You are on page 1of 11

Phần II : Cấu trúc mạng GSM

2.1 Các đặc tính và phục vụ của GSM:

Từ các khuyến nghị của GSM ta có thể tổng hợp nên các các đặc tính chủ yếu sau:

- Số lượng lớn các dịch vụ và tiện ích cho các thuê bao cả trong thông tin thoại và số liệu.

- Sự tương thích của các dịch vụ trong GSM với các dịch vụ của mạng có sẵn (PSTN-ISDN) bởi
các giao diện theo tiêu chuẩn chung.

- Tự động cập nhật vị trí cho mọi thuê bao di động.

- Độ linh hoạt cao nhờ sử dụng các đầu cuối thông tin di động khác nhau như máy xách tay, máy
cầm tay, đặt trên ô tô.

- Sử dụng băng tần số 900MHz với hiệu quả cao nhờ sự kết hợp giữa TDMA (Time Division
Multiple Access) với FDMA (Prequency Division Multiple Access).

- Giải quyết sự hạn chế dung lượng nhờ việc sử dụng tần số tốt hơn.

* Các dịch vụ được tiêu chuẩn ở GSM:

Các dịch vụ thoại :

- Chuyển hướng các cuộc gọi vô điều kiện.

- Chuyển hướng cuộc gọi khi thuê bao di động không bận.

- Chuyển hướng cuộc gọi khi thuê bao di động bận.

- Chuyển hướng cuộc gọi khi không đến được MS.

- Chuyển hướng cuộc gọi khi ứ nghẽn vô tuyến.

- Cấm tất cả các cuộc gọi ra.

- Cấm tất cả các cuộc gọi ra quốc tế.

- Cấm tất cả các cuộc gọi ra quốc tế trừ các nước PLMN thường trú.

1
- Cấm tất cả các cuộc gọi đến.

- Cấm tất cả các cuộc gọi đến khi lưu động ở ngoài nước có PLMN thường trú.

- Giữ cuộc gọi.

- Đợi gọi.

- Chuyển tiếp cuộc gọi.

- Hoàn thành các cuộc gọi đến các thuê bao bận.

- Nhóm và sử dụng khép kín.

-Dịch vụ ba phía.

- Thông báo cước phí.

-Dịch vụ điện thoại không trả cước.

- Nhận dạng số chủ gọi.

- Nhận dạng số thoại được nối.

- Nhận dạng cuộc gọi hiềm thù.

- Các dịch vụ số liệu:

- Truyền dẫn số liệu

- Dịch vụ bản tin ngắn

- Dịch vụ hộp thư thoại

- Phát quảng bá trong cell.

2
2.2. Cấu trúc mạng GSM

AUC
AUC

ISDN SSVLR HLR EIR


VLR HLR EIR

PSPDN MSC
MSC

CSPDN OMC
BSC OMC
BSC
BSS
PSTN
BTS
BTS

PLMN

MS
MS

Hình 2.1: Cấu trúc mạng thông tin di động


GSM

OSS : Hệ thống khai thác và hỗ trợ


AUC : Trung tâm nhận thực
HLR : Bộ ghi định vị thường trú
MSC : Tổng đài di động
BSS : Hệ thống trạm gôc
BSC : Đài điều khiển trạm gốc
OMC : Trung tâm khai thác và bảo dưỡng
PSPDN: Mạng chuyển mạch gói công cộng
PSDN : Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng
SS : Hệ thống chuyển mạch
VLR : Bộ ghi định vị tạm trú
EIR : Thanh ghi nhận dạng thiết bị
BTS : Đài vô tuyến gốc
MS : Máy di động
ISDN : Mạng số liên kết đa dịch vụ
CSPDN : Mạng chuyển mạch số công cộng theo mạch
PLMN : Mạng di động mặt đất công cộng

3
2.2.1 Hệ thống GSM
Hệ thống này được chia thành hệ thống chuyển mạch SS và hệ thống trạm gốc BSS, mỗi
hệ thống này có một số chức năng tại đó thực hiện tất cả các chức năng của hệ thống. Và những
khối chức năng này được thực hiện ở các thiết bị khác nhau.
Hệ thống được thực hiện như một mạng gồm nhiều cell vô tuyến cạnh nhau để cùng đảm
bảo toàn bộ vùng phủ sóng của vùng phục vụ. Mỗi cell có một trạm vô tuyến gốc BTS làm việc
ở một tập hợp các kênh vô tuyến. Các kênh này khác với các kênh được sử dụng ở các cell lân
cận để tránh nhiễu giao thoa.
+ Một bộ điều khiển trạm gốc BSC sẽ điều khiển một nhóm BTS. BSC điều khiển các
chức năng như chuyển giao và điều khiển công suất.
+ Một MSC (trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động ) phục vụ một số bộ điều khiển
trạm gốc, MSC điều khiển các cuộc gọi tới và đi từ mạng chuyển mạch điện thoại công cộng
PSTN, mạng số liên kết đa dịch vụ ISDN, mạng di động mặt đất công cộng PLMN và các mạng
số liệu công cộng PSDN, và có thể là các mạng riêng.
Các khối nói trên đều tham gia vào việc nối thông giữa một trạm di động MS và một thuê
bao di động ở PSDN. Nếu không thể thực hiện một cuộc gọi đến MS ta sẽ không cần bất cứ một
thiết bị nào khác. Vấn đề nảy sinh khi ta muốn thực hiện một cuộc gọi kết cuối ở MS .người gọi
hầu như không biết MS được gọi ở đâu. Vì thế cần có một số cơ sở dữ liệu mạng để theo dõi
MS. Cơ sở dữ liệu quan trọng nhất là bộ đăng ký thường trú HLR. Khi một thuê bao di động
mua một đăng ký từ một hãng khai thác GSM, thuê bao di động này sẽ được đăng ký ở HLR của
hãng này. HLR chứa các thông tin về thuê bao như các dịch vụ bổ xung và các tần số nhận thực,
quyền thâm nhập của thuê bao, các dịch vụ mà thuê bao đăng ký, các số liệu động về vùng mà ở
đó đang chứa thuê bao của nó (Roaming), trong HLR còn tạo báo hiệu số 7 trên giao diện với
MSC. Ngoài ra sẽ có thông tin về vị trí của MS tức là hiện thời vị trí của MS ở đâu thuộc MSC
nào. Thông tin này thay đổi khi MS di động. MS sẽ gửi thông tin về vị trí thông qua MSC/HLR
đến HLR của mình, nhờ vậy đảm bảo phương tiện để thu một cuộc gọi.

2.2.2 Hệ thống con chuyển mạch (SS)


Hệ thống con chuyển mạch (SS): bao gồm các chức năng chuyển mạch chính của GSM
cũng như các cơ sở dữ liệu cần thiết cho số liệu thuê bao và quản lý di động của thuê bao. Chức
nãng chính của SS là quản lý thông tin giữa những người sử dụng mạng GSM với nhau và với
mạng khác.
MSC thực hiện các chức năng chuyển mạch chính, nhiệm vụ chính của MSC là điều phối việc
thiết lập cuộc gọi đến những thuê bao của GSM, một mặt MSC giao tiếp với hệ thống con BSS
và mặt khác giao tiếp với mạng ngoài qua G-MSC.
SS cũng cần giao tiếp với mạng ngoài để sử dụng khả năng truyền tải của các mạng này
cho việc truyền tải số liệu của người sử dụng hay báo hiệu giưã các phần tử của mạng GSM.
Chẳng hạn SS có thể sử dụng mạng báo hiệu kênh chung số 7, mạng này đảm bảo hoạt động
tương tác giữa các phần tử của SS trong một hay nhiều mạng GSM. MSC thường là một tổng đài

4
lớn điều khiển và quản lý một số các bộ điều khiển trạm gốc BSC. Một tổng đài MSC thích hợp
cho một vùng đô thị và ngoại ô có dân cư vào khoảng một triệu (với mật độ thuê bao trung
bình).

• Khối IWF:
Để kết nối MSC với một số mạng khác cần phải thích ứng các đặc điểm truyền dẫn của
GSM với các mạng này. Các thích ứng này gọi là chức năng tương tác IWF. IWF bao gồm một
thiết bị để thích ứng giao thức và truyền dẫn. IWF có thể thực hiện trong cùng chức năng MSC
hay có thể ở thiết bị riêng, ở trường hợp hai giao tiếp giữa MSC và IWF được để mở.

• Khối HLR :
Giữ các thông tin liên quan tới việc cung cấp các dịch vụ viễn thông không phụ thuộc vào
vị trí hiện thời của thuê bao và chứa các thông tin về vị trí hiện thời của thuê bao. Thường HLR
là một máy tính đứng riêng không có khả năng chuyển mạch nhưng có khả năng quản lý hàng
trăm ngàn thuê bao. Một chức năng con của HLR là nhận dạng trung tâm nhận thực thuê bao
AUC.

• Khối trung tâm nhận thực AUC ;


Được nối đến HLR chức năng của AUC là cung cấp cho HLR các tần số nhận thực và các
khoá mật mã để sử dụng cho bảo mật. Đương vô tuyến cũng được AUC cung cấp mã bảo mật
chống nghe trộm, mã này được thay đổi riêng biệt cho từng thuê bao cơ sở dữ liệu của AUC còn
ghi nhiều thông tin cần thiết khác về thuê bao và phải được bảo vệ chống mọi thâm nhập trái
phép.

• Bộ ghi định vị tạm trú VLR;


Là một cơ sở dữ liệu chứa thông tin về tất cả các MS hiện đang ở vùng phục vụ của MSC.
Mỗi MSC có VLR. Ngay cả khi MS lưu động vào một vùng MSC mới. VLR liên kết với MSC
sẽ yêu cầu số liệu về MS từ HLR. Đồng thời HLR sẽ được thông báo rằng MS đang ở vùng
MSC nào. Nếu sau đó MS muốn thực hiện một cuộc gọi, VLR sẽ có tất cả các thông tin cần thiết
để thiết lập một cuộc gọi mà không cần hỏi HLR có thể coi VLR như một HLR phân bố. VLR
chứa thông tin chính xác hơn về vị trí MS ở vùng MSC.

• Tổng đài di động cổng GMSC :


Tất cả các cuộc gọi vào cho mạng GSM /PLMN sẽ được định tuyến cho tổng đài vô tuyến
cổng Gateway-MSC. Nếu người nào đó ở mạng cố định PSTN muốn thực hiện một cuộc gọi đến
một thuê bao di động của mạng GSM. Tổng đài tại PSTN sẽ kết nối cuộc gọi này đến MSC có
trang bị một chức năng được gọi là chức năng cổng. Tổng đài MSC này gọi là MSC cổng và nó
có thể là một MSC bất kỳ ở mạng GSM. GMSC sẽ phải tìm ra vị trí của MS cần tìm. Điều này
được thực hiện bằng cách hỏi HLR nơi MS đăng ký. HLR sẽ trả lời khi đó MSC này có thể định
tuyến lại cuộc gọi đến MSC cần thiết. Khi cuộc gọi đến MSC này, VLR sẽ biết chi tiết hơn về vị

5
trí của MS. Như vậy có thể nối thông một cuộc gọi ở GSM có sự khác biệt giữa thiết bị vật lý và
đăng ký thuê bao.

2.2.3 Trạm di động(MS) :


MS là một đầu cuối di động, có thể đặt trên ô tô hay xách tay. Tại GSM có một khối nhỏ
gọi là modun nhận dạng thuê bao SIM, là một khối vật lý tách riêng chẳng hạn là một IC Card
còn gọi là card thông minh SIM cung với thiết bị trạm hợp thành trạm di động. Không có SIM,
MS không thể thâm nhập đến mạng trừ trường hợp gọi khẩn. Khi liên kết đăng ký thuê bao với
card SIM chứ không phải với MS.
Đăng ký thuê bao có thể có thể sử dụng trạm MS khác như của chính mình. Điều này làm
nẩy sinh vấn đề MS bị lấy cắp, vì không có biện pháp để chặn đăng ký thuê bao nếu bị lấy cắp
thì khi đó sẽ cần một cơ sở dữ liệu chứa số liệu phần cứng của thiết bị: thanh ghi nhận dạng thiết
bị EIR (nhưng hiện nay ở Việt Nam thì người ta không dùng thiết bị này nữa bởi vì khi có EIR
thì nó yêu cầu máy có chỉ tiêu chất lượng tốt. Do kinh tế thị trường thì không phải ai cũng có
thể mua một máy có chất lượng đạt yêu cầu ). EIR được nối Với MSC qua một đường báo hiệu.
Nó cho phép MSC kiểm tra sự hợp lệ của thiết bị. Bằng cách này có thể cho một MS không
được thâm nhập.

2.2.4 Hệ thống con BSS


Là một hệ thống đặc thù riêng cho tính chất tổ ong vô tuyến của GSM. BSS giao diện trực
tiếp với các trạm di động MS thông qua giao diện vô tuyến, vì thế nó bao gồm các thiết bị thu
phát đường vô tuyến và quản lý các chức năng này. Mặt khác BSS thực hiện giao diện với các
tổng đài SS. Tóm laị, BSS thực hiện đấu nối các MS với tổng đài và nhờ vậy đấu nối những
người sử dụng các trạm di động với những người sử dụng viễn thông khác BSS cũng phải được
điều khiển, do đó nó được đấu nối với OSS.
BSS bao gồm hai loại thiết bị: BTS giao diện với MS và BSC giao diện với MSC.

Khối BTS:
Một BTS gồm các thiết bị thu phát, anten và xử lý tín hiệu đặc thù cho giao diện vô tuyến.
Có thể coi BTS là các Modem vô tuyến phức tạp có thêm một số các chức năng khác. Một bộ
phận quan trọng của BTS là TRAU là khối chuyển đổi mã và thích ứng tốc độ. TRAU là thiết bị
mà ở đó quá trình mã hoá và giải mã tiếng đặc thù riêng cho GSM được tiến hành, tại đây cũng
thực hiện thích ứng tốc độ trong trường hợp truyền số liệu. TRAU là một bộ phận của BTS,
nhưng cũng có thể đặt cách xa BTS và thậm chí còn đặt trong BSC và MSC.

Khối TRAU:
Khối thích ứng và chuyển đổi mã thực hiện chuyển đổi giữa tiếng 64kbit/s luật A và tiếng
RPE LTP 13 kbit/s cũng như thích ứng tốc độ giữa các khung 3.6, 6, 12 kbit/s sử dụng ở giao
diện vô tuyến. TRAU được điều khiển bởi BTS. Nếu nó được đặt bên ngoài BTS thì việc điều
khiển được thực hiện bởi báo hiệu trong băng bằng cách sử dụng một số bit dự trữ ở trong khung
320 bit của các kênh lưu lượng 16 kbit/s trong đó chỉ có 13 kbit/s được sử dụng cho việc truyền
lưu lượng các bít dự trữ nói trên là các bit điều khiển.

6
Khối BSC:
BSC có nhiệm vụ quản lý tất cả giao diện vô tuyến thông qua các lệnh điều khiển từ xa
BTS và MS. Các lệnh này chủ yếu là lệnh ấn định, giải phóng kênh vô tuyến và chuyển giao.
Một phía BSC được nôí với BTS còn phía kia nối với MSC của SS. Trong thực tế BSC là một
tổng đài nhỏ có khả năng tính toán đáng kể. Vai trò chính của nó là quản lý các kênh ở giao diện
vô tuyến và chuyển giao. Giao diện giữa BSC và MSC là giao diện A, còn giao diện giữa BTS
và BSC là giao diện Abit.

2.2.5 Hệ thống khai thác và hỗ trợ (OSS)


Được nối tới tất cả các thiết bị ở hệ thống chuyển mạch và nối đến BSC. OSS có các chức
năng chính sau:

Quản lý mạng tế bào :


Tại PLMN lớn cần xử lý rất nhiều số liệu, các thủ tục chi tiết, các công cụ quản lý phụ
thuộc cơ quan chịu trách nhiệm về mạng.
Số liệu tổng đài và số liệu hệ thống điện thoại di động, cơ sở dữ liệu này chứa tất cả các
nội dung của cơ sở dữ liệu về dữ liệu đang được giữ tại MSC/BSC. Có thể kiểm tra tại chỗ
trước đưa nó vào hoạt động.
Số liệu cell: chứa tất cả các dữ liệu ở các cell PLMN.

Quản lý đăng ký thuê bao:


Bao gồm các hoạt động đăng ký thuê bao. Nhiệm vụ đầu tiên là nhập và xoá thuê bao khỏi
mạng, đăng ký thuê bao rất phức tạp gồm nhiều dịch vụ và tính năng bổ xung. Nhà khai thác
phải có thể thâm nhập tất cả các thông số nói trên. Một nhiệm vụ quan trọng khác của khai thác
là tính cước các cuộc gọi.

Quản lý chất lượng :


Có một số chức năng đo đạc ở GSM, nội dung chức năng đo đạc sơ cấp này được thực
hiện ở phần tử mạng chịu trách nhiệm về đối tượng đo, chẳng hạn các số liệu định hướng theo
cuộc gọi được thực hiện ở MSC sau, đó số lượng đo sơ cấp được gửi tới OSS và được lưu trữ ở
đấy.
Các phép đo đó là:
• Đo lưu lượng các tuyến
• Đo lưu lượng các loại lưu lượng
• Đo về độ phân tán lưu lượng
Đối tượng chính để đo ở mạng vô tuyến là cell.

2.3. Cấu trúc địa lý của mạng GSM


Mọi mạng điện thoại cần một cấu trúc nhất định để định tuyến các cuộc gọi vào tổng đài
cần thiết và cuối cùng đến thuê bao bị gọi, ở một mạng di động cấu trúc này rất quạn trọng do
tính lưu thông của các thuê bao trong mạng.

7
Vùng mạng:
Tổng đài vô tuyến cổng GMSC kết nối các đường truyền giữa mạng GSM/PLMN và
mạng PSTN/ISDN khác hay các mạng PLMN khác sẽ ở mức tổng đài trung kế quốc gia hay
quốc tế. Tất cả các cuộc gọi vào cho mạng GSM sẽ được định tuyến đến một hay nhiều tổng đài
vô tuyến cổng GMSC.

Vùng phục vụ MSC/VLR:


Vùng MSC là một bộ phận của mạng được một MSC quản lý. Để định tuyến một cuộc
gọi đến một thuê bao di động, đường truyền qua mạng sẽ được nối đến MSC ở vùng phục vụ
MSC nơi thuê bao đang ở.
Vùng phục vụ như là một bộ phận của mạng được định nghĩa như một vùng mà ở đó có
thể đạt đến trạm di động nhờ việc MS này được ghi lại ở một bộ định vị khác (VLR).
Một vùng mạng GSM được chia thành một hay nhiều vùng phục vụ MSC/VLR.

Vùng định vị (LA-location Area):


Mỗi vùng phục vụ MSC/VLR được chia thành một số vùng định vị. Vùng định vị là một
phần của vùng phục vụ MSC/VLR mà ở đó một trạm di động có thể chuyển động tự do mà
không cần cập nhật thông tin về vị trí cho tổng đài MSC/VLR điều khiển vùng định vị này.
Vùng định vị này là một vùng mà ở đó thông báo tìm gọi sẽ được phát quảng bá để tìm một thuê
bao di động bị gọi. Vùng định vị có thể có một số cell và phụ thuộc vào một hay vài BSC nhưng
nó chỉ phụ thuộc vào một MSC/VLR.
Hệ thống có thể nhận dạng vùng định vị bằng cách sử dụng nhận dạng vùng định vị LAI.
Vùng định vị được hệ thống sử dụng để tìm một thuê bao đang ở trạng thái hoạt động.

Ô (cell):
Vùng định vị được chia thành một số ô, là một vùng bao phủ vô tuyến được nhận dạng
bằng nhận đạng ô toàn cầu (CGI).
Trạm di động tự nhận dạng một ô bằng cách sử dụng mã nhận dạng trạm gốc (BSIC).

2.4 Các đặc trưng của GSM

Trong các hệ thống điện thoại di động hiện có cung cấp cho các thuê bao và nhà khai thác
nhiều ưu điểm hơn một mạng điện thoại tiêu chuẩn. Nhưng ở đó còn nhiều hạn chế. GSM đã
khắc phục được những hạn chế đó và được thể hiện qua các đặc trưng sau.

Tính tương thích:


Do sự phát triển nhanh chóng của các mạng tế bào ở Châu Âu, hiện có nhiều hệ thống tế
bào khác nhau mà không tương thích với nhau. Vì vậy, hiển nhiên là cần phải có một tiêu chuẩn
chung cho hệ thống thông tin di động. Và một hội đồng thực thi đã được thiết lập với một nhiệm
vụ phức tạp là phân định chung-riêng ở mạng tiêu chuẩn mới. Tiêu chuẩn GSM đã được qui
định và phát triển ở các nước Châu Âu đang hoạt động để khai thác chung với nhau . Kết quả là
8
một hệ thống tế bào đã được thực hiện ở khắp Châu Âu. Sự thuận lợi do tiêu chuẩn GSM đem
lại, sẽ có một thị trường lớn đối với các thiết bị GSM. Nghĩa là các nhà sản suất sẽ cung cấp các
hiết bị với chất lương cao hơn và giá thành rẻ hơn. Các thành công của GSM đã được chấp nhận
và thực hiện trên khắp thế giới.
Hệ thống thông tin di động số GSM tương thích với hệ thống báo hiệu số 7 và sử dụng
băng tần (890-915 ) MHz để truyền tín hiệu từ máy di động đến trạm gốc và băng tần (935-960)
MHz để truyền dẫn tín hiệu từ trạm gốc đến máy di động.

Loại bỏ các tạp âm:


Trong các hệ thống điện thọai tế bào hiện nay, máy di động thông tin với cell bằng các tín
hiệu vô tuyến tương tự. Mặc dù kỹ thuật này có thể đảm bảo một chất lượng thoại rất tốt (nó
được sử dụng nhiều đối vớ vô tuyến quảng bá stereo), nhưng nó dễ bị tạp âm xâm nhập .
Tạp âm sẽ giao thoa với hệ thống hiện hành, có thể được phát sinh bởi các nguyên nhân sau :
• Một nguồn công suất mạnh hoặc kéo dài , gần với hệ thống thông tin di động (như
hệ thống đánh lửa trên ô tô , sét ...)
• Sự truyền dẫn ở các máy di động khác nhau trên cùng một tần số (nhiễu kênh
chung).
• Sự truyền dẫn ở các máy di động khác nhau, theo kiểu “xuyên ngang “ từ một tần
số lân cận (nhiễu kênh lân cận ).
• Nhiễu nền xâm nhập vì tín hiệu quá yếu.

Để đối phó với nhữnh vấn đề gây ra nhiễu trong hệ thống tế bào mới người ta sử dụng các
tín hiệu số thay cho tín hiệu tương tự. Các tín hiệu được phát trên một giao diện vô tuyến - số có
thể được bảo vệ để chống lại các lỗi phát sinh do tạp âm. Việc bảo vệ này sẽ hình thành từ sự mã
hoá của tín hiệu, mà cơ chế là do sự quyết định của phần mềm và sử dụng giải mã viterbi. Các
cơ chế này cho phép phát hiện và sửa chữa các lỗi ở một tín hiệu. Kết quả là có một giao diện vô
tuyến mạnh hơn nhiều.
Thông tin di động số có thể chịu được mức nhiễu cao hơn so với các hệ thống tương tự
hiện có, dẫn đến việc cải thiện cả chất lượng lẫn hiệu quả ở hệ thống thông tin di động .

Tính linh hoạt và tăng thêm dung lượng:


Với giao diện vô tuyến tương tự hiện có, mỗi kết nối giữa một thuê bao di động với một
Cell đòi hỏi phải có sóng mang RF riêng, điều đó dẫn đến đòi hỏi ở Cell phải lắp đặt thêm
modul (phần cứng ) RF. Vì vậy, để mở rộng dung lượng của một Cell thì phải tăng thêm số
lượng các kênh và các modul RF có chất lượng tương đương phải được đưa thêm vào thiết bị
của Cell. Do đó, việc mở rộng hệ thống là tốn nhiều thời gian, tiền của và công sức Như vậy,
các hãng khai thác cũng bao hàm cả việc lập kế hoạch RF rất phức tạp. Để khai thác một cách
hợp pháp, tất cả các hệ thống phải sử dụng một khoảng tần số RF đã đựoc qui định chặt chẽ, chỉ
trong khoảng tần số (872-960 MHz).
Rõ ràng phổ tần số bị nhiều hạn chế và chỉ một số lượng có hạn các cuộc đàm thoại là có
thể chèn được trên một số lượng kênh vô tuyến đã cho, do đó, thường xuyên có sự quá tải xảy ra

9
tại giờ cao điểm của nhu cầu, kết quả là “ call blocking “ (tức thuê bao sẽ nghe một cho biết
đường truyền đang bận ), hậu qủa là sự không thoả mãn của thuê bao.
Khi mà giao diện số được sử dụng ở hệ thống GSM sẽ đưa đến việc giải quyết việc sử
dụng phổ vô tuyến có sẵn một cách hiệu quả hơn. Tám cuộc gọi đồng thời được thực hiện trên
một sóng mang RF. Điều đó có nghĩa là mỗi modul RF riêng sẽ đáp ứng cho 8 thuê bao cùng
một lúc, và như vậy hệ thống sẽ được mở rộng, yêu cầu thay đổi modul RF thường ít hơn so với
các hệ thống cũ. Do đó hệ thống là rất linh hoạt vì nó có thể thay đổi dung lượng bằng một bộ
phận khác của mạng bằng cách đặt lại cấu hình từ cơ sở dữ liệu của hệ thống.

Sử dụng các giao diện tiêu chuẩn:


Trong mạng tế bào mỗi thiết bị được sử dụng là được chế tạo bởi một nhà sản suất. Điều
đó là vì một hãng sản xuất chỉ sản xuất thiết bị đã được thiết kế để thông tin với nhau. Tình trạng
này có thể rất có lợi cho các hãng sản xuất như họ có ảnh hưởng lớn lên sự định giá các sản
phẩm của họ, nhưng lại là điều không có lợi đối với người sử dụng điện thoại di động và nhà
khai thác mạng vì giá thành thiết bị cao.
Với hệ thống thông tin di động số GSM thì ngược lại, vì do các giao diện tiêu chuẩn như
C7 và X25 được sử dụng trong toàn hệ thống. Điều này có nghĩa là các nhà qui hoạch hệ thống
có thể lựa chọn thiết bị với giá thành khác nhau của các hãng sản xuất khác nhau. Vì vậy, sự
cạnh tranh giữa các hãng sản xuất với nhau sẽ tăng lên và giá thành sẽ hạ xuống.
Ngoài ra, các nhà thiết kế mạng sẽ có nhiều linh hoạt hơn khi đặt mua các cấu kiện của
mạng, tức là họ có tể tạo ra nhiều hiệu quả sử dụng ở các đường truyền mặt đất mà họ đang khai
thác.

An toàn và bảo mật tuyệt đối:


Vấn đề an toàn được xem đứng đầu danh mục các vấn đề sẽ được cạnh tranh của các nhà
khai thác ở các hệ thống tương tự. Trong một vài hệ thống thế hệ đầu có khoảng 20% cuộc gọi
bị ăn cắp. Để bảo mật số liệu và thoại được tốt, GSM đưa ra đề nghị bảo mật cả về phương pháp
truyền dẫn trên giao diện vô tuyến và cả ở cách thức lưu lượng được xử lý trước khi truyền dẫn.
Các dữ liệu được điều khiển và báo hiệu sẽ được mật mã cùng với các kỹ thuật nhận thực thuê
bao tinh vi sẽ loaị trừ việc ăn cắp cuộc gọi. ở hệ thống GSM thiết bị di động sẽ được nhận dạng
một cách độc lập từ thuê bao di động. Mỗi máy di động có một số nhận dạng được mã hoá cứng
khi sản xuất để kiểm tra nếu như nó được khai báo là đã bị mất cắp.
Hệ thống GSM đảm bảo ở một mức độ cao tính bảo mật cho các thuê bao, các cuộc gọi sẽ
được số háo, mã háo và sau đó được gài mật mã trước khi phát lên không gian.

Chuyển vùng nhanh hơn:


Chuyển vùng xảy ra khi máy di động di chuyển giữa các cell. Một cuộc gọi sẽ được
chuyển từ một kênh này đến kênh khác và từ một cell này đến một cell khác để duy trì cuộc gọi
được liên tục. Trong các hệ thống tương tự hiện có, chỉ có thuê bao rất tốt mới nhận ra một
chuyển vùng đã xảy ra. Còn hệ thống GSM đã giải quyết vấn đề này và quá trình chuyển vùng
được điều khiển chặt chẽ hơn nhiều. GSM cho phép đưa nhiều yếu tố vào tính toán và được tính
toán chi tiết hơn (Đo cường độ tín hiệu của các cell lân cận).

10
Nhận dạng thuê bao:
So với các hệ thống tương tự, mỗi thuê bao di động được nhận dạng bởi số máy điện thoại
mà nó được gắn lên thiết bị di động của nó. Vì vậy nếu thuê bao muốn thu/phát các cuộc gọi thì
cần phải có thiết bị di động. Trong hệ thống GSM, thuê bao và thiết bi di động được nhận dạng
một cách riêng rẽ. Thuê bao được nhận dạng bằng một card thông minh (Smart card),được biết
như một khối nhận dạng thuê bao SIM. Nghĩa là người sử dụng chỉ cần mua thuê bao ở một hệ
thống di động nhưng có khả năng sử dụng cho nhiều kiểu thiết bị di động khác nhau (Fax,
Computer, điện thoại di động). Nghĩa là khi di chuyển thuê bao chỉ cần mang theo SIM card của
nó. Vì SIM card nhận diện người sử dụng nên bất kỳ nơi nào các cuộc gọi của thuê bao tạo ra,
háo đơn tính cước sẽ luôn luôn được được gửi tới bộ ghi định vị thường trú (HLR) của thuê bao.

Tính tương thích với ISDN:


ISDN là một tiêu chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển đã cam kết thực hiện. Đây là
một mạng thông tin mới và tiên tiến được thiết kế để truyền thoại và số liệu thuê bao trên các
đường truyềnthoại tiêu chuẩn. Mạng GSM đã được thiết kế để khai thác với hệ thống ISDN và
sẽ cung cấp các đặc tính có thể tương thích với nó.

11

You might also like