ca ngọt ngào “vang - rền - nền - nảy” và cùng đắm mình trong lối sinh hoạt đặc trưng, thể hiện sự thủy chung, son sắt đã là một may
mắn. Cũng trong tích truyện, câu ca Khách đến chơi nhà thêm một lần nữa thể hiện thịnh tình của người Quan họ. Nghi lễ “Rước kiệu
Vua Bà đi vãn cảnh xuân” càng tô đậm tín ngưỡng mang đậm chất dân gian, một biểu hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của
người dân nơi đây.

Canh hát truyền thống của Quan họ làng Diềm đã mở từ tối mồng 5 tại Đền Vua Bà, song không vì thế mà kém phần đặc sắc
trong suốt ngày mồng 6. Lễ hội năm nay không tách bạch 2 phần: Lễ và Hội mà diễn ra song hành. Văn hoá Quan họ với những
nét sinh hoạt đặc trưng vẫn gắn bó với người dân làng Diềm và được họ trân trọng, giữ gìn. Các điểm hát Quan họ (bao gồm cả Quan
họ cổ không nhạc đệm và ca nhạc Quan họ) được mở rộng. Nếu thích nghe Quan họ, bạn có thể nghe bên Đền Cùng - Giếng Ngọc hay
thuyền rồng, nếu bạn là người thích sự sâu lắng, cổ xưa hãy tìm đến những canh hát trong Đình Diềm và Đền Vua Bà, “nhà chứa” của
cụ Dành cũng là điểm đến quen thuộc đối với du khách đặc biệt yêu thích Quan họ.

Bữa cơm Quan họ tại Nhà văn hoá thôn khiến chúng tôi có dịp làm quen với nhiều người, cũng là cơ hội để biết họ cảm nhận điều gì ở
làng Diềm nổi tiếng. Sau khi hai liền chị nâng chén xuân ca câu “Tay tiên chuốc chén rượu đào”, nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Lê
Danh Khiêm với vốn kiến thức đáng nể về văn hoá Quan họ đã phân tích “Câu này mỗi nơi hát một khác, có nơi hát sai lời nên
làm mất đi ý nghĩa vốn có của nó. Đây là sáng tác của người làng Diềm nên muốn nghe đúng lời, đúng điệu, chỉ có thể đến nơi
này”. Ông Nguyễn Tuấn Lợi vốn là cán bộ của Bộ Xây dựng năm nay đã ngoài 70 song vẫn rất minh mẫn. Lần đầu tiên về với
làng Diềm cùng với 7 người nữa, toàn là dân văn chương, ông Lợi khoe mỗi người một mục đích. Đội kia là sinh viên khoa Viết văn
Nguyễn Du (trường Đại học Văn hoá Hà Nội) do nhà văn Nguyễn Đình Chí, con trai nhà văn Nguyễn Đình Thi dẫn đầu về điền dã,
khơi nguồn cảm hứng, còn ông vốn là dân Xây dựng, muốn tìm hiểu về kiến trúc đình Diềm. Ông bảo, có đến một trung đội sinh viên
trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội cũng về đây chơi hội, tìm hiểu về một loại hình văn nghệ dân gian độc đáo.

Lễ cầu đảo mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, vật nuôi sinh sôi nảy nở vốn là tín ngưỡng phồn thực của người dân làng
Diềm, song nghi lễ này đã thiếu vắng từ nhiều năm. Hội Đền Vua Bà năm nay, lần đầu tiên Lễ cầu đảo, đặc sắc với hội cướp cầu có sự
tham gia của khoảng 300 người là một tín hiệu vui về sự trở lại của một nét đẹp truyền thống đã mang thêm nhiều hiểu biết cho khách
thập phương.

Trong làn mưa xuân phơi phới, câu hát Giã bạn càng thêm lưu luyến. Tình người Quan họ bao nhiêu đời nay vẫn thế, chẳng hẹn vẫn
quấn quýt trong mùa hội sau./.

- Nghệ thuật sử dụng từ có nghĩa xác định cụ thể để mở ra sự trừu tượng, sự


hàm ý phong phú, sâu rộng của lời ca

Người Quan họ rất tài tình trong việc sử dụng nhũng từ có ý nghĩa xác định cụ thể, để
mở ra sự trừu tượng, sự hàm ý phong phú, sâu rộng, làm cho lời ca ít lời mà sâu sắc, luôn luôn
rộng mở về ý, khiến người nghe, người cảm thụ phát huy được khả năng liên tưởng, tưởng
tượng, cảm xúc. Cũng sử dụng thủ pháp ấy, nhưng tinh tế, sâu sắc, kín đáo đến mức nghe lâu,
ngẫm lâu mới thấy ý muốn nói, mà khi đã thấy rồi thì lại thấy ý tình muốn nói kia thật rõ ràng,
không cầu kỳ ẩn dấu. Những tính chất và đặc điểm của âm nhạc Quan họ

Nhịp độ (mouvement) của dân ca Quan họ nói chung ở trạng thái vừa phải, đôi khi ở
trạng thái hơi chậm. Phần lớn bài bản dân ca Quan họ cổ ở trong âm vực chủ yếu là một quãng
8. Nghệ nhân Quan họ như ít chú ý đến sự thay đổi về cường độ của những bài, những đoạn
Quan họ. Trong một canh hát, mọi bài hát Quan họ do một đôi nghệ nhân ca hát thường được
diễn đạt bằng một cường độ âm thanh không thay đổi. Một đôi liền anh hoặc liền chị muốn
tiếng hát của mình có chất lượng cao chẳng những đòi hỏi phải cùng thuộc những bài Quan họ
nhất định, mà còn phải có cùng một giọng hát hoà hợp, cùng một âm sắc (timbre). Giọng (ton)
của những liền anh và những liền chị khi ca hát đối đáp thường luôn cách nhau một quãng 5 hay
quảng 4 mà trong dân gian thường phân biệt bằng khái niệm "hơi nam" và "hơi nữ".

Âm nhạc của dân ca Quan họ không phải là cái gì hoàn toàn khác đối với mọi nền âm
nhạc khác, mọi nền dân ca khác. Mỗi tính chất và đặc điểm của âm nhạc dân ca Quan họ, nói
cho đúng, chúng ta đều có thể thấy hoặc nhiều hoặc ít, hoặc đậm, hoặc nhạt, ở loại dân ca này
hoặc loại dân ca kia. Sự khác nhau ở đây là thuộc về mức độ, về sắc thái. người Quan họ xưa
kia đã biết huy động, vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật có sức biểu hiện cao, có sức hấp dẫn
mạnh (mà từng thủ pháp nghệ thuật ấy thường đã được vận dụng lẻ tẻ trong một vài thứ dân ca
khác), tổng hợp chúng, phối hợp chúng một cách khá hợp lý trong mỗi tác phẩm âm nhạc Quan
họ. "Có thể nói, Quan họ là đỉnh cao của nền dân ca Việt Nam".
Tính chất tình cảm, tâm trạng của người Quan họ không chỉ phản ánh qua từng dạng điệu thức
của dân ca mà nó phản ánh qua nhiều yế tố nghệ thuật tổng hợp như: cách tiến hành giai điệu
(những quãng nhảy xa, nhảy gần, những làn sóng lớn, sóng nhỏ...), sự diễn đạt âm thanh
(staccato, legato, non legato), tốc độ, sự nhấn mạnh hoặc không nhấn mạnh những phách đầu
nhịp, thủ pháp chuyển điệu cùng những thủ pháp sáng tạo khác. Do đó, đặc điểm của âm nhạc
Quan họ cũng được biểu hiện qua nhiều yếu tố nghệ thuật, trong đó điệu thức cùng cách tiến
hành giai điệu là yếu tố vô cùng quan trọng.

Trong dân ca Quan họ có đủ năm dạng điệu thức năm bậc tự nhiên tương đương với
năm kiểu điệu thức Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, Vũ trong âm nhạc Trung Quốc. Ta gọi đó là
những điệu thức năm bậc kiểu I, kiểu II, kiểu III, kiểu IV, kiểu V. Kiểu I : Do; Re; Mi; Sol; La;
Do. Kiểu II : Do; Re; Fa; Sol; Si(b); Do. Kiểu III : Do; Mi(b); Fa; La(b); Si(b); Do. Kiểu IV :
Do; Re; Fa; Sol; La; Do. Kiểu V : Do; Mi(b); Fa; Sol; Si(b); Do. Những điệu thức kiểu V, kiểu
IV, kiểu III được vận dụng rất phổ biến trong dân ca Quan họ.

2. Với âm nhạc năm bậc (thay cho thuật ngữ "năm cung" , "ngũ cung"). Quan họ ít khi có những
bước nhảy xa, những bước đi trùng (đồng âm), nó thường được trang úc bằng những âm liền
vậc. Chúng ta đều thấy rõ điều này qua những bài bản Quan họ quen biết.

Trong dân ca Quan họ có đầy những nét nhạc được cấu tạo bởi những chùm âm liền bậc. Ðặc
điểm này chủ yếu là phản ánh tâm tư yêu mến, nhớ thương, tính chất mềm mại và uyển chuyển.

3. Nhiều nghệ nhân Quan họ đã khéo sắp xếp, nhào nặn, chế biến một số nét nhạc của nhiều bài
Quan họ khác nhau để tạo thành những bài Quan họ mới. Thủ pháp này đã tạo cho kho tàng dân
ca Quan họ có một phong cách chung về âm nhạc, song mặt khác nó cũng làm cho một số bài
Quan họ bị giảm vẻ độc đáo.

4. Trong một số bài Quan họ, tác giả dân gian đã biết tiết kiệm âm, dành dụm một âm trong thanh
âm ở âm khu thấp hoặc dành dụm một âm lạ ngoài điệu thức để chỉ vận dụng nó một đôi lần
thường ở cuối khúc hát, tạo nên một sự lạ tai thú vị đối với người nghe.

Chẳng những biết tiết kiệm âm, những "liền anh, liền chị" Quan họ còn biết tiết kiệm khu vực của
âm (âm khu), đó là cách dùng âm khu cho đắt. Cách sử dụng tiết kiệm âm khu trong dân ca Quan
họ thường được thực hiện như sau: phần đầu của khúc là phần giai điệu tiến hành ở âm khu cao,
phần cuối của khúc là phần giai điệu ở âm khu thấp.

Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, nghệ nhân Quan họ đã lần lượt sử dụng hai âm khu tương phản
với hai dạng điệu thức năm bậc khác nhau, hoặc cùng chung một dạng điệu thức những khác
giọng (tonalité) tức là khác âm chủ, và do đó ở cuối khúc xuất hiện một đôi âm mới không có mặt
ở điệu thức cũ, thí dụ bài Ra ngõ mà trông, bài Tay nâng cơi đựng giầu, bài Ông tơ sao khéo đa
đoan.

5. Ðể cho câu cú được cân phương,hoặc để nhấn mạnh một ý chính của nội dung tác phẩm, những
tác giả dân ca Quan họ đã dùng đến thủ pháp "nhắc lại nguyên vẹn cả lời ca và nhạc điệu" một bộ
phận của khúc ca. Cũng như trong hát Chèo, trong hát Ca - trù, và trong nhiều loại dân ca của
người Việt ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, hình thức nhắc lại điển hình trong dân ca Quan họ là
hình thức hát nhắc lại bốn tiếng cuối của câu lục trong cặp lời ca lục - bát.
Hình thức "nhắc lại nguyên vẹn lời và nhạc" có thể được thực hiện ở ngày đầu khúc ca, đầu bài
hát hoặc có thể ở cuối khúc ca và đó là trường hợp tương đối phổ biến.

6. Hiện tượng xuất hiện "âm cảm" trong dân ca Quan họ là một hiện tượng đặc biệt, góp phần tạo
nên vẻ độc đáo và sức hấp dẫn của âm nhạc Quan họ.

Ðối với những bài Quan họ ở điệu thức năm bậc kiểu V, một điệu thức rất phổ biến trong dân ca
Quan họ, thì âm quãng 4 tính từ âm bậc 1 của điệu thức có một vị trí hết sức quan trọng. Do nhiều
khi nó gắn bó với "âm cảm" (âm cảm ở đây là âm quãng 3 trưởng, chứ không phải âm quãng 7
tính từ âm bậc 1) cho nên sức hút của nó còm mạnh mẽ hơn âm bậc 1, nó còn mang nhiều tính
chất ổn định, tính chất của "âm chủ" hơn là âm bậc 1.

Phần lớn những bài Quan họ nằm trong trường hợp chuyển điệu - thức, hay nói như Nguyễn
Viêm là "kết hợp điệu thức", nói như Nguyễn Ðình Tấn là "ghép các kiểu ngũ cung", hoặc nói
như Trần Văn Khê, Phạm Duy là "chuyển hệ".

ở đây sẽ không đề cập đến hiện tượng chuyển từ một điệu thức này tới một điệu thức khác mà
không xuất hiện âm mới và vắng mặt âm cũ, chẳng hạn chuyển từ điệu thức Do kiểu I tới điệu
thức Ré kiểu II hay điệu thức Mi kiểu III... (tức là hiện tượng giao thoa điệu thức).

Hiện tượng chuyển - điệu - thức - năm - bậc với sự xuất hiện một hoặc vài âm mang tên mới (đi
đôi với sự vắng mặt một vài âm cũ) đã phản ánh cái tâm trạng, tình cảm tinh tế của người Quan
họ, trong nhiều trường hợp nó đã phá được cái âm hưởng đơn điệu và đem tới người thưởng thức
dân ca Quan họ một cảm giác thú vị luôn thay đổi.

ở dân ca Quan họ có hay hình thức chuyển điệu, đó là chuyển điệu cách biệt và chuyển điệu nối
liền. Chuyển điệu cách biệt là hiện tượng mỗi câu nhạc, mỗi đoạn nhạc riêng biệt thuộc về mỗi
điệu thức. Nó được ứng dụng phần lớn trong những bài Quan họ cấu tạo theo kiểu "lắp ghép" như
những bài Năm cung, Mười cung... Nó cũng được ứng dụng trong những bài Quan họ mà bố cục
được phân chia thành những bộ phận tách bạch như Ngồi tựa mạn thuyền, Tay nâng cái cơi đựng
giầu.... Chuyển điệu nối liền là hiện tượng nhiều điệu thức năm bậc nối liền, quyện chặt trong một
nét nhạc mà người ta thường khó có thể cắt rời thành nhiều mảnh chủ đề. Hình thức chuyển điệu
nối liền thấy ở nhiều bài Quan họ như Dưới giời mấy kẻ biết ra, Nam nhi, Người ngoan, Lênh
đênh ba - bốn chiếc thuyền kề...

8. Những âm có trường độ tương đối dài trong dân ca Quan họ thường được nghệ nhân chia nhỏ
tiết tấu mà không ngân dài.

9. Ðiều có ý nghĩa bao trùm lên tất cả là nghệ nhân Quan họ rất chú ý tới nghệ thuật gây tính chất
tương phản giữa các bộ phận của bài ca. Ví như: tiếp sau âm khu cao là âm khu thấp, sau dạng
ngân Bỉ tiết tấu tự do là dạng hát của phần Thân bài có tiết tấu đều đặng, có nhịp phách rõ rệt; sau
điệu thức này là một điệu thức khác .v.v...

Dân ca Quan họ với sự giao lưu nghệ thuật

Bất cứ một nền dân ca, một nền nghệ thuật của địa phương nào có sức sống đều không
thể chỉ có sử dụng phát triển tự thân, không thể không nằm trong mối giao lưu văn hoá với nhiều
địa phương khác. Dân ca Quan họ cũng như vậy. Một mặt người đất Quan họ đi xa về gần, đem
âm điệu dân ca quê hương mình trao đổi với người dân vùng khác, đồng thời họ cũng lại tiếp thu
lời ca tiếng hát ở những vùng khác nhập vào vốn dân ca Quan họ của mình. Mặt khác, nhân dân
nhiều vùng khác - khắp từ Nam tới Bắc - qua những cuộc di cư tìm đất sống, qua những chuyến
giao dịch buôn bán..., đã đem những bài hát từ muôn nơi thâm nhập vào dân ca Quan họ.

Các "liền anh, liền chị" Quan họ đã không ngừng sáng tác nên những giọng (điệu) Quan
họ mới, mang những giọng này để hát thi, hát đối trong những ngày vui thường xuyên được tổ
chức hàng năm xuân thu nhị kỳ, nhằm giành phần thắng cuối cùng trước "đối ơhương". Người dự
thi hát Quan họ, muốn giành phần thắng, đặc biệt cần phải biết nhiều giọng (điệu). Sáng tác giọng
không đủ, không kịp (so với yêu cầu của mình), các "liền anh, liền chị" đã tiếp thu nhiều luồng
nghệ thuật khác, nhiều nền dân ca khác để làm giầu thêm vốn giọng Quan họ (tất nhiên họ cũng
không quên làm giầu thêm cả vốn "câu" tức lời ca). Ðây là lý do chính khiến số lượng giọng
(điệu) Quan họ tăng lên nhanh chóng và ngày nay đã trở nên rất phong phú.

Hát để bản thân mình thưởng thức, hát để bạn nghệ thuật thưởng thức, lời ca điệu hát
Quan họ cần phải được nâng cao không ngừng về mặt thẩm mỹ. Ðây là lý do chính quyết định
chất lượng của lời ca điệu hát Quan họ.

Khác với dân ca nhiều vùng mang nặng những yếu tố khép kín, dân ca Quan họ đã tiếp
thu nghệ thuật của Tuồng; Chèo; Cải Lương; của Chầu văn; Ca trù của dân ca nhiều vùng khắp
Bắc Trung Nam; của cả tác phẩm do nhạc sĩ đương thời sáng tác. ở những mức độ và sắc thái
khác nhau, các "liền anh, liền chị" Quan họ đã dùng tới nhiều phương thức tiếp thu - sáng tạo:

1. Tiếp thu gần như nguyên vẹn hoặc Tiếp thu có biến hoá chút ít âm điệu của bài bản
ngoài Quan họ. Ðó là trường hợp của những bài Quan họ Trăm khúc sông đổ dồn một bến (dựa
theo âm điệu Lý Giao duyên, dân ca Nam Bộ, Lý Hành vân, dân ca Trị Thiên) Một trăm thứ hoa
(dựa theo bài Văn mười hai cô trong Chầu văn), Tay tiên chuốc chén rượu đào và Nhất quế nhị
lan (dựa theo giọng Ru, giọng hãm trong Ca trù) .v.v... 2. Cải biên, thay đổi âm điệu bài bản
ngoài Quan họ, cốt cách và kết cấu của bài ngoài Quan họ vẫn được bảo lưu. Ðó là trường hợp
của những bài Quan họ Mười nhớ (dựa theo âm điệu Hô-quảng), Khi tương phùng khi hội ngộ
(dựa theo âm điệu Tứ đại cảnh), Xe chỉ luồn kim (dựa theo âm điệu Lý tiểu khúc), Chia rẽ đôi nơi
(dựa theo âm điệu dân ca Cò Lả), Ca đàn (dựa theo bài Thu trên đào Kinh Châu, sáng tác ca khúc
của Lê Thương)... 3. Chỉ dùng một nét nhạc hay một đoạn nhạc của bài bản ngoài Quan họ, phát
triển thành một bài Quan họ nhiều khi thay đổi cả kết cấu bài bản ngoài Quan họ bằng cách thêm
phần ngâm Bỉ (mở đầu) hoặc phần Ðổ (kết thúc) cùng với hiện tượng chuyển điệu. Ðó là trường
hợp của những bài Quan họ Gọi đò (tiếp thu nét nhạc Tuồng), Thiết tha (tiếp thu nét nhạc Chèo)...
4. Âm nhạc bài bản bên ngoài được thay đổi hẳn, như không còn dấu vết trong bài Quan họ. ở đây
bài bản bên ngoài có thể chỉ được coi như một nguồn cảm hứng để những "liền anh, liền chị"
phóng tay sáng tạo nên những bài Quan họ với âm nhạc độc đáo, riêng biệt của nó. Ðó là trường
hợp của những bài Quan họ Luyện sơn trang (bắt nguồn cảm ứng từ Chầu Văn), Lý con sáo, Lý
cây đa, Lý Thiên Thai (bắt nguồn cảm hứng từ dân ca Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ)... 5.
Ngoài ra, các "liền anh, liền chị" Quan họ còn dùng cách mô phỏng giọng nói giọng hát của nhân
dân một vùng để sáng tạo giai điệu âm nhạc, như đối với trường hợp mô phỏng giọng Huế...
Cũng như bản thân dân ca Quan họ, những phương thức tiếp thu âm nhạc và lời ca ngoài Quan
họ của các "liền anh, liền chị" xưa kia thật là phong phú. Trong công việc sáng tạo nghệ thuật
ngày nay, chúng ta vẫn có thể và vẫn cần thiết đi sâu học tập cách làm của cha ông chúng ta. Bơi
vì tất cả những phương thức này đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa nghệ thuật và ý nghĩa thời sự
của nó.

ÍNH KHÉP - MỞ TRONG

DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH


DƯƠNG ANH

Mười năm có lẻ về trước, tôi cùng với sinh viên khoa sáng tác lý luận - chỉ huy về miền quan họ.
Với tính cách của kẻ "sỹ" và nghĩ rằng mình đã được trang bị ở Nhạc viện cái vốn kiến thức khoa học âm
nhạc hàn lâm châu Âu thì tiếp cận dân ca quan họ đâu phải là chuyện khó. Nhưng, tôi đã lầm, bởi cái vốn
kiến thức kia hoàn toàn là một hệ khác với những chuyên ngành khác, mặc dù nó rất dày dặn nhưng lại
mong manh với âm nhạc dân gian mà ở đây là dân ca quan họ.

Đêm đó nghe các nghệ nhân hát canh, tôi bắt đầu thức tỉnh. Sáng hôm sau với dáng người "nhỏ
bé" và tự cho mình có giọng hát hay, nên tôi liền được chọn vào vai liền anh để quay băng làm tư liệu. Một
nghệ nhân bảo tôi, anh chỉ đứng vào để quay hình cho đẹp thôi, chứ không nên hát bởi hát như anh thì
người quan họ sẽ không nghe đâu. Lời nói đó làm "kẻ sỹ" trong tôi sụp, tôi thức tỉnh hoàn toàn và hiểu ra
rằng bàn tay với 5 ngón 4 khe thì không thể che nổi mặt trời.

Đấy là câu chuyện 10 năm về trước, và từ đó đến nay, dẫu không phải là người có chuyên ngành
nghiên cứu âm nhạc dân gian, nhưng do nhu cầu công việc, mặt khác là do yêu thích, nên tôi thỉnh thoảng
về nghe hát quan họ. Quan họ càng nghe càng say, vẫn lung linh huyền diệu, nhưng thú thật cho đến bây
giờ bản thân tôi cũng chưa tìm được cái nút cơ bản để lý giải các vấn đề bao chứa trong nó. Bởi vậy, ở đây
tôi chỉ điểm lại một số những điều mà các nhà nghiên cứu đi trước đã đưa ra, qua đó hi vọng (cho dù là
mong manh) sẽ lý giải được điều gì nhỏ bé trong khối dân ca quan họ Bắc Ninh đồ sộ kia.

Thứ nhất về nguồn gốc và tên gọi của loại dân ca vùng Kinh Bắc này, mặc dù đã định hình từ lâu
nhưng cho đến ngày nay nó vẫn chưa có sự nhất quán cao trong con mắt của các nhà nghiên cứu. Khi nói
về nguồn gốc của quan họ, người ta thường hay dựa vào truyền thuyết có vị quan khi qua cánh đồng thấy
giọng hát hay của người con gái, nên họ (dừng) lại nghe hát - từ đó có tên là quan họ. Hoặc là lối hát của
quan viên hai họ khi gặp nhau. Lý giải về tên gọi như vậy rõ ràng mang tính thực dụng, nhưng không thuyết
phục. Từ cách lý giải này nhìn rộng ra thì lại thấy được một vấn đề khác đó là sự khẳng định lối hát được
đặt tên là quan họ đã có từ rất lâu đời và nó được gắn với người dân Kinh Bắc. Cũng phải nói thêm rằng,
Kinh Bắc xưa là vùng đất cổ, có sông, có núi, có những đồng lúa bát ngát nâng cánh cò bay. Là vùng đất
nằm giữa châu thổ cao và châu thổ thấp, thực tế có thể coi đây là điểm tạm dừng chân của người Việt để
tiếp tục bước chân đi khai phá vùng đất mới phương Nam. Nhìn lại lịch sử, Kinh Bắc đã từng là trung tâm
văn hóa của người Việt giai đoạn đầu thời kỳ trung cổ. Như vậy, điều kiện tự nhiên và môi trường như thế
đã giúp con người Kinh Bắc dệt nên một nét văn hóa riêng: vừa thân thiện, đầm ấm, vừa lai láng bồng
bềnh. Điều đó đã được phản ánh thật rõ nét trong các làn điệu dân ca của họ vừa có tính khép kín nhưng
lại có tính mở rộng.

Thứ hai, hệ thống bài bản của dân ca quan họ Bắc Ninh là vô cùng phong phú. Từ những năm 60
của thế kỷ XX trở về đây, theo kết quả của các nhà nghiên cứu thì con số về bài bản, làn điệu của dân ca
quan họ Bắc Ninh là chưa thống nhất. Tuy nhiên một con số trong bản Báo cáo về công tác sưu tầm và
phát động quần chúng bảo vệ giữ gìn vốn văn hóa quần chúng (1973) đã làm mọi người phải thán phục, đó
là số lượng bài hát có thể lên tới 300 bài. Và năm 2002 nhạc sỹ Hồng Thao cho ra mắt giới âm nhạc 300
bài dân ca quan họ, đây là công trình mang nhiều tâm huyết của ông, qua đó người ta đủ lòng tin để khẳng
định sự phong phú của loại dân ca này.

Còn về làn điệu, các nhà nghiên cứu cũng như nhiều nghệ nhân cho rằng: dân ca quan họ có thể
có trên dưới 200 làn điệu khác nhau.
Như vậy, sự đồ sộ về khối lượng các bài cũng như sự đa dạng về các làn điệu, chứng tỏ rằng dân
ca quan họ luôn phát triển không ngừng trên dòng chảy của thời gian. Và, hệ thống bài bản đó phản ánh
được các dạng thái tình cảm của người quan họ ở các cấp độ xa, gần, nông, sâu khác nhau. Dẫu rằng có
sự phong phú và đa dạng của hệ thống bài bản, nhưng nhìn chung có thể chia chúng thành ba nhóm:
Nhóm bài thuộc giọng lề lối, nhóm bài thuộc giọng vặt, và nhóm các bài thuộc giã bạn.

Thứ ba, mặc dù thuộc loại hát giao duyên, nó cũng giống như nhiều loại hát đối đáp, nhưng dân ca
quan họ lại có những điểm rất khác biệt. Điểm khác biệt đó là do đặc điểm điều kiện môi trường đã tạo cho
con người nơi đây biết cách tiếp cận, và tiếp cận được, những nét văn hóa mới ngoại vi trong từng trường
hợp cho phép để tạo nên cái sắc thái đặc trưng của dân ca quan họ. Và hầu như tất cả những điều đó
được thể hiện trong lối chơi của người quan họ. Dựa vào lời kể của các nghệ nhân cao tuổi, thì quan họ
ngày đầu khởi nguyên là các nam thanh nữ tú khi du xuân tự tìm nhau và hát đối đáp. Theo thời gian, quan
họ tự làm giàu cho chính bản thân bằng những nhân tố mới trong âm nhạc, kể cả trong cách hát và lối
chơi.

Vậy ở đây, nên hiểu như thế nào về cách chơi trong quan họ. Cách đây khoảng 2 năm, tôi có gặp
ông Nguyễn Văn Đảm, trước kia từng làm nghề dạy học nhiều năm ở Bắc Ninh cũng là người say mê sưu
tầm nghiên cứu, nay đã nghỉ hưu và hiện làm ở Trung tâm Quan họ UNESCO. Ông cho biết: ca quan họ
dứt khoát phải kèm theo lối chơi (xin nói trước đây chỉ là một kênh để chúng tôi tham khảo thêm). Và, ngày
22-2-2006 (tức 25-1 âm lịch) vừa qua, chúng tôi có đến dự lễ hội làng Ngang Nội. Sau đó, tại nhà cụ nghệ
nhân Nguyễn Thị Khướu chúng tôi may mắn được gặp nhà nghiên cứu văn hóa quan họ Lê Danh Khiêm,
ông cũng nhắc đến lối chơi của quan họ.

Lượm lặt ý kiến của các nhà nghiên cứu, cũng như qua việc hỏi các nghệ nhân, chúng tôi tạm hiểu
cách chơi của quan họ gồm: lối chơi ở phạm vi rộng và lối chơi ở phạm vi hẹp.

ở phạm vi rộng là lối chơi mà trong đó nó bao chứa các nét văn hóa thuộc về cách giao lưu, ứng
xử, hoặc nói cách khác là lối chơi của phong tục tập quán. Đó là cách chào hỏi, tiếp xúc, kết bạn, cách ăn
mặc, trang điểm, cách tổ chức lễ hội… của người quan họ. Lối chơi này tạo ra tính kết cấu bền chặt giữa
những cá nhân đồng lứa hoặc những làng kết bạn với nhau. Đôi khi họ không hát mà chỉ đến chơi, thăm
hỏi giúp đỡ lẫn nhau trong việc đồng áng, tang ma, lễ hội… Có lẽ chính lối chơi này đã giúp chúng tôi lý
giải được một khía cạnh nhỏ về tính dặt dìu của âm nhạc quan họ, và lý giải thêm tại sao quan họ không
lan toả rộng mà chỉ xuất hiện, tồn tại ở mấy chục làng mà thôi.

Chơi trong phạm vi hẹp là lối chơi văn chương, chữ nghĩa, điển tích, ca dao, tục ngữ… trong
những bài bản âm nhạc nhất định. Tất nhiên cũng cần lưu ý rằng gọi là lối chơi hẹp nhưng vẫn phải nằm
trong không gian rộng bao chứa cả phong tục tập quán, không có gì tách bạch quá rạch ròi ở đây, dù vậy
âm nhạc vẫn là phần cốt lõi chính của lối chơi này.

Chẳng hạn trên một làn điệu nhất định khi bên liền anh hoặc liền chị hát

…Nguyệt gác mái đình

Chén son chưa cạn sao tình đã say.

hay

…Lẩn khuất bóng mây

Mong sao thấy mặt dạ này mới yêu.

Thì lúc này bên đối, trong đầu đã phải tính toán rồi ứng đáp ngay. Nhiệm vụ của người hát đáp là
phải thêm những từ vào câu thơ ở chỗ chấm lửng kia sao cho khi thêm xong câu thơ vừa phải đúng luật
vần trắc, vừa có ý nghĩa về văn học. Ở cách ứng xử đối về điển tích cũng vậy, nếu bên này đưa ra điển
tích về Thạch Sanh hay Trương Chi thì bên kia phải đối sao cho hợp lý. Cách dẫn ví dụ về chơi văn thơ và
điển tích cũng phần nào hé lộ cho chúng ta cắt nghĩa là tại sao lời ca trong quan họ chứa nhiều yếu tố văn
chương bác học và nhiều điển tích như vậy.
Cách chơi trong phạm vi hẹp của người quan họ trong các cuộc thi hát đã làm cho số lượng các
làn điệu tăng lên đáng kể. Theo các nghệ nhân cho biết trong các cuộc thi hát, khi quan họ nam được ra
những câu mới, mà bên nữ không đối được thì coi như là người thua cuộc, và ngược lại bên nữ có những
câu mới mà bên nam không đối được cũng là người thua cuộc. Như vậy bên nào càng có nhiều câu mới
thì bên đó chắc chắn sẽ nắm được phần thắng trong tay. Điều này đã như một chất men kích thích cả hai
bên: bên thua phải thuộc và nhớ những câu mà bên kia đã đưa ra; và cả hai bên đều phải tìm tòi những
câu sao cho thật đắt giá để chuẩn bị cho mùa thi hát năm sau. Thế là năm này nối tiếp năm khác cùng sự
chuyển mình của thời gian, các làn điệu của dân ca quan họ ngoài những gì đã định hình, nó còn rộng mở
tiếp thu hoặc vay mượn những làn điệu khác của hát xoan, chèo, chầu văn lý, hồ quảng… nhưng phải dựa
trên lăng kính của người quan họ. Sự tiếp nhận những nhân tố mới là tính tất yếu của văn hóa nói chung và
dân ca quan họ nói riêng. Bằng chứng là qua công trình nghiên cứu của cố nhạc sỹ Hồng Thao, trong 300
bài ghi âm về dân ca quan họ thì có đến 38 bài ngoài quan họ có liên quan họ. Chẳng hạn như Giáo roi,
Thập ân (Chéo chái hê), Hồ quảng, Hát ru (Ca trù), Cây Kiêu bổng (Hát văn), Cò lả, Trống quân, Lý giao
duyên (hát ghẹo), Lý Sài Gòn (điệu khi tương phùng, khi tương ngộ), Đò đưa (dân ca Thanh Hóa)… Như
vậy là đã rõ, dân ca quan họ - một thực thể văn hóa - không bao giờ tồn tại phát triển một cách độc lập, mà
nó luôn được bồi đắp bằng "một hệ phù sa màu mỡ" để rồi đơm hoa kết trái dâng cho đời những hương vị
ngọt ngào. Nhưng qua đây vẫn cần phải nhắc lại rằng: lăng kính của người quan họ đã tạo ra sự thống
nhất trong âm nhạc của họ, và đây có lẽ mới là cái chính mà chúng ta cần minh chứng cho sự độc đáo của
quan họ so với các loại dân ca khác.

Thứ tư, đầu xuân năm nay, chúng tôi lại có dịp trở về với quan họ, được tham dự lễ hội của làng
Bò Sơn, Ngang Nội, làng Diềm. Một không gian văn hóa vừa thực vừa như mơ chứa đựng trong nó hai
dạng thái cổ - kim, vừa khu biệt, vừa trộn lẫn. Trong nhà, các liền anh liền chị thăm hỏi và ca quan họ. Ở
chùa, từng tốp các quan họ cao tuổi ca quan họ. Mặc dù luật lệ đôi chút có bị nhạt phai nhưng vẫn giúp
chúng ta hình dung được cái khung sườn của ngày xưa. Lối chơi quan họ đã được định hình từ lâu, đặc
biệt là lối chơi hẹp đã ảnh hưởng trực tiếp đến hệ bài bản, nhưng cho đến nay nhiều quan họ cao tuổi hầu
như cũng chẳng nhớ được tường tận, chứ chưa nói là sáng tạo ra những làn điệu mới. Đó cũng là do hệ
quả của một hoàn cảnh lịch sử nhất định, và đó cũng là miền mở để các nhà nghiên cứu lưu tâm.

Về cách hát, có thể nói đây cũng là nét đặc trưng nổi bật của dân ca quan họ, nó hàm chứa đầy ắp
những kỹ thuật dân gian nhưng không một thể loại dân ca nào có được. Dẫu vậy cho đến nay, thật khó có
thể tìm được những giọng quan họ như các nghệ nhân ngày xưa. Ở đây cần có một cái nhìn công tâm hơn
dưới quy luật vận động của văn hóa để giải thích hiện tượng này.

Trong lễ hội ở làng Bò Sơn, chúng tôi có tiếp xúc với một số liền anh, liền chị trung niên, họ thừa
nhận rằng: hát như các cụ truyền dạy mất nhiều công sức mà khó hát, hát với nhạc đệm nhẹ nhàng hơn,
dễ hát hơn. Thế là có thể thấy được nhiều người trong lớp liền anh, liền chị trung niên trở xuống, họ đã bắt
đầu có một xu hướng thẩm mỹ khác trước, muốn hướng tới cái lạ để dễ hòa đồng với công chúng lớp trẻ
hơn.

Nếu trong nhà lớp liền anh, liền chị cao tuổi ca quan họ trong bầu không khí ấm đọng tình người,
thì bên ngoài một dạng hát quan họ của thời mới có vẻ thu hút được nhiều người quan tâm hơn. Đó là hát
quan họ dưới thuyền. Không hiểu các cụ ta ngày xưa hát ra sao, chứ bây giờ thì, một thuyền được trang trí
hình rồng, chở mấy liền anh, liền chị môi son má phấn, quần áo cách điệu truyền thống, tay cầm ô và hát.
Tiếng hát được khuyếch đại qua dàn âm thanh và chiếc đàn oocgan đệm được đặt ở trên bờ đã tạo nên
một không chí có vẻ chộn rộn hơn. Một điều làm người ta chú ý đến là trên thuyền rồng, ngoài liền anh, liền
chị còn có một chiếc nón quai thao để trên thuyền, mục đích của nó là nhận tiền mừng tuổi ngày đầu xuân
chăng? Nếu vậy thì việc hát dưới thuyền đã làm cho chúng ta liên tưởng tới sự du nhập của văn hóa hát
xẩm ngày xưa, nay lại được tái nhập vào quan họ? Đó chỉ là chuyện về hình thức, nhưng nếu đứng trên
phương diện âm nhạc mà xem xét thì chính môi trường này đã bắt đầu có những sáng tác mới. Những
sáng tác ấy liệu có thể được coi là dân ca quan họ không? Câu hỏi này phải chờ thời gian trả lời và lịch sử
xem xét.

Thứ năm, tất cả những vấn đề chúng tôi đã trình bày ở trên cũng chỉ nhằm đích vẫn là để khẳng
định: dân ca quan họ là một thực thể văn hóa. Thực thể ấy luôn tồn tại trong một không gian không phải là
đóng kín. Chính điều ấy đã tác động trực tiếp đến âm nhạc và âm nhạc sẽ phải đóng vai trò chủ chốt trong
cái thực thể văn hóa kia, tạo ra tính khép mở trong dân ca quan họ. Tính khép - mở ấy được thể hiện cả về
không gian và âm nhạc nhưng âm nhạc đóng vai trò chủ đạo.

Dân ca quan họ chỉ bó gọn trên dưới 50 làng nhưng cái tinh thần của nó lại có sức lan tỏa trong
một không gian rộng lớn toàn quốc. Âm nhạc vừa giữ được cái tinh hoa của ngày xưa nhưng đồng thời nó
lại thu lượm rồi quan họ hóa khá nhiều bài bản dân ca của các vùng miền khác. Đặc biệt là tính chất âm
nhạc vừa mang tính dặt dìu nội tâm sâu sắc, lại vừa thoáng rộng lan tỏa trong không gian mênh mông của
đất trời. Tất cả những điều nói trên có lẽ vẫn là do điều kiện tự nhiên, môi trường và con người vùng Kinh
Bắc tạo nên trong quá trình lịch sử.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Nxb Văn
hóa - Viện Văn học, Hà Nội, 1962.

2. Nhiều tác giả, Một số vấn đề về dân ca quan họ, Ty Văn hóa Hà Bắc, 1972.

3. Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý, Quan họ - Nguồn gốc và quá trình phát triển, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978.

4. Trần Linh Quý, Hồng Thao, Tìm hiểu dân ca Quan họ Bắc Ninh, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội,
1997.

5. Nhiều tác giả, Thông tin văn hóa Bắc Ninh, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh, 2000.

6. Tư liệu điền dã của tác giả năm 1992, 1997, 2006.

7. Hồng Thao, 300 bài dân ca quan họ Bắc Ninh, Viện Âm nhạc, Hà Nội, 2002.

Nguồn: vanhoanghethuat.org

Người post bài: Nguyễn Thị Thúy Vy


1- Đặt vấn đề :Dân số Bắc Ninh chưa đầy 1 triệu người. mật độ dân số chỉ sau Hà Nội và Sài gòn. Siêu tốc
đến chóng mặt về công nghiệp hoá và đô thị hoá đang từng ngày, từng giờ , từng phút ,từng giây "thôn tính "
nếp sống văn hoá trữ tình từ nghìn xưa,trong đó có Quan họ Bắc Ninh.
Trong tâm thức bất an đó tôi viết bài này!
2-2-Quan họ Bắc Ninh là một trong những phần hồn quan trọng nhất của văn hóa đồng bằng Bắc bộ:
2.1 Quan họ Bắc Ninh có từ bao giờ ?
Hiện nay có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc quan họ Bắc Ninh.
ví dụ : theo Lưu Hữư Phước ( năm 1962) thì Quan Họ Bắc Ninh có từ khi người Việt có khái niệm " quan
viên " và " phường họ " .
Theo Đặng văn Ling thì từ "quan họ" chỉ có nghiã là "Bọn ta", có quan hệ kết nghĩa , đã được Thành Hoàng
công nhận, vì đã đưa trầu rượu đến dâng thành hoàng.
Còn theo Lê Văn Hảo ( năm 1962) thì cho rằng Quan họ ra đời từ khi có sự tích Nguyên phi Ỷ Lan người đẹp
, hát hay , lại có khẩu khí lấy đựoc vua nhà Lý .
Còn nhóm nghiên cứu quan họ Lưu Khâm, nguyễn đình Tấn , Nguyễn Viêm thì cho rằng Quan họ gắn với sự
tích Trương Chi hát hay tương tư Mỵ Nương.
Theo Tô Nguyễn, Trịnh Nguyễn thì dân gian ở vùng quan họ lại lưu truyền:
Vốn nay quan họ Bắc Ninh
Muốn tìm tích cũ ở làng Diềm thôn
THuỷ tổ quan họ làng ta
Những lời ca xướng Vua Bà sinh ra( Làng quan họ Viêm xá -Diềm )
hoặc ở làng quan họ Bịu sơn lại có câu :
Quan họ có chúa sinh ra
Bịu Sơn là gốc ai mà không tin .
như vậy có nhiều giả thuyết , nhưng nhiều người cho rằng Quan Họ Bắc Ninh gắn với Hội chùa từ thời nhà
Lý ?
2.2. Quan họ Bắc Ninh là gì ?
Theo nhòm Hoàng Phê trong Từ điển tiếng Việt trang 771 ( bản in năm 1997 ): Dân ca trữ tình vùng Kinh bắc
, làn điệu du dương , biểu diễn dưới hình thức đối giọng, đối lời .

2.3 Địa văn hoá sản sinh ra Quan họ Bắc Ninh:


Phan Huy Chú trong lich triều hiến chương loại chí ( dư địa chí ) đã viết : Kinh bắc có mạch núi cao vót ,
nhiều sông quanh vòng là mạn trên của nước ta. Mạch đất tốt tụ vào đấy nên sinh ra nhiều danh nhân . Vì là
khí hồn trọng ở phương bắc phát ra nên khác với mọi nơi.
Nhóm Trương Thìn( Bài Hội Lim trang 43 trong cuốn Hội hè Việt Nam Nhà xuất bản văn hoá dân tộc, Hà
Nội năm 1990) đã nhận xét : Vùng đất Kinh Bắc chiếm 1/3 các nhà khoa bảng của nước Việt nam xưa.
Vùng đất ngàn năm văn hiến sản sinh cho đời không biết bao nhiêu thuần phong mỹ tục . Hệ thống hội hè ,
đình đám và ca hát là nét đẹp tiêu biểu của đất này.
2.4- Bắc ninh có 49 hay bao nhiêu làng quan họ :
Theo Tô nguyễn và Trịnh Nguyễn trong cuốn Kinh Bắc Nhà xuất bản Văn Hoa , hà nội 1981 thì Hà bắc có 49
làng quan họ trong đó thị xã bắc ninh có 10 làng, huyện Việt Yên có 5 làng ( năm ven sông Cầu , nhưng nay
thuộc tỉnh Bắc Giang - nvh), huyên Yên Phong có 17 làng , huyên Tiên Sơn 17 làng .
Nếu tính chi ly thì Quan họ Bắc Ninh thì khi tách Hà bắc để tái lập lại hai tỉnh Bắc ninh và Bắc Giang , thì tỉnh
Bắc Ninh chỉ còn 44 làng quan họ .
2.5 Hội ca quan họ Bắc Ninh vào thời gian nào
Để giúp bạn đọc vannghesongcuulong.org có thể tham gia các hội ca quan họ Bắc Ninh , chúng tôi xin thống
kê lịch Hôi ca quan họ Bắc Ninh như sau
tháng giêng có các ngày Hội sau :
Ngày 4 ở Chấp
ngày 5 ở Ó , Muối, dạm, Bưởi,Khám
Ngày 6 ở Nám . Sẻ, Mồng, Khả Lễ,
Ngày 7 ở Đống cao, báng, Nhồi, Khám
Ngày 8 ở Chọi, Đọ
Ngày 9 ở Và , bò , Nguyễn,
Ngày 10 ở đại tránghậu Vệ, Nác, Hộ, Vệ, Bịu, Thị, Rừng Cống , Chè
Ngày 11 ở Nghè, Nếnh
Ngày 12 ở Sói , Bịu Trung
Ngày 13 ở Lũng Giang , Lũng Sơn , Nội Duệ , Yên Tử
Ngày 14 ở Mành
Ngày 15 ở Trà Đông Mơi, Tam Tảo , Diềm ,
Ngày 16 ở Thị Cầu ( chùa trong ), Tam Sơn ,
Ngày 18 ở Thanh Sơn
Ngày 20 ở Thị cầu ( chùa ngoài ).
Sang tháng 2 :
ngày 2 ở Đặng xá
Tìm Hiểu Dân Ca Quan Họ
***

I - Lời giới thiệu

II - Quê hương Quan họ

Quê hương Quan họ


Các làng Quan Họ
III - Lề lối ca hát Quan họ

Hát đối đáp Hát canh Hát hội Hát thờ


Hát cầu đảo Hát giải hạn Hát mừng Hát kết chạ

IV - Phong tục giao du Quan họ

A - Tục kết bạn


B - Tục rủ bọn
C - Trang phục đi hát Quan họ
D - Một số điểm giao tiếp trong Quan họ
V - Một số ý kiến về tên gọi, nguồn gốc Quan họ

Hai chữ Quan họ


Nguồn gốc và thời điểm ra đời, phát triển

VI - Tìm hiểu lời ca Quan họ

A - Giá trị nội dung tư tưởng của sinh hoạt văn hoá Quan họ
B - Giá trị nghệ thuật của lời ca Quan họ
C - Giá trị tư tưởng của lời ca Quan họ
D - Nghệ thuật thơ ca trong lời ca Quan họ
E - Ngôn ngữ thi ca trong lời ca Quan họ
F - Nghệ thuật xây dựng hình tượng trong thơ ca
G - Nghệ thuật sử dụng từ có nghĩa xác định cụ thể để mở ra sự trừu tượng, sự
hàm ý phong phú, sâu rộng của lời ca.
H - ảnh hưởng qua lại giữa lời ca Quan họ với thơ ca dân gian, dân tộc
VII - Âm nhạc dân ca Quan họ
A - Bài bản Quan họ - hiện tượng dị bản
B - Những thể dạng, hình thức cấu trúc điển hình
C - Mối quan hệ giữa âm nhạc với hình thức lời ca
D - Lời phụ, tiếng phụ
E - Những tính chất và đặc điểm của âm nhạc Quan họ
F - Phát âm Quan họ
G - Dân ca Quan họ với sự giao lưu nghệ thuật
VIII - Một số bài Quan họ

You might also like