You are on page 1of 4

Khái quát về Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh

i. Dẫn nhập

“Ôi thương nỗi đọa đày thân Bác


Mười bốn trăng tê tái gông cùm”
(Tố Hữu)
“Ngày đi bạn tìm đến bên sông
hẹn sẽ về khi lua đỏ đồng
Nay gặp đã xong cày đã khấp
Quê Người tôi vẫn chốn lao lung”
(Tiễn bạn-)
ii. Đặc điểm thể loại
Nhật kí là thể văn dùng để ghi chép những sự vật hàng ngày mang
tính riêng tư đối với người viết
Nhật kí trong tù là tập thơ nhật kí, nơi những sự việc hiện tượng
được ghi chép lại, ít nhiều có tình cảm, cảm xúc gửi lại.
 Nhật kí trong tù vừa mang tính hướng nội, vừa mang tính hướng
ngoại.
Bức tranh nhà tù và một phần xã hội Trung Hoa:
Bức tranh tự họa của người tù
+tấm gương nghị lực phi thường vượt lên số phận, những thử thách
khắc nghiệt
 Vị thế của con người, vượt lên mọi nghịch cảnh, thể hiện bản
lĩnh, ý chí người tù, người chiến sĩ cách mạng.

+bắt giam người vô tội Không dùng


+đày ải người tù hết sức dã man. lời lẽ đao to
búa lớn mà
thiên về những
Chuyên đề: một mày sắc cổ điển đậm đà
lại chứa đựng tinh thần thời đại:
- Về màu sắc cổ điển: màu sắc cổ điển thể hiện qua thể thơ
tứ tuyệt, thơ thất ngôn bát cú.
 Viết bằng chữ Hán phần lớn theo thể tứ tuyệt cổ điển do
đó mang đặc trưng của thể loại: hàm súc, cô đọng, dư ba, ý
tại ngôn ngoại, thiên về gợi hơn là tả
- ngôn ngữ thơ đa nghĩa, hình ảnh thơ đa diện: trong bài thơ
có những từ được xem là nhãn tự.
- màu sắc cổ điển thể hiện ở đề tài, thư pháp ước lệ tượng
trưng, thi tứ, thi liệu cổ, giàu cảm hứng về vẻ đẹp của thiên
nhiên. Thiên nhiên được cảm thụ, cảm nhận qua quan
niệm riêng, thể hiện theo bút pháp riêng. Cảm nhận từ xa
như muốn ôm lấy cả vũ trụ.
- Thể hiện thiên nhiên như những chủ thể, không coi trọng
việc vẽ lại một cách tỉ mỉ phong cảnh thiên nhiên mà chỉ
sử dụng vài nét chấm phá nhưng muốn ghi lại linh hồn của
tạo vật. (lấy điểm chỉ diện, phác họa theo lối tranh thủy
mặc bộc lộ cái thần, cái hồn của cảnh sắc).
- Nhân vật trữ tình có phong thái ung dung, nhàn tản, hòa
hợp với thiên nhiên, xem đó là người bạn tâm tình tri kỉ.
- Về tinh thần hiện đại: có vay mượn về đề tài, thi tứ, thi
liệu song tư tưởng nội dung hoàn toàn mới, phản ánh tinh
thần thời đại.
Nay ở trong thơ cũng có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
- Tuy viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hay bát cú… song
nội dung chứa đựng những điều mới mẻ, hiện đại, tạo nên
sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức,
- Hình tượng thiên nhiên có 1 sức sống linh hoạt không tĩnh
tại mà thường vận động một cách khỏe khoắn, luôn hướng
về sự sống, ánh sáng.
- Trong mối quan hệ hòa hợp giữa nhân vật trữ tình với
thiên nhiên, thiên nhiên không còn là chủ thể mà con
người mới là chủ thể, nghĩa là con người không hòa lẫn, bị
khuất lấp đi bởi thiên nhiên mà luôn vượt lên thiên nhiên,
làm chủ thiên nhiên, sẵn sàng đối mặt, đương đầu khó
khăn thử thách. Cảm hứng thơ lấy từ những gì bình dị, gần
gũi nhất nhưng thể hiện đầy đủ trọn vẹn bức chân dung tự
họa tinh thần lớn lao. Tư tưởng hướng về lối sống bình dị
của người dân, những nếp sinh họat đời thường.
- Nhân vật trữ tình khiêm tốn, hòa hợp với mọi người,
không bao giờ đặt mình lên trên mọi người.
- Hình ảnh thơ: không so sánh người chiến sĩ với tùng cao
cách cả mà sẵn sàng ví với những vật nhỏ bé như hạt gạo.
Ngôn từ, giọng điệu không sử dụng đại ngôn mà giọng thơ
hôn nhiên, binh dị của một người chiến sĩ cách mạng chân
chính luôn tìm thấy lẽ sống của bản thân mình ở chỗ gắn
bó máu thịt với những người cùng khổ_lấy đó thành sức
mạnh tinh thần.
Chuyên đề: tinh thần thép, kiên cường đi liền với chất thơ trữ
tình đằm thăm- bản chất chiến sĩ lồng trong thi sĩ.
Con đọc trăm bài toàn ý đẹp
ngọn đèn tỏa rạng mái đầu xanh
vần thơ của Bác vần thơ thép
mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
(Hòang Trung Thông)
Đã là thơ ca cách mạng thì dòng thơ nào cũng thể hiện người chiến
sĩ cả. bên cạnh đó chiến đấu, làm cách mạng là lẽ sống, lý tưởng bắt
nguồn từ tình thương yêu nhân lọai tình cảm chính là cơ sở hình
thành nên bản chất con ngườichiến sĩ. Điều này tạo nên một phong
cách thơ riêng của Bác.
Tinh thần thép kiên cường:
- Cản hiểu tinh thần thép trong thơ Nhật kí trong tù một
cách linh hoạt. thép là ý chí, là nghị lực, tinh thần cách mạng của
người chiến sĩ. Thơ Hồ Chí Minh bình dị, mêm mại, tinh thế song
đầy chất thép. Đằng sau cái tình bát ngát là tinh thần thép_ tinh
thần bất khuất, vượt hoàn cảnh.
thép đã tôi, thép đã già. Thép là tình, bát ngát tình song đầy
ắp thép. Phong thái ung dung bình thản của một người biết vượt
lên hoàn cảnh, làm chủ, chinh phục hoàn cảnh. Tinh thần lạc quan
cách mạng, là niềm tin tất thắng. Chất thép còn thể hiện thường
xuyên qua cách nhìn của Bác đối với thiên nhiên thưởng thức,
chiêm ngưỡng cái hay, cái đẹp trong tư thế, vị thế của người mất
tự do, bị đày ải về thân xác, phải chăng đó là sự kết tinh, hội tụ của
chất thép trong tâm hồn Người?
Vấn đề tình trong thơ “Nhật kí trong tù”
Chất trữ tình chính là lòng yêu nước, thiên nhiê, có niềm tin vào sự
nghiệp cách mạng, yêu nước thương dân. Tình thương của Bác còn
hướng đến mọi người trên thế giới, các dân tộc bị áp bức, hướng đến
thiên nhiên.
 Hình ảnh thiên nhiên ở Nhật kí trong tù thường hiện lên nghiệt
ngã, đầy thử thách đối với người tù. Vậy mà người tù ấy không bao
giờ có cái nhìn thù nghịch đối với thiên nhiên, mà xem đó là môi
trường thử thách để vượt qua. Và trong cách nhìn của Người, thiên
nhiên vẫn đậm chất trữ tình, thơ mộng.
Trong cách nhìn ấy, thiên nhiên còn mang đến cho con người
niềm tin mãnh liệt, khát vọng đối với sự sống…
 Đầu tập thơ Nhật kí trong tù, người đọc sẽ tìm thấy sự kết
hợp hài hòa chặt chẽ giữa tính trữ tình, và chiến đấu trong
thơ Người. Trữ tình là bản chất, thép là sự thể hiện.
Thơ trữ tình của Bác vẫn có chất thép và ngược lại.  tình
tạo nên thép, tình nuôi dưỡng hồn thơ. Nói như Hoàng Trung
Thông:
“Vần thơ của Bác vần thơ thép
mà vẫn mênh mông bát ngát tình.”

You might also like