You are on page 1of 4

Khám phá lại “kho báu” Hạ Long

“Hóa ra để tạo nên kỳ quan số một này, thiên


nhiên chỉ dùng: Đá và Nước... Chỉ có hai chất
liệu trong vô vàn chất liệu có thể có, để viết, để
vẽ, để điêu khắc, để sáng tạo nên tất cả” – nhà
văn Nguyên Ngọc đúc kết về vẻ đẹp biến ảo, đa
dạng của vịnh Hạ Long như thế.
Nhưng đằng sau vẻ đẹp thiên nhiên, dưới những trầm tích của thời gian, Hạ Long còn là một kho báu thực
sự - kho báu văn hóa lịch sử.

Bắt đầu bằng một sự tình cờ

Hãy bầu chọn để Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới! Vì niềm tự hào, nhiều người bầu chọn vì
biết đến vịnh biển nổi tiếng của đất nước về cảnh đẹp. Nhưng hơn thế, Hạ Long còn là tên của một nền
văn hóa cách đây tới 5.000 năm, một cái nôi của loài người.

TS Hà Hữu Nga (Viện Khảo cổ học) cho rằng, đến nay chúng ta đã làm rõ được một lịch sử văn hóa có ít
nhất 25.000 năm ở Hạ Long - nền văn hóa Soi Nhụ. Kế tiếp đó là nền văn hóa Cái Bèo cách đây từ 5.000
đến 7.000 năm - gạch nối giữa Soi Nhụ với văn hóa Hạ Long cách đây muộn nhất cũng đến 3.500 năm.

Tròn 70 năm trước, vào năm 1937, một công nhân lò nấu thủy tinh trong lúc đào cát đã tình cờ phát hiện
được một chiếc rìu đá trên đảo Ngọc Vừng. Một phát hiện đã gây xôn xao giới khảo cổ Pháp lúc bấy giờ.

Sau đó hai năm, nhà địa chất - khảo cổ học Andersson đã công bố 7 hang động đầu tiên là những di chỉ
thuộc nhóm di tích Soi Nhụ. Vén qua bức màn thời gian, đến nay có thể thấy những cư dân Soi Nhụ đã
sáng tạo hoặc học hỏi những loại hình kỹ thuật mới như kỹ thuật chế tác công cụ đá mài lưỡi và cùng với
nó là kỹ thuật chế tạo gốm mà thể hiện rất rõ ở các hang động như Đồng Đặng, Hà Lùng, Đồng Cẩu, Áng
Giữa ngày nay... Sau khi nước biển dâng, những cư dân Soi Nhụ đã tránh lên núi cao và sáng tạo nên một
loại hình văn hóa mới ở Cái Bèo.

Ngồi bên cầu tàu Cái Bèo, lão ngư dân Nguyễn Đình Hùy ở xóm Ngoài, xã Phù Long, huyện đảo Cát Bà, tỏ
vẻ ngạc nhiên bởi cái nơi ồn ã tàu bè này lại chính là cái nôi của người Việt cổ.

Có thể nói rằng Cái Bèo là một trong những di chỉ khảo cổ học quan trọng nhất trong khu vực ven biển và
hải đảo Đông Bắc. Cư dân Cái Bèo là những người định cư lâu dài ven bờ biển với tầng văn hóa dày, có di
tồn đồ gốm, công cụ lao động, vết tích hoạt động và mộ táng.

Họ thiên về khai thác biển mà vết tích còn lại của nhiều loại cá, có loại có kích thước và trọng lượng lớn tới
hàng trăm kg, chỉ số ở môi trường biển sâu, xa bờ. Bên cạnh những chiếc rìu đá, các nhà khảo cổ còn tìm
được cả chì lưới đánh cá. Họ đã sử dụng lưới vó, thuyền mảng để đánh bắt xa bờ.

Kể từ khi Andersson phát hiện và khai quật di chỉ Ngọc Vừng mà thời đó gọi là di chỉ “Danhdola” - cái tên
“văn hóa Danhdola” được ông nhắc tới vài lần - có thể coi là cái tên khai sinh của văn hóa Hạ Long, văn
hóa hậu kỳ đá mới. Đến nay, có khoảng 27 địa điểm văn hóa Hạ Long đã được phát hiện và nghiên cứu.

GS Hà Văn Tấn khẳng định tầm quan trọng của văn hóa Hạ Long: Giai đoạn muộn của văn hóa Hạ Long
có một vị trí đặc biệt đối với nền văn minh Việt cổ. Mặc dù có nguồn gốc bản địa nhưng điều độc đáo của
văn hóa Hạ Long là nó có cả kết quả của sự giao lưu, trao đổi với các nền văn hóa khác.

Thậm chí, vươn ra ngoài biên giới, các đặc trưng văn hóa Hạ Long thấy rất rõ tại Nam Trung Quốc như rìu
bôn có vai có nấc, kích thước nhỏ được tìm thấy ở vùng ven biển Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồng Kông. Các
đặc trưng rìu bôn lưỡi hoa xòe Hạ Long còn xuất hiện ở Thái Lan, Philippines...

Một Hạ Long thương cảng

Trên con đường tơ lụa cổ của thế giới, thương cảng Vân Đồn đã xuất hiện như một dấu son chói lọi ở Biển
Đông. Trước khi lập cảng Vân Đồn, theo con đường này, tiền nhân đã qua lại buôn bán với Trung Hoa.
Năm 1149, Vân Đồn mới chính thức được thành lập. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Kỷ Tỵ, năm thứ
10, đời vua Lý Anh Tông, mùa xuân, tháng 2, thuyền buôn các nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải
Đông xin ở lại buôn bán, bèn cho tập trung ở nơi hải đảo gọi là Vân Đồn để mua bán hàng quý, sản vật
địa phương...”. Vân Đồn xưa kia không có bến cảng giống như thương cảng Hội An ở Đàng Trong và Phố
Hiến ở Đàng Ngoài sau này mà dàn trải nhiều bến thuyền trên biển, suốt chiều dài hàng chục cây số từ
đảo Quan Lạn đến tận đảo Ngọc Vừng.

Nay trên các bến Cái Làng, Cống Cái, Cống Yên, Cống Đông còn tìm thấy di tích gốm sứ của nhiều nước,
nhiều triều đại. Năm 1964, các nhà khảo cổ đã tìm được những đồng tiền Tây Ban Nha đúc từ năm 1762,
chứng tỏ nó đã qua nhiều cửa khẩu trước khi đến Vân Đồn.

Điều đó cho thấy phạm vi buôn bán của thương cảng Vân Đồn - vịnh Hạ Long ngày ấy đã vươn ra rất xa.
Ngoài bến cảng Vạn Ninh và Vân Đồn, phía trong cửa Lục còn có bến Gạo Rang cũng đã phát hiện di chỉ
một bến ngoại thương cổ. Các bến cảng này thịnh vượng suốt nhiều trăm năm qua các thời Lý - Trần - Lê.

Đến cuối thời Lê sơ, do chính sách hạn chế ngoại thương, Vân Đồn kém sầm uất dần. Thời Lê trung hưng,
do việc tranh thủ nước ngoài của cả chúa Trịnh và chúa Nguyễn, thương cảng được đưa vào trong nội địa
(Phố Hiến ở miền Bắc và Hội An ở miền Trung) thì vai trò của Vân Đồn bị giảm hẳn. Tuy nhiên, đến thời
Nguyễn, một ít thuyền buôn - nhất là của người Trung Quốc vẫn qua lại.

Và những bí ẩn tầm cỡ thế giới

Ngoài những giá trị văn hóa, phong cảnh, vùng biển Hạ Long từng được người Pháp lưu ý từ khi mới đặt
chân đến Việt Nam là sự xuất hiện của một trong những loài vật bí hiểm khổng lồ - rắn biển. Ở biển Cát
Bà (một hòn đảo thuộc vịnh Hạ Long), từ cuối thế kỷ 19 đến những năm đầu thế kỷ 20, nhiều tàu hải
quân Pháp đã bắt gặp giống rắn kỳ lạ này ở cự ly gần.

Báo cáo tháng 7-1897 của đại úy Lagresille, chỉ huy pháo thuyền Avalanche, thuật lại việc các thủy thủ
pháo thuyền nhìn thấy hai con vật kỳ dị xuất hiện ở vịnh Hạ Long. Thân chúng dài khoảng 20 m, đường
kính thân chừng 2-3 m.
Chúng cử động bằng cách uốn lượn như rắn. Họ bèn nạp đạn nhắm về phía chúng nhưng do quá xa không
tới, chỉ khiến chúng lặn sâu xuống biển. Ngày 24-2-1898, lại thấy xuất hiện hai con vật tương tự trước
mũi tàu Avalanche. Thủy thủ đoàn truy đuổi hai con vật suốt 35 phút.

Lúc chỉ cách khoảng 200 m, đại úy Lagresille nhìn rõ đầu loài vật này rất giống đầu hải cẩu, nhưng to gần
gấp đôi. Vào sáng sớm ngày 12-2-1904, trong lúc đang tuần tra ở mỏm Con Cóc, đại úy Peron, thuyền
trưởng tàu Chateurenault, được báo phía trước có một mỏm đá.

Peron nhìn và tin đó là con cá to, bèn cho tàu tiến lại gần. Nhưng khi tàu đến gần, con vật liền biến mất.
Peron thả một ca-nô đuổi theo về hướng mỏm Con Cóc, hy vọng nhìn thấy con vật. Nhưng khi đi vào đảo
Cát Bà, ông lại nhìn thấy hai con vật trông hình thù gần giống hai con cá chình khổng lồ, da màu đá, có
những đốm màu vàng nhạt.

Chúng chỉ xuất hiện trong tầm mắt những người ngồi trên ca-nô chừng một lúc rồi lặn sâu xuống đáy
biển.

Ông Nguyễn Đình Hùy kể rằng ông đã chạm trán với loài rắn biển ấy vào khoảng những năm 1980. Lần ấy
ông cùng một số người trong HTX đánh cá ra khơi, khoảng 9 giờ sáng thì bắt gặp con vật khổng lồ, chỉ
riêng phần lưng nổi lên của nó đã dài khoảng 5 m. Sau khi quẫy đuôi phá nát thuyền, con vật đã bỏ đi.
Lần gần đây nhất người ta nhìn thấy nó là vào năm 2002.

You might also like