You are on page 1of 2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
lạc là cây trồng nhiệt đới có khả năng thích ứng rộng rãi và không có
yêu cầu quá khắt khe về kỹ thuật nên dược trồng phổ biến ở rất nhiều nơi
trên thế giới.Trong số 25 nước trồng lạc ở châu á,Việt Nam đứng thứ 5 về
sản lượng nhưng năng suất còn thấp,tuy vậy tiềm năng phát triển của cây lạc
ở nước ta còn rất lớn. Diện tích lạc của cả nước có thể lên đến 40-50 vạn ha
với 2 vùng trồng lạc hàng hoá lớn là Nghệ Tĩnh va Đông Nam Bộ(cục thống
kê Nghệ An,1999).
Để nâng cao năng suất chất lượng của hạt lúa,quả lạc đồng thời bảo đảm
số lượng thu hoạch hàng năm,ngoài việc áp dụng đồng bộ các biện pháp
khoa học kỹ thuật không thể thiếu trong nông nghiệp như
nước,phân,cần,giống...thì khâu phòng trừ sâu bệnh cũng đóng vai trò quan
trọng. Một trong những giải pháp đã và đang dược áp dụng là tăng cường sử
dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật.thực tế cho thấy, điều này
đã góp phần tích cựcvào việc nâng cao năng suất, nhưng việc sử dụng thuốc
hoá học với số lượng nhiều,liên tục đã biểu hiện mặt trái của nó - tiêu diệt
nhiều thiên địch,nhiều loại vi sinh vật có ích,tích luỹ chất độc hại trong nông
sản (như: NO3-, NO2 ,Hg,...),...gây ô nhiễm thực phẩm và môi trường ở mức
độ khác nhau. Để khắc phục vấn đề trên,tìm hiểu,nghiên cứu và ứng dụng
các giải pháp vừa nâng cao năng suất ,chất lượng cây trồng, đồng thời có
tính:"thân thiện với môi trường" là thực sự cần thiết.
Cũng như các loại động vật khác,sâu cũng bị bệnh. Một trong những đối
tượng gây bệnh cho sâu là nấm ký sinh.Các loại nấm ký sinh côn trùng trong
tự nhiên ở nước ta rất phong phú và đa dạng do điều kiện khí hậu nóng và
ẩm,hết sức thuận lợi cho sự sinh trưởng,phát triển của các loài nấm mốc.
Theo Nguyễn Văn Tấn, viên bảo vệ thực vật(2006) thuốc trừ sâu sinh
học không gây độc hại cho con người sử dụng,không gây độc hại cho gia
súc,trong sạch môi trường,tiêu diêt sâu với tỉ lệ cao mà không làm cho
chúng nhòn thuốc,hạn chế việc:"giết nhầm" những loại côn trùng có ích.
Nhiều năm nay,việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đã có kết quả,
tuy nhiên theo tác giả, cac thuốc bảo vệ thực vật có kiên quan trực tiếp đến
môi trường đất,nước và không khí, có đến 50% số thuốc phun ra bị rơi
xuống đất, rửa trôi gây nhiểm bẩn nguồn nước,gây hại cho loài thuỷ
sinh,làm mất cân bằng sinh thái. Cho nên,theo Blanford và Scholte (2005)
việc sử dụng nấm mốc để tiêu diệt côn trùng là môt khuynh hướng hoàn toàn
mới. [13], [22].
Ở Việt Nam, những năm qua với sự giúp đỡ của viện bảo tàng thực
vật, nghành lâm nghiệp Nghê An đã sử dụng nấm Beauveria diệt sâu cho 5
ha thông tại Nghi Lộc, và năm 2004 tại Hà Tĩnh chế phẩm nấm này cũng
được phun cho rừng thông tại Kỳ Anh, đến nay rừng thông vẫn chưa bị sâu
róm phá hoại.
Tại Đại học Cần Thơ, đã sử dụng nấm Metahizium, Paecilomyes,
verticillium,phun cho nhiều loại cây trồng diệt sâu trên hoa màu, diệt rầy
trên bí, trên dưa, bọ cánh cứng trên dừa vv...Tuy nhiên những nghiên cứu
ứng dụng này chưa nhiều.
Trong khi đó, theo Hoog (1972),Shimazu,Hashimoto (1988), brady
(1979),Huang va Fan (2001),Buckley (2005) thì các nấm mốc này còn diệt
cả rệp rừng,bướm trắng, ăn sâu ngũ cốc,các loại rệp chính,châu chấu,bọ cánh
cứng ở cà phê, khoai tây, dâu, canhkina, sâu ở bãi cỏ,vebét. [9], [22].
Bởi thế chúng tôi chọn vấn đề này để tìm hiểu thêm nấm diệt sâu
khoang ở cây lạc - cây lương thực rất quan trọng và có giá trị kinh tế cao,giá
tri xuất khẩu lớn chỉ đứng thứ 2 sau lúa song lại luôn bị sự đe doạ của dịnh
sâu khoang. Từ ý nghĩa đó chúng tôi tiến hành dề tài: "bước đầu tìm hiểu về
một số nấm có khả năng diệt sâu khoang hại lạc tại Nghi Đức,Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An"
2. Mục tiêu của đề tài
Do thấy được ý nghĩa quan trong của việc sử dụng nấm mốc đối với
việc trừ các sâu hại cây trồng, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm:
1.Tìm hiểu tình hình sâu bệnh hại lạc
2.Phân lập các chủng nấm, thử nghiệm về khả năng diệt sâu của các
chủng, từ đó chọn lọc ra được các chủng có hoạt tính diệt sâu tốt nhất
3.Tìm hiểu một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của các chủng có
khả năng diệt sâu, hướng tới việc điều khiển sinh trưởng phát triển của nấm
theo mục đích người sử dụng.
4.Trên cơ sở những kết quả thu được ở trên,xây dựng quy trình sản
xuất chế phẩm sản xuất sinh khối nấm mốc khả dĩ để áp dụng được vào thực
tiễn sản xuất.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được những mục tiêu nói trên,nhiệm vụ của đề tài này bao
gồm:
1. Điều tra thực địa,thu thập, xử lý và bảo quản mẫu.
2. Pha chế môi trường nuôi cấy và phân lập các chủng nấm có trên sâu hại
lạc.
3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của

You might also like