You are on page 1of 14

Cuộc đời và sự nghiệp

1.Ngô Tất Tố

a.Tiểu sử

•Nhà văn Ngô Tất Tố (còn có các bút danh khác: Lộc Hà, Phó Chi, Thôn Dân, Khẩu thiết
nhi, Xứ Tố, Lộc Đình, Thục Điểu, Tuệ Nhỡn, Đạm Hiên, Thuyết Hải, Hy Từ, Xuân
Trào...) sinh năm 1894 tại quê gốc: làng Lộc Hà, Tử Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Mai Lâm,
Đông Anh, Hà Nội). Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước cách mạng, Ngô Tất Tố
làm nhiều nghề: dạy học, bốc thuốc, làm báo, viết văn; từng cộng tác với nhiều tờ báo:
An Nam tạp chí, Đông Pháp thời báo, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, Công dân,
Hải Phòng tuần báo, Hà Nội Tân văn, Thực nghiệp, Tương lai, Thời vụ, Con ong, Việt
nữ, Tiểu thuyết thứ ba. . .

Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia ủy ban Giải phóng xã (Lộc Hà).
- Năm 1946: Gia nhập Hội Văn hoá Cứu quốc và lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng
chiến chống Pháp, Nhà văn từ là: Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở
Sở thông tin khu XII, tham gia viết các báo: Cứu quốc khu XII, Thông tin khu XII, Tạp
Chí Văn nghệ và báo Cứu quốc Trung ương. . . và viết văn.
Ông đã là ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam (trong Đại hội Văn nghệ Toàn
quốc lần thứ I -1948).
Ngô Tất Tố mất ngày 20 tháng 4 năm 1954 (tức 18-3 năm Giáp Ngọ) tại Yên Thế, Bắc
Giang.

b.Tác phẩm chọn lọc

-- Ngô Việt Xuân Thu (dịch, 1929);


- Hoàng Hoa Cương (dịch, 1929);
- Vua Hàm Nghi với việc Kinh thành thất thủ (truyện ký lịch sử, 1935);
- Đề Thám (truyện ký lịch sử, viết chung, 1935);
- Tắt đèn (tiểu thuyết, 1937 (báo Việt Nữ), 1939 (Mai Lĩnh xuất bản);
- Lều chõng (Phóng sự tiểu thuyết, 1939 (đăng báo Thời vụ), 1944 (Mai Lĩnh xuất bản,
1952);
- Thơ và tình (dịch thơ Trung Quốc, 1940);
- Đường Thi (sưu tầm, chọn và dịch, 1940);
- Việc làng (phóng sự, 1940 (báo Hà Nội Tân văn); 1941 (Mai Lĩnh xuất bản);
- Thi văn bình chú (tuyển chọn, giới thiệu, 1941);
- Văn học đời Lý (tập I) và Văn học dời Trần (tập II) (trong bộ Việt Nam văn học)
(nghiên cứu, giới thiệu, 1942);
- Lão Tử (soạn chung, 1942);
- Mặc Tử (biên soạn, 1942),
- Hoàng Lê nhất thống trí (dịch, tiểu thuyết lịch sử, 1942 (báo Đông Pháp), 1956);
- Kinh dịch (chú giải, 1953);
- Suối thép (dịch, tiểu thuyết, i946);
- Trước lửa chiến đấu (dịch, truyện vừa, 1946);
- Trời hửng (dịch, truyện ngắn, 1946);
- Duyên máu (dịch, truyện ngắn, 1946);
- Doãn Thanh Xuân (dịch, truyện ngắn, 1946-1954);
- Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (chèo, 195l).

Tác phẩm của Ngô Tất Tố sau này được tập hợp trong tuyển tập: Ngô Tất Tố và tác
phẩm, gồm 2 tập do Nhà Xuất bản Văn học ấn hành 1971- 1976.
Ông đã được hai giải thưởng trong giải thưởng văn nghệ 1949- 1952 của Hội Văn nghệ
Việt Nam:
- Giải ba dịch (trước lửa chiến đấu) và giải khuyến khích (vở chèo Nữ chiến sĩ Bùi Thị
Phác).
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt I, 1996).

Ngoài ra ông còn làm thơ, viết kịch (Đóng góp, 195l) và biên soạn sách địa lý cùng với
Văn Tân Địa dư các nước Châu Âu ( 1948 );
Địa dư các nước Châu á, châu Phi (1949); Địa dư Việt Nam (195l).
Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt I, 1996).

2.Vũ Bằng

a.Tiểu sử

Tên thật Vũ Đăng Bằng. Sinh năm 1913 tại Hà Nội. Quê quán xã Ngọc Cục, huyện
Lương Ngọc, tỉnh Hải Dương. Bắt đầu viết văn từ 1930 trên các báo An Nam tạp chí,
Đông Tây, Trung Bắc tân văn, Công dân, Ích hữu..., là Thư ký tòa soạn các báo Tiểu
thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Vịt đực... Các bút danh khác: Tiêu Liêu, Thiên
Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Vũ Tường Khanh, Đồ Nam, Hoàng Thị Trâm...

Sau Cách mạng tháng Tám và Toàn quốc kháng chiến, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư.
Năm 1948, hồi cư về Hà Nội. Năm 1954, Vũ Bằng vào Nam, tiếp tục viết báo, viết văn.

Mất năm 1984 tại Sài Gòn.

Năm 2000, được xác nhận là tham gia hoạt động tình báo từ 1952 và là cơ sở khai thác
tin tức phục vụ tình báo từ 1954 đến 1975 tại Sài Gòn.

b.Tác phẩm chính:

Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937).


Truyện hai người (tiểu thuyết), 1940.

Tội ác và hối hận (tiểu thuyết), 1940.

Bèo nước (tiểu thuyết, 1944).

Ba truyện mổ bụng (tập truyện, 1941). Cai (hồi ký, 1944).

Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960).

Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969).

Bốn mươi năm nói láo (hồi ký, 1969).

Mê chữ (tập truyện, 1970).

Thương nhớ mười hai (hồi ký, 1972).

Người làm mả vợ (tập truyện ký, 1973). Bóng ma nhà mệ Hoát (tiểu thuyết, 1973).

3.Thế Lữ

a.Tiểu sử

Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, còn có bút danh Lê Ta, sinh ngày 6 tháng 10 năm
1907, tại ấp Thái Hà, Hà Nội trong một gia đình công giáo. Ông quê ở làng Phù Đổng,
huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông theo người nhà lên sống ở Lạng
Sơn từ nhỏ cho đến năm 11 tuổi. Năm 1918, Thế Lữ về sống ở Hải Phòng và từ năm
1925 đến năm 1928 học thành chung ở trường Bonnal (ở địa điểm nay là trường Ngô
Quyền). Học đến năm thư ba thành chung, ông thôi học lên Hà Nội học Trường Cao đẳng
Mỹ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu
tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hóa,
Ngày nay, Tinh hoa. Trong giai đoạn này, ngoài thơ ông còn sáng tác truyện trinh thám.
Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh
miền Trung và có hoài bão xây dựng nền sân khấu dân tộc. Cách mạng tháng Tám nổ ra,
ông lên Việt Bắc tham gia kháng chiến: là Ủy viên thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam,
chỉ đạo nghệ thuật Đoàn sân khấu Việt Nam. Sau đó, ông lần lượt phụ trách đoàn kịch
Chiến thắng (quân đội), chỉ đạo nghệ thuật đoàn Văn công nhân dân Trung ương. Từ
1957, ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt nam
cho đến khi nghỉ hưu năm 1977, ngoài công tác lãnh đạo hội ông tập trung nhiều cho
công tác đạo diễn sân khấu. Năm 1979, sau khi nghỉ hưu, Thế Lữ chuyển vào sống tại
Thành phố Hồ Chí Minh và mất ở đây ngày 3 tháng 6 năm 1989. Con trai ông, Nguyễn
Đình Nghi cũng là Nghệ sỹ Nhân dân, đạo diễn kịch nói nổi tiếng.
Thế Lữ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2001.

b.Tác phẩm

Thơ

Mấy vần thơ (1935)


Nho rung

Truyện

Vàng và máu (1934)


Bên đường thiên lôi (1936)
Lê Phương phóng viên (1937)
Mai Hương và Lê Phong (1937)
Đòn hẹn (1939)
Gói thuốc lá (1940)
Gió trăng ngàn (1941)
Trại Bồ Tùng Linh (1941)
Dương Quý Phi (1942)
Thoa (1942)
Truyện tình của anh Mai (1953)
Tay đại bợm (1953).

Kịch

Cụ Đạo sư ông (1946)


Đoàn biệt động (1947)
Đợi chờ (1949)
Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952)

Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của William Shakespeare, Johann Wolfgang
von Goethe, Johann Christoph Friedrich Schiller,...

4.Nguyễn Khải

a.Tiểu sử:
Tên thật: Nguyễn Mạnh Khải
Sinh năm: 1930
Nơi sinh: Hà Nội
Bút danh: Nguyễn Khải
Thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, kịch
Quê nội ở thành phố Nam Định nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi. Đang học trung học thì
gặp Cách mạng tháng 8. Kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Khải gia nhập tự vệ chiến đấu
ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo. Bắt đầu viết văn từ những
năm 1950, được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần I năm 1959, phần II năm 1962).

Chủ đề các tác phẩm của Nguyễn Khải khá phong phú: về nông thôn trong qúa trình xây
dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mỹ, về những vấn đề
xã hội–chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay
trước những biến động phức tạp của đời sống.

Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với
các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lý sắc sảo, sức mạnh của lý trí tỉnh táo. Năm
2000, Nguyễn Khải được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học
nghệ thuật đợt II.

b.Các tác phẩm:


 Xung đột (truyện, 2 phần, 1959-62)
 Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960)
 Họ sống và chiến đấu (ký sự, 1966)
 Cha và con, và … (tiểu thuyết, 1979)
 Gặp gỡ cuối năm (tiểu thuyết,1982)
 Thời gian của người (tiểu thuyết,1985)
 Một người Hà Nội (tập truyện ngắn, 1990)
 Hà Nội trong mắt tôi (tập truyện ngắn, 1990)
 Hai ông già
 Sống ở đời (tập truyện ngắn, 1990)
 Đứa con nuôi
 Một trường hợp ly dị
 Người mơ mộng
 Tầm nhìn xa
5.Thép Mới.
a.Tiểu sử

Tên thật: Hà Văn Lộc( 1925 - 1991), nhà báo, nhà văn Việt Nam.
Quê: phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Năm 1938, vào Đoàn Thanh niên Dân chủ
ở Nam Định. Từ 1944 đến 8.1945, tham gia Thanh niên Cứu quốc. Bút danh Thép Mới
xuất hiện lần đầu tiên trên báo "Cờ Giải phóng" với bài "Trung thu độc lập". Tháng
12.1946, công tác ở báo "Cứu quốc". Năm 1947, biên tập viên, phóng viên báo "Sự thật".
Từ tháng 2.1951, công tác ở báo "Nhân dân". Năm 1962, tham gia Ban Chấp hành Hội
Nhà văn Việt Nam. Năm 1964, đặc phái viên của báo "Nhân dân" ở chiến trường Miền
Nam. Từ 1968 đến 1971, uỷ viên Ban Tuyên huấn Trung ương Cục Miền Nam, tổng biên
tập báo "Giải phóng". Từ 1972, phó tổng biên tập báo "Nhân dân". Từ 1988 đến 1991,
bình luận viên cao cấp báo "Nhân dân", công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.Huân
chương Độc lập hạng nhì và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

b.Các tác phẩm


Cây tre Việt Nam(thuyết minh phim,1958)
Hiên ngang Cu Ba(bút kí,1962)
Điên Biên Phủ,Một danh từ Việt Nam(bút kí,1965)
Trương Sơn hùng tráng(bút kí,1967)

6.Bà Huyện Thanh Quan

a.Tiểu sử

Bà người làng Nghi Tàm, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội).

Bà là vợ ông Lưu Nghi (1804 -1847),tên thật là Nguyễn Thị Hinh,người làng Nguyệt
Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Lưu Nghi đỗ cử nhân năm
1821 (đời Minh Mạng thứ 2), làm tri huyện Thanh Quan (nay là huyện Thái Ninh, tỉnh
Thái Bình), vì vậy người ta thường gọi bà là "Bà huyện Thanh Quan". Ôn Như Nguyễn
Văn Ngọc có nhắc tới chồng bà trong Nam thi hợp tuyển như sau: "Chồng bà là ông Lưu
Nguyên Uẩn, sinh năm 1804, đậu tú tài năm 1825, cử nhân năm 1828 và được bổ nhiệm
làm tri huyện Thanh Quan. Ông huyện Thanh Quan vì can án phải cách, bổ làm Bát
phẩm thơ lại Bộ hình. Sau lại thăng lên chức Viên ngoại lang".
Dưới thời Tự Đức, bà nhậm chức Cung trung giáo tập để dạy các công chúa, cung phi.

b.Các tác phẩm

Bà đã để lại 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật, miêu tả phong cảnh đất nước
như đèo Ngang (bài Qua đèo Ngang), thành Thăng Long (bài Thăng Long hoài cổ), chùa
Trấn Bắc (bài Chùa Trấn Bắc),... biểu thị lòng yêu mến phong cảnh thiên nhiên và tâm
trạng ai hoài trước sự đổi thay của thế sự. Ngoài ra còn một bài thơ Cảnh thu hiện vẫn
chưa rõ là của bà hay của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

7.Thạch Lam(1910-1942)

a.Tiểu sử

Tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, sinh năm
1909 tại Hà Nội. Quê nội làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. Quê ngoại
Cẩm Giàng, Hải Dương. Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình ở quê
ngoại, sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình tiếp tục bậc tiểu học. Lớn
lên, ông cùng gia đình chuyển ra Hà Nội, học trường Canh nông, rồi
trường Trung học Albert Saraut.

Thạch Lam bắt đầu hoạt động văn học từ 1932, thành viên của Tự lực văn
đoàn. Ông tham gia biên tập các tờ tuần báo Phong hóa, Ngày nay. Thạch
Lam mất vì bệnh lao năm 1942 tại Hà Nội.

b.Tác phẩm chính:

Các tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc
(1942), tiểu thuyết Ngày mới (1939), tập tiểu luận Theo dòng (1941), tập
bút ký Hà Nội băm sáu phố phường (1943).

8. Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện
hành xếp ông vào một trong 9 tác giả của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với
một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng
tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.

Con người Nguyễn Tuân


Sơ lược tiểu sử
Ông quê ở xã Nhân Mục (tên nôm là Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân
Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho khi Hán
học đã tàn.

Nguyễn Tuân học đến cuối bậc thành chung (trung học cơ sở) thì bị đuổi vì tham gia một
cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông
lại bị tù vì "xê dịch" qua biên giới không có giấy phép. Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết
văn.

Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1930, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với
các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến
đi... Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì giao du với những người
hoạt động chính trị.

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách
mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến
1958, ông giữ chức tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.

Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập bút ký Sông Đà (1960), một
số tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước.

Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với
những trang viết độc đáo và đầy tài hoa. Năm 1996 ông được Nhà nước Việt Nam truy
tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).

Vài nét tính cách

• Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu
nước của ông có màu sắc riêng: gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền của
dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ, những kiệt tác văn chương của Nguyễn
Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà..., những nhạc điệu hoặc đài của các lối
hát ca trù hoặc dân dã mà thiết tha của giọng hò Quảng Trị, Thừa Thiên, Nam
Bộ..., những phong cảnh đẹp của quê hương đất nước, những thú chơi tao nhã như
uống trà, nhắm rượu, chơi hoa, chơi chữ đẹp, đánh thơ, thả thơ..., những món ăn
truyền thống thể hiện khẩu vị tinh tế của người Việt.
• Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết để
khẳng định cá tính độc đáo của mình. Ông ham du lịch, tự gán cho mình một
chứng bệnh gọi là "chủ nghĩa xê dịch". Lối sống tự do phóng túng của ông không
phù hợp với chế độ thuộc địa (hai lần bị tù).
• Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am
hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh... Ông
còn là một diễn viên kịch nói có tài và là một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở nước
ta. Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng
cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương.
• Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Ngay
từ trước Cách mạng tháng Tám, ông đã quan niệm nghề văn là một cái gì đối lập
với tính vụ lợi kiểu con buôn, và ở đâu có đồng tiền phàm tục thì ở đấy không thẻ
có cái đẹp. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm
chí "khổ hạnh" và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỷ của mình để
chứng minh cho quan niệm ấy.

Sự nghiệp văn chương


Quá trình sáng tác và các đề tài chính của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã
thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện ngắn hiện thực trào phúng. Nhưng mãi đến
đầu năm 1938, ông mới nhận ra sở trường của mình và thành công xuất sắc với các tác
phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua...
Tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh ba đề tài: "chủ
nghĩa xê dịch", vẻ đẹp "vang bóng một thời", và "đời sống truỵ lạc".

• "Chủ nghĩa xê dịch" vốn là một lí thuyết vay mượn của phương Tây, chủ trương
đi không mục đích, chỉ luôn luôn thay đổi chỗ để tìm cảm giác mới lạ và thoát li
mọi trách nhiệm với gia đình và xã hội. Nguyễn Tuân đã tìm đến lí thuyết này
trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về "chủ nghĩa xê
dịch", Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối với
cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòi bút đầy
trìu mến và tài hoa (Một chuyến đi).
• Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của quá khứ
còn "vang bóng một thời". Ấy là thời phong kiến đã qua nhưng dư âm còn vang
vọng lại. ông không viết về trật tự xã hội, về tư tưởng đạo đức cũ, mà mô tả vẻ
đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc
lành mạnh và tao nhã, những cách ứng xử giữa người với người đầy nghi lễ nhịp
nhàng... Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp người nhà nho
tài hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực
dân (trong số này cũng có những người có khí phách ngang tàng như Huấn Cao
(Chữ người tử tù) chẳng hạn).
• Nguyễn Tuân cũng hay viết về đề tài đời sống truỵ lạc. Ở những tác phẩm này,
người ta thường thấy có một nhân vật "tôi" hoang mang bế tắc, tìm cách thoát li
trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện. Trong tình trạng khủng hoảng tinh thần
ấy, người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục niềm khao
khát một thế giới tinh khiết, thanh cao, được nâng đỡ trên đôi cánh của nghệ thuật
(Chiếc lư đồng mắt cua).
• Lòng yêu nước và thái độ bất mãn với xã hội thực dân đã đưa Nguyễn Tuân đến
với cách mạng và kháng chiến. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông chân
thành đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ
chính trị của đất nước. Nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục vụ trên
cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và phong cách
độc đáo của mình. Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo
và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động trong
chiến đấu và sản xuất.
Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc.

Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong
một chữ ngông. Ngông là thái độ khinh đời, ngạo đời, dựa trên tài hoa, sự uyên bác và
nhân cách hơn đời của mình - Ngày xưa, Nguyễn Công Trứ có câu thơ rất ngông:

Trời đất cho ta một cái tài


Giắt lưng dành để tháng ngày chơi

Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa
uyên bác, mỗi nhân vật dù thuộc loại người nào cũng đều phải là những nghệ sĩ trong
nghề nghiệp của mình. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được
quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mĩ thuật.

Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân quan niệm đời sống cơ khí hiện đại giết chết
cái đẹp. Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một
thời. Thế giới nhân vật mà ông ưa thích hầu hết đều là những con người thuộc về cái thời
vang bóng ấy, nếu họ còn sống trong hiện tại thì cũng bơ vơ lạc lõng như kẻ "sinh lầm
thế kỉ". Sau Cách mạng, ông không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn
Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại.

Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch" chẳng qua là luôn luôn thèm khát những cảm
giác mới lạ. Đấy là "một nguồn sống bồng bột tắc lối thoát" (Tóc chị Hoài). Vì thế
Nguyễn Tuân không thích cái gì bằng phẳng, nhợt nhạt, yên ổn. Ông là nhà văn của
những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong
cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội...

Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết
sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng
túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như
một điều tất yếu. Đây là một đóng góp của ông về mặt thể loại văn học. Tất cả sự hấp dẫn
của thể tuỳ bút, xét đến cùng, phụ thuộc ở chỗ cái tôi của người cầm bút có thực sự độc
đáo, phong phú và tài hoa hay không. Điều ấy nói rằng không phải ai cũng có thể trở
thành nhà tuỳ bút xuất sắc như Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt
Nam. Ông có một kho từ vựng phong phú và một khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá
trị tạo hình, lại có nhạc điệu trầm bổng và, như Nguyễn Tuân thường nói, biết co duỗi
nhịp nhàng...

Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông
vẫn tiếp cận thế giới thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, tiếp cận con người thiên
về phương diện tài hoa nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông không đối lập xưa với nay, và tìm
thấy chất tài hoa nghệ sĩ không chỉ ở những con người đặc tuyển, những tính cách phi
thường, mà ở cả nhân dân đại chúng: ở anh bộ đội, chị dân quân, ông lái đò sông Đà...
Còn giọng khinh bạc nếu như còn tồn tại thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc
hay những mặt tiêu cực của xã hội.

Tác phẩm
• Ngọn đèn dầu lạc (1939)
• Vang bóng một thời (1940)
• Chiếc lư đồng mắt cua (1941)
• Tàn đèn dầu lạc (1941)
• Một chuyến đi (1941)
• Tùy bút (1941)
• Tóc chị Hoài (1943)
• Tùy bút II (1943)
• Nguyễn (1945)
• Chùa Đàn (1946)
• Đường vui (1949)
• Tình chiến dịch (1950)
• Thắng càn (1953)
• Chú Giao làng Seo (1953)
• Đi thăm Trung Hoa (1955)
• Tùy bút kháng chiến (1955)
• Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956)
• Truyện một cái thuyền đất (1958)
• Sông Đà (1960)
• Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)
• Ký (1976)
• Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982)
• Yêu ngôn (2000, sau khi mất)

9.Nguyễn Đình Thi

Nguyễn Đình Thi (20 tháng 12, 1924 – 18 tháng 4, 2003) là nhà văn và nhạc sĩ Việt Nam.

a.Tiểu sử

Ông sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 ở Luông Phabăng (Lào). Quê ở làng Vũ Thạch (nay
là phố Bà Triệu), Hà Nội. Cha là viên chức Sở bưu điện Đông Dương có sang làm việc ở
Lào.

Ông thuộc thế hệ các nghệ sỹ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách
khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông
được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm
1996.
Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.
Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông
là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.

Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 2003 tại Hà Nội.

b.Tác phẩm

Truyện

• Xung kích (1951)


• Bên bờ sông Lô (tập truyện ngắn, 1957)
• Vào lửa (1966)
• Mặt trận trên cao (1967)
• Vỡ bờ (tập I năm 1962, tập II năm 1970)

Tiểu luận

• Mấy vấn đề văn học (1956)


• Công việc của người viết tiểu thuyết (1964)

Thơ

• Người chiến sỹ (1958)


• Bài thơ Hắc Hải (1958)
• Dòng sông trong xanh (1974)
• Tia nắng (1985)

Kịch

• Con nai đen


• Hoa và Ngần
• Giấc mơ
• Rừng trúc
• Nguyễn Trãi ở Đông Quan
• Tiếng sóng

Nhạc

• Người Hà Nội
• Diệt phát xít
10.Tô Hoài

Tô Hoài, tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 7 tháng 9 năm 1920 ở quê ngoại: làng
Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô,
quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam) trong một gia đình thợ thủ công, là một nhà văn
người Việt.

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều nghề để kiếm sống: dạy trẻ, bán hàng,
kế toán hiệu buôn,... và nhiều khi thất nghiệp.

Đến với văn chương ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là với truyện Dế Mèn
phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến
chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành
tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu
mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác
nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng
tác.

Các bút danh của ông: Tô Hoài, Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng
Hoa.

Các tác phẩm chính:

1. Dế Mèn phiêu lưu kí (1941)


2. O chuột (1942)
3. Nhà nghèo (1944)
4. Truyện Tây Bắc (1953)
5. Miền Tây (1967)
6. Cát bụi chân ai (1992).
7. Ba người khác (2006).

Ba người khác là tác phẩm gần đây nhất. Tác phẩm này được viết xong năm 1992 nhưng
đến 2006 mới được phép in, nội dung viết về thời kỳ cải cách ruộng đất, đã gây tiếng
vang lớn và có thể so sánh với Dế Mèn phiêu lưu ký.

Năm 1996, ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật (đợt I).

You might also like