You are on page 1of 8

doanh nghiệp xuất nhập khẩu sợ rủi ro tỷ giá Thứ hai, 2/3/2009, 10:52 GMT+7

Từ tình hình tỷ giá biến động mạnh trong năm 2008 cho đến việc khó khăn khi mua đô la Mỹ của các ngân
hàng từ đầu năm đến nay, khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang rất đắn đo khi quyết định vay đô la
Mỹ hay tiền đồng.

Vay tiền đồng hay đô la

Trong một buổi hội thảo xung quanh các rủi ro cho doanh nghiệp trong năm 2009 của Ngân hàng
Techcombank với khoảng 100 khách hàng là nhà xuất nhập khẩu, số câu hỏi được nêu ra chủ yếu xoay
quanh các vấn đề về tỷ giá. Bà Nguyễn Thị Tâm, Phó tổng giám đốc Techcombank cho biết, doanh nghiệp
cần cân nhắc kỹ càng khi quyết định vay tiền đồng hay đô la Mỹ.

Các doanh nghiệp vay để nhập khẩu là người phải đắn đo nhất hiện nay. Nếu vay ngoại tệ để nhập hàng, thì
khi đến hạn trả nợ, khả năng mua đô la Mỹ bằng giá niêm yết tại các ngân hàng nằm ngoài dự đoán của
doanh nghiệp; không ai có thể biết tỷ giá lúc đó biến động thế nào cũng như cung cầu ngoại tệ khi ấy ra
sao. Giữa năm 2008, các doanh nghiệp đã từng vay đô la vì nghĩ rằng tỷ giá không biến động nhiều đã điêu
đứng khi đến hạn trả nợ; họ đã phải mua đô la tại ngân hàng - có khi giá đến 19.200 đồng/đô la để trả nợ
cho chính ngân hàng.

Từ đầu năm đến nay, cung cầu ngoại tệ cũng đang mất cân đối khiến việc thu mua đô la Mỹ của các ngân
hàng trở nên khó khăn, phải niêm yết giá mua và giá bán bằng nhau. Điều này càng làm doanh nghiệp nhập
khẩu rất băn khoăn khi vay ngoại tệ.

Trong khi đó, doanh nghiệp đi vay tiền đồng lại lo theo kiểu khác. Các doanh nghiệp xuất khẩu (theo quy
định không được vay ngoai tệ) hiện đang muốn vay tiền đồng theo chương trình tài trợ xuất khẩu của các
ngân hàng, tức là vay đồng Việt Nam với lãi suất đô la Mỹ.

Lãi suất phổ biến của sản phẩm này là từ 5% - 6% tại các ngân hàng, trong năm 2009 khi được Chính phủ
hỗ trợ lãi suất 4%, lãi suất vay của các doanh nghiệp chỉ còn từ 1% - 2%/năm. Thế nhưng, để được hưởng
lãi suất đó, doanh nghiệp phải cam kết bán ngoại tệ lại cho ngân hàng với tỷ giá của ngày giải ngân.

Vậy nếu khi ngoại tệ về mà tỷ giá tăng mạnh, các doanh nghiệp vay tiền đồng sẽ cho rằng mình bị thiệt thòi
vì không được hưởng chênh lệch tỷ giá. Trong thời điểm hiện nay, có khi giá đô la ngoài thị trường chợ đen
lên gần 18.000 đồng, thì việc chênh lệch tỷ giá là có thể có trong tương lai. Điều này cũng khiến doanh
nghiệp suy nghĩ nhiều khi vay tiền đồng.

Công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá

Đối với các doanh nghiệp vay ngoại tệ, Phó tổng giám đốc Techcombank bà Nguyễn Thị Tâm nói: “Ngân
hàng chỉ cam kết có đủ nguồn ngoại tệ để cho các doanh nghiệp vay chứ không thể đảm bảo có đủ ngoại tệ
để bán lại cho doanh nghiệp với giá rẻ để trả nợ cho Ngân hàng vì nguồn đô la cho vay và mua bán là hoàn
toàn khác nhau”.

Techcombank cũng như một số ngân hàng khác được thực hiện các dịch vụ ngoại hối đều có cung cấp các
sản phẩm cho doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn (forward) hay quyền chọn
(option). Doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ, có thể ký một hợp đồng với ngân hàng để mua ngoại tệ với mức
giá thích hợp vào thời điểm trả nợ để đảm bảo nguồn trả nợ trong tương lai, tuy nhiên hợp đồng này phải
trả phí.

Đối với các sản phẩm cho vay tiền đồng với lãi suất đô la hiện nay, có ngân hàng như Eximbank thiết kế
hẳn nhiều loại sản phẩm cho doanh nghiệp lựa chọn với các mức lãi suất khác nhau tùy thuộc mức độ cam
kết bán ngoại tệ cho ngân hàng. Các sản phẩm này còn khá mới mẻ với doanh nghiệp trong nước vì nhiều
năm trước tỷ giá đồng Việt Nam và đô la Mỹ rất ít biến động.

Ví dụ như sau khi được hưởng hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp có thể vay tiền đồng với lãi suất 0,9%/năm
nhưng phải cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng với tỷ giá của ngày giải ngân; hay lãi suất 1,4%/năm và
bán ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá ngày giải ngân cộng 10 đồng/tháng cho mỗi đô la. Nếu doanh
nghiệp không muốn bán ngoại tệ lại cho ngân hàng thì lãi suất vay sau khi được hỗ trợ sẽ là 4,1%/năm. Đối
với các sản phẩm này, ngân hàng kiếm lợi được chính là nhờ sự chênh lệch tỷ giá và các ngân hàng cũng
phải đi ký các hợp đồng forward hay option với các tổ chức khác để bảo hiểm cho mình.

Bà Lưu Thị Ánh Xuân, Phó tổng giám đốc Techcombank cho biết, Ngân hàng đồng ý cho doanh nghiệp
vay tiền đồng mà Ngân hàng phải huy động với lãi suất cao bằng lãi suất cho vay ngoại tệ thì doanh nghiệp
hãy xem như là mình vay ngoại tệ tại Ngân hàng và đến khi thu được ngoại tệ về thì phải đem trả nợ cho
Ngân hàng. “Nếu doanh nghiệp nghĩ đó là tiền trả nợ chứ không phải bán cho ngân hàng thì sẽ thấy đỡ lấn
cấn hơn”, bà nói.(Nguồn: TBKTSG

http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/26904/index.aspx
2.

Sống chung với rủi ro tỷ giá


Nới rộng biên độ tỷ giá lên + 2%: Hiện tại, đồng đôla Mỹ đang chiếm tỷ trọng khoảng
80% trong thanh toán xuất nhập khẩu. Việc đồng tiền này yếu đi so với các đồng tiền chủ
chốt trên thế giới và giảm giá trị dần so với đồng Việt Nam (VND), đang là mạch vận
động chính trong thời gian gần đây.

NHNN mở rộng biên độ tỷ giá sẽ khiến “rủi ro” tăng lên?


Với doanh nghiệp nhập khẩu, đây là xu hướng có lợi khi hàng hóa nhập về có giá rẻ hơn.
Với doanh nghiệp xuất khẩu, hàng bán ra thế giới trở nên đắt đỏ hơn, sức cạnh tranh bị
ảnh hưởng, nguồn thu cũng sụt giảm.

Nhiệt điện Phả Lại lỗ 232 tỷ đồng vì tỷ giá

So với đầu năm, tỷ giá VND/USD đã giảm khoảng 130 VND. Với một hợp đồng xuất
khẩu ký đầu năm trị giá 1 triệu USD, tiền về tài khoản thời điểm này doanh nghiệp đã
mất khoảng 130 triệu đồng. Với kim ngạch xuất khẩu của những doanh nghiệp lớn,
khoản thiệt hại “vô tình” và không thể hiện cụ thể trên sổ sách này có thể lên đến hàng tỷ
đồng.

Đáng chú ý là suốt từ đầu năm đến nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng
Nhà nước công bố, và tỷ giá thực tế của các ngân hàng thương mại vẫn đều đặn giảm qua
từng ngày. Với những hợp đồng xuất khẩu nhận thanh toán từ 6 tháng đến 1 năm, thiệt
hại từ tỷ giá giảm càng lớn.

Một điển hình khác liên quan đến rủi ro tỷ giá cũng được giới đầu tư chú ý gần đây là
trường hợp của Nhiệt điện Phả Lại.

Ở đây rủi ro rơi vào sự lên giá của đồng yên Nhật (JPY). Giải trình của công ty này cho
thấy, khi đánh giá lại khoản vay bằng ngoại tệ cuối kỳ, đến 31/12/2007, công ty còn vay
38,06 tỷ JPY, đi cùng với đó là khoản lỗ lên tới 232 tỷ đồng.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng, hiện tại, việc thanh toán với bạn hàng nước
ngoài chủ yếu bằng đồng USD, trong khi định hướng của Ngân hàng Nhà nước là biến
động của tỷ giá VND/USD thường không quá +/-1%/năm. Với biên độ này, các khoản
lời/lỗ phát sinh không quá lớn và không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đầu năm 2008, thị trường ngoại hối bắt đầu phải quen dần với cơ chế mở của
chính sách điều hành tỷ giá. Việc Ngân hàng Nhà nước nới rộng biên độ tỷ giá
VND/USD lên +/-0,75% (ngày 5/3, Chính phủ đã ban hành văn bản chỉ đạo 16 biện pháp
kìm chế lạm phát, theo đó tiếp tục điều hành tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam với đô la Mỹ
và ngoại tệ mạnh khác theo hướng căn cứ vào cung cầu trên thị trường, với biên độ dao
động 2%) càng tạo đất cho những biến động mạnh hơn.

Định hướng chung của cơ quan này là từng bước mở rộng biên độ này để phản ánh sát
hơn yêu cầu của thị trường. Theo đó, rủi ro tỷ giá sẽ ngày càng lớn. Và nhìn sang đà tăng
giá 2,2% của đồng EUR và 4,8% của đồng JPY với VND trong vòng một năm qua,
những thiệt hại liên quan càng lớn hơn.

“Cọc” đi tìm “trâu”


Nhưng có điều lạ là đã gần hai năm nay, một số ngân hàng bắt đầu triển khai các sản
phẩm phái sinh, hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm và phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhưng với
nhiều doanh nghiệp vấn đề nêu trên vẫn còn xa lạ.

Liên tục từ cuối năm 2007 đầu năm 2008, những ngân hàng này phải tổ chức các cuộc
hội thảo, tổ chức các nhóm công tác tới tận doanh nghiệp để tư vấn và tiếp thị nhưng kết
quả chưa mấy khả quan.

Trong câu chuyện “cọc” đi tìm “trâu” này, bà Nguyễn Thùy Chi, Phòng Nguồn vốn và
Kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), khẳng định trước mắt ngân hàng
chưa xem đó là một hoạt động vì lợi nhuận, mà mục tiêu chính là để doanh nghiệp hiểu
và sử dụng các công cụ phòng tránh những thiệt hại không đáng có.

Cụ thể, thông qua các nghiệp vụ như quyền chọn ngoại tệ, quyền mua/bán ngoại tệ, hợp
đồng mua/bán ngoại tệ theo kỳ hạn, theo hợp đồng tương lai… doanh nghiệp có thể chủ
động ấn định trước giá trị các khoản tiền thanh toán, hạn chế những biến động của tỷ giá
bằng mức phí dịch vụ hợp lý, qua đó chủ động được trước các đơn hàng và hoạt động
kinh doanh.

Hiện tại, ngoài MB, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu
(Eximbank) cũng đã và đang đưa các sản phẩm này tiếp cận khối doanh nghiệp xuất nhập
khẩu. Quan điểm chung trước mắt là không vì mục đích lợi nhuận, nhưng đến thời điểm
này, ghi nhận tại những hội thảo gần đây cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mấy mặn
mà.

Trịnh Sơn

Ngày 5/3, USD tiếp tục mất giá trên thị trường tự do khi giá mua vào phổ biến là 15.500
– 15.600 đồng/USD và rất hiếm nơi chịu mua với số lượng 3.000 USD/lần. Tỷ giá VCB
còn 15.917 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày 4/3.

Các ngân hàng thương mại không thông báo chính thức hạn chế mua USD nhưng thu phí
với một số trường hợp và không mua với số lượng lớn, nhiều điểm thu đổi ngoại tệ cho
khách du lịch đã tự ý hạ giá USD dưới 15.700đ/USD.

Gửi vào 05/03/08 21:09


“5000 USD cho một lần “tách”
Tết này thần tài sẽ đến gõ cửa nhà bạn với lộc “khủng” 5000 USD. Hãy
nhanh nhanh chia sẻ với chúng tôi những tấm ảnh mang hơi thở mùa xuân
mới, hạnh phúc, tươi vui là bạn sẽ được “rinh” ngay những phần quà giá
trị từ sân
Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?
name=News&file=article&sid=36436#ixzz0eU5GgEhQ
3
Cẩn trọng với rủi ro tỷ giá
Bên cạnh việc trích lập các khoản dự phòng các DN nên có biện pháp ngăn chặn hay loại trừ rủi ro tỷ giá.
Bên cạnh các khoản trích lập dự phòng tài chính, chi phí lãi vay tăng cao do lãi suất tăng, rủi ro tỷ giá hiện
được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng không ít đến kết quả kinh doanh của DN.

Bản giải trình của CTCP Dược Hậu Giang (DHG - HOSE) về biến động kết quả sản xuất kinh doanh quý
II/2008 so với quý I/2008 mới đây đã cho biết, bên cạnh khoản trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng
khoán (8,404 tỷ đồng), chi phí lãi vay quý II (hơn 2,309 tỷ đồng), Công ty còn chịu ảnh hưởng từ rủi ro tỷ
giá.

Cụ thể, do nguyên liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh dược phẩm, phần lớn là do nhập khẩu trong khi đó,
tỷ giá VND/USD trên thị trường diễn biến tăng cao bất thường nên đã làm tăng khoản chênh lệch tỷ giá của
công ty trong quý II/2008 lên hơn 8,634 tỷ đồng, tăng 1.864% so với quý I.

Nhìn từ góc độ dự báo, rủi ro tỷ giá ở mức cao cũng được Phòng phân tích của CTCK Bảo Việt (BVSC) cho
là sẽ xảy ra đối với CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC- HOSE).

Theo phân tích của BVSC, với mức rủi ro tỷ giá cao như thế, lợi nhuận năm 2008 của PPC có thể giảm
mạnh, mặc dù có hoạt động sản xuất kinh doanh điện ổn định.

“Hiện, PPC còn một khoản vay nợ bằng ngoại tệ lớn (38.063.216.618 JPY), nếu tại thời điểm 31/12/2008, tỷ
giá VND/JPY không có sự thay đổi so với mức hiện tại (khoảng 1JPY= 156 VND) thì trong năm 2008, PPC
có thể sẽ phải chấp nhận một khoản lỗ tỷ giá khoảng 495 tỷ VND. Như vậy, rủi ro tỷ giá có thể làm cho lợi
nhuận của PPC giảm 31% so với năm 2007”, phòng phân tích BVSC chỉ rõ.

Đây là khoản tiền mà PPC vay vốn của JBIC thông qua EVN để đầu tư nhà máy nhiệt điện Phả lại II, với
thời hạn vay là 22 năm 6 tháng, tính từ 31/12/2006, gốc vay và lãi vay được trả mỗi năm 2 kỳ vào tháng 3
và tháng 9 hàng năm với tiền gốc bằng nhau cho mỗi kỳ là 1.124.639.158 JPY, lãi vay 2,43% tính trên dư
nợ gốc, phí cho vay lại của EVN là 0,2%/năm.
Theo các điều khoản hiện tại, PPC không được phép trả trước hạn khoản vay này và cho đến thời điểm
này, PPC cũng chưa có bất kỳ biện pháp nào loại trừ rủi ro biến động tỷ giá.

Được biết, năm 2007, việc tăng giá của đồng JPY đã tạo ra khoản lỗ tỷ giá tương đương 232 tỷ đồng đối
với PPC. Mặc dù vậy, dựa trên một loạt các yếu tố thuận lợi của PPC như: đây là nhà máy nhiệt điện than
lớn nhất Việt Nam, dòng tiền nhàn rỗi lớn, với nhiều dự án đầu tư nhiệt điện mới, có các khoản đầu tư tài
chính phần lớn là các khoản uỷ thác đầu tư có rủi ro tương đối thấp…, BVSC vẫn khuyến nghị NĐT nên
mua vào CP này.
Đối với CTCP Thuỷ điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH- HOSE), BVSC cho rằng cũng sẽ chịu các rủi ro về tỷ
giá giữa VND và USD do các khoản vay nợ các tổ chức phát triển quốc tế như SIDA, NDF, NIB qua Ngân
hàng phát triển Phú Yên đều được thực hiện bằng đồng USD.

Song, BVSC khuyến nghị NĐT nên nắm giữ CP này do tính ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong kinh
doanh, được vay vốn ưu đãi phát triển, tình hình tài chính an toàn, dòng tiền từ khấu hao dồi dào (khoảng
hơn 140 tỷ đồng/năm), có nguồn thu từ đầu tư chứng khoán (hiện VSH nắm giữ trên 3 triệu cổ phiếu PPC,
với giá mua 10.200 đồng/CP)…

Như vậy, bên cạnh việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, dự phòng giảm giá hàng tồn kho…các
DN nên có biện pháp ngăn chặn hay loại trừ rủi ro tỷ giá, tránh thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng lớn đến kết
quả kinh doanh. Về phía nhà đầu tư, xem xét đến các yếu tố có thể liên quan đến rủi ro tỷ giá trong hoạt
động của doanh nghiệp cũng là việc cần thiết khi phân tích và ra quyết định.

3
ÀI GÒN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong XNK: Cần công cụ tài chính của ngân hàng
Thứ sáu, 16/11/2007, 17:12 (GMT+7)
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 chắc chắn đạt 48 tỷ
USD, tăng 20,5% so với năm 2006. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là giao thương càng
lớn, rủi ro càng cao. Doanh nghiệp (DN) Việt Nam cần phải có biện pháp gì để

Bốc dỡ hàng xuất khẩu tại Cảng Cát Lái.


Ảnh: Cao Thăng

phòng ngừa rủi ro, và các công cụ tài chính của ngân hàng sẽ hỗ trợ DN thực
hiện mục tiêu này thế nào?

Nhiều rủi ro vì tỷ giá

Việc EUR liên tục lên giá so với USD đang khiến nhiều DN nhập khẩu hàng hóa
từ EU đứng ngồi không yên vì đã chọn đồng tiền chung để thanh toán. Ngược lại,
không ít đơn vị xuất khẩu sang thị trường này lại tỏ ra tiếc nuối vì khi ký hợp đồng
lại chọn USD.

Giám đốc một công ty xuất nhập khẩu (XNK) có tiếng ở Hà Nội cho biết, DN của
ông đã phải tạm hoãn kế hoạch nhập lô thiết bị từ EU vì lý do đồng tiền chung
châu Âu lên giá quá mạnh. Tuy nhiên, DN của ông còn may mắn hơn nhiều DN
khác đã trót ký hợp đồng và đang chạy đôn đáo lo thêm khoản tiền chênh lệch do
tỷ giá biến động. Trong tháng 10-2007, tỷ giá EUR/USD đã lên mức kỷ lục, và
vượt mốc 1,45. Chỉ trong 1 tháng, tỷ giá EUR/USD đã tăng lên 450 điểm. Tỷ giá
EUR/VND và tỷ giá USD/VND biến đổi thất thường cũng khiến nhiều DN XNK
gặp rủi ro.

Theo một quan chức Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN VN), lựa chọn đồng tiền thanh
toán chỉ là một việc rất nhỏ mà DN XNK cần chú ý. Thiệt hại hay lợi nhuận trong
việc lựa chọn ngoại tệ thanh toán XNK không phải do may rủi, đằng sau lựa chọn
đó là sự am hiểu và tính toán rất kỹ lưỡng của mỗi DN. Bà Nguyễn Thùy Chi
(Phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng Quân đội) đưa ra lời
khuyên: “Để đề phòng rủi ro, DN nên định kỳ tiến hành định giá tài sản và nguồn
vốn theo tỷ giá thị trường”.

Nhiều DN chưa mặn với công cụ bảo hiểm

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh việc lựa chọn ngoại tệ,
DN cần phải sử dụng các công cụ bảo hiểm tỷ giá của ngân hàng cho hợp đồng
XNK của mình. Bởi trên thực tế, tỷ giá của các loại ngoại tệ thường xuyên biến
động và đi kèm với nó là những rủi ro hối đoái đối với các khoản doanh thu từ
XNK. Doanh thu càng lớn thì rủi ro hối đoái mà DN có thể gặp phải càng cao.

Tại hội thảo về một số biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động XNK tổ chức
ở Hà Nội đầu tuần này, các chuyên gia từ Ngân hàng Quân đội đã giới thiệu với
DN một loạt sản phẩm và công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro về tỷ giá như: hợp
đồng mua bán kỳ hạn (forward), và hoán đổi (swap). Trong đó, giao dịch kỳ hạn
cho phép khách hàng xác định một tỷ giá có lợi cho mình khi thanh toán hợp
đồng trong tương lai, giúp hạn chế một phần rủi ro.

Giao dịch quyền chọn được xem là công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá hiệu quả
nhất, được sử dụng khá phổ biến trên thế giới, cho phép các bên tham gia giao
dịch linh hoạt thực hiện mua bán quyền chọn mua ngoại tệ của mình một cách có
lợi nhất. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thùy Chi, những năm qua nhiều ngân hàng
đã thực hiện các nghiệp vụ phái sinh, đặc biệt là nghiệp vụ quyền chọn, song DN
vẫn chưa mặn mà với nghiệp vụ này.

Lý do là sự biến động tỷ giá trên thị trường thế giới chưa gây tác động mạnh đến
DN. Các công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều sức ép khác trong kinh doanh
mà tạm thời bỏ qua tác động của tỷ giá. Hơn nữa, USD là ngoại tệ được giao
dịch chủ yếu trên thị trường VN nhưng tỷ giá USD/VND lại được NHNN bảo
đảm, chỉ biến động trong biên độ +/- 0,25%.

Khi VN đã hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, sự tác động của tỷ giá đã có
ảnh hưởng không nhỏ đến DN. Mặt khác, NHNN đã nới lỏng biên độ dao động tỷ
giá USD/VND lên +/-0,5%, cộng với tình hình thế giới biến động mạnh mẽ và liên
tục đảo chiều khiến nhiều DN quan tâm hơn đến việc sử dụng các công cụ phái
sinh, hạn chế tới mức thấp nhất tác động từ biến động của tỷ giá.

You might also like