You are on page 1of 7

Hội chứng chuyển hóa tăng nguy cơ xơ gan

Mar 02, 2009 Y khoa |

Kết quả nghiên cứu được xuất bản trong tháng 1 của tạp chí Gut cho rằng, hội
chứng chuyển hóa là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh xơ gan ở bệnh nhân
bị xơ gan siêu vi B mãn tính.

“Hội chứng chuyển hóa liên quan với hội chứng gan nhiễm mỡ không do cồn và xơ gan
không rõ nguyên nhân”- tiến sĩ H-Y Chan và đồng nghiệp từ trường Đại học Hong Kong
viết. “Việc hội chứng chuyển hóa có tác động lên mức độ nặng của viêm gan B mãn tính
hay không thì chưa rõ.”

Các nhà nghiên cứu kiểm tra tỉ lệ phổ biến của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân bị
viêm gan B mãn tính và đánh giá mối quan hệ giữa yếu tố thuộc virus, hội chứng chuyển
hóa, và nguy cơ xơ gan. Bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính được phục hồi lại sức khỏe
trong tương lai từ chăm sóc cơ bản và điều trị ở bệnh viện. Đo lường độ đặc của gan
thông qua việc ghi nhận sự tiêu cơ đàn hồi trong thời gian ngắn để chẩn đoán sớm bệnh
xơ gan.

1.466 bệnh nhân (tuổi trung bình là 46) với các chỉ số đo lường về độ đặc của gan có thể
tin tưởng được dùng trong phân tích. Đối tượng có chỉ số khối của cơ thể trung bình
(BMI) là 23.

Trong 1.466 bệnh nhân đó, 188 (13%) có hội chứng chuyển hóa. Một nhóm nhỏ 167
người được sinh thiết gan, và 134 (80%) người trong số đó có mẫu mô phù hợp cho việc
đánh giá. Mô gan bị xơ được tìm thấy trong 32 mẫu của 134 mẫu (24%) sinh thiết.

Nhìn chung, 38% bệnh nhân bị hội chứng chuyển hóa có mẫu mô bị xơ gan, so với 11%
trong số người không có hội chứng này.

“Cơ chế của sự phát triển các mô xơ liên quan với hội chứng chuyển hóa có thể là do một
kích thích trực tiếp lên tế bào hình sao của gan bởi nồng độ cao insulin và glucose trong
máu, gây ra kết quả là sự gia tăng sản xuất yếu tố phát triển mô liên kết và tích lũy mảng
ngoại bào”- đội của TS. Chan cho biết. “Một giả thuyết có thể chấp nhận là sự đề kháng
insulin là động lực chính cho tiến trình xơ gan”.

(Theo Medscape

Thêm yếu tố nguy cơ gây hội chứng chuyển hóa

Một lượng nhỏ LDL (cholesterol “xấu”) sinh ra trong quá trình ôxy hóa có thể là nguyên nhân gây ra hội
chứng chuyển hóa, nhóm rối loạn liên quan tới bệnh tim mạch và tiểu đường.
Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Katholieke (Bỉ) đã tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa nồng
độ LDL ôxy hóa và tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa trong vòng 5 năm. Nghiên cứu tập trung vào các đặc
trưng gắn liền với hội chứng chuyển hóa như béo bụng, nồng độ đường huyết tăng và triglycerid cao.

Kết quả cho thấy người có nồng độ LDL ôxy hóa cao nhất có nguy cơ bị hội chứng chuyển hóa cao gấp 3,5
lần. Nếu xét nhóm có nồng độ LDL cao, thì người có LDL cao nhất tăng 2 lần nguy cơ bị béo bụng, nồng độ
đường huyết tăng và triglycerid cao.

Các nhà nghiên cứu chưa rõ LDL ôxy hóa có đóng vai trò chính trong hình thành hội chứng chuyển hóa hay
không. Tuy nhiên, mối liên quan rõ ràng giữa LDL ôxy hóa và tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa phù hợp với
quan hệ nhân – quả.

Béo bụng và hội chứng chuyển hóa


07.05.2008 16:43

Hội chứng chuyển hóa là tình trạng cùng lúc cơ thể có sự hiện
diện của nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh; ví dụ như đái tháo
đường, tim mạch, rối loạn cương dương...

Nguy cơ mắc bệnh

Nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa gia tăng theo độ tuổi. Tại buổi sinh
hoạt chuyên đề về hội chứng chuyển hóa, diễn ra ở Trung tâm
Dinh dưỡng (TP.HCM) hôm 27.4 vừa qua, các bác sĩ của Trung
Béo phì dễ mắc hội
tâm Dinh dưỡng cho biết ở những người từ 20-30 tuổi nguy cơ
chứng chuyển hóa
mắc hội chứng chuyển hóa chiếm khoảng 10%, nhưng tỷ lệ này
tăng lên đến 40% ở những người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, tình trạng ngày càng có nhiều
trẻ nhỏ bị béo phì, do vậy, hội chứng chuyển hóa cũng gia tăng ở trẻ và đây là nguy cơ
dẫn đến trẻ mắc bệnh tim mạch. Hội chứng chuyển hóa hiện cũng đang bắt đầu gia tăng ở
các thành phố lớn.

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến mắc hội chứng chuyển hóa, trong đó hai yếu tố chính là
tình trạng cơ thể kháng insulin (cơ thể không sử dụng tốt insulin) và tình trạng béo ở
phần bụng. Phần lớn những người kháng insulin lại đi kèm tình trạng béo bụng. Kháng
insulin được xem là yếu tố di truyền, chủng tộc, do tăng tích tụ mỡ trong cơ thể (đặc biệt
là ở vùng bụng), ít hoạt động thể lực. Những người trong gia đình có người mắc bệnh đái
tháo đường, bệnh tim mạch, tăng mỡ máu... sẽ có nhiều nguy cơ mắc hội chứng chuyển
hóa hơn những người khác. Người châu Á có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa nhiều
hơn các nơi khác...

Biến chứng

Theo các bác sĩ trình bày, những người mắc hội chứng chuyển hóa sẽ có nguy cơ bị tai
biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cao gấp 3 lần, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
cao gấp 5 lần so với người bình thường. Ngoài ra, hội chứng chuyển hóa còn khiến người
ta mắc bệnh rối loạn cương dương (do xơ vữa mạch máu dẫn máu đến dương vật), làm
tăng huyết áp (do xơ vữa mạch máu thận), đau chân cách hồi (do xơ vữa mạch máu chi
dưới)...

Để điều trị hội chứng chuyển hóa, bác sĩ phải điều trị để giảm cân nặng cho người bệnh
(nếu có béo phì), giảm béo bụng - gọi béo bụng khi nam giới có vòng bụng từ 90 cm trở
lên, và nữ từ 80 cm trở lên; giảm lượng muối "nạp" vào cơ thể (5g/người/ngày cho người
không tăng huyết áp, và 2-4g/người/ngày cho người có huyết áp cao); hạn chế rượu, bia
(để hạn chế cồn); hạn chế lượng đường (dưới 20g/người/ngày); hạn chế những thực phẩm
giàu

cholesterol (như: da, lòng, óc, phủ tạng của động vật; cá viên chiên; thịt mỡ...); ngưng hút
thuốc lá (vì thuốc lá làm gia tăng tình trạng kháng insulin, và làm nặng thêm các biến
chứng do hội chứng chuyển hóa gây ra); tăng lượng kali hằng ngày (kali có nhiều trong
nho khô, khoai tây, chuối, nước dừa, nước rau luộc...); sử dụng nhiều rau củ quả (để cung
cấp chất xơ) - dùng 300-400g rau củ/ngày và 200g trái cây/ngày; tăng hoạt động thể lực
phù hợp với sức khỏe...

Hội chứng chuyển hóa: Mối hiểm họa của nhân loại - Kỳ II
Thứ bảy , 22 / 9 / 2007, 18: 28 (GMT+7)
Phòng ngừa và điều trị hội chứng chuyển hóa
Phòng ngừa là biện pháp can thiệp quan trọng cho
các bệnh nhân hội chứng chuyển hóa
(HCCH). Trên thực tế, phương pháp này
thường không đủ để kiểm soát tất cả các
yếu tố nguy cơ. Do vậy, hầu hết các bệnh
nhân tăng huyết áp hoặc đáo thái đường
(ĐTĐ) týp 2 cần phải được điều trị bằng
thuốc cho dù tất cả các bệnh nhân này
đều thực hiện tốt các biện pháp phòng
ngừa và thay đổi lối sống. Khi đã phải
điều trị bằng thuốc thì các bệnh nhân
này thường phải sử dụng hằng ngày và
lâu dài. Các thành phần khác nhau của
Lấy máu để kiểm tra đường HCCH đòi hỏi các loại thuốc điều trị
huyết. khác nhau và khá phức tạp.

Làm gì với chứng béo phì?

Thay đổi lối sống, có chế độ dinh dưỡng phù hợp và tăng hoạt động thể lực vẫn
là biện pháp cơ bản điều trị thừa cân và béo phì. Đặt bóng trong dạ dày hay thắt
buộc dạ dày cũng có thể được sử dụng. Trong trường hợp đặc biệt, cần cân nhắc
áp dụng các thủ thuật ngoại khoa tích cực hơn như cắt dạ dày bán phần. Mục
đích của phẫu thuật nhằm điều trị cho những bệnh nhân béo phì rất nặng và hiệu
quả của phẫu thuật thường duy trì được lâu dài. Tuy nhiên, can thiệp bằng phẫu
thuật không phải là không có những rủi ro nhất định liên quan đến gây mê và
phẫu thuật, do vậy chỉ nên áp dụng cho những trường hợp bị béo phì nặng. Việc
lấy đi các mỡ thừa ở bụng bằng cách hút mỡ có tác dụng làm giảm béo phì
nhưng không làm cải thiện hiện tượng đề kháng insulin và các thông số rối loạn
chuyển hóa khác. Trong vài thập kỷ gần đây, người ta đã bắt đầu thử sử dụng
thuốc để phòng ngừa thừa cân và béo phì. Hầu hết các thuốc có tác dụng làm
giảm cảm giác thèm ăn. Nhưng các thuốc này đều không được sử dụng vì có quá
nhiều tác dụng phụ trầm trọng như độc cho tim, phổi...

Nguyên tắc điều trị rối loạn dung nạp đường máu, đề kháng insulin và ĐTĐ
týp 2

Rối loạn dung nạp đường máu, đề kháng insulin và ĐTĐ týp 2 đã được điều trị
trong vài thập niên gần đây theo các nguyên tắc chung như: điều chỉnh trọng
lượng cơ thể, chủ yếu thông qua chế độ ăn. Uống thuốc ĐTĐ. Hiện nay, insulin
liệu pháp đã được sử dụng nhiều hơn như là một liệu pháp bổ sung trong điều trị
cho bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Với nhiều bệnh nhân ĐTĐ, việc kiểm soát và duy trì
trọng lượng cơ thể phù hợp là một cách thức điều trị rất có hiệu quả. Tuy nhiên,
hầu hết các bệnh nhân vẫn cần phải điều trị thêm các thuốc chống ĐTĐ. Các
nhóm thuốc thường dùng là sulphonylurea, acarbose, metformin,
thiazolidinediones và trong một số trường hợp cần phối hợp thêm với insulin.
Thừa cân và béo phì thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và làm tăng nguy cơ
mắc bệnh tim mạch. Do vậy cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ này đặc biệt là
tăng huyết áp.

Điều trị tình trạng tăng đông máu và tăng huyết áp

Tình trạng tăng đông máu có thể điều trị bằng thuốc như aspirin. Nên sử dụng
aspirin với liều thấp (80-100mg/ngày). Tuy nhiên, không nên điều trị aspirin hay
các thuốc chống đông khác một cách thường quy cho tất cả các bệnh nhân có
HCCH.

Tăng huyết áp rõ ràng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch ở bệnh nhân có
HCCH cũng như bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Kiểm soát chặt chẽ trị số huyết áp là
mục tiêu điều trị quan trọng nhất. Trị số huyết áp mục tiêu cần phải đạt được nhỏ
hơn 130/85mmHg. Điều trị tăng huyết áp cũng bao gồm thay đổi lối sống, trong
đó đặc biệt chú ý đến chế độ ăn hạn chế muối và giảm uống rượu. 5 nhóm thuốc
hạ huyết áp có thể sử dụng, bao gồm thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, thuốc chẹn
bêta giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế
thụ thể AT1.

Tất cả 5 nhóm thuốc này đều có tác dụng bảo vệ chống lại các biến chứng của
tăng huyết áp. Kiểm soát tốt huyết áp là cơ chế bảo vệ quan trọng nhất cho bệnh
nhân HCCH mà không phụ thuộc vào nhóm thuốc được sử dụng.
Điều trị rối loạn lipid máu

Hầu hết các bệnh nhân HCCH có béo phì là thiếu hoạt động thể lực. Điều chỉnh
các yếu tố nguy cơ có hại đó, mặc dù cần thời gian và khó duy trì lâu dài, nhưng
sẽ làm cải thiện các chỉ số lipid máu. Điều chỉnh chế độ ăn là hết sức quan trọng
trong điều trị rối loạn lipid máu cũng như HCCH, nhưng cũng có nhiều bệnh
nhân cần phải điều trị thêm thuốc giảm lipid máu. Cùng với thời gian, thuốc điều
trị rối loạn lipid máu sẽ ngày càng được sử dụng nhiều hơn cho các bệnh nhân
HCCH có tăng huyết áp và/hoặc ĐTĐ. Để làm chậm quá trình vữa xơ động
mạch cần điều trị lâu dài và cũng khá tốn kém. Hiện nay có 5 nhóm thuốc điều
chỉnh rối loạn lipid máu đang được sử dụng là fibrat, resin, nicotinic acid, statin
và ức chế hấp thu cholesterol.

TS. Nguyễn Quang Tuấn


(Theo SKDS )

Hội chứng chuyển hóa và cách phòng ngừa

Những nghiên cứu gần đây chứng minh rằng, nguyên nhân phổ biến của đa số các trường
hợp bị yếu sinh lý ở đàn ông là những rối loạn về cấu trúc, chức năng của tuyến tiền liệt.
Nhưng còn có một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng, nhưng còn nguy
hiểm hơn vì nó được ví như quả bom nổ chậm không biết nổ khi nào, đó là hội chứng
chuyển hóa.

Cách đây không lâu, các nhà y học đã chú ý đến sự kết hợp giữa bệnh tăng huyết áp, béo
mập, bệnh tiểu đường và rối loạn mỡ máu làm tăng cao nguy cơ phát triển các bệnh tim
mạch và nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim và đột qụy.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, một người được chẩn đoán bị mắc hội
chứng chuyển hóa nếu có từ 3 biểu hiện sau:

- Béo mập (vòng bụng trên 90cm ở đàn ông, trên 80cm ở phụ nữ - tiêu chuẩn cho các
nước châu Á).

- Tăng huyết áp trên 130/85mmHg.

- Tăng lượng đường máu khi đói trên 5,6mmol/lít.

- Tăng hàm lượng triglycerid máu trên 1,7mmol/lít.

- Giảm hàm lượng HDL thấp dưới 1mmol/lít ở đàn ông và thấp dưới 1,3mmol/lít ở phụ
nữ.
Hiện nay, bệnh tim mạch không chỉ gây tử vong chiếm vị trí số 1 mà chúng còn làm thay
đổi, giảm chất lượng cuộc sống của chúng ta. Trước đây các nhà y học cho rằng nhồi máu
cơ tim, đột qụy và rối loạn cương dương (yếu sinh lý) chỉ gặp ở người già mà hầu như
không gặp ở người trẻ. Bây giờ quan niệm đã thay đổi. Một câu hỏi đặt ra, vì sao các
mạch máu ở người tuổi còn trẻ đã không thực hiện tốt chức năng của mình, thậm chí còn
ngừng hoạt động? Điều đó xảy ra hoàn toàn không ngẫu nhiên. Nguyên nhân đầu tiên
chính là sự phát triển của xơ vữa động mạch - phát triển từ từ và xuất hiện rất sớm, từ khi
chúng ta còn rất trẻ. Khi các mảng xơ vữa khu trú ở các động mạch não sẽ xuất hiện nguy
cơ bị nhồi máu não, các mảng xơ vữa khu trú ở các động mạch vành tim sẽ xuất hiện
nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, các mảng xơ vữa khu trú ở các động mạch thận sẽ gây tăng
huyết áp và phù. Đôi khi quá trình phát triển ở các động mạch dẫn máu đến các cơ ở
chân, gây cảm giác đau đớn, người bệnh không đi lại được. Còn nếu giảm dòng máu đến
dương vật do các động mạch bị xơ cứng sẽ xuất hiện hiện tượng yếu sinh lý - rối loạn
cương dương.

Tất cả mọi người đều có thể bị xơ vữa động mạch, tuy nhiên có các yếu tố thúc đẩy
quá trình này: thứ nhất là tăng hàm lượng
cholesterol máu, đặc biệt là tăng hàm lượng LDL
(cholesterol xấu), và giảm HDL (cholesterol tốt),
tiếp đến là tăng huyết áp. Béo mập là do tích lũy
mỡ (chủ yếu là triglycerid) đồng hành với xơ vữa
động mạch và tăng hàm lượng đường máu.

Khống chế hội chứng chuyển hóa cần làm gì?


Luyện tập thể thao đúng cách có thể
Để khống chế hội chứng chuyển hóa, thông qua đó cải khống chế hội chứng chuyển hóa.
thiện chất lượng của đời sống tình dục thì vấn đề cốt
lõi là phải bảo vệ thành mạch luôn trong trạng thái khỏe mạnh và sạch. Tất nhiên các yếu
tố như tập luyện thể dục thể thao thường xuyên kết hợp thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
để kiểm soát cân nặng ở mức bình thường, kiểm soát hàm lượng cholesterol máu, kiểm
soát chỉ số huyết áp luôn ở mức dưới 140/90mmHg không phụ thuộc độ tuổi là đặc biệt
quan trọng.

- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý theo công thức: P = chiều cao (cm) - 100; ví dụ,
người cao 1,6m (160cm) thì nên khống chế cân nặng ở mức 60kg.

- Ăn uống điều độ, vừa đủ, tránh ăn no, tránh các chất béo (mỡ động vật, thịt mỡ, bơ, da
các động vật, nước xương hầm chưa vớt hết váng mỡ, nước xào); ăn nhiều rau xanh có
màu sẫm, trái cây (cam, dâu tây, nho đỏ, mận, mơ, dưa hấu...).

- Ăn các thức ăn có chứa nhiều chất chống ôxy hóa (antioxidant) như: beta-caroten,
vitamin C, vitamin E, selen (cà rốt, cà chua, giá đỗ, mầm thóc, rau giền, nho đỏ, đậu
tương, tỏi, nước chè xanh). Các thức ăn như trứng, hành, tảo biển, nấm, dầu ôliu, mật
ong, chuối cũng rất tốt. Các chất này có tác dụng làm chậm quá trình phát triển xơ vữa
động mạch.

- Tập luyện TDTT thường xuyên, đặc biệt là các bài tập rèn sức bền như đi bộ nhanh,
chạy chậm, đạp xe đạp - là các bài tập có lượng vận động trung bình và kéo dài có tác
dụng làm tăng sức bền bỉ dẻo dai của cơ thể, có tác dụng giảm cân do đốt cháy mỡ, giảm
huyết áp do tăng khả năng đàn hồi của thành mạch và giảm xơ vữa động mạch, và điều
hòa hàm lượng đường máu do tăng khả năng sử dụng trực tiếp và hấp thụ glucose của cơ
bắp để chuyển về dạng dự trữ glycogen. Tuy nhiên để đạt hiệu quả thì tập luyện thường
xuyên liên tục, tập suốt đời, chọn loại hình tập và bài tập phù hợp với sức khỏe và tuổi
tác giảm cân do tiêu mỡ rất tốt. Ví dụ những người tuổi 50 nên chọn hình thức tập đi bộ
nhanh cố gắng dần để đạt được 60 phút mỗi buổi, tối thiểu 5 buổi/tuần.

You might also like