You are on page 1of 3

GIỚI THIỆU SÁCH

“Quản lý an toàn, sức khỏe, môi trường lao động và PCCN ở doanh
nghiệp”
Giới thiệu nội dung
Công tác bảo hộ lao động mà nội dung chủ yếu là công tác an toàn - vệ
sinh lao động là một chính sách lớn của Đản và Nhà nước. Việc chăm lo cải
thiện điều kiện lao động, bảo đảm các yêu cầu về an toàn, sức khoẻ, môi
trường lao động và phòng chống cháy nổ ở doanh nghiệp góp phần đẩy mạnh
sản xuất, tăng năng suất lao động. Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ
đem lại ý nghĩa to lớn về các mặt chính trị, kinh tế và xã hội.
Hiện nay, nước ta đang ở vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quy mô xây dựng và sản xuất ngày
càng phát triển, ứng dụng nhiều công nghệ mới, với máy móc, vật tư rất đa
dạng về chủng loại, nên các yếu tố có thể gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp cho người lao động ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc thực hiện những
biện pháp nhằm ngăn ngừa tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp bảo vệ và giữ
gìn sức khỏe cho người lao động là một yêu cầu rất cần thiết.
Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay là cán bộ quản lý và giám đốc các
doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không biết bắt đầu
từ đâu và làm như thế nào để triển khai công tác an toàn, sức khoẻ nghề
nghiệp, môi trường lao động và phòng chống cháy nổ. Cuốn sách này được
biên soạn nhằm đáp ứng các yêu cầu đó.
Cuốn sách cấu tạo gồm 6 phần chính và 1 phần phụ lục.
Phần 1: Giới thiệu những vấn đề chính của công tác bảo hộ lao động.
Nghiên cứu phần này sẽ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tính chất và nội dung của
công tác bảo hộ lao động, hệ thống pháp luật hiện hành về bảo hộ lao động,
các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.
Phần 2: Giới thiệu những biện pháp chủ yếu để cải thiện điều kiện làm
việc, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp, bao
gồm các biện pháp về kỹ thuật an toàn, các biện pháp về vệ sinh lao động và
các biện pháp tổ chức quản lý về công tác bảo hộ lao động.

1
Phần 3: Giới thiệu nghiệp vụ triển khai tổ chức thực hiện công tác bảo
hộ lao động tại các doanh nghiệp từ việc lập kế hoạch bảo hộ lao động cũng
như cách thức tổ chức thực hiện công tác BHLĐ ở doanh nghiệp. Trong phần
3 còn giới thiệu các biểu mẫu báo cáo về công tác BHLĐ theo quy định hiện
hành.
Phần 4: Giới thiệu công tác quản lý an toàn đối với một số loại thiết bị
và các hoá chất độc hại nguy hiểm có yêu cầu nghiêm ngặt về mặt an toàn lao
động, như: thiết bị chịu áp lực, thiết bị nâng, an toàn điện, an toàn hoá chất, an
toàn cơ khí… Nghiên cứu phần này sẽ xác định được nguyên nhân gây tai nạn
lao động để đề ra biện pháp phòng tránh tai nạn lao động cho từng lĩnh vực cụ
thể một cách hữu hiệu.
Phần 5: Giới thiệu về công tác phòng chống cháy nổ ở doanh nghiệp.
Phần 6: Giới thiệu một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường lao
động, như xử lý vi khí hậu, tiếng ồn, bụi…
Phần 7: Giới thiệu bề công tác quản trị rủi ri kỹ thuật ở doanh nghiệp.
Đây là một nội dung rất mới, lần đầu tiên được giới thiệu trong công tác bảo
đảm an toàn, phòng ngừa sự cố…
Phần 8: Giới thiệu về kinh nghiệm quản lý trong công tác an toàn vệ
sinh lao động ở một số nước trên thế giới.
Phần phụ lục: Giới thiệu một số phụ lục như: danh mục các văn bản
quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn của Việt Nam về an toàn - vệ sinh lao
động… Đặc biệt là bản kiểm định hành động để các doanh nghiệp tự đánh giá
điều kiện làm việc.
Cuốn sách được cập nhật những thông tin mới nhất về công tác đăng ký
và kiểm định khi đưa vào sử dụng hoặc tái sử dụng các máy, thiết bị, vật tư
các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo tinh thần của Bộ
luật Lao động (sửa đổi và bổ sung năm 2002).
Cuốn sách sẽ rất hữu ích cho các giám đốc, cán bộ quản lý, cán bộ an
toàn môi trường và sức khoẻ, cán bộ công đoàn ở doanh nghiệp. Cuốn sách có
thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành bảo hộ lao động

2
hoặc sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có học môn an toàn lao
động hoặc kỹ thuật môi trường.
Khi biên soạn cuốn sách này chúng tôi đã tham khảo các tài liệu về an
toàn vệ sinh lao động của tổ chức lao động quốc tế (ILO), Cục an toàn lao
động - Bộ lao động, thương binh và xã hội, Viện nghiên cứu KHKT bảo hộ lao
động và nhiều tài liệu khác. Chúng tôi cũng tham khảo ý kiến đóng góp của
các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động. Xin chân thành cám
ơn các tổ chức và cá nhân đã góp phần vào việc hoàn thành cuốn sách này.
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn về an toàn, môi trường, sức khoẻ và phòng chống
cháy nổ trong cuốn sách này không thay thế cho các tiêu chuẩn được ban hành
chính thức của Nhà nước.
Cuốn sách được biên soạn nhằm mục đích cung cấp những kiến thức
cũng như kinh nghiệm quản lý về công tác an toàn - vệ sinh lao động và phòng
chống cháy nổ ở doanh nghiệp.
Mời bạn đón đọc.

You might also like