You are on page 1of 3

06/03/2008

The four agreements


4 quy tắc để sống hoà bình

Vũ Phi Yên dịch – Psychologies 03/2008


Vũ Phi Yên dịch – Psychologies 03/2008

The four agreements


4 quy tắc để sống hoà bình
Migue Ruiz – 1997. Best seller : 4 triệu bản
Français : Les quatre accords toltèques - 1999

Chăm sóc lời nói


Ai lại không nhớ đến suốt đời 1 lời nói của cha, mẹ hoặc người thân đã từng làm mình tổn thương,
và đến lượt mình khi lớn lến, lại vô tình lập lại những lời đó?
Khác hẳn với những gì người đời thường nghĩ, lời nói là 1 sức mạnh, nó có thể phá hủy, cũng có thể
xây dựng. Nó ảnh hưởng đến cuộc đời thực. Nói với một đứa trẻ là nó quá mập, nó sẽ cảm thấy mình
béo phì suốt đời...

Lời nói trung thực: chỉ nói điều bạn nghĩ


Muốn luyện được điều này, không nên nói quá nhiều, quá nhanh, vì bạn sẽ không kiểm soát được
hoàn toàn điều mình nói.

Đừng làm tổn thương chính mình và người khác


Đây là điều khó làm, và phải bắt đầu từ bên trong, từ những gì bạn luôn độc thoại trong đầu. Đối với
bạn, những lời bạn suy nghĩ trong đầu cũng thật như những gì bạn nói ra ngoài. Vậy hình dung
những ý nghĩ kiểu như : mình thật vô dụng, làm sao mình làm được điều đó, sao mình xấu xí quá,
hắn ta thật đểu giả, khốn kiếp... chắc chắn sẽ đầu độc đầu óc bạn rất hiệu quả, đến nỗi khi nói ra,
muốn tránh làm tổn thương thật là khó khăn, bạn phải cố gắng kiềm chế hàng ngày để không bộc lộ
ra những suy nghĩ thật. Thật mệt mỏi.
Những suy nghĩ bi quan, chán nản, chê trách này phần nhiều cũng không bắt nguồn từ sự thật, mà là
hậu quả của sự bi quan, chán nản, mệt mỏi... hàng ngày. Mệt mỏi, dĩ nhiên rồi, kiếm sống thật khó
khăn. Thêm nữa, lại phải luôn đóng kịch...
Tóm lại, nói ít thôi, nhưng nói thật, và ngay trong những suy nghĩ hàng ngày cũng nên chú ý nhìn vào
những ưu điểm của chính mình và của người khác.

Những gì xảy đến không là lỗi của bạn


Những gì người khác nói và làm là sự thật của họ
Mọi người đều có điểm chung, là nhìn thế giới xung quanh qua 1 loạt kính lọc, những kính lọc đó là
kiến thức, trình độ văn hoá, niềm tin, tâm trạng...
Cùng một sự việc, mỗi người nhìn vào đều có nhận thức khác nhau, đánh giá, phản ứng khác nhau.
Bạn cũng thế, người ta cũng thế. Vậy những gì người khác làm, nói với bạn, đối xử với bạn không
liên quan đến bạn nhiều bằng liên quan đến chính họ. Cái nhìn của họ đối với bạn là 1 hình ảnh do họ
tự tạo nên, không phải thật là con người bạn.

Đừng cảm thấy có lỗi khi sự việc khó chịu xảy đến với bạn
Hiểu được rốt ráo điều trên, bạn tránh được bao nhiêu sự nổi giận, lo lắng, tự ti, sợ hãi... vô ích. Hãy
lùi lại suy nghĩ : những gì người khác nói hoặc làm, họ chịu trách nhiệm lấy. Bạn không cần phải thấy
có lỗi khi người khác chỉ trích bạn. Bạn chỉ chịu trách nhiệm những gì bạn nói và làm thôi.

1y
Vũ Phi Yên dịch – Psychologies 03/2008

Đừng đoán mò, tưởng tượng


Đây là việc mọi người thường làm, cũng là nguồn đầu độc tâm trạng
Một đồng nghiệp sáng nay không chào bạn. Bạn suy nghĩ mãi, có lẽ hắn ghét hay giận mình, mà tại
sao vậy nhỉ... Sau đó là 1 phản ứng tự vệ, hoặc : chính mình cũng chẳng ưa gì hắn, chẳng la là 1 tên
bất tài lại hợm hĩnh... hoặc : lát nữa mình kiếm chuyện giúp hắn, làm sao để hắn thân lại với mình mới
được...
Bạn thấy ngay 1 sự đoán mò có thể là nguồn gốc làm xấu tâm trạng, làm bạn lo lắng, stress... như thế
nào.
Chúng ta hay đoán, đặt ra những giả thiết, lật đi lật lại trong đầu cho đến khi chúng ta tin ắng đó là
thật. Và chuẩn bị đối phó theo niềm tin đó. Mà giả thiết đó đúng đến độ nào? Không ai biêt được.

Ý thức được thói quen này, không đoán mò nữa


Hãy quan sát những suy nghĩ của mình, khi bạn bắt gặp mình đang đoán mò, lập giả thiết từ đó suy
nghĩ lung tung, hãy tự ngăn mình lại.
1 chuyện (khá) dễ làm : đi hỏi trực tiếp câu hỏi làm mình thắc mắc. Trong đa số trường hợp, vấn đề
không có gì nghiêm trọng. Trong 1 số ít trường hợp, vấn đề nghiêm trọng thật, may quá bạn hỏi kịp
thời để biết đường đối phó chính xác.

Luôn làm hết khả năng của mình


Coi chừng sự cầu toàn
Thường bạn luôn thấy người khác đòi hỏi, chờ đợi mình làm điều này, điều nọ. Câu "mình phải..."
thường trực xuất hiện trong đầu bạn. Nếu bạn chạy theo mãi, kết quả là kiệt sức, phát cáu và làm lỗi,
lại nồi giận và tự trách bản thân.
Làm sao biết làm thế nào là đủ?

Hết khả năng?


Cái gọi là "hết khả năng" (do your best) thay đổi từng ngày từng giờ. Có những ngày, tốt nhất bạn chỉ
có thể nằm cuộn chăn và ngủ (còn hơn là đi làm những chuyện bậy bạ để hối tiếc sau đó chẳng hạn).

Thay đổi câu "mình phải..." bằng "mình có thể..."


Mỗi khi trong đầu bạn xuất hiện 1 câu "mình phải...", bạn suy nghĩ để đưa ra 1 câu "mình có thể..."
tương ứng.
Làm hết điều bạn có thể, sau đó bạn không cần để ý quá đến sự chờ đợi hoặc khen chê của người
khác. Thường họ không hiểu là với vị trí của bạn, với sức lực của bạn... bạn làm được như thế là tốt
nhất rồi. Luôn chờ đợi và đòi hỏi quá nhiều ở người ta là một thái độ không thông minh, không đem lại
lợi ích cụ thể, còn có hại là khác, người nào có thái độ đó thì họ tự chịu trách nhiệm lấy.

2y

You might also like