You are on page 1of 2

Ngôn ngữ máy (còn được gọi máy ngữ hay mã máy; tiếng Anh là machine language hay

machine code) là một loại ngôn ngữ lập trình trong đó, mọi chỉ thị đều được biểu diễn bằng
các con số nhị phân 0 và 1. Đây là ngôn ngữ lập trình thế hệ đầu tiên. Tuy khó đọc và khó sử
dụng, nhưng ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất mà bộ vi xử lí có thể nhận biết và thực hiện
một cách trực tiếp (tức không cần dịch sang bất kì ngôn ngữ nào khác). Lợi điểm chính của
các chương trình viết bằng ngôn ngữ máy là có thể được thực thi một cách nhanh chóng (nhờ
vi xử lí có thể xử lí các chỉ thị viết bằng ngôn ngữ máy một cách trực tiếp), dù vậy, nó lại
không độc lập nền (platform-independent) – tức khi đem qua một máy có loại vi xử lí khác,
chương trình có thể không thực thi được, do vi xử lí khác loại có thể có các tập lệnh khác….

Hợp ngữ (assembly language) là một ngôn ngữ cấp thấp dùng để viết các chương trình máy
tính. Cách dùng các thuật nhớ (mnemonics) thân thiện để viết chương trình đã thay thế cách
lập trình trực tiếp lên máy tính bằng mã máy dạng số (numeric machine code) - từng áp
dụng cho những máy tính đầu tiên - vốn rất mệt nhọc, dễ gây lỗi và tốn nhiều thời giờ. Một
chương trình viết bằng hợp ngữ sẽ được dịch sang ngôn ngữ máy bằng một tiện ích gọi là
trình hợp dịch. Lưu ý rằng, trình hợp dịch khác hoàn toàn với trình biên dịch, vốn dùng để
biên dịch các ngôn ngữ cấp cao sang các chỉ thị lệnh cấp thấp mà sau đó sẽ được trình hợp
dịch chuyển đổi sang ngôn ngữ máy. Các chương trình hợp ngữ thường phụ thuộc chặt chẽ
vào một kiến trúc máy tính xác định, nó khác với ngôn ngữ cấp cao thường độc lập đối với
các nền tảng kiến trúc phần cứng. Nhiều trình hợp dịch phức tạp ngoài các tính năng cơ bản
còn cung cấp thêm các cơ chế giúp cho việc viết chương trình, kiểm soát quá trình dịch cũng
như việc gỡ rối được dễ dàng hơn. Hợp ngữ đã từng được dùng rộng rãi trong tất cả các khía
cạnh lập trình, nhưng ngày nay nó có xu hướng chỉ được dùng trong một số lãnh vực hẹp,
chủ yếu để giao tiếp trực tiếp với phần cứng hoặc xử lý các vấn đề liên quan đến tốc độ cao
điển hình như các trình điều khiển thiết bị, các hệ thống nhúng cấp thấp và các ứng dụng
thời gian thực.

Fortran (hay FORTRAN) là một ngôn ngữ lập trình được phát triển từ những năm 1950 và vẫn
được dùng nhiều trong tính toán khoa học hay tính số cho đến hơn nửa thế kỷ sau đó. Tên gọi này
ghép lại từ tiếng Anh Formula Translator/Translation nghĩa là dịch công thức. Các phiên bản đầu
có tên chính thức là FORTRAN, nhưng chữ hoa được chuyển sang chữ thường từ phiên bản
Fortran 90. Tiêu chuẩn quốc tế cho tên gọi này ngày nay là "Fortran".

Fortran được phát triển ban đầu như là một ngôn ngữ thủ tục. Tuy nhiên các phiên bản mới của
Fortran đã có các tính năng hỗ trợ lập trình hướng đối tượng.

COBOL là một ngôn ngữ lập trình thế hệ thứ ba và là một trong những ngôn ngữ lập trình lâu nhất
còn được sử dụng. COBOL được lấy từ các chữ cái đầu của từ COmmon Business-Oriented
Language. Mục đích ban đầu của nó là hướng đến thương mại, tài chính và các hệ quản lý của các
công ty và chính phủ.

Chuẩn COBOL 2002 hỗ trợ lập trình hướng đối tượng và các tính năng lập trình hiện đại khác.

Hiện tại Cobol là ngôn ngử chạy nhiều nhất trên các máy vi tính Mainframe, hằng ngày, hàng triệu
giòng Cobol được viết trong những chương trình "Business".

Prolog là một ngôn ngữ lập trình. Tên gọi Prolog được xuất phát từ cụm từ tiếng Pháp
Programmation en logique, nghĩa là "lập trình theo lô gích". Xuất hiện từ năm 1972 (do Alain
Colmerauer và Robert Kowalski thiết kế), mục tiêu của Prolog là giúp người dùng mô tả lại bài
toán trên ngôn ngữ của logic, dựa trên đó, máy tính sẽ tiến hành suy diễn tự động dựa vào những
cơ chế suy diễn có sẵn (hợp nhất, quay lui và tìm kiếm theo chiều sâu) để tìm câu trả lời cho người
dùng.

Prolog được sử dụng nhiều trong các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo và ngôn ngữ học trong khoa
học máy tính (đặc biệt là trong ngành xử lý ngôn ngữ tự nhiên vì đây là mục tiêu thiết kế ban đầu
của nó). Cú pháp và ngữ nghĩa của Prolog đơn giản và sáng sủa, nó được người Nhật coi là một
trong những nền tảng để xây dựng máy tính thế hệ thứ năm mà ở đó, thay vì phải mô tả cách giải
quyết một bài toán trên máy tính, con người chỉ cần mô tả bài toán và máy tính sẽ hỗ trợ họ nốt
phần còn lại.

Lisp là ngôn ngữ lập trình được phát triển từ rất sớm (1958). Lisp, viết tắt của LISt Processing có
cấu trúc dữ liệu nền tảng là các danh sách liên kết (linked list). Lisp được biết đến như một trong
những ngôn ngữ lập trình hàm tiêu biểu, mặc dù đôi khi vẫn có các chương trình Lisp được viết
theo hướng thủ tục. Về hình thức, cú pháp lệnh của Lisp rất đặc biệt với những cặp ngoặc đơn và
viết theo kí pháp tiền tố.

You might also like