You are on page 1of 10

1.

Industrial robot
1.1.Lịch sử phát triển industrial robot:

Ngành công nghiệp phát triển đi đôi với nhu cầu tăng năng suất lao động, cải tiến chất
lượng sản phẩm, đi kèm với sự linh hoạt mẩu mã sản phẩm đầu ra. Để đáp ứng nhu cầu đó,
đòi hỏi phải áp dụng rộng rãi các phương tiện tự động hoá trong sản xuất. Các thiết bị này
dần thay thế cho các máy tự động cứng chỉ đáp ứng một công việc nhất định trong khi thị
trường luôn đòi hỏi sự thay đổi linh hoạt của sản phẩm không chỉ cải tiến về chất lượng mà
còn về chủng loại, mẩu mã, tính năng…Do đó, yêu cầu về hệ thống sản xuất tự động linh
hoạt là điều tất yếu, việc áp dụng robot cùng với những ưu điểm của nó ngày càng tăng
nhanh.
Thuật ngữ “Robot” xuất phát từ tiếng Sec (Czech) “Robota” có nghĩa là công việc tạp
dịch trong vở kịch Rossums Universal Robots của Karel Capek, vào năm 1921. Trong vở
kịch nầy, Rossum và con trai của ông ta đã chế tạo ra những chiếc máy gần giống với con
người để phục vụ con người. Có lẽ đó lỡ một gợi ý ban đầu cho các nhà sáng chế kỹ thuật về
những cơ cấu, máy móc bắt chước các hoạt động cơ bắp của con người. Nhưng không thể
ngờ là vài thập kỷ sau giấc mơ viễn tưỏng của Karel Capek đã dần dần trở thành hiện thực.
Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, tại Hoa Kỳ đã xuất hiện đã xuất hiện những tay máy
chép hình điều khiển từ xa trong các phòng thí nghiệm về vật liệu phóng xạ. Đến những năm
50, công ty General Electric cho ra đời những tay máy chép hình bằng thuỷ lực, điện từ bên
cạnh những tay máy cơ khí đó.
Cơ cấu vận hành theo chương trình đầu tiên là
thiết bị chuyển hàng có tên là Cơ cấu bản lề của
George C. Devol năm 1954. Sau đó 9 năm, nhà phát
minh này cùng một kỹ sư trẻ Joseph F. Engelber đã
chế tạo thành công một loại robot công nghiệp đầu
tiên ở công ty Unimation và bắt đầu được áp dụng
trong công nghiệp năm 1975. Robot công nghiệp
đầu tiên được áp dụng trong công nghiệp là robot
phục vụ trong công nghiệp sản xuất ô tô Unimate-
1900 tại nhà máy của công ty General Motors tại
Hoa Kỳ. Hình 1. Robot hàn trong công nghệ ô tô

Cùng tại thời gian này, khoảng đầu thập kỷ 60, công ty Mỹ AMF (American Machine
and Foundry Company) quảng cáo một loại máy tự động vạn năng vỡ gọi là“Người máy
công nghiệp” (Industrial Robot). Ngày nay người ta đặt tên người máy công nghiệp (hay
robot công nghiệp) cho những loại thiết bị có dáng dấp và một vài chức năng như tay người
được điều khiển tự động để thực hiện một số thao tác sản xuất.
Tiếp theo Mỹ, các nước khác bắt đầu sản xuất robot công nghiệp : Anh năm 1967,
Thuỵ Điển 1968 theo bản quyền của Mỹ; CHLB Đức năm 1971; Pháp năm 1972; ở Ý năm
1973.
Tại châu Á, từ khi Nhật Bản nhập chiếc chiếc robot công nghiệp từ công ty AMF của
Hoa Kỳ năm 1967 thì tại nước này bắt đầu hình thành một ngành chuyên nghiên cứu thiết bị
tự động trong công nghiệp và ngành này phát triển nhanh chóng. Năm 1968, Nhật cho ra đời
các loại robot tương tự theo bản quyền cả Mỹ. Đến năm 1990 thì tại nước này đã có hơn 40
công ty, bao gồm cả các tập đoàn khổng lồ như Misubisi hay Hitachi…đã cho ra thị trường
nhiều loại robot nổi tiếng.
Về mặt kỹ thuật, những robot công nghiệp ngày nay, có nguồn gốc từ hai lĩnh vực kỹ
thuật ra đời sớm hơn đó lỡ các cơ cấu điều khiển từ xa (Teleoperators) vỡ các máy công cụ
điều khiển số (NC - Numerically Controlled machine tool). Vào những năm 80 và 90 của thế
kỷ 20, cùng với những thành tựu to lớn trong lĩnh vực Tin học-Điện tử đã tạo ra các thế hệ
robot với nhiều tính năng đặc biệt, số lượng robot ngày càng gia tăng, giá thành ngày càng
giảm. Nhờ vậy, robot công nghiệp đã có vị trí quan trọng trong các dây chuyền sản xuất hiện
đại.
Nói chung, bản thân kỹ thuật thì robot công nghiệp có những bước phát triển sau:

•Giai đoạn thứ nhất của quá trình phát triển người ta quan tâm đến việc tạo ra các cánh tay
robot có cơ cấu nhiều bậc tự do, trang bị nhiều cảm biến để có thể làm được những công
việc phức tạp.
• Giai đoạn sau việc đơn giản hoá cơ cấu nhằm tăng độ chính xác của cơ cấu và giảm giá
thành đầu tư nhằm ứng dụng trong công nghiệp sản xuất là yêu cầu thục tế và cần thiết. Đi
cùng đó ngày càng có nhiều cải tiến trong kết cấu các công cụ chấp hành, tăng độ tin cậy
các thiết bị điều khiển, tăng mức tin cậy và dể dàng khi lập trình…
• Trong giai đoạn tiếp theo, tính năng làm việc của robot ngày càng được nâng cao, nhất
là khả năng nhận biết và xử lý. Các thành tựu kỹ thuật hổ trợ như kỹ thuật lazer, hồng
ngoại, nhận diện ảnh, cảm biến…đã ngày càng hiện thực xu thế phát triển của robot thích
nghi được với môi trường làm việc.
Năm 1967 ở trường Đại học tổng hợp Stanford (Mỹ) đã chế tạo ra mẫu robot hoạt động
theo mô hình “mắt-tay”, có khả năng nhận biết và định hướng bàn kẹp theo vị trí vật kẹp nhờ
các cảm biến. Năm 1974 Công ty Mỹ Cincinnati đưa ra loại robot được điều khiển bằng máy
vi tính, gọi là robot T3 (The Tomorrow Tool ). Robot này có thể nâng được vật có khối
lượng đến 40 Kg.
Trong những năm sau này, việc nâng cao tính năng hoạt động của robot không ngừng
phát triển. Các robot đuợc trang bị thêm các loại cảm biến khác nhau để nhận biết môi
truờng, chứa các bộ giao tiếp người máy, và hoạt động tự động theo chương trình hay điều
khiển bằng máy vi tính đi kèm với năng lực xử lý công việc…đã tạo ra những thành tựu
ngoài mong đợi.
Tóm lại, gần nửa thế kỷ có mặt trong sản xuất, những cải tiến về công nghệ, sự phát
triển về số lượng, sự ứng dụng của robot công nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc. Ngày
nay, việc sử dụng robot công nghiệp tại các nước phát triển không còn là vấn đề xa lạ trong
sản xuất, những thành tựu đạt được đã đem lại những kết quả to lớn về chất lượng và giá
thành sản phẩm. Chuyên ngành nghiên cứu về robot “Robotics” không còn dừng lại ở một số
nước như Mỹ, Nhật, Anh, Đức…mà đã lan rộng khắp các nước tại các châu lục với những
công trình nghiên cứu đầy hứa hẹn.

1.2. Đặc điểm của industrial robot:


1.2.1. Bộ phận cấu thành:
Theo ISO thì: “Robot công nghiệp là một tay máy đa mục tiêu, có một số bậc tự do,
dể dàng lập trình, điều khiển trợ động, dùng để tháo lắp phôi, dụng cụ hoặc các vật dụng
khác. Do chuong trình thao tác có thể thay đổi nên thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau”.
Nhưng có thể hiểu là robot công nghiệp là những thiết bị tự động linh hoạt, bắt chước các
chức năng lao động của con người.
Nói đến linh hoạt là nhấn mạnh đến khả năng thao tác với nhiều bậc tự do, được điều
khiển tự động và lập trình thay đổi được. Nói đến bắt chước chức năng lao động công nghiệp
của con người là là có ý nói đến sự không hạn chế từ các chức năng lao động chân tay đơn
giản đến trí khôn nhân tạo, tuỳ theo chức năng công việc mà mức độ sử dụng là bao nhiêu.
Các bộ phận cấu thành robot công nghiêp:
•Tay máy
• Hệ thống truyền động: là bộ phận chủ yếu tạo nên sự dịch chuyển của các khớp động. Có
thể là khí nén, thuỷ lực hay điện từ.
•Hệ thống điều khiển: đảm bảo cho robot hoạt động đúng theo chương trình cài đặt trước
hoặc nhận biết được trong lúc làm việc.
•Hệ thống cảm biến tín hiệu: thực hien việc nhận biết và biến đổi thông tin về hoạt động
của bản thân robot và của môi trường, đối tượng robot phục vụ.

1.2.2.Ưu điểm của robot công nghiệp:

Robot có thể thực hiện được một quy trình thao tác chính xác và ổn định hơn nhiều
lần một thợ lành nghề suốt thời gian dài làm việc. Nguyên nhân này dẫn đến việc nâng cao
chất lượng, và hạ giá thành sản phẩm. Có khả năng thay đổi thích nghi với sự biến đổi mẩu
mã sản phẩm một cách linh hoạt theo yêu cầu của thị trường.
Robot thay thế cho nguồn lao động bằng tay làm giảm đáng kể chi phi nhân công
trong sản xuất.
Việc áp dụng robot làm tăng năng suất dây chuyền công nghệ, tự động hoá quá trình
sản xuất. Vì nếu tăng độ khẩn trương của dây chuyền công nghệ thì con người không thể
theo kịp và rất chóng mệt mỏi.
Ứng dụng robot có thể cải thiện điều kiện lao động. Ta có thể sử dụng robot trong các
môi trường khắc nghiệt hơn rất nhiều lần so với mức chịu đựng của con người, môi trường
nguy hiểm, độc hại như nhiễm chất hoá học, phóng xạ…

1.2.3.Phân loại robot công nghiệp:

Ngày nay robot công nghiệp phát triển rất đa dạng, nhưng quy về chung nhất ta có thể
phân thành các cách sau đây:
• Theo vị trí công tác phân ra các loại robot cấp thoát phôi, robot vận chuyển, robot vạn
năng…
• Theo công nghệ chuyên dụng phân ra các loại robot sơn, robot hàn, robot lắp ráp…
• Theo cách thức đặc trưng điều khiển phân ra robot điều khiển tự động, robot điều khiển
bằng tay, robot vision…
•Theo các hệ toạ độ được dùng khi thực hiện chuyển động cơ bản phân ra các loại robot
hoạt động theo hệ toạ độ trụ, cầu hoặc phỏng sinh…
1.3.Ứng dụng của robot công nghiệp:

Từ khi mới ra đời robot công nghiệp được áp dụng trong nhiều lĩnh vực dưới góc độ
thay thế sức nguời. Nhờ vậy các dây chuyền sản xuất được tổ chức lại, năng suất và hiệu quả
sản xuất tăng lên rõ rệt.

Mục tiêu ứng dụng robot công nghiệp


nhằm góp phần nâng cao năng suất dây chuyền
công nghệ, giảm giá thành, nâng cao chất lượng
và khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồng thời
cải thiện điều kiện lao động. Đạt được các mục
tiêu trên là nhờ vào những khả năng to lớn của
robot như : làm việc không biết mệt mỏi, rất dễ
dàng chuyển nghề một cách thành thạo, chịu được
phóng xạ và các môi trường làm việc độc hại,
nhiệt độ cao, “cảm thấy” được cả từ trường và
“nghe” được cả siêu âm ... Robot được dùng thay
thế con người trong các trường hợp trên hoặc thực
hiện các công việc tuy không nặng nhọc nhưng
đơn điệu, dễ gây mệt mỏi, nhầm lẫn. Hình 2. Robot hàn điểm

Trong ngành cơ khí, robot được sử dụng nhiều trong công nghệ đúc, công nghệ hàn,
cắt kim loại, sơn, phun phủ kim loại, tháo lắp vận chuyển phôi, lắp ráp sản phẩm . . .
Ngày nay đã xuất hiện nhiều dây chuyền sản xuất tự động gồm các máy CNC với Robot
công nghiệp, các dây chuyền đó đạt mức tự động hoá cao, mức độ linh hoạt cao . . . ở đây
các máy và robot được điều khiển bằng cùng một hệ thống chương trình.
Ngoài các phân xưởng, nhà máy, kỹ thuật robot cũng được sử dụng trong việc khai
thác thềm lục địa và đại dương, trong y học, sử dụng trong quốc phòng, trong chinh phục vũ
trụ, trong công nghiệp nguyên tử, trong các lĩnh
vực xã hội . . .
Rõ ràng là khả năng làm việc của robot
trong một số điều kiện vượt hơn khả năng của
con người; do đó nó là phương tiện hữu hiệu để
tự động hoá, nâng cao năng suất lao động, giảm
nhẹ cho con người những công việc nặng nhọc
và độc hại. Nhược điểm lớn nhất của robot là
chưa linh hoạt như con người, trong dây chuyền
tự động, nếu có một robot bị hỏng có thể làm
ngừng hoạt động của cả dây chuyền, cho nên
robot vẫn luôn hoạt động dưới sự giám sát của
con người.

Hình 3. Robot phun sơn


Tốc độ robot hoá và linh hoạt trong hệ thống sản xuất tự động ngày càng được đẩy
mạnh. Dựa trên các ưu điểm của robot và hệ thống sản xuất tự động kết hợp với sự cải tiến
nhanh về kỹ thuật công nghệ làm giảm đáng kể giá thành của robot nên việc đưa robot vào
sản xuất ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn. Tại các nước phát triển, các dây chuyển sản
xuất tự động rất phổ biến, tuy vậy tại các nước đang phát triển thì ngành công nghiệp ra đời
muộn hơn, giá thành cho dây chuyền sản xuất sử dụng robot công nghiệp còn khá lớn nên
việc sử dụng không được phổ biến.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn trước năm 1990 hầu như chưa du nhập về kỹ thuật
robot. Sau năm 1990, ngành công nghiệp trong nước có nhiều đổi mới, nhiều cơ sở đã du
nhập các thiết bị mới, các công ty liên doanh với nước ngoài đã du nhập nhiều loại robot
phục vụ sản xuất như robot phun sơn, robot hàn vỏ xe, robot lắp ráp các linh kiện điện tử,..
Năm 1998, tại khu công nghiệp Nomura Hải Phòng, nhà máy Rorze được Mỹ và Nhật
đầu tư đã đi vào hoạt động. Đây là nhà máy đầu tiên chế tạo và lắp ráp robot. Đó là loại
robot có cấu trúc đơn giản nhưng rất chính xác dùng trong công nghệ sản xuất chất bán dẫn.
Đến nay, các nhà máy xí nghiệp tại Việt Nam sử dụng robot trong sản xuất khá nhiều,
như các nhà máy hàn, phun sơn tự động, gia công, lắp ráp linh kiện…
Hiện nay công nghệ nghiên cứu về robot đang được nghiên cứu và phát triển trong
nước tại các viện nghiên cứu và trường đại học đã và đang đem lại những kết quả khả quan.

2. Humanoid robot:
2.1. Lịch sử phát triển humanoid robot:

Đi đôi với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của robot công nghiệp, lĩnh vực nghiên
cứu sáng tạo ra robot giống người cũng đạt nhiều thành tựu to lớn. Sự phát triển của robot
công nghiệp đã tạo bước ngoặc lịch sử trong phát triển của Robotics nói chung. Hiệu quả
kinh tế mà các công trình này áp dụng trong sản xuất công nghiệp càng đẩy mạnh sự đầu tư
nghiên cứu, phát triển. Cũng chính sự phát triển robot công nghiệp, ứng dụng thành tựu
trong nghiên cứu robot công nghiệp đã tạo đà cho ngành khoa học nghiên cứu humanoid
robot phát triển.
Nếu các nhà khoa học Hoa Kỳ là người
đi đầu về nghiên cứu về robot công nghiệp thì
các nhà khoa học Nhật Bản là những người đi
tiên phong trong công nghệ phát triển robot
giống người, chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực giải
trí, y tế, quảng bá thương hiệu.
Mẩu ý tưởng robot giống người đầu tiên
được J.M Barnett đưa ra năm 1939, là robot
Elektro và Sparko. Elektro có thể mấp máy môi,
co duỗi cánh tay, đi và ngồi bằng động cơ điện,
nói được 77 từ khác nhau nhờ một cái đĩa quay
bên trong. Sparko là chú chó cơ khí biết tiến, lùi
và sủa. Hai sản phẩm đã gây ấn tượng mạnh cho
người xem và báo chí lúc bấy giờ.
Hình 4. Elektro và Sparko
Tiếp theo là sản phẩm của tập đoàn AVG ở California, với đội quân robot trần trụi,
nhiều con thú robot, người máy phục vụ cho giải trí.

Từ những năm 1970, một số tập đoàn lớn hàng đầu Nhật Bản như Sony, Honda,
Toyota…thi đua nhau cho ra những loại robot giống người có khả năng quay đầu trái phải
được, hai chân có thể đi lại, chạy nhảy được, có hai tay cử động và múa hát được…Trong
lĩnh vực này có sự hổ trợ rất lớn về tài chính của chính phủ Nhật Bản. Một trong những công
ty , viện nghiên cứu được tài trợ nhiều nhất là Viện nghiên cứu quốc gia về khoa học công
nghệ AIST, Tokyo.
Năm 1986, Honda triển khai kế hoạch chế tạo robot thông minh có khả năng đi lại
giống người. Đến năm 2000, hình ảnh ấn tượng Asimo, sản phẩm của công ty này là thành
tựu lịch sử trong bước tiến về công nghệ chuyển động, giao tiếp của robot. Asimo có thể
cầm nắm đồ vật, tắt bật đèn, đóng mở cửa, lên xuống cầu thang, đứng thăng bằng trên một
chân, thay đổi hướng đi trong khi di chuyển. Về bộ não, Asimo có thể nhớ được các khuôn
mặt, giọng nói quen thuộc, giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ. Việc trang bị nhận thức cao cấp,
Asimo ngày càng có thể hoạt động độc lập trong môi trường con người.

Cuối năm 2003, robot Qrio của Sony trong triển lãm tai Tokyo đã trình diễn màn
múa quạt. Đặc biệt hơn là nó có thể chạy được, tức là hai chân của nó có thể nhấc lên gần
như một lúc, đay là robot biết chạy đầu tiên trên thế giới.
Toyota cũng đưa ra hai loại robot giống người biết thổi kèn, hai tay có thể làm được
nhiều việc khác nhau và có khả năng đi lại.

Hình 5. ASIMO của Honda và robot biết thổi kèn của Toyota
Viện khoa học và công nghệ quốc gia Nhật Bản AIST cũng đưa ra sản phẩm HRP-2
có khả năng đi bộ trên đường gồ ghề và đứng dậy sau khi bị ngã, biết phối hợp động tác của
người đối diện, được trang bị camera để nhận dạng được vật thể 3 chiều cả khi ngiêng đầu.

Càng về sau, tại Nhật Bản, tiêu chí giống con người càng được chú ý đến nhiều hơn.
Đại học Osaka đã tạo ra nhưng robot rất giống người. Replice Q1 là một robot mang vẻ bề
ngoài của một người phụ nữ, với làn da silicon rất nhạy cảm, tuy chỉ có khả năng ngồi nhưng
có thể biểu cảm trên khuôn mặt, nhắm mở mắt, cử động bàn tay khéo léo không khác mấy so
với bàn tay người.
Gần đây xuất hiện các robot thông minh làm được các công việc gia dụng và y tế như
trông coi nhà, chăm sóc bệnh nhân, phục vụ, robot cứu hộ, đồ chơi thông minh… như robot
coi nhà Maron-1 của Fujisu, robot an ninh và cúu hoả Guard robo D1 của Sohgo, robot tiếp
tân và hộ lý T63 của Tmsuk, robot chăm sóc bệnh nhân Riman của Riken…

Không dừng lại ở riêng Nhật Bản, hiện nay tại các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc,
Mehico, Braxin…cũng đang đẩy mạnh công nghệ nghiên cứu tương tự.
Năm 2005, Hàn Quốc cho ra đời nhiều loại robot gíông người rất ấn tượng như Hubo,
gây thách thức đến Qrio và Asimo ở bên kia bờ biển. Đặc biêt, nữ robot EveR-1 có khả năng
thể hiện nhiều cảm xúc tình cảm khác nhau, được phủ bọc một lớp da silicon mềm mại, với
cặp mắt camera EveR-1 có khả năng nhìn vào mắt đối tác khi trò chuyện bằng cặp môi
chuyển động rất khớp nhịp.
Hàn Quốc đã lên kế hoạch phát triển ngành
công nghiệp robot thông minh với mức đầu tư gần
100 tỷ USD vào năm 2020.
Tại Trung Quốc, công nghệ nghiên cứu
robot giống người cũng đang được đẩy mạnh.
Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của Giáo
sư Hu. Robot Miranda là sản phẩm của Giáo sư
Hu được trình diễn tại toà nhà bên bờ sông
Thames là loại robot có hình dáng một cô gái và
có thể giao tiếp với bất kỳ ai bằng vài câu hội
thoại đơn giản bằng tiếng anh. Ông còn phát triển
dự án đội robot đá bóng, có thể được triển khai thi
đấu vào giữa thế kỷ 21 này.
Hình 6. Đội bóng đá robot

Gần đây nhất là nhóm nghiên cứu robot của đại học Michigan (Hoa Kỳ) và phòng thí
nghiệm Automaque (Pháp) đã tạo ra loại robot giống người tên là Rabbit là loại robot đầu
tiên có thể đi lại và giữ thăng bằng giống người được. Robot này có ưu điểm là không hao
tốn nhiều năng lượng như Asimo, hay Qrio với đôi chân quá nặng cồng kềnh.
Viện công nghệ MIT của Hoa Kỳ đã phát triển loại robot đi bằng hai chân có khả
năng thích ứng với nhiều loại địa hình trên đường đi, là loại robot đầu tiên có thể học để đi
mà không cần nạp trước bất kỳ thông tin nào điều khiển.
Tóm lại, sự ra đời và cải tiến không ngừng của các mẩu robot giống người đã mở đầu
những triển vọng trong công nghiệp phát triển robot. Công nghệ đi bộ thông minh “i-walk”,
là kết quả nghiên cứu nhiều năm của rất nhiều nhóm các nhà khoa học đã đem lại bước tiến
vượt bậc trong di chuyển của robot, càng ngày robot càng có thể sử dụng đôi chân linh hoạt
giống người. Sự trang bị trí thông minh nhân tạo giúp cho robot có khả năng trao đổi thông
tin, giao tiếp với con người. Càng ngày robot được lập trình càng thông minh hơn, việc trang
bị các phần mềm học hỏi làm cho robot có khả năng tự nhận thức, khởi đầu cho một hướng
phát triển mới về robot thông minh, là loại robot vừa có vẻ bề ngoài giống người vừa có thể
suy nghĩ và hành động như con người, có thể đứng cùng với con người trong dây chuyền sản
xuất.. Một ngày nào đó, theo nhận định chủ quan, ta có khả năng nhầm lẫn giữa người và
robot đi trên đường, nhưng ngày đó còn khá xa mà ta trang trên con đường hướng đến.

2.2 Đặc điểm của humanoid robot:

Có thể hiểu Humanoid robot (hay robot giống người) là loại robot được nghiên cứu
chế tạo với vẻ bề ngoài gần giống con người, có khả năng hoạt động và suy nghĩ gần như
con người nhằm phục các nhu cầu cho đời sống con người như giải trí, việc nhà, y tế, an
ninh…Nhưng hâù hết các loại humanoid robot ngày nay đang trong bước đầu phát triển nên
chưa hoàn toàn đáp ứng được khái niệm trên và khả năng ứng dụng thực sự còn rất nhiều
hạn chế.
So với robot công nghiệp thì robot giống người phải được trang bị “bộ não” thông
minh hơn. Robot công nghiệp không cần phải có hình dáng như con người bởi việc chế tạo
phục vụ cho sản xuất, còn robot giống người phục vụ cho giải trí và dịch vụ nên xu thế phát
triển ngày càng phải có hình dáng giống người.
Một trong những vấn đề đáng quan tâm khi nghiên cứu robot gíông người là:
• Khả năng học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm. Để có thể làm được nhiều việc phục vụ
con người thì ro bot cần phải có khả năng nhận thức, xử lý, hành động theo cách của con
người. Đây là vấn đề không hề đơn giản, hiện nay robot chưa có nhiều khả năng phản ứng
lại trước những chương trình chưa được cài đặt sẵn. Bên cạnh đó còn đòi hỏi khả năng chất
hành lệnh kịp thời, hiện tại thì robot chưa có khả năng kết hợp tay và mắt hoàn hảo như con
người được.
• Yêu cầu về kỹ năng tự động. Yêu cầu này đòi hỏi robot phải thực hiện được một loạt
kỹ năng và có khả năng liên kết các kỹ năng đó thành một kỹ năng mới một cách nhanh
chóng. Hay nói cách khác là robot giống người phải biết kết hợp các kỹ năng thô sơ thành
một hành động phức tạp hơn. Vấn đề này đang dần được cải tiến và phát triển.
• Những yêu cầu về giữ thăng bằng, tức yêu cầu về khả năng đi lại và giữ thăng bằng
cơ thể. Yêu cầu này cũng không phải là nhiệm vụ dể dàng bởi robot với bàn chân to và rộng
quá sẽ hao tốn rất nhiều năng lượng. Hiện nay một số công trình nghiên cứu đã phát triển
một số loại robot có khả năng tự tập đi, hao tốn ít năng lượng hơn. Vấn đề này hi vọng nhiều
hứa hẹn phát triển nhanh chóng.
• Yêu cầu về vật liệu và chất lượng linh kiện. Việc sản xuất ra loại robot này đòi hỏi
yêu cầu về tốc độ, độ chính xác, khéo léo và cả sự thông minh. Mổi hệ thống robot giống
người cần sự dụng đến hàng trăm bộ giảm tốc và truyền động chất lượng cao nhằm có thể
đáp ứng chính xá và tức thời các lệnh điều khiển. Các vật liệu chế tạo đòi hỏi phải là vật liệu
đặc biệt nhằm giảm khối lượng, giảm hao tổn năng lượng. Một bộ phận nữa là hệ thống cảm
biến, hiện nay đã có nhiều loại cảm biến đa chức năng theo công nghệ MEMS và NEMS
dùng cho việc chế tạo robot.
Humanoid robot tại một số nước như Nhật
Bản, Hàn Quốc… được chế tạo nghiên cứu nhằm
phục vụ cho việc thay thế con người trong nhiều
mặt, trong đó có việc chăm sóc bệnh nhân, người
già đơn độc. Một mặt khác robot phục vụ cho
công việc giải trí, dạy học, phục vụ các việc trong
gia đình. Một số trung tâm quốc tế sử dụng robot
giống nguời trong các ngành công nghệ cao, chi
phí sản xuất rất tốn kém, như công nghệ vũ trụ…
điển hình là Robonault của NASA.

Robonault của NASA

You might also like