You are on page 1of 12

Tên lửa hoạt động như thế nào?

Một trong những nỗ lực đáng ngạc nhiên nhất mà con người từng thực hiện là sự
thám hiểm không gian. Một phần lớn của sự ngạc nhiên ấy là tính phức tạp. Thám hiểm
không gian thật phức tạp vì có quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết và có quá nhiều
chướng ngại phải vượt qua. Bạn có những thứ đại loại như thế này:
Chân không vũ trụ
Vấn đề điều khiển nhiệt
Khó khăn của việc quay trở vào khí quyển
Cơ học quỹ đạo
Tiểu thiên thạch và các mảnh vụn vũ trụ
Bức xạ vũ trụ và bức xạ mặt trời
Hậu cầu của việc có các thiết bị hoạt động trong môi trường không trọng lượng
Nhưng vấn đề lớn nhất là việc khai thác đủ năng lượng để đưa phi thuyền ra khỏi
mặt đất. Đó là nơi động cơ tên lửa xuất hiện.

Một mặt, các động cơ tên lửa đơn giản đến mức bạn có thể chế tạo và cho bay thử
một mẩu tên lửa của riêng bạn với chi phí không đắt chút nào. Nhưng mặt khác, các động
cơ tên lửa (và hệ thống nhiên liệu của chúng) lại phức tạp đến mức chỉ có ba quốc gia thật
sự từng đưa con người lên trên quỹ đạo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khảo sát các động
cơ tên lửa để tìm hiểu cách thức chúng hoạt động, đồng thời tìm hiểu một số tính phức tạp
xung quanh chúng.
Khi đa số mọi người nghĩ về các động cơ, họ hay nghĩ tới chuyển động quay tròn.
Ví dụ, một động cơ xăng đang hoạt động trong xe hơi tạo ra năng lượng quay để lái các
bánh xe. Một động cơ điện tạo ra năng lượng quay để lái một cánh quạt hay làm quay một
cái đĩa. Một động cơ hơi nước được dùng cho cái tương tự, đó là tuabin hơi nước và đa số
tuabin khí.
Các động cơ tên lửa thì khác hoàn toàn. Động cơ tên lửa là động cơ phản lực.
Nguyên tắc cơ bản điều khiển một động cơ tên lửa là nguyên lí Newton nổi tiếng phát biểu
rằng “với mỗi tác dụng, luôn luôn có một phản tác dụng cùng độ lớn và ngược chiều”.
Động cơ tên lửa phóng thích khối lượng ra theo một hướng và thu lấy phản lực xuất hiện
như một hệ quả theo hướng ngược lại.
Khái niệm “ném ra khối lượng và thu lấy phản tác dụng” này ban đầu có thể khó
lĩnh hội, vì điều đó không có vẻ là cái đang diễn ra. Động cơ tên lửa có vẻ như là lửa và
tiếng ồn và áp suất, hình như không có “cái bị ném ra”. Hãy lấy một số thí dụ để có hình
ảnh tốt hơn của thực tiễn:
Nếu bạn bóp cò một khẩu súng săn, nhất là súng săn lớn cỡ 12 li, thì bạn biết nó có
lực “giật lùi”. Nghĩa là, khi bạn bóp cò, thì khẩu súng “giật” vai bạn về phía sau với một
lực khá lớn. Cú giật lùi đó là phản tác dụng. Khẩu súng đang bắn ra khoảng 1 ounce kim

1
loại theo một hướng ở tốc độ chừng 700 dặm trên giờ, và vai của bạn hứng lấy phản lực.
Nếu bạn đang mang giầy trượt patanh hoặc đang đứng trên một sân patanh khi bạn bóp cò,
thì khẩu súng sẽ tác dụng y như một động cơ tên lửa và bạn sẽ phản ứng lại bằng cách
trượt đi theo hướng ngược lại.
Nếu bạn từng nhìn thấy một vòi cứu hỏa to đang phun nước, bạn có thể để ý thấy
cần có nhiều sức mạnh để giữ cái vòi (thỉnh thoảng bạn sẽ thấy hai hoặc ba người lính cứu
hỏa cùng giữ cái vòi). Vòi cứu hỏa tác dụng như một động cơ tên lửa. Cái vòi phun nước ra
theo một hướng, và những người lính cứu hỏa sử dụng sức mạnh và sức nặng của họ để
kháng lại phản lực. Nếu những người lính cứu hỏa buông cái vòi ra, tì nó sẽ va đập vòng
vòng với lực lớn khủng khiếp. Nếu những người lính cứu hỏa đều đang đứng trên sân trượt
patanh, thì cái vòi phun sẽ đẩy họ ra phía sau với tốc độ lớn!
Khi bạn bơm một quả bong bóng và để nó bay lên trong phòng trước khi không khí
bên trong nó tháo hết ra ngoài, là bạn đã tạo ra một động cơ tên lửa. Trong trường hợp này,
cái đang bị ném ra là các phân tử không khí bên trong quả bóng. Nhiều người tin rằng các
phân tử không khí không có trọng lượng, nhưng thật ra chúng vẫn có trọng lượng, mặc dù
không đáng bao nhiêu. Khi bạn tháo chúng ra khỏi miệng vòi của quả bóng, thì phần còn
lại của quả bóng phản ứng theo hướng ngược lại.

Tác dụng và phản tác dụng


Hãy tưởng tượng tình huống sau đây: Bạn đang mặc một bộ đồ du hành vũ trụ và
bạn đang trôi nổi trong không gian vũ trụ bên cạnh chiếc phi thuyền; tình cờ bạn có một
quả bóng chày trong tay.
Nếu bạn ném quả bóng chày, cơ thể của bạn sẽ tác dụng lại bằng cách di chuyển
theo hướng ngược lại với hướng của quả bóng. Cái điều khiển tốc độ mà cơ thể của bạn di
chuyển ra xa là khối lượng của quả bóng chày mà bạn ném và gia tốc mà bạn đặt vào nó.
Khối lượng nhân với gia tốc là lực (f = m*a). Lực do bạn tác dụng vào quả bóng chày bằng
bao nhiêu sẽ được cân bằng bởi một phản lực bằng như vậy tác dụng vào cơ thể của bạn
(m*a = m*a). Cho nên, thí dụ quả bóng nặng 1kg, và cơ thể của bạn cộng với bộ đồ du
hành vũ trụ là 100kg. Bạn ném quả bóng ra xa ở tốc độ 32 m/s. Nghĩa là, thí dụ bạn làm gia
tốc quả bóng 1kg bằng tay của mình sao cho nó thu được vận tốc 32m/s. Cơ thể của bạn
phản ứng lại, nhưng nó nặng hơn quả bóng tới 100 lần. Do đó, nó chuyển động ra xa ở tốc
độ bằng một phần trăm tốc độ của quả bóng, hay 0,32 m/s.
Nếu bạn muốn tạo ra nhiều sức đẩy hơn từ quả bóng chày của bạn, thì bạn có hai sự
lựa chọn: tăng khối lượng hoặc tăng gia tốc. Bạn có thể ném một quả bóng chày nặng hơn
hoặc ném một số quả bóng chày liên tiếp nhau quả nọ sau quả kia (tăng khối lượng), hoặc
bạn có thể ném quả bóng chày đi nhanh hơn (tăng gia tốc đặt vào nó). Nhưng đó là tất cả
những gì bạn có thể làm.
Một động cơ tên lửa thường ném khối lượng ra ở dạng một chất khí áp suất cao.
Động cơ tống khối lượng khí ra theo một hướng để thu được phản tác dụng theo hướng
ngược lại. Khối lượng ấy do sức nặng của nhiên liệu mà động cơ tên lửa đốt cháy. Quá
trình đốt làm gia tốc khối lượng nhiên liệu sao cho nó đi ra khỏi miệng vòi tên lửa ở tốc độ
cao. Thực tế nhiên liệu chuyển từ dạng rắn hoặc lỏng sang dạng khí khi đốt cháy không
làm thay đổi khối lượng của nó. Nếu như bạn đốt cháy 1kg nhiên liệu tên lửa, thì 1kg khí
thải thoát ra khỏi miệng vòi ở dạng một chất khí nhiệt độ cao, vận tốc lớn. Dạng thức thay
đổi, nhưng khối lượng không thay đổi. Quá trình đốt cháy làm gia tốc khối lượng ấy.

2
Một camera điều khiển từ xa quay lại cận cảnh động cơ chính
của tàu con thoi vũ trụ trong một lần đốt thử nghiệm tại Trung
tâm Vũ trụ John C. Stennisowr Hancock County, Missisipi, Mĩ.

Sức đẩy
“Sức mạnh” của một động cơ tên lửa được gọi là sức đẩy. Sức đẩy đo bằng đơn vị
“pound sức đẩy” trong hệ đơn vị của Mĩ, và bằng đơn vị newton trong hệ mét (4,45 newton
sức đẩy bằng 1 pound sức đẩy). Một pound sức đẩy là sức đẩy cần thiết để giữ một vật
nặng 1 pound nằm cân bằng với lực hấp dẫn trên Trái đất. Vì thế, trên Trái đất, gia tốc hấp
dẫn là 32 feet trên giây trên giây (21 dặm trên giờ trên giây). Nếu bạn đang bồng bềnh
trong vũ trụ với một túi bóng chày thì khi bạn ném một quả bóng mỗi giây ra xa bạn ở tốc
độ 21 dặm trên giờ, thì các quả bóng của bạn sẽ sinh ra tương đương 1 pound sức đẩy. Nếu
như bạn ném với tốc độ 42 dặm trên giờ, thì bạn sẽ tạo ra 2 pound sức đẩy. Nếu bạn ném
chúng ra xa ở tốc độ 2100 dặm trên giờ (có lẽ là bắn chúng ra khỏi một kiểu súng bắn bóng
chày nào đó), thì bạn đang tạo ra 100 pound sức đẩy, và cứ thế.
Một trong những vấn đề khá buồn cười của bài toán tên lửa là tên lửa phải mang
theo những vật nặng mà động cơ muốn ném đi. Cho nên, lấy ví dụ, bạn muốn tạo ra 100
pound sức đẩy trong một giờ bằng cách ném một quả bóng chày mỗi giây ở tốc độ 2100
dặm trên giờ. Điều đó có nghĩa là bạn phải bắt đầu với 3600 quả bóng chày nặng 1 pound
(1 giờ có 3600 giây), hay 3600 pound bóng chày. Vì tính luôn bộ đồ du hành thì bạn chỉ
cân nặng 100 pound, cho nên bạn có thể thấy trọng lượng của mớ “nhiên liệu” của bạn
nặng hơn tải trọng (bản thân bạn) rất nhiều. Thật vậy, nhiên liệu nặng gấp 36 lần tải trọng.
Và điều đó rất bình thường. Đó là nguyên do vì sao bạn phải có một tên lửa khổng lồ để
mang một con người nhỏ xíu bay lên vũ trụ - bạn phải mang theo rất nhiều nhiên liệu.

3
Bạn có thể thấy sự tương quan trọng lượng rất rõ ràng trên tàu con thoi vũ trụ. Nếu
bạn từng xem người ta phóng tàu con thoi, bạn sẽ thấy nó có ba phần:
• Phi thuyền
• Bể nhiên liệu lớn gắn ngoài
• Hai tên lửa đẩy
Phi thuyền rỗng nặng 165.000 pound. Bể nhiên liệu ngoài rỗng nặng 78.100 pound.
Hai tên lửa đẩy lúc rỗng mỗi cái nặng 185.000 pound. Nhưng sau đó bạn phải tải nhiên liệu
vào. Mỗi tên lửa đẩy chứa 1,1 triệu pound nhiên liệu. Bể chứa ngoài giữ 143.000 gallon
oxygen lỏng (1.359.000 pound) và 383.000 gallon hydrogen lỏng (226.000 pound). Toàn
bộ tổ hợp thiết bị - tàu con thoi, bể nhiên liệu ngoài, hai tên lửa đẩy và toàn bộ nhiên liệu –
có trọng lượng tổng cộng 4,4 triệu pound lúc phóng lên. 4,4 triệu pound để mang 165.000
pound lên quỹ đạo là một sự chênh lệch rất lớn! Thật ra, tàu con thoi còn mang thêm
65.000 pound tải trọng nữa (lên tới kích cỡ 15 x 60 feet), nhưng đó vẫn là một sự chênh
lệch lớn. Nhiên liệu nặng gấp 20 lần so với phi thuyền.
Toàn bộ nhiên liệu đó bị phóng dần ra phía sau của tàu con thoi ở tốc độ có lẽ là
6.000 dặm trên giờ (vận tốc khí thải tên lửa tiêu biểu đối với các tên lửa hóa học biến thiên
trong ngưỡng 5.000 đến 10.000 dặm trên giờ). Hai tên lửa đẩy đốt nhiên liệu trong khoảng
hai phút và mỗi tên lửa tạo ra 3,3 triệu pound sức đẩy lúc phóng lên (trung bình là 2,65
triệu pound trong quá trình đốt). Ba động cơ chính (sử dụng nhiên liệu trong bể chứa
ngoài) đốt cháy nhiên liệu trong khoảng tám phút, mỗi động cơ tạo ra 375.000 pound sức
đẩy trong suốt quá trình đốt.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ khảo sát hỗn hợp nhiên liệu đặc biệt trong các tên
lửa nhiên liệu rắn.

4
Tên lửa nhiên liệu rắn: Hỗn hợp nhiên liệu
Tên lửa nhiên liệu rắn là những động cơ đầu tiên do con người chế tạo ra. Chúng
được phát minh ra cách nay hàng trăm năm ở Trung Quốc và đã được sử dụng rộng rãi kể
từ đấy. Dòng chữ “chớp đỏ của tên lửa” trong bài quốc ca Mĩ (viết vào đầu những năm
1800) là đang nói về những tên lửa nhiên liệu rắn cỡ nhỏ dùng trong quân sự để ném bom
hoặc các thiết bị dễ cháy. Cho nên bạn có thể thấy tên lửa đã được sử dụng khá sớm.
Nguyên lí hoạt động của một tên lửa nhiên liệu rắn đơn giản thật dễ hiểu. Cái bạn
muốn là tạo ra cái gì đó cháy rất nhanh nhưng không nổ. Như bạn đã biết, thuốc súng thì sẽ
nổ. Thuốc súng gồm 75% nitrate, 15% carbon và 10% sulfur. Trong động cơ tên lửa, bạn
không muốn có vụ nổ nào – bạn muốn năng lượng được giải phóng một cách đều đặn hơn
trong một khoảng thời gian nào đó. Vì thế, bạn có thể thay đổi công thức hỗn hợp thành
72% nitrate, 24% carbon và 4% sulfur. Trong trường hợp này, thay cho thuốc súng, bạn sẽ
có một nhiên liệu tên lửa đơn giản. Loại hỗn hợp này sẽ cháy rất nhanh, nhưng nó không
nổ nếu được nạp một cách hợp lí. Đây là một mặt cắt tiêu biểu:

Một tên lửa nhiên liệu rắn ngay trước và sau đánh lửa
Trên hình bên trái, bạn thấy tên lửa trước khi đánh lửa. Nhiên liệu rắn được thể
hiện bằng màu xanh. Nó có dạng trụ, với một ống khoan qua ở giữa. Khi bạn đốt nhiên
liệu, nó cháy dọc theo thành ống. Khi nó cháy, nó bùng lửa ra phía ngoài về hướng vỏ bọc
cho đến khi toàn bộ nhiên liệu đều cháy. Ở một động cơ tên lửa mẫu cỡ nhỏ hoặc một chai
tên lửa nhỏ xíu, quá trình cháy xảy ra trong chừng một giây hoặc chưa tới một giây. Ở tàu
con thoi vũ trụ SRB chứa hơn một triệu pound nhiên liệu, thì quá trình cháy diễn ra khoảng
hai phút.

5
Tên lửa nhiên liệu rắn: Cấu hình rãnh
Khi đọc các tài liệu viết về tên lửa nhiên liệu rắn tiên tiến, ví dụ như các tên lửa đẩy
dạng rắn của tàu con thoi, bạn thường đọc thấy những dòng như thế này:
Hỗn hợp chất nổ đẩy trong mỗi động cơ SRB gồm có ammonium perchlorate (chất
oxy hóa, trọng lượng chiếm 69,6%), nhôm (nhiên liệu, 16%), sắt oxide (chất xúc tác,
0,4%), một polymer (chất kết dính hỗn hợp lại với nhau, 12,04%), và một tác nhân cầu nối
epoxy (1,96%). Chất nổ đẩy có dạng một lỗ đục hình ngôi sao 11 cánh trong phần động cơ
phía trước và một lỗ đục hình nón cụt đôi ở phần cuối. Cấu hình này mang lại sức đẩy lớn
lúc đánh lửa và sau đó giảm sức đẩy đi để chống sự vượt quá ứng suất trong kì áp suất
động cực đại.
Đoạn này không chỉ trình bày về hỗn hợp nhiên liệu mà còn nói rõ cấu hình rãnh
khoan trong lõi nhiên liệu. Một “lỗ đục hình ngôi sao 11 cánh” có thể trông như thế này:

Vấn đề là tăng diện tích bề mặt của rãnh, từ đó tăng diện tích cháy và do đó tăng
thêm sức đẩy. Khi nhiên liệu cháy, hình ngôi sao bung ra thành một vòng tròn. Trong
trường hợp SRB, nó mang lại cho động cơ sức đẩy ban đầu lớn và hạ dần sức đẩy vào giữa
chuyến bay.
Tên lửa nhiên liệu rắn có ba ưu thế quan trọng:
- Đơn giản
- Giá thành thấp
- An toàn
Chúng cũng có hai nhược điểm:
- Sức đẩy không thể điều khiển được.
- Một khi đã đánh lửa, động cơ không thể ngừng lại hoặc khởi động lại.
Những nhược điểm trên cũng có nghĩa là tên lửa nhiên liệu rắn chỉ hữu ích đối với
những tác vụ ngắn hạn (như tên lửa đạn đạo), hoặc các hệ thống nâng đẩy. Khi bạn muốn
điều khiển động cơ, thì bạn phải sử dụng hệ thống chất nổ đẩy dạng lỏng. Chúng ta sẽ tìm
hiểu về chúng trong phần tiếp theo.

6
Tên lửa nhiên liệu lỏng

Năm 1926, Robert Goddard đã thử nghiệm động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên.
Động cơ của ông sử dụng xăng và oxygen lỏng. Ông còn nghiên cứu và giải được một số
vấn đề cơ bản trong thiết kế động cơ tên lửa, trong đó cơ chế bơm, chiến lược làm nguội và
sắp xếp các thiết bị lái. Những vấn đề này là cái khiến cho tên lửa nhiên liệu lỏng thật phức
tạp.

Tiến sĩ Robert H. Goddard và tên lửa xăng-oxygen lỏng của ông trên giàn
phóng của nó vào hôm 16 tháng 3, 1926, tại Auburn, Massachusetts. Nó bay
chỉ được 2,5 giây, lên cao 41 feet, và tiếp đất cách đó 184 feet. (Ảnh: NASA)

Ý tưởng cơ bản thật đơn giản. Trong đa số động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng, nhiên
liệu và chất oxy hóa (ví dụ, xăng và oxygen lỏng) được bơm vào một buồng đốt. Tại đó,
chúng cháy sinh ra áp suất cao và dòng khí nóng tốc độ cao. Những dòng khí này chảy qua
một miệng vòi làm tăng tốc chúng thêm nữa (thường thì vận tốc thoát ra từ 5.000 đến
10.000 dặm trên giờ), và sau đó chúng thoát khỏi động cơ. Sơ đồ đã đơn giản hóa sau đây
cho bạn thấy những bộ phận cơ bản ấy.

7
Sơ đồ trên không thể hiện sự phức tạp thực sự của một động cơ điển hình. Chẳng
hạn, thường thì nhiên liệu hoặc chất oxy hóa là một chất khí hóa lỏng đông lạnh như
hydrogen lỏng hoặc oxygen lỏng. Một trong những vướng mắc lớn ở động cơ tên lửa nhiên
liệu lỏng là việc làm mát buồng đốt và vòi phun, nên các chất lỏng đông lạnh trước tiên
được cho xoay vòng quanh các bộ phận quá nhiệt để làm nguội chúng. Máy bơm phải tạo
ra áp suất đủ cao để thắng áp suất do nhiên liệu đang cháy tạo ra trong buồng đốt. Các
động cơ cính trong tàu con thoi vũ trụ thật ra sử dụng hai giai đoạn bơm và đốt nhiên liệu
để điều khiển bơm giai đoạn thứ hai. Yêu cầu của quá trình bơm và làm nguội khiến cho
cấu tạo của động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng thật hết sức rối rắm.
Người ta sử dụng nhiều loại hỗn hợp nhiên liệu làm chất đẩy lỏng trong động cơ tên
lửa. Ví dụ:
• Hydrogen lỏng và oxygen lỏng – dùng trong các động cơ chính của tàu con thoi vũ
trụ
• Xăng và oxygen lỏng – dùng trong tên lửa sơ khai của Goddard
• Dầu lửa và oxygen lỏng – dùng trong giai đoạn đầu của tên lửa đẩy Saturn V trong
chương trình Apollo
• Cồn và oxygen lỏng – dùng trong tên lửa V2 của Đức
• Nitrogen tetroxide/ monomethyl hydrazine – dùng trong các động cơ Cassini

8
Tương lai của động cơ tên lửa

Chúng ta thường thấy các động cơ tên lửa hóa học đốt cháy nhiên liệu của chúng để
tạo ra sức đẩy. Tuy nhiên, còn có nhiều cách khác tạo ra sức đẩy. Bất kì hệ nào ném ra
khối lượng đều làm được như thế. Nếu bạn có thể làm cách nào đó gia tốc các quả bóng
chày đến tốc độ cực cao, thì bạn sẽ có một động cơ tên lửa có thể hoạt động được. Vấn đề
trở ngại duy nhất đối với một phương pháp như thế là “khí thải” bóng chày (các quả bóng
chày tốc độ cao khi đó) để lại thành dòng trong không gian. Trở ngại nhỏ này khiến các
nhà thiết kế động cơ tên lửa thích các chất khí làm sản phẩm thải hơn.
Nhiều động cơ tên lửa rất nhỏ. Chẳng hạn, các bộ đẩy cao độ trên vệ tinh không cần
tạo ra sức đẩy mạnh cho lắm. Một mẫu động cơ thường gặp trên các vệ tinh chẳng sử dụng
“nhiên liệu” nào – các bộ đẩy nitrogen áp lực chỉ việc bơm khí nitrogen từ một bể chứa qua
một miệng vòi. Các bộ đẩy kiểu này đã giữ Skylab trên quỹ đạo, và còn được dùng trong
hệ thống điều khiển có người lái của tàu con thoi.
Các mẫu động cơ mới thì cố gắng tìm cách gia tốc các ion hay các hạt cấp độ nguyên tử
đến những tốc độ cực cao để tạo ra sức đẩy hiệu quả hơn. Phi thuyền Deep Space-1 của
NASA là phi thuyền đầu tiên sử dụng các động cơ ion tạo ra sức đẩy.

Ảnh một động cơ ion xenon, chụp qua cửa buồng chân không nơi nó được
kiểm nghiệm tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA, cho thấy lóe
sáng màu xanh nhạt của các nguyên tử tích điện đang thoát ra khỏi động cơ.
Động cơ sức đẩy ion là động cơ sức đẩy phi hóa học đầu tiên được dùng làm
phương tiện đẩy chính yếu cho một phi thuyền vũ trụ. (Ảnh: NASA)

9
Tàu con thoi Discovery của NASA đang nằm nghỉ trên bệ phóng di động của
nó. Bạn có bao giờ từng hỏi những tên lửa to lớn này được lắp ráp ở nơi nào
không? (Ảnh: Scott Andrews/Getty Images)

Trung tâm Lắp ráp Phi thuyền, tòa nhà cao khiến cho cây cối xung quanh nó
nhỏ bé hẳn đi, là nơi NASA sản xuất những tên lửa lớn nhất của họ. (Ảnh:
Ctein/Getty Images)

10
Các tên lửa thở-không khí có thể làm giảm ngoạn mục chi phí phóng, khiến
cho việc du hành bằng tên lửa có thể vừa tầm với hơn.

Tên lửa phản vật chất. Phản vật chất có khả năng dự trữ những lượng năng
lượng lớn đến mức lạ thường trong một không gian rất nhỏ, cho nên nó là một
nguồn năng lượng đẩy cực lớn.

11
Ở đây, một camera gọi là RocketCam (ảnh trái) gắn trên máy bay EZ-Rocket.
Bên phải là cảnh nhìn từ RocketCam đang bay. (Ảnh: Ecliptic và XCOR
Aerospace)

Nó to hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn và chính xác hơn: Delta IV Heavy được
cho là tên lửa lớn nhất từng được chế tạo từ trước tới nay.

Apollo 11, phi thuyền đầu tiên có người lái đi lên


mặt trăng, rời bệ phóng trên tên lửa Saturn V. (Ảnh:
Ralph Morse/Time Life Pictures/Getty Images)

12

You might also like