You are on page 1of 6

Tìm hiểu bản chất của tình thế cấp thiết

Ts. Hoàng Văn Hùng.


Gvc: Khoa Luật Hình sự
Tình thế cấp thiết trong pháp luật Hình sự là một trong các tình tiết loại trừ tính
chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại bên cạnh các tình tiết khác
như phòng vệ chính đáng, bắt giữ người phạm pháp, thi hành mệnh lệnh cấp
trên, thực hiện chức năng nghề nghiệp, rủi do trong sản xuất…

Tại điều 14 BLHS 1985, và Điều 16 BLHS 1999 thì tình thế cấp thiết được
quy định như sau:

“ tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang
thực tế đe dọa lợi ích của Nhà Nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của chính
mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động
gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Gây thiệt hại trong tình thế cấp
thiết không phải là tội phạm.

Nếu gây thiệt hại rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá yêu cầu của tình
thế cấp thiết thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm Hình sự.

Như vậy, quy định này xác định việc gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần
ngăn ngừa không bị coi là tội phạm. Đồng thời, người có hành vi gây thiệt hại
sẽ không bị truy cứu trách nhiệm Hình sự.

Tuy nhiên, quy định này chưa chỉ ra được một cách tõ ràng là tại sao gây
thiệt hại trong tình thế cấp thiết lại không có tính nguy hiểm cho xã hội. Để có
cơ sở lí luận cho hoạt động thực tiễn, chúng ta cần tìm hiểu bản chất của tình
thế cấp thiết đồng thời phải giải quyết hệ thống các vấn đề có liên quan với nó.
Có như vậy ta mới trả lời được câu hỏi thứ hai về tình thế cấp thiết thì phải chịu
trách nhiệm Hình sự.

2. Tình thế cấp thiết không chỉ được quy định tại BLHS mà còn được quy
định trong BLDS 2005 tại Điều 262 và Điều 614:

- Điều 262 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp xảy ra
tình thế cấp thiết như sau:

“ tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang
thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà Nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp
pháp của mình hoặc người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành
động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu tài sản không được cản trở người
khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài
sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc gây thiệt hai lơn hơn có
nguy cơ xảy ra.

Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm
quyền sở hữu. Chủ sở hữ được bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 3
Điều 614 của Bộ luật này”

Như vậy, quy định về tình thế cấp thiết trong BLHS không chỉ xác định
việc gây thiệt hại không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu mà còn xác
định nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp này là không được cản trở người
khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối vớ tài sản
của mình

- Điều 614 quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá
yêu cầu của tình thế cấp thiết như sau:

“ Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường thiệt
hại cho người bị hại.

Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp
thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi
thường cho người bị bị thiệt hại”

Nếu quy định về tình thế cấp thiết trong BLHS xác định việc gây thiệt hại
trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm và người gây thiệt hại không bị
truy cứu trách nhiệm Hình sự thì các quy định về tình thế cấp thiết trong BLDS
tập trung xác định việc gây thiệt hại này không phải là hành vi xâm phạm
quyền sở hữu. Đồng thời, các quy phạm quy định của luật Dân sự còn quy định
cụ thể nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp này. Qua đó, ta thấy có sự
thống nhất về mặt phá lí giữa các quy định của pháp luật Việt Nam. Đáng chú ý
là khi quy định về trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, BLHS
xác định đây là trường hợp phạm tội đặc biệt và người phạm tội phải bị truy
cứu TNHS. Bên cạnh đó, người phạm tội còn phải bồi thường cho người bị thiệt
hại.

3. Nguyên tắc cơ bản được lí luận công nhận và thực tế đã chứng minh
trong tình thế cấp thiết là người hoạt động gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết
đã hi sinh lợi ích nhỏ đề bảo vệ lợi ích lớn hơn.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có trái pháp luật không
chúng ta còn dựa vào các quy định của pháp luật Hình sự và Dân sự để xác
định. Theo các quy định này thì tình thế cấp thiết là những việc làm mà Nhà
Nước khuyến khích mọi công dân thực hiện. Nó không những phù hợp với lợi ích
xã hội, đáp ứng các đòi hỏi cảu xã hội đối với mỗi công dân mà còn phù hợp với
đạo đức xã hội.

Để xem xét hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có lỗi hay
không? Phải dựa vào lí luận về lỗi trong luật Hình sự. Một người bị coi là có lỗi
khi thực hiện một hành vi, nếu hành vi đó là kết quả của sự lựa chọn của chủ
thể trong khi có đủ điều kiện lựa chọn và quyết định một sử sự khác phù hợp
với đoì hỏi của xã hội. theo định nghĩa này thì người gây thiệt hại trong tình thế
cấp thiết đã lựa chọn và quyết định các hình thức xử sự phù hợp đòi hỏi của xã
hội và như vậy họ không có lỗi.

4. Vấn đề trong tình thế cấp thiết cần được chú ý là hình thức gây thiệt
hại ra. Chúng ta cho rằng, hình thức thiệt hại gồm các loại sau:

- Thiệt hại đến tính mạng con người:

- Thiệt hại đến sức khỏe con người.

- Thiệt haị đến tài sản;

- Thiệt hại liên quan đến quyền tự do cơ bản của công dân:

Đối với thiệt hại đến tính mạng con người cần phải được chú ý đặc biệt
bởi vì tính mạng là cái quý giá nhất của con người. Về nguyên tắc, không thể hi
sinh tính mạng của người khác để bảo vệ tính mạng của bản thân mình. Điều
này không phù hợp với quy định về tình thế cấp thiết là hi sinh lợi ích nhỏ để
bảo vệ lợi ích lớn. Nó cũng không phù hợp với đạo đức xã hội. Chỉ trong trường
hợp đặc biệt mới được phép gây thiệt hại đến tính mạng con người.

Thiệt hại đến sức khỏe và tài sản của công dân là thiệt hại dễ hình dung
và đã được thực tế chứng minh. Loại thiệt hại sau cùng ở đây là những hạn chế
đối vớ các quyền tự do cơ bản của công dân.ta có thể thấy trường hợp này
trong các gia đình chăm sóc người thân thích là nhười bị bệnh tâm thần. Ở đây,
vì lợi ích của chính mình mà những người khác phải hạn chế các quyền tự do
cảu họ bằng các hình thức khác nhua như nhốt, giữ trong nhà, theo dõi, giám
sát chặt chẽ khi ra đường…

5. Dấu hiệu cơ bản của mặt chủ quan của người gây thiệt hại trong tình
thế cấp thiết là phải có mục đích bảo về lợi ích của Nhà Nước, của tập thể, lợi
ích chính đáng của mình hoặc của người khác trước nguy cơ bị đe dọa gây thiệt
hại.

Nếu thiếu dấu hiệu về mục đích này thì sự gây thiệt hại sẽ không còn
nằm trong phạm vi tình thế cấp thiết nữa. Nó sẽ là tội phạm có thể ở gia đoạn
hoàn thành hoặc phạm tội chưa đạt. Là tội phạm hoàn thành khi thiệt hại này
phù hợp với dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nếu thiệt haị chưa đạt đến
hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì nó là tội phạm ở guia đoạn phạm tội chưa
đạt.

Mục đích hành động trong tình thế cấp thiết có các hình thức sau:

- Bảo vệ lợi ích của Nhà Nước:

- Bảo vệ lợi ích của tập thể:

- Bảo về lợi ích của tập thể:

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mình:

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của người khác:

Khi hoạt động, người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải có ít nhất
một trong các mục đích kể trên. Trên cơ sở lí luận về việc hình thành hành động
của con người, chúng ta biết rằng mỗi hành động của con người không chỉ
nhằm mục đích mà còn thể hiện nhằm nhiều mục đích khác nhau.

Nếu người hành động trong tình thế cấp thiết có nhiều mục đích và là
những mục đích kể trên thì đương nhiên đây là tình thế cấp thiết: Ví dụ : Muốn
tránh nguy cơ hỏa hoạn, người gây thiệt hại vừa có mục đích bảo vệ tài sản của
Nhà Nước vừa có mục đích bảo vệ tài sản của công dân.

Vấn đề đặt ra ở đây là người gây tiệt hại có nhiều mục đích trong đó cos
một trong những mục đích kể trên thì có được coi là tình thế cấp thiết không?
Ví dụ: muốn tránh nguy cơ hỏa hoạn cho kho tài sản lớn của Nhà Nước, người
gây thiệt hại đã chủ động phá tài sản của hang xóm không thân thiện với mình
để tạo lối đi cho xe cứu hỏa đang vào. Chúng tôi cho rằng mặc dù có mục đích
phá tài sản của hàng xóm thì hành vi trên vẫn được coi là tình thế cấp thiết.

6. Nguyên tắc trong tình thế cấp thiết là hi sinh lợi ích nhỏ để bảo vệ lợi
ích lớn. Nếu ngược lại thì quy định của tình thế cấp thiết có tính chất là hướng
dẫn cách xử sự của con người sẽ vô nghĩa.

Ở đây, cần chú ý mối tương quan giữa lợi ích hi sinh và lợi ích cần bảo vệ.
Không phải mọi trường hợp, lợi ích cá nhân đều được đánh giá thấp hơn lợi ích
Nhà Nước và của tập thể, ví dụ: Có thể hi sinh tài sản của Nhà Nước để bảo vệ
tính mạng con người. Cũng không phải mọi trường hợp gây thiệt hại nhỏ hơn để
bảo vệ lợi ích lớn hơn đều là tình thế cấp thiết vì nó còn phải phù hợp với đạo
đức xã hội, Ví dụ: Khi người bị bệnh nặng cần tiếp máu thuộc nhóm hiến máu
thì không thể dùng vũ lực để lấy máu của người khác tiếp cho người này.

Khi có nhiều lợi ích cần bảo vệ, về nguyên tắc, người hoạt động trong tình
thế cấp thiết phải bảo vệ lợi ích cao hơn, Ví dụ; Có nhiều bệnh nhân cấp cứu
nhưng bệnh viện lại chỉ có một máy trợ tim, phổi.

7. Nguồn Nguy hiểm trong tình thế cấp thiết rất đa dạng, có thể là con
người, súc vật, sức mạnh tự nhiên.. gây ra. Trường hợp nguồn nguy hiểm do
con nghười gây ra cũng có thể chia làm 2 loại.

- Loại thứ nhất là con người vô ý gây ra. Nếu người gây ra sự nguy hiểm
lại có hành vi gây thiệt hại nhỏ hơn để bảo vệ lợi ích lớn thì tình thế cấp thiết
đó vẫn hợp pháp. Theo quy định về tình thế cấp thiết thì vieecjgaay thiệt hại đó
không phải là tội phạm và người gây thiệt hại không bị truy cứu TNHS và theo
Điều 614 BLDS, người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì
phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

- Loại thứ hai con người cố ý gây ra. Nếu người gây thiệt hại cố ý gây ra.
Nếu người gây ra nguồn nguy hiểm với mục đích là tạo cơ sở để từ đó có lí do
gây thiệt hại cho người khác hoặc cho lợi ích của Nhà Nước, của tập thể thì
theo chúng tôi đó không còn là tình thế cấp thiết. Bởi vì, người gây thiệt hại
trong trường hợp này không xuất phát từ mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà Nước,
của tập thể và lợi ích chính đáng của bản thân mình hay của người khác.
Trường hợp này thiếu dấu hiệu chủ quan về mục đích của tình thế cấp thiết.

Trên cơ sơ các vấn đề đã nêu, sở bộ có thể rút ra một số kết luận sau:

- Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là việc làm không trái pháp luật và
không có lỗi:

- Thiệt hại trong tình thế cấp thiết là thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe,
tài sản và trong trường hợp đặc biệt là quyền tự do của công dân:

- Mục đích bảo vệ lợi ích Nhà Nước, tập thể hoặc lợi ích chính đáng của
công dân là dấu hiệu bắt buộc của tình thế cấp thiết. Nó có thể kết hợp với đạo
đức xã hội:

- Lợi ích cần hi sinh trong tình thế cấp thiết không những phải nhỏ hơn lợi
ích được bảo vệ mà còn phải phù hợp với đạo đức xã hội:

- Một người cố ý tạo nên nguy cơ rồi từ đó gây thiệt hại cho lợi ích của
Nhà Nước, của tập thể hoặc của công dân thì không được coi là gây thiệt hại
trong tình thế cấp thiết. /.

You might also like