You are on page 1of 20

Mình đọc nhiều tài liệu, công bố rằng tại vùng olfactory của não bộ có tìm thâý các

tế bào
gốc (stem cells), mà các neurone của chúng ta chỉ bị mâts đi theo tuổi tác chứ không hề
đứợc sinh ra thêm. Vâỵ các tế bào này tồn tại với chức năng gi, bạn có biêt không ?
Nguyễn Công Sơn
08-09, 14:02
:mrgreen:
Tế bào mâ`m (Sterm cells) là tế bào sau này sẽ được "chuyên hóa" thành nhiều lọai tế bào
với nhiều chức năng khác nhau do đó nếu tế bào mâ'm được tìm thâý ở ồlảcty như bạn
nói thì nó có thể được biệt hóa thành một phâ`n nào đó của neuron vì chắc bạn cũng biết
neuron gồm có nhiều "phâ`n".

ko có gì tự sinh ra và tự mâ't đi cả, chỉ có chuyển từ dạng này snag dạng khác cho nên
bạn nói neuron bị mâ't đi mà ko được sinh ra là ko chính xác còn nó được sinh ra như thế
nào thì lại là chuyện khac.

mình sẽ nghiên cứu thêm chuyện này trả lời rõ với bạn lâ`n sau. bạn có thể tham khảo
sách về lý-sinh (biophysic) để hiểu rõ hơn về vâ'n đề này nếu bạn thực sự quan tâm
Phạm Trọng Khá
08-12, 14:51
Nguyễn Công Sơn nói như trên là sai một cách cơ bản vì đúng là tế bào thần kinh có các
phần như thân, nhánh (dendrit & axon), nhưng các phần đó đều xuất phát từ một tế bào
(bản thân tế bào thần kinh là một tế bào đã), các phần khác (nhánh) của nó chính là màng
của thân tế bào thần kinh kéo dài ra trong quá trình biệt hóa để thực hiện chức năng dẫn
truyền, chứ không phải là các phần của tế bào thần kinh được "lắp ráp" từ các nguồn khác
nhau � 8)

Thực ra vùng Olfactory là vùng thần kinh khứu giác, gần đây người ta cho rằng ở vùng
này có chứa "tế bào gốc", nhưng các bạn đều biết rằng đâu phải cứ mang cái mác "tế bào
gốc" là có khả năng biệt hóa thành tế bào nọ kia đâu. Các nghiên cứu từ trước tới nay đều
nói tế bào thần kinh không được "làm mới". Ở người, số lượng tế bào thần kinh thường
ổn định từ 3 tuổi trở đi. Mặt khác tế bào thần kinh thì bị chết theo lứa tuổi và còn tùy
thuộc vào các trạng thái sinh lý, giới tính...mà sự "ra đi" của các tế bào thần kinh ở mỗi
người là nhanh chậm khác nhau.
Chức năng của "tế bào gốc" ở vùng Olfactory là gì thì mình xin trả lời các ban sau
�:oops:

Máu màu xanh?

Đinh Văn Khương


09-06, 19:11
Mình có nghe nói tôm có máu màu xanh chứ không phải là đỏ, sao vậy Khá? Nếu máu
màu xanh thì nhân hem của nó là có chứa sắt không vậy? Mình còn nghe nói là máu
chúng đông rất nhanh nữa? Nhưng với bọn sò huyết thì ngược lại, máu rất đỏ nhưng mà
không đông? Có ai biết rõ về thành phần cũng như những vấn đề liên quan tới máu của
bọn này không vậy?
Dương Văn Cường
09-06, 19:26
Máu mầu xanh dùng đồng (Cu) thay cho sắt.
Phạm Trọng Khá
09-08, 16:31
Đúng là máu của bọn tôm có màu xanh là do nhân hem chứa Cu. Còn máu của một loài
động vâtj nào đó đông nhanh hay đông châmj là tùy thuộc vào hàm lượng cũng như mức
độ được hoạt hóa của các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu hay chống đông máu.
Trương Xuân Đại
09-08, 17:34
Nhưng tại sao nhân hem là Cu thì máu lại màu xanh ?
Nguyễn Xuân Trí
09-08, 21:49
hình như nó liên quan tới sự bức xạ ra những tia có năng lượng có bước sóng tương ứng
với màu xanh.
các hợp chất của đồng thường xanh.
cái này liên quan tới hóa lượng tử. :lol:
Nguyễn Hữu Hoàng
09-09, 18:07
Đúng là máu của bọn tôm có màu xanh là do nhân hem chứa Cu. Còn máu của một loài
động vâtj nào đó đông nhanh hay đông châmj là tùy thuộc vào hàm lượng cũng như mức
độ được hoạt hóa của các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu hay chống đông máu.
Máu người màu đỏ là do hồng huyết cầu, cái này đem ly tâm là thấy liền; máu tôm hoặc
côn trùng thì em không chắc chắn do có một vài loài em được biết là không có dạng tế
bào hem-carried tương đương với hồng cầu ở người. Những loài này có nhân hem nằm
trong dịch máu luôn nên không có kháng nguyên tế bào máu--> không gây đáp ứng miễn
dịch khi dùng nó làm máu nhân tạo. Cụ thể đối tượng đang được săn đuổi �hiện nay là
trùn biển.
Phạm Vãn Diện
10-22, 09:17
Diện là thành viên mới tham gia ... đăng kí lâu rùi đến nay mới được ...

đọc bài về : máu màu xanh và mọi người đang đề cập về máu của tôm màu xanh và nhân
hem đồng
Diện có một bài mở đầu thế này ( bài đầu tiên của diễn đàn đó )

Màu là gì?

Màu là một hợp chất hóa học, thường là chất vô cơ. Từ xa xưa, người ta đã cố bắt chước
thiên nhiên để pha màu vô thủy tinh, sành sứ, chất men... Màu xanh da trời của muối
đồng, màu vàng của muối cadmium, màu trắng của oxid titan... màu của mọi vật được
giải thích do sự hấp thu một phần ánh sáng thấy được của chúng bởi hệ thống nhận màu
của mắt người.
Luật khuếch tán Rayleigh

Luật Rayleigh cho chúng ta biết là những phần tử khuếch tán ánh sáng mà độ dài nhỏ hơn
độ lớn của chính những phần tử này, có nghĩa là những sóng ánh sáng nảy lên liên tục
trên các phân tử không khí. Cường độ màu được khuếch tán tỷ lệ nghịch với lũy thừa bốn
của độ dài sóng của nó. Thế mà những phân tử của khí quyển như oxygène, nitrogène,
bụi thì có độ lớn gần bằng độ dài của sóng ánh sáng. Những quang tử (photon) mang màu
xanh thì được khuếch tán nhiều trong lúc màu đỏ thì không.

Cường độ khuếch tán của màu xanh: I xanh = 1/(446.10-9)4 = 2,52.1025


Đào Đức Thịnh
01-06, 16:05
Máu mầu xanh dùng đồng (Cu) thay cho sắt.
Câu này hình như có lần Olympia có hỏi rùi anh ơi.Còn câu trả lời của anh cường đúng
rồi đấy

Mình sẽ bắt đầu với tiếng ngáy xuất hiện là do nguyên nghân gì nhé:

Tiếng ngáy phát ra bởi sự rung chuyển của không khí khi đi qua vòm họng có cấu trúc
không bình thường, bị hẹp. Nguyên nhân là sự mở và đóng của một số bộ phận không
nhịp nhàng, gây trở ngại cho dòng không khí khi thở. Những người bị bệnh ngáy thường
có sự khác thường về giải phẫu ở vòm họng (vòm miệng nhỏ, lưỡi gà dài, lưỡi to, cổ
họng hẹp, có hạch lớn ở vòm họng) hoặc có thịt thừa, u cục phát sinh ở họng làm cản trở
đường thở

em muon hoi tai sao khi chi ki nam ngua nguoi ta moi ngay con nam nghieng thi lai
khong?

Khi ngủ nằm ngửa, lưỡi gà và quai hàm dưới sẽ sụp xuống làm cho đường họng hẹp bớt
và hơi thở khó qua. Bởi vậy thay đổi tư thế nằm ngủ: Nằm nghiêng, tránh nằm ngửa là
một trong các biện pháp được vận dụng để giảm ngáy .

Còn nếu nói sâu hơn thì sẽ có các biện pháp phòng tránh ngáy như sau.

Nếu ngáy nhẹ:

- Giảm ăn chất béo, giảm cân để bớt mỡ đọng ở cổ, giúp cổ được thanh thoát nhẹ nhàng.

- Tập thể dục.

- Thay đổi tư thế nằm ngủ: Nằm nghiêng, tránh nằm ngửa. Khi ngủ nằm ngửa

- Uống thuốc an thần trước khi ngủ theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
-Dùng một số trang bị: Đeo mặt nạ ở mũi khi ngủ, đeo miếng nhựa bọc răng hàm trên và
dưới để đưa hàm dưới ra trước hàm trên, làm tăng độ thông thoáng cho cổ họng.

Nếu bị ngáy nặng thì có thể phải phẫu thuật:

- Phẫu thuật tạo hình các bộ phận trong họng để lấy đi thịt thừa, hạch ở vòm họng nếu có.

- Phẫu thuật bằng tia laser để làm tăng thêm chiều rộng của đường họng.

- Phẫu thuật hàm, di chuyển hàm để làm rộng đường thở.

Còn biện pháp dùng bóng tenis để chữa ngáy cũng thành công đến 80% rồi đấy.
Phạm Trọng Khá
09-08, 15:12
Tiếng ngáy phát ra bởi sự rung chuyển của không khí khi đi qua vòm họng có cấu trúc
không bình thường, bị hẹp. Nguyên nhân là sự mở và đóng của một số bộ phận không
nhịp nhàng, gây trở ngại cho dòng không khí khi thở. Những người bị bệnh ngáy thường
có sự khác thường về giải phẫu ở vòm họng (vòm miệng nhỏ, lưỡi gà dài, lưỡi to, cổ
họng hẹp, có hạch lớn ở vòm họng) hoặc có thịt thừa, u cục phát sinh ở họng làm cản trở
đường thở

Tôi xin bổ sung:


Có những người râts khoẻ mạnh, lưỡi, hâù, họng bình thường mà ngủ vânx cứ ngáy, lại
có những người có những dị tâtj như trên lại không thâý ngáy :mrgreen:
Điều quan trọng ở đây là ta phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra tiếng ngáy. Theo tôi Lúc
ngủ say, cơ bắp toàn thân được thư giãn, lưỡi cũng được hạ xuống. Tiếng ngáy được hình
thành do sự va đâpj của dòng không khí vào ra qua phânf lưỡi trên cuống họng. Cũng có
thể do hơi thoát ra qua đường mũi bị cản trở (do bị bệnh, dị tâtj...) nên phải dùng đến
miệng để bổ sung hô hâps, đặc biệt khi hít vào sẽ làm rung động vòm miệng mềm sau
khoang miệng và phát ra các âm thanh khó chịu. Những người có câú trúc miệng mũi
hoàn toàn bình thường mà vânx ngáy là do: hoặc khi ngủ có thói quen dùng miệng để
thở, hoặc khi ngủ thường không để đâù ở vị trí ngay ngắn thì không tránh khỏi tiếng
ngáy.

em muon hoi tai sao khi chi ki nam ngua nguoi ta moi ngay con nam nghieng thi lai
khong?

Khi ngủ nằm ngửa, lưỡi gà và quai hàm dưới sẽ sụp xuống làm cho đường họng hẹp bớt
và hơi thở khó qua. Bởi vậy thay đổi tư thế nằm ngủ: Nằm nghiêng, tránh nằm ngửa là
một trong các biện pháp được vận dụng để giảm ngáy
Điều quan trọng là muốn tạo được tiếng ngáy to và khó chịu như thế thì khi ngủ phải mở
miệng, mà khi nằm ngửa thì miệng mở ra rễ dàng hơn là khi nằm nghiêng, các bạn cứ thử
thì biết :D

Chuyện thế này các bác ạ: em hoc mon Giải phẩu sinh lý người , về hệ xương , có nói là
con người và thú đều có 7 đốt sống cổ , nhưng tại sao con người và các loài khác đều chỉ
có thể quay cổ 180 độ thoi, còn Cú mèo thì quay cả 1 vòng tròn.
Em chỉ thấy vậy trong công viên chưa đọc qua tài liệu nào cả, định vào kiểm tra cho
chính xác nhưng... bác bảo vệ không cho.Bây giờ nhờ các bác đấy.
Đàm Trọng Hiếu
10-17, 20:07
ò cái này bây giờ mình mới biết, ai biết chỉ giúp đi :D
Trần Hoàng Dũng
10-18, 04:53
Chuyện thế này các bác ạ: em hoc mon Giải phẩu sinh lý người , về hệ xương , có nói là
con người và thú đều có 7 đốt sống cổ , nhưng tại sao con người và các loài khác đều chỉ
có thể quay cổ 180 độ thoi, còn Cú mèo thì quay cả 1 vòng tròn.
Em chỉ thấy vậy trong công viên chưa đọc qua tài liệu nào cả, định vào kiểm tra cho
chính xác nhưng... bác bảo vệ không cho.Bây giờ nhờ các bác đấy.

Tính theo phương thẳng đứng, cổ người xoay 90 dộ bên trái và 90 độ bên phải. Nhưng kô
ai cộng lại thành 180 độ cả. Muốn xoay 180 thì từ đằng trườc xoay hẳn ra sau với điều
kiện là phải giữ nguyên thân người. Nào bắt đầu xoay, coi thử được bao nhiêu. Bạn mà
xoay được thì bạn là kỳ nhân (dị thú) rồi đó. Còn ông thầy bà cô nào dạy cái này thì phải
xem lại cái ĐẦU ông bà ta và cả cuốn sách đó nữa

Cú mèo đúng là có khẩu độ xoay rộng hơn người và các lòai thú khác, nhưng chính xác
có phải 360 hay không thì không rõ. Già rồi, quên rồi.
Lê Trần Anh Vân
10-19, 12:56
Bác lonxon nói nghe hay ghê nhỉ? em nói là thấy vậy trong công viên chứ có nói thầy cô
nào dạy đâu, bác đọc kỹ giùm chut nha.Còn chuyện 180 độ , em chấp nhận sai .Nhưng
nhũng lời bác nói ----->muốn quay cái cổ của bác 180 độ thiệt :D

Bác lonxon già rồi lẩm cẩm, còn các bác khác thì sao
Trần Hoàng Dũng
10-19, 16:35
Chuyện thế này các bác ạ: em hoc mon Giải phẩu sinh lý người , về hệ xương , có nói là
con người và thú đều có 7 đốt sống cổ , nhưng tại sao con người và các loài khác đều chỉ
có thể quay cổ 180 độ thoi, còn Cú mèo thì quay cả 1 vòng tròn.

theo câu trên bạn viết thì nó có 2 mệnh đề

Chuyện thế này các bác ạ: em hoc mon Giải phẩu sinh lý người , về hệ xương , có nói

con người và thú đều có 7 đốt sống cổ , nhưng tại sao con người và các loài khác đều chỉ
có thể quay cổ 180 độ thoi, còn Cú mèo thì quay cả 1 vòng tròn.

Rõ ràng nguyên cái mệnh đề đằng sau bổ nghĩa cho cái động từ NÓI,mà ai nói ? cũng
theo câu bạn thì là môn giải phẫu sinh lý người.

Vậy tôi hiểu cái chuyện "quay cổ 180 độ " cũng là do giáo trình đó giảng dạy hòan tòan
chính xác theo câu bạn viết.

Nếu theo như lời giải thích sau của bạn thì trước chữ NHƯNG của mệnh đề sau phải là
dấu chấm,khi đó câu nó sẽ thế này

Chuyện thế này các bác ạ: em hoc mon Giải phẩu sinh lý người , về hệ xương , có nói là
con người và thú đều có 7 đốt sống cổ. Nhưng (em có thắc mắc) tại sao con người và các
loài khác đều chỉ có thể quay cổ 180 độ thoi, còn Cú mèo thì quay cả 1 vòng tròn.

Bạn nên tập viết văn cho đúng ngữ pháp Việt Nam và diễn dạt cho rõ rành. Bạn học sư
phạm mà diễn đạt không rành rẽ thế này thì làm sao dạy dỗ cho học sinh được cơ chứ.

Ngòai ra tôi còn chừa 1 lỗi căn bản kô muốn hỏi liền:

- Cú mèo là chim hay thú vậy bạn?

Bạn đang nói về người và thú (có vú) sao lại lôi cú mèo ra nói chuyện?
Lê Trần Anh Vân
10-19, 19:40
bác lonxon đúng là khác người , em thích rồi đó!!
Rõ ràng nguyên cái mệnh đề đằng sau bổ nghĩa cho cái động từ NÓI,mà ai nói ? cũng
theo câu bạn thì là môn giải phẫu sinh lý người""".
Bác phân tích câu chi mà ghê thé ạ? mệt cái thân bác thêm nhỉ?
"""Vậy tôi hiểu cái chuyện "quay cổ 180 độ " cũng là do giáo trình đó giảng dạy hòan
tòan chính xác theo câu bạn viết.
Cái giáo trình em ko thấy nói cái đó cả, em thắc mắc và đặt câu hỏi , thế thôi------>bác
hiểu cái chuyện "quay cổ 180 độ"chưa chính xác
Nếu theo như lời giải thích sau của bạn thì trước chữ NHƯNG của mệnh đề sau phải là
dấu chấm,khi đó câu nó sẽ thế này
Chuyện thế này các bác ạ: em hoc mon Giải phẩu sinh lý người , về hệ xương , có nói là
con người và thú đều có 7 đốt sống cổ. Nhưng (em có thắc mắc) tại sao con người và các
loài khác đều chỉ có thể quay cổ 180 độ thoi, còn Cú mèo thì quay cả 1 vòng tròn."""
Đối với em , dấu phẩy là đủ!!---> cố chấp bác nhỉ?
"""Bạn nên tập viết văn cho đúng ngữ pháp Việt Nam và diễn dạt cho rõ rành. Bạn học sư
phạm mà diễn đạt không rành rẽ thế này thì làm sao dạy dỗ cho học sinh được cơ chứ."""

Cái này mới hay à: em học sư phạm, ai nói? em sẽ dạy học sinh , ai bảo? thông tin đó bác
nhặt ở đâu vậy a.?nhưng cũng cảm ơn bác vì đã có công ngồi sữa ngữ pháp Việt Nam cho
em.
""""Ngòai ra tôi còn chừa 1 lỗi căn bản kô muốn hỏi liền:

- Cú mèo là chim hay thú vậy bạn?

Bạn đang nói về người và thú (có vú) sao lại lôi cú mèo ra nói chuyện?""""
Bác không muốn hỏi liền nhưng em trả lời liền :bác không biết là chim hay thú à? hay
bây giờ mới thây được cái LỖI CĂN BẢN đó vậy ạ?vui ghê đó!!!
Trần Hoàng Dũng
10-19, 20:54
Chuyện kể rằng 1 nhà dzăn trẻ gửi bản thảo đến nhà xuất bản và nói với biên tập viên:

- chà chà, tôi mãi lo theo đuổi tâm lý nhân vật,muốn giãi bày hết mọi tư tưởng của
mình,nên lắm khi bỏ sót dấu chấm,dấu phẩy, phiền anh thấy thiếu thì cho vô dùm nhé.

Biên tập viên lật qua vài trang rồi trả bản thảo:

- ông về đưa dấu chấm, dấu phẩy đi, chúng tôi sẽ thêm chữ cho ông.

Trình độ mỗi người đôi lúc chỉ hơn nhau ở chỗ dùng dấu chấm hay dấu phẩy đấy bạn à.

Theo cái memory đang rỉ sét của tôi, thì tôi chưa thấy con thú nào có lông vũ cả. Thậm
chí cái định nghĩa về thú mà tôi học là: có dây sống,4 chi, có nhau thai, đẻ con và có
tuyến sữa cho con bú cũng kô thấy chỗ nào nói là nó có lông vũ hết.
Đàm Trọng Hiếu
10-19, 20:57
bác lonxon đúng là lộn xộn thiệt, bác cứ châm chỉa hòai, người ta đã nhận sai rồi kia mà.
chỉ bảo giúp đi. các bác khác có í kiến gì không? :D
Lê Trần Anh Vân
10-20, 10:27
Thôi nào bác , bác hay châm người khác nhỉ?nhưng không sao , em đã nhận ra cái sai mà
bác cư snói hoài như thế thì cũng hết cách thôi ( khi nào rãnh vao" tán gẫu" em với bác
đấu cho vui nghe) , còn câu hỏi em rát muốn nghe câu trả lời , chẳng lẽ cái memory của
bác không thể tải thêm những cái khác nữa à?
Nào, bác và em hạ nhiệt độ xuống mọtt chút đi !!
Trứoc khi đặt câu hỏi em đã biết vấn đề thú với chim rồi( không chữ cháy đâu) nhưng
bác trả lời lại khó nghe quá ( tính bác hay như vậy a`?)
Vậy câu hỏi lại là : con CÚ Mèo có điều gì đặt biệt ở cổ mà co thể quay được như thế ạ?
Bác trả lời được chứ? Cảm ơn trứoc nha :D
"Trình độ mỗi người đôi lúc chỉ hơn nhau ở chỗ dùng dấu chấm hay dấu phẩy đấy bạn à"
-----> cái này em không đồng ý với bác,bác hay đem cái trình độ ra nói lắm à? nếu ai
cũng nhận ra điều đó thì chắc không ai hơn ai cả, bác nhỉ? :D
greenfield
10-20, 12:26
Theo cái memory đang rỉ sét của tôi, thì tôi chưa thấy con thú nào có lông vũ cả. Thậm
chí cái định nghĩa về thú mà tôi học là: có dây sống,4 chi, có nhau thai, đẻ con và có
tuyến sữa cho con bú cũng kô thấy chỗ nào nói là nó có lông vũ hết.

Có xương sống thì chính xác hơn (trong đó có tủy sống), dây sống ở bọn này chỉ có trong
giai đoạn phôi thôi!

con CÚ Mèo có điều gì đặt biệt ở cổ mà co thể quay được như thế ạ?

Cố gắng đọc lại sách động vật có xương sống nhé, trong đấy có đủ đấy!
Lê Trần Anh Vân
10-20, 20:37
Cố gắng đọc lại sách động vật có xương sống nhé, trong đấy có đủ đấy!
Hơ !!! em chưa học tới CHIM bác ạ , mới học tới cá xương thôi!!! thế mới hỏi các bác
chứ :D
Trần Hoàng Dũng
10-20, 20:53
chiu kho vao google danh

Strigidae 180 degree

se ra 1 nui thong tin ve con CU MEO cho ma doc, co giai thich tai sao no xoay 180 do
Lê Trần Anh Vân
10-20, 21:59
Bác lonxon trả lời như thế dễ nghe hơn nhiều nhỉ?????CÁM ƠN bác nhiều :D
Phùng Mỹ Trung
03-16, 08:47
Tìm hiểu về các loài chim bộ cú Strigiformes !

Chào các bạn ! mình là thành viên mới của diễn đàn này. Hôm nay tình cờ tìm kiếm trên
google thầy diễn đàn này hay quá nên mình XIN GIA NHẬP làm thành viên. Thấy các
bạn bàn bạc về các loài Cú dữ quá nhưng nói chung là chúng ta đang cưỡi ngựa xem hoa
cả. Vì lần đầu tiên tham dự lời lẽ không hay xin đại xá nhé !! :P 8)
Nhân đây xin gửi cái Link này về trang web của tôi may ra nó giúp được mọi người chút
ít kiến thức về cái bọn HÔI NHƯ CÚ ấy có khi lại thấy thơm thơm

http://www.vncreatures.net/kqtracuu.php?
ID=2025&tenloai=&Submit333=Search&type=bo&ch=&loai=1&radio=V

Chúc mọi người khoẻ hạnh phúc.


Dương Văn Cường
03-16, 10:04
Xin chào ... chú Pmytrung (Nhìn ảnh avatar :D )

Trang web của chú rất hay và chuyên nghiệp. Cháu rất bất ngờ khi biết ở Việt Nam đã có
một website như thế này về Sinh vật rừng Việt Nam.

Chú có phải là người được giải Trí tuệ Việt Nam không ạ ?
Phùng Mỹ Trung
03-16, 11:17
Chính hắn !! nếu cần đập cho hắn ta một trận thi cứ vào Đồng Nai mà đánh ... Hic hic
bigbug
08-18, 15:38
Cú mèo là loài chim săn mồi trong đêm nên có mắt rất lớn, tầm nhìn của nó tới 180 độ.
Nhưng cái mắt to cộ ấy của nó không thể liếc qua liếc lại được, nên để thích nghi, nó có
thể quay ngoắt cổ tổng cộng 270 độ. (phước cho nó là có nhiều xương cổ hơn người)
eagle84 hỏi có vậy mà đã bị mr lonxon xạc cho te tua, lần sau nếu gặp ông này chắc tôi
phải tránh mặ

vì sao con nòng nọc lại có thể rụng đuôi để thành con ếch được ? điều này có liên quan
đến " sự họai tử " không ạ?
Eagle đã nêu lên một vấn đề quan trọng trong sinh lý của động thực vật. Đó là cơ chế
apoptosis hay là sự chết có trật tự, có chương trình định sẳn (programmed cell death). Tôi
không biết bạn dùng nhóm từ "sự họai tử" trong bối cảnh nào (hoặc định nghĩa chính xác
như thế nào) nên không thể trả lời về cụm từ này.

Đơn giản là, quá trình rụng đuôi của con nòng nọc là một quá trình sinh lý bình thường
trong sự phát triển của con ếch. Một trong những giai đọan trong quá trình phát triển của
động vật là giai đọan định hình (morphogenesis). Trong giai đọan này, các bộ phận trong
cơ thể của sinh vật đang phát triền được gọt dủa để có được một hình dáng giống như bộ
phận của sinh vật trưởng thành. Trong sự gọt dủa này, những tế bào thừa sẽ bị lọai bỏ
bằng cách tự hủy diệt trong vòng trật tự. Các tế bào chết theo cách này sẽ được thu dọn
một cách gọn gàng ( bởi những tế bào chuyên biệt khác) và chúng sẽ không gây ảnh
hưởng tai hại đến những tế bào xung quanh. Cơ chế phân tử của quá trình tế bào chết có
trật tự này đã được nghiên cứu rất chi tiết ở một lòai giun tên C. elegans.

Ở người, một thí dụ dể nhớ của tế bào chết có trật tự này là những tế bào nối liền những
ngón tay (và ngón chân) của bào thai đang phát triển. Nếu không có quá trình này diển ra,
mỗi chúng ta ra đời đều trở thành kiện tướng bơi lội. :lol:

Không những được quan sát trong quá trình phát triển của sinh vật, apoptosis cũng đóng
vai trò quan trọng trong cơ thể của sinh vật trưởng thành. Khi tế bào miễn dịch tấn công
một tế bào bị nhiễm virus, chẳng hạn, tế bào miễn dịch sẽ nhân đôi lên rất nhanh để có đủ
lực lượng để chống đở lại sự sinh sôi nhanh chóng của vi khuẩn. Sau khi tiêu diệt được
hết vi khuẩn, các tế bào miễn dich sẽ tự tiêu diệt bằng apoptosis để đem lại sự cân bằng
về số lượng tế bào trong cơ thể.

Apoptosis để tự vệ. Khi một tế bào mắc lổi trong lúc phân chia hay bộ gene của tế bào bị
đột biến bởi tia phóng xạ, bộ máy apoptosis sẽ được báo động, tùy theo mức độ nặng nhẹ
của tín hiệu nguy hiểm, sự nhân đôi của tế bào bị lỗi sẽ được ngăn chận hay nếu trầm
trọng, tế bào tích lũy nhiều lỗi sẽ bị hũy diệt. Đa số tế bào ung thư đã tìm cách qua mặt
quá trình kiểm duyệt sự sống của tế bào này bằng cách đột biến những gene quan trọng ở
trong hệ thống này. Nếu hiểu được tế bào ung thư đã "lừa" bộ máy apoptosis ở bước nào
thì người ta có thể tìm cách để chỉnh sửa lại và làm cho tế bào ung thư trở nên dể "cai trị"
hơn.
Trần Hoàng Dũng
10-27, 18:51
Họai tử hiểu nôm na là những khối u khối mô do bị thương, bị tai nạn, vi khuẩn (hay
thậm chí ký sinh trùng) tấn công. Khối vết thương này phát triển theo thời gian dài mà cơ
thể (hệ miễn dịch) hòan tòan bất lực không thể chữa trị được. Khối họai tử dần dần lan
sang khối mô lành xung quanh.

Nó hòan tòan đối lập với apoptosis.


Lê Trần Anh Vân
10-28, 19:56
Rất cảm ơn các anh đã trả lời!
Lê Trần Anh Vân
10-28, 20:04
Ở người, một thí dụ dể nhớ của tế bào chết có trật tự này là những tế bào nối liền những
ngón tay (và ngón chân) của bào thai đang phát triển. Nếu không có quá trình này diển ra,
mỗi chúng ta ra đời đều trở thành kiện tướng bơi lội
Hơ ! nếu không chúng ta sẽ có "màng bơi" à? cái này hay nhỉ, chừ mới biết :D
Trần Hoàng Dũng
10-29, 01:58
bạn không phải là người đầu tiên ngạc nhiên đâu; tôi từng nghe 1 GV ngành sinh học
động vật dạy cho SV sư phạm sắp ra trường là:

- bàn tay của thai nhi tròn,đến ngày tháng năm nào đó, các ngón tay mọc ra.

Tôi đứng nghe mà đổ mồi hôi hột, mặt dù đang mưa.

Bạn tui đi với tui nghe tiếng than TRỜI của tui mà tưởng tui ... trúng số.

Bạn cần nhớ, nguyên lý đầu tiên của sinh học phát triển là sự cân bằng nội
mô(hemeostatis), trong đó apoptosis đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ chế này.

Nguyên lý thứ hai là paradox (sự ngược đời) trong một sự hợp lý. Nghĩa là có lúc 1 tb
hay mô thay vì phát triển theo hướng A theo logic,thì nó lại phát triển theo hướng khác
kô theo logic thông thường. Nhưng kết quả cuối cùng lại cho thấy nó có lý.
Sự phát triển của nòng nọc do hai nguyên lý này chi phối.
Trần Ngô Định Công
10-29, 12:39
Chuyện chúng ta có thể trở thành kiện tướng bơi lội nếu quá trình apoptosis ko diễn ra
nằm trong hiện tượng lặp lại những giai đọan tiến hóa của lòai trong quá trình phát triển
phôi (Quên béng gọi là quá trình gì rùi! 8) :lol: ). Phôi của một lòai trong quá trình phát
triển sẽ lặp lại những giai đoạn tiến hóa chung nhất của lòai. Đây cũng là một trong
những cơ sở để các nhà khoa học phân lọai sinh giới (chỉ là "một trong những" thôi! )
Nếu quá trình apoptosis không diễn ra trọn vẹn, chúng ta sẽ có những quái thai. Nếu nó
diễn ra sớm, không chừng chúng ta sẽ có những người có mang, thở bằng da và có màng
nữa!!!!! Tuy nhiên, tin buồn mà cũng là tin vui, là tất cả những cá thể như thế đều không
tồn tại được đến khi sinh ra, vì sự rối lọan trong tổ chức cơ thể không cho phép nó sống
sót!
Trần Hoàng Dũng
10-29, 22:48
bạn Biolege thân mến, trên tay tôi hiện nay có cuốn CELLS, EMBRYOS, AND
EVOLUTION của Jonh Gerhart và Mac Kirscher do Blackwell Science xuất bản năm
1997, nhưng trong khỏang từ nay đến hết tuần sau tôi cực kỳ bận rộn cho cái cuộc đời
đầykhổ cực bi thương của mình, nên chẳng thể đọc nổi lấy nửa trang trong này.

Còn với cuốn Moclecular Systermatics (2e) của Davidd M. Hillis et al. do Sinauer
Associates, Inc xuất bản năm 1996 thì tui có đọc qua, đặc biệt là chương đầu, cũng như
dò ở phần index chẳng thấy 1 chữ nào nói đến embryo(s) hay embryogensis.

Tôi lên google đánh ""phylogeny based on embryogenesis" kô thấy tài liệu nào;còn đánh
"classification based on embryogenesis" thì có 1 bài báo chẳn ăn nhằm gì đến cái tôi cần
tìm.

Có lẽ đây là lần đâu tiên tôi nghe nói rằng "Phôi của một lòai trong quá trình phát triển sẽ
lặp lại những giai đoạn tiến hóa chung nhất của lòai. Đây cũng là một trong những cơ sở
để các nhà khoa học phân lọai sinh giới (chỉ là "một trong những" thôi! )". bạn có thể
giúp tôi làm rõ 1 số ý sau:

Câu đầu tiên thì phát biểu gần đúng. Riêng câu 2 thì tôi mới nghe lần đầu và còn quá mơ
hồ.

01- Theo cái đầu óc bã đậu của tôi hiểu ý bạn thì người ta có thể quan sát quá trình phát
triển của phôi ở những lòai khác nhau để phân lọai SINH GIỚi. Sinh giới theo cổ điển có
5 giới là:

1. Monera
2. Protistista
3. Fungi
4. Animalia
5. Plantae
Thế thì bạn có thể giải thích rõ hơn là người ta quan sát phôi và sự hình thành phôi
(embryo and embryogensis) như thế nào để phân lọai sinh giới như vậy. nếu bận ko chấp
nhận hệ thống 5 giới thì bạn có thể giải thích cho bất kỳ hệ thống (3 hay 4 hay n giới) nào
đó mà bạn được học.

Nếu bạn không có thời gian giải thích thì bạn cho biết bạn nghe, đọc ý tưởng này ở đâu.
Có thể giới thiệu sách hay review papers hay papers mà bạn đã đọc hay kô?

02- Nếu phôi và quá trình phát triển phôi kô thể ápdụng để phân lọai SINH GIỚI mà chỉ
gói gọn trong lòai, hay ngành thì có mấy câu hỏi nhỏ

- nguyên tắc sử dụng phôi để phân lọai (giả sử) được áp dụng cho tòan bộ những lòai có
phôi (tức là tạo giao tử, hợp thành phôi) vậy còn những lòai không tạo phôi thì sao?

- Giả sử tập trung trên những lòai có phôi thì người ta sẽ quan sát phôi bắt đầu từ giai
đọan nào đến giai đọan nào của quá trình phát triển?

- Khi quan sát phôi thì người ta tập trung trên những đặc tính nào để phân lọai?

(câu hỏi phụ: có tác giả nào quan sát được phôi của con voi châu á và phôi con châu phi
để định danh 2 lòai này kô?)

Thân mến,chúc bạn weeken vui vẻ.


Trần Ngô Định Công
10-30, 21:49
Cám ơn lonxon đã cho Bioledge cơ hội nhìn nhâ5n và rà sóat lại kiến thức cũng như cách
phát biểu của mình. Qua những gì anh đặt nghi vâ'n, Bioledge đã nhìn ra được cách thức
phát biểu thế nào cho chặt chẽ nhâ't.
Xin trả lời 2 câu nghi vâ'n của anh như sau:
1/ Sinh giới có 5 giới, không bàn cãi nữa rồi. Bioledge xin đính chính chút xíu lại: các
lòai trong sinh giới.
2/ - Vì không là một cách thức chung nhâ't để đánh giá nên dĩ nhiên, cách này chỉ áp
dụng trong số những loài có hình thành phôi.
- Người ta sẽ quan sát phôi từ giai đoạn bắt đâ`u hình thành các cơ quan chuyên hóa cho
đến giai đọan một vài tháng trước khi sinh hoặc nở (nếu là loài đẻ trứng).Hay nói chung
là hâ`u hết quá trình phát triển của phôi.
- Và xin nói rõ hơn là: cách thức này được dùng nhiều nhâ't để phân biệt hai loài có hiện
tượng đồng qui tính trạng. Và nó thể hiện rõ nhâ't khi hai lỏài thuộc hai ngành, lớp khác
nhau. Cách này thường không được dùng để phân biệt hai lòai thân thuộc.

(Trả lời câu hỏi phụ: Có ai đó ngu mới dùng phương pháp này để phân biệt voi châu Á và
voi châu Phi :roll: :lol:)
Nếu cách trả lời của tôi vâ~n còn sơ hở, xin lonxon cứ "vặt" tiếp, Bioledge chả phiền hà
gì, mà còn cám ơn vì đã giúp tôi trau dồi kĩ năng phản biện. Đừng ngại nhá!
greenfield
10-30, 23:42
Tuy nhiên, tin buồn mà cũng là tin vui, là tất cả những cá thể như thế đều không tồn tại
được đến khi sinh ra, vì sự rối lọan trong tổ chức cơ thể không cho phép nó sống sót!

tớ thấy trong hiện tượng "lại tổ" thì cá thể vẫn sống sau khi được sinh ra đấy chứ!

1/ Sinh giới có 5 giới, không bàn cãi nữa rồi.

í, vẫn còn nhiều lắm, chưa hết tranh cãi về cái này đâu, bạn có biết tác giả của hệ thống 5
giới là ai không và ngoài ra còn có những hệ thống nào khác không (trước và sau khi hệ
thống 5 giới ra đời, có thể vào box sinh thái và đa dạng sinh học trả lời không lại bị
dontcry xóa vì lạc đề đấy)!

Vì không là một cách thức chung nhâ't để đánh giá

"đánh giá" cái gì vậy bạn hay là bạn dùng từ này thay cho phân loại!

Người ta sẽ quan sát phôi từ giai đoạn bắt đâ`u hình thành các cơ quan chuyên hóa cho
đến giai đọan một vài tháng trước khi sinh hoặc nở (nếu là loài đẻ trứng).

Tớ thấy người ta quan sát nhiều thứ lắm chứ đâu có ít tí tẹo thế! (hỏi nhỏ bạn một chút
nhé: bạn có biết người ta tính phôi bắt đầu từ khi nào và kết thúc giai đoạn phôi vào lúc
nào không)

Và nó thể hiện rõ nhâ't khi hai lỏài thuộc hai ngành, lớp khác nhau

hai loài thuộc hai ngành khác nhau thì khó gì mà không phân biệt được: con voi thì
đương nhiên khác con cua rùi. Ngành khác nhau thì đương nhiên lớp phải khác nhau chứ!

Cách này thường không được dùng để phân biệt hai lòai thân thuộc.
mình cũng không rõ nghĩa "hai loài thân thuộc" của bạn!

Trả lời câu hỏi phụ: Có ai đó ngu mới dùng phương pháp này để phân biệt voi châu Á và
voi châu Phi

hì hì, trả lời hay lắm! bác loxon có hài lòng với câu trả lời này không vậy!

:mrgreen:
Trần Hoàng Dũng
10-31, 01:06
Cám ơn lonxon đã cho Bioledge cơ hội nhìn nhâ5n và rà sóat lại kiến thức cũng như cách
phát biểu của mình. Qua những gì anh đặt nghi vâ'n, Bioledge đã nhìn ra được cách thức
phát biểu thế nào cho chặt chẽ nhâ't.
Xin trả lời 2 câu nghi vâ'n của anh như sau:
1/ Sinh giới có 5 giới, không bàn cãi nữa rồi. Bioledge xin đính chính chút xíu lại: các
lòai trong sinh giới.
2/ - Vì không là một cách thức chung nhâ't để đánh giá nên dĩ nhiên, cách này chỉ áp
dụng trong số những loài có hình thành phôi.
- Người ta sẽ quan sát phôi từ giai đoạn bắt đâ`u hình thành các cơ quan chuyên hóa cho
đến giai đọan một vài tháng trước khi sinh hoặc nở (nếu là loài đẻ trứng).Hay nói chung
là hâ`u hết quá trình phát triển của phôi.
- Và xin nói rõ hơn là: cách thức này được dùng nhiều nhâ't để phân biệt hai loài có hiện
tượng đồng qui tính trạng. Và nó thể hiện rõ nhâ't khi hai lỏài thuộc hai ngành, lớp khác
nhau. Cách này thường không được dùng để phân biệt hai lòai thân thuộc.

(Trả lời câu hỏi phụ: Có ai đó ngu mới dùng phương pháp này để phân biệt voi châu Á và
voi châu Phi :roll: :lol:)

Nếu cách trả lời của tôi vâ~n còn sơ hở, xin lonxon cứ "vặt" tiếp, Bioledge chả phiền hà
gì, mà còn cám ơn vì đã giúp tôi trau dồi kĩ năng phản biện. Đừng ngại nhá!

bạn làm tôi mừng đến rơi nước mắt, súyt chút nữa tui tưởng nền khoa học thế giới,đặc
biệt là ngành phân lọai bị thách thức nghiêm trọng,may quá nó vẫn còn i xì.

Cũng mấy câu hỏi cũ,xin được làm lòai "nhai lai" có thêm thắc mắc.

01- Phân lọai dựa trên embryo và embryogenesis mà bạn nghe, đọc được ở đâu vậy,xin
giới thiệu sách hay bài báo mà bạn đã đọc. Sẵn tiện cho hỏi là thành tựu mà nó đạt được,
nghĩa là dựa trên embryo và embryogenesis này người ta đã làm sáng tỏ được những
trừơng hợp nghi vấn nào về sự mơ hồ phân lọai của một vài hay nhiều trường hợp nào
hay chưa?

02-Bạn vẫn chưa làm rõ là khi quan sát embryogenesis thì người ta TẬP TRUNG vào
giai đọan nào,cơ quan nào. Cái đầu bã trà của tôi nhận thấy nếu quan sát từ A đến Z thì
còn gì là thú vị và tìm ra cái nét hay nét độc đáo của pp này?

03- bạn cho rằng pp embryogenesis dùng để phân biệt hai lòai có hiện tượng đồng quy
tính trạnh,xin cho thí dụ chứng minh. Bạn cũng cho rằng nó dùng để phân biệt 2 lòai
thuộc 2 ngành 2 lớp khác nhau,vậy trước khi biết nó là 2 lòai thuộc 2 ngành 2 lớp khác
nhau thì người ta phải làm gì để có kết luận là 2 lòai này thuộc 2 ngành hay 2 lớp khác
nhau. mà đã biết nó thuộc 2 ngành hay 2 lớp khác nhau rồi thì còn dùng pp
embryogenesis để phân biệt làm chi nữa?

04- Trong sinh học, hay đúng ra là trong tóan học,người ta cho rằng 1 phát biểu được gọi
là định lý nếu nó được chứng minh là đúng với tất cả mọi trường hợp (100%) còn nếu nó
đúng với 99 nhưng sai với 1 thì nó kô phải là 1 định lý. Do vậy nếu pp embryogenesis
không thể áp dụng cho con dzoi hay đại khái những lòai nào đó to con lớn xác khó quan
sát embryogenesis thì liệu phát biểu của bạn có đúng không? Nói cách khác,nó đã thực sự
là 1 pp được công nhận bên cạnh những pp phân lọai khác hay chỉ là 1 ý tưởng lúc trà dư
tửu hậu của 1 vài vị sư sỹ nào đó.
Trần Ngô Định Công
11-01, 09:19
Bioledge không câu bài. Tôi đang cố gắng tìm tư liệu để trả lời cho những câu hỏi "đổ
mồ hôi hột" của anh lonxon. Nhung anh ấy nói một câu làm tui bắt buộc phải đính chính
vì quyền lợi tồn tại của chính mình :oops: : Em là con trai 100% anh lonxon ơi :? :cry:
"anh bạn" chứ không phải "cô bạn". Em sẽ hoàn chỉnh phần kiến thức của mình sớm
nhất.

PS: rất may là em đã kịp in bài essay đó và đang dịch được vài đoạn. Quả là hay thật. Chỉ
hơi tiếc là không có lưu lại cái link vì nghĩ là vẫn còn nằm trên forum. Mai mốt cần lại
phải search lại. :roll: 8O :oops:
Trần Hoàng Dũng
11-01, 19:12
"anh ban" BIOledge thân mến,

Thực ra bạn không cần đổ nhiều mồ hôi vàomấy câu hỏi dzớ dzẩn của tui đâu; những câu
hỏi tui đưa ra cũng chính là điểm yếu căn bản của pp embryogenesis, do vậy nó kô còn
được dùng trong ngành phân lọai nữa nên tài liệu về nó khá hiếm để tìm đọc.

Sẵn tiện bạn đang đọc tìm tài liệu về phân lọai thì tôi gợi ý bạn trả lời mấy câu hỏi sau,
nó sẽ có ích và thiết thực hơn

01- Bên cạnh pp phân lọai mà bạn đang học trong nhà trường (từ hai môn là phân lọai
học Thực và động vật) thì còn những pp nào đựoc dùng để phân lọai nữa? Những pp này
được áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng hay chỉ giới hạn cho một nhóm đối tượng nào
đó mà thôi?

02- Theo bạn thì pp nào được coi là pp tối ưu nhất mà các nhà khoa học có thể áp dụng
cho mọi đối tượng? Và theo bạn thì bạn thích nhất pp nào?
03-hiện nay ở VN,chỉ quanh quẩn với hai pp phân lọai chính là dựa trên hình thái (thực
và động vật) theo bạn tại sao chúng ta chưa áp dụng các pp phân lọai mới mà các nhà
khoa học trên TG đã và đang ứng dụng

'Sinh vật duy nhất có... 10 nhiễm sắc thể giới tính

Thú mỏ vịt là loài thú có túi nguyên thủy, đẻ trứng nhưng lại cho con bú, sống ở
Australia.
Không chỉ khác thường ở việc đẻ trứng mà lại có sữa, thú mỏ vịt còn có một cái mỏ
giống như của chim và một bộ xương mang hình dạng của bò sát. Mới đây, các nhà khoa
học nhận thấy loài thú này còn khá lạ lùng trong việc phân định giới tính.

Ở hầu hết các loài thú, trong đó có con người, giới tính được xác định bởi hai nhiễm sắc
thể X và Y: mang XX sẽ là con cái, trong khi XY sẽ thành con đực. Ở loài chim, hệ thống
giới tính cũng tương tự: ZW tạo ra giống cái và ZZ là giống đực.

Nhưng Frank Grützner và Jenny Graves tại Đại học quốc gia Australia ở Canberra, cùng
cộng sự đã phát hiện thấy ở thú mỏ vịt, XXXXXXXXXX cho ra con cái, và
XYXYXYXYXY tạo ra con đực. Nói một cách khác, thay vì chỉ có một cặp nhiễm sắc
thể, thú mỏ vị có cả chuỗi tới 10 chiếc để quyết định đặc điểm giới tính của mình.

Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy khi tinh trùng được con đực tạo ra, nhiễm sắc thể trong
chuỗi được phân chia chính xác thành dạng mang XXXXX và dạng mang YYYYY. Khi
tinh trùng mang XXXXX thụ tinh cho trứng, nó sẽ tạo ra thú mỏ vịt cái. Tinh trùng mang
bộ YYYYY cho ra một con đực.

"Đó chắc chắn là bất bình thường. Bạn chỉ cần một gene duy nhất quy định giới tính nằm
trên một nhiễm sắc thể của một cặp. Vậy có đáng tò mò không khi thú mỏ vịt lại tiến hóa
một hệ phức tạp đến thế", nhà di truyền học tế bào Jon Martin tại Đại học Melbourne,
nhận xét.

Rất ít loài thú được biết tới nay có nhiều hơn 2 nhiễm sắc thể giới tính. Chẳng hạn, loài
khỉ rú đen có 4 chiếc - vốn được xem là nhiều nhất cho tới trước phát hiện này. Các
chuyên gia tin rằng hai nhiễm sắc thể mà khỉ rú có thêm là sản phẩm của một sự trục trặc
tiến hóa, trong đó các nhiễm sắc thể phi giới tính bị đột biến và trở nên có vai trò tương
tự như nhiễm sắc thể giới tính.

Sự giống nhau đó khiến cho cả hai cặp về sau đều được di truyền qua quá trình sinh sản.
Và có thể, quá trình tương tự cũng diễn ra như ở thú mỏ vịt, khiến chúng có đến 10
nhiễm sắc thể giới tính, song điều này còn đang gây tranh cãi trong giới khoa học.

Một phát hiện nữa gây tò mò cho các nhà nghiên cứu là một đầu trong chuỗi nhiễm sắc
thể giới tính của thú mỏ vịt có đặc điểm tương tự của thú, trong khi đầu kia chung nhiều
đặc điểm với chim.
Thuận An (theo NewScientist"""
Từ:
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2004/10/3B9D7D65/
Em thâý cái này râts thú vị , mọi người cùng thảo luânj nhé!!
Trần Hoàng Dũng
10-31, 03:17
Theo bạn thì chúng ta cùng thảo luận vấn đề gì trong bài viết này?
Đàm Trọng Hiếu
10-31, 19:40
Sự giống nhau đó khiến cho cả hai cặp về sau đều được di truyền qua quá trình sinh sản.
Và có thể, quá trình tương tự cũng diễn ra như ở thú mỏ vịt, khiến chúng có đến 10
nhiễm sắc thể giới tính, song điều này còn đang gây tranh cãi trong giới khoa học.

Một phát hiện nữa gây tò mò cho các nhà nghiên cứu là một đầu trong chuỗi nhiễm sắc
thể giới tính của thú mỏ vịt có đặc điểm tương tự của thú, trong khi đầu kia chung nhiều
đặc điểm với chim.

có ai muốn tranh cãi về vấn đề này ko? :D


Trần Hoàng Dũng
10-31, 20:25
Sự giống nhau đó khiến cho cả hai cặp về sau đều được di truyền qua quá trình sinh sản.
Và có thể, quá trình tương tự cũng diễn ra như ở thú mỏ vịt, khiến chúng có đến 10
nhiễm sắc thể giới tính, song điều này còn đang gây tranh cãi trong giới khoa học.

Một phát hiện nữa gây tò mò cho các nhà nghiên cứu là một đầu trong chuỗi nhiễm sắc
thể giới tính của thú mỏ vịt có đặc điểm tương tự của thú, trong khi đầu kia chung nhiều
đặc điểm với chim.

có ai muốn tranh cãi về vấn đề này ko? :D

Trạng thái tiềm sinh" của sinh vật là hiện tượng sinh vật "tạm ngưng hoạt động" hoặc
giảm thiểu tối đa những hoạt động trong và ngoài cơ thể để chống chọi với môi trường
sống khắc nghiệt xung quanh.

Hiện tượng này xảy ra với nhiều loài sinh vật, kể từ VSV cho đến động vật có vú.

Trong quá trình "tiềm sinh", sinh vật vẫn có những cảm nhận tối thiểu với môi trường
sống bên ngoài để có thể nhận biết điều kiện môi trường có thuận lợi cho sự phát triển
hay không. Khi môi trường thuận lợi cho sự phát triển, sinh vật sẽ hoạt động trở lại.

Nhân đây hỏi các bạn một câu:

- Virus có trạng thái tiềm sinh không? Như thế nào, khác gì ở sinh vật khác?
- Hạt của các loài thực vật có thể gọi là trạng thái tiềm sinh không?
Have fun!
Hà Bảo Ngọc
03-27, 19:18
theo em,virus có trạng thái tiềm sinh,khi gặp điều kiện bất lợi của môi trường(như nhiệt
độ quá cao hoặc quá thấp,điều kiện dinh dưỡng kém...)nó sẽ hình thành nha bào.khi gặp
điều kiện thuận lợi thì sẽ trở lại trang thái bình thường.Đó không phải là hình thức sinh
sản của virus.
Hạt của các lòai thực vật cũng có thể gọi là trạng thái tiềm sinh vì không gặp điều kiện
thuận lợi thì hạt sẽ không nảy mầm.theo em đó cũng là cách mà người ta giữ hạt làm
giống ,phải không ạ.
Hà Bảo Ngọc
03-28, 08:16
ôi,xin lỗi các bác,em nhầm,ở trên là em nói vi khuẩn chứ không phải vi rus ạ
Để trả lời câu hỏi về virus,em xin copy :| định nghĩa của giáo sư Chu Đức Khánh(đại học
Phúc Đán,Trung Quốc) trong sách vi sinh vật học_NXB Giáo Dục:
"Virus là một lọai sinh vật phi tế bào,siêu hiển vi,mỗi lọai virus chỉ chứa một lọai axit
nucleic.Chúng chỉ có thể kí sinh bắt buộc trong các cơ thể sống,dựa vào sự hiệp trợ của
hệ thống trao đổi chất của vật chủ mà sao chép axit nucleic,tổng hợp các thành phần như
protein... sau đó tiế hành lắp nối để sinh sản; trong điều kiện ngoài cơ thể chúng có thể
tồn tại lâu dài ở trạng thái đại phân tử hóa học không sống và có họat tính truyền nhiễm"
black_cat_in_the_rain
09-28, 17:59
THeo Mèo thì:

� # Virus cũng có trạng thái tiềm sinh vì trong chu trình tiềm tan của virus thi chúng
cũng ở trạng thái ngủ , nằm bất hoat trong tế bào, cho đến khi co sự kich thích hoặc tác
�đọng từ môi trường bbên ngoài thi nó mới bắt đầu chu trình tan

� #còn hạt cua thưc vật thi cung co thể xem la tiềm sinh vì chung cũng "ngủ" trong mọtt
thồi gian dài

� Nhung trạng thái tiềm sinh của virus khác của hạt �:!: �:!:

Ko biết có đúng ko , xin các bác chỉ bảo :) �:) �:)


:!: �:!: �:!: �:!:
Cao Xuân Hiếu
09-28, 21:14
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81m_sinh

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81m_tan

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%A7_%C4%91%C3%B4ng
http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0o_t%E1%BB%AD
Bạn cũ (4)
10-03, 14:26
glass thấy hình như mấy câu trả lời này vẫn chưa "trúng" vào vấn đề của câu hỏi

thường thường thì hạt giống, bào xác vi khuẩn thoát khỏi trang thía tiềm sinh khi gặp
nước+điều kiện thuận lợi.

nhưng .. tiềm sinh có đuợc coi là 1 trạng thái sống không?


tại sao từ 1 vật "chết" lại sống dậy và hoạt động "như thường"?
hỏi xa 1 chút... có khi nào đưa được con ng` hay động vật vào trạng thái tiềm sinh như
trong các phim khoa học viễn tưởng không? :?:
Ngô Minh Toàn
10-07, 17:50
Nếu nói về trạng thái tiềm sinh thì hầu hết các sinh vật bậc thấp (cơ thể chỉ gồm một tế
bào) đều có khả năng sống tiềm sinh. Tiềm sinh có thể hiểu là sinh vật đó đang chờ đợi
điều kiện mội trường sống thuận lợi (đủ ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, ...) thì
chúng bắt đầu phát triển thành cơ thể mới; cụ thể như những bào tử, bào tử nang một số
vi khuẩn, hạt khô, ... đều có dạng tiềm sinh. Xin phân biệt tiềm sinh với tiệm sinh của
một số loài sinh vật do điều kiện ngoại cảnh tác động phải ngưng hầu hết mọi hoạt động
sống đến mức thấp nhất. Ví dụ : gấu ngủ đông, ếch ngủ đông, một số loài cá sống ở dưới
đáy hồ lại ngủ hè do các phiêu sinh vật và những sinh vật nhỏ là thức ăn của chúng ngoi
lên mặt nước kiếm ăn,...
� Tiềm sinh dĩ nhiên là một trạng thái sống rồi, bạn hãy cứ ví như nó là những con gà
con mà trạng thái tiềm sinh của chúng là những quả trứng đang được áp vậy, khi "thời
gian" đến thì chúng sẽ "nở" thôi!
� Không biết mọi người có ý gì khác không?
Bùi Phạm Hồng Thảo
10-06, 18:23
Chị Ngọc nói nhầm �virus với vi khuẩn, vậy có phải chị muốn đố vi khuẩn có ở trạng
thải tiềm sinh ko, đúng ko ạ?
Theo em biết là vi khuẩn cũng có trạng thái tiềm sinh vì khi gặp điều kiện môi trường bất
lợi thì vi khuẩn sẽ hình thành bào tử để bảo vệ, vậy thì khi đó nó cũng gần như ngưng
hoạt động.
Lê Đoàn Thanh Lâm
10-06, 21:34
Theo tôi, cũng chưa chắc vi khuẩn phải tạo bào tử. Ví dụ như khi muốn bảo quản giống
chẳng hạn, người ta giữ giồng ở trạng thái lạnh đông cho vi khuẩn "ngủ đông" thì hình
như đâu cần tạo bảo tử nhỉ?
Phạm Thị Thùy Dương
10-08, 00:04
Theo tôi biết thì không phải vi khuẩn nào cũng có khả năng tạo bào tử. Việc giữ giống
bằng phương pháp lạnh đông thì có tạo bào tử hay không còn tùy thuôc vào từng loài vi
khuẩn nữa.
� � � � Trạng thái "tiềm sinh" không thể nói là VSV chết. VSV vẫn sống, nhưng chỉ
khác la mọi quá trình TĐC tạm dừng hoặc giảm thấp đến mức tối thiểu. Khi có 1 số tác
nhân tác động vào, như nhiệt độ tối thích, chất dinh dưỡng nhiều,... thì kích thích sự nảy
mầm của VK. Muốn hiểu quá trình nảy mầm như thế nào bạn phải biết vi khuần chuyển
sang trạng thái tiềm sinh như thế nào đã. :)

đọan bạn trích có 2 ý, thế bạn muốn thảo luận ý nào?

Tôi đóan là bạn muốn nói ý thứ 2 tức là nửa đầu NST thì giống thú, nửa giống chim

Theo bạn nó gây kích thích tò mò cho bạn ở chổ nào?

Bạn thử tự đưa ra câu hỏi thắc mắc rồi thử tự đưa luôn cái câu trả lời dự đóan của bạn
luôn.

Thảo luận tức là đưa cái mình nghi ngờ thắc mắc kèm theo những hướng giải quyết để
mọi người cùng bàn tán chọn ra hay bổ sung pp giải đáp thỏa đáng nhất. Chứ thảo luận
kô phải là mình hỏi cho thiên hạ xúm vô trả lời rời mình ngồi gật gù.
Chiecbong12
02-09, 15:12
thế nhiều cặp NST GT như vậy thì khả năng đột biến là rất cao phải ko, người có 1 cặp
mà wá trời ròi...
Hà Bảo Ngọc
03-28, 08:44
vậy thú mỏ vịt là nửa chim nửa thú rồi.thú mỏ vịt lại là lòai nguyên thủy,chắc là trong
qúa trình tiến hóa nó gặp "trục trặc" gì đó nên thôi không tiến hóa nữa :oops:
À, trong giai đọan tiến hóa thì lòai chim có trước rồi mới đến lòai thú phải không ạ.

You might also like