You are on page 1of 6

1

CÁC QUI ĐỊNH CHUNG VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH ĐIỆN TỬ-VIỄN THÔNG

(BẢN DỰ THẢO-LẦN 2)

1. Thứ tự các phần trong đồ án tốt nghiệp


+ Lời cam đoan
+ Mục lục
+ Các từ viết tắt
+ Mở đầu
+ Chương 1
+ Chương 2
...
+ Kết luận và hướng phát triển đề tài
+ Tài liệu tham khảo
+ Phần phụ lục
2. Lời cam đoan
+ Cam đoan là đồ án không giống đồ án hoặc công trình đã có từ trước.
3. Phần trình bày mục lục
+ Một đồ án không được có nhiều hơn 2 chương có tên giống nhau:
Ví dụ: Nhiều đồ án có 2 phần: phần lý thuyết và phần thi công, phần lý thuyết có 3
chương: chương 1, chương 2, chương 3; thì trong phần thi công chương bắt đầu phải là
chương 4, không thể ghi là chương 1 được, vì lúc đó đồ án có 2 chương 1!!.
+ Số thứ tự các chương phải theo cách viết chữ số thường 1, 2, 3... không dùng chữ số
La mã: I, II, III, IV...ví dụ Chương1, chương 5...
+ Các mục lớn, các mục nhỏ và các mục con phải được trình bày theo chuẩn như sau:
2

1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.2.1....
....
2.1
2.2
2.3.1... (số 2 cho biết mục lớn này thuộc chương 2, mục nhỏ thứ 3 và mục con thứ
1....).
Tất cả đều phải ở sát lề trái.
4. Phần mở đầu (phần này rất quan trọng vì giúp cho người đọc hiểu nhanh, hiểu đúng
và đánh giá một cách tổng quát nhất những gì đồ án đã thực hiện và đạt được)
+ Yêu cầu là phải trình bày rõ : nội dung của đồ án làm gì?
+ Để thực hiện được nội dung đó thì đồ án được kết cấu thành bao nhiêu chương?
Trình bày tên của các chương.
+ Phương pháp nghiên cứu/thực hiện đồ án là gì? Ví dụ: phương pháp nghiên cứu
xuyên suốt của đồ án là tính toán mô phỏng, so sánh với kết quả thực nghiệm của bản
thân hoặc của các công trình thực tế đã được công bố trên các tạp chí nổi tiếng, để từ
đó chỉ ra được kết quả nghiên cứu của đồ án có điểm gì khác, hoặc mới.. Hoặc phương
pháp nghiên cứu của đồ án là xây dựng lưu đồ thuật toán, tính toán mô phỏng để minh
hoạ cho một quá trình nào đó, trình bày trực quan một các bước xử lý nào đó của một
công nghệ mới... hoặc đối với đồ án loại thiết kế thi công mạch thực tế thì phương pháp
nghiên cứu có thể là tính toán thiết kế mạch, xây dựng các lưu đồ thuật và thi công lắp
ráp để kiểm chứng tính đúng đắn của phần thiết kế và các lưu đồ thuật toán vừa xây
dựng...
+ Đồ án đã đạt được điều gì? Ví dụ đã thiết kế thi công thành công mạch điện, thiết
bị... hoặc đã xây dựng được thuật toán, chương trình tính toán, mô phỏng..., hoặc đã
3

làm thực nghiệm, thực tế, đã giải quyết một vấn đề nào đó...Hoặc đồ án đã đạt được
điều gì mới so với các đồ án đã có trước trong cùng một lãnh vực, chủ đề nghiên cứu...
5. Phần nội dung các chương
+ Trong đồ án thường có 1 hoặc 2 chương cuối là chương trọng tâm; là chương trình
bày phần tính toán thiết kế, xây dựng lưu đồ thuật toán, thực hiện mô phỏng...
+ Do đó, nội dung các chương còn lại phải phục vụ, làm rõ nội dung của chương trọng
tâm. Nếu nội dung chương nào đó không dính dáng đến chương trọng tâm hoặc nội
dung chính của đồ án thì không đưa vào đồ án.
+ Mỗi chương phải có phần giới thiệu chương ngay đầu chương. Ví dụ 1.1 Giới thiệu
chương, 3.1 Giới thiệu chương... mục đích là tóm tắt nội dung chương đó gồm những
mục lớn, mục con, mục nhỏ nào để người đọc tiện theo dõi và làm đồ án sáng sủa hơn.
+ Mỗi chương phải có phần kết luận chương ở cuối chương. Ví dụ 1.8 Kết luận
chương, 3.7 Kết luận chương... mục đích là tóm tắt hoặc đánh giá những ưu khuyết
điểm của các phương pháp khác nhau để từ đó dẫn dắt đến chương tiếp theo nghiên
cứu sâu hơn nội dung của một phương pháp nào đó nhằm phục vụ cho chương trọng
tâm.
+ Các hình vẽ, biểu thức và bảng biểu trong các chương phải được đặt tên theo thứ tự
chương và thứ tự của chúng trong chương. Ví dụ hình 3.12 là tên của hình thứ 12 của
chương 3, hoặc (5.8) là biểu thức số 8 chương 5... Chú ý tất cả số của biểu thức phải
được đặt sát lề phải của trang văn bản để tiện việc theo dõi.
+ Khi trình bày các hình vẽ, biểu thức và bảng biểu quan trọng (làm cơ sở của việc tính
toán thiết kế, mô phỏng ở các chương cuối) phải cho biết nó được trích từ tài liệu tham
khảo nào. Ví dụ Pspi = mthvnspi(Gi - 1)B0 [6], nghĩa là biểu thức này được trích từ tài liệu
tham khảo số [6] được liệt kê ở cuối quyển đồ án.
+ Chương trình nguồn phải được đưa vào phần phụ lục của đồ án để người đọc tiện
theo dõi và chứng tỏ đây là sản phẩm của tác giả đồ án. Nếu có nhiều trang thì đưa
4

phần chính của chương trình nguồn vào đồ án hoặc đóng quyển phụ lục kèm theo đồ
án.
6. Phần hình thức và Font chữ
+ Sử dụng thống nhất Font chữ Times New Roman của Unicode
+ Cỡ chữ 13
+ Chế độ dãn dòng: 1,5 lines
+ Lề trên 3,5cm, lề dưới 3cm, lề trái 3,5cm, lề phải 2cm. Số trang được đánh ở giữa,
phía trên đầu mỗi trang.
+ Đồ án không được quá 90 trang kể cả phần phụ lục.
+ Không ghi tên sinh viên hay tên của đồ án vào phần Header và Footer (tất cả 2 phần
này đều để trống)
+ Cách viết các tài liệu tham khảo
a. Tên công trình của các tác giả người Việt được viết trước, của các tác giả người
nước ngoài được viết sau, theo thứ tự alphabet.
b. Thứ tự của sách tham khảo:
- Tên tác giả, tên sách hoặc tiêu đề bài báo, công trình nghiên cứu khoa học, tên nhà
xuất bản, thời gian xuất bản.
c. Thứ tự của bài báo, công trình nghiên cứu khoa học tham khảo:
- Tên tác giả, tên bài báo (hoặc công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí), tên tờ báo
(tạp chí), số thứ tự của bài báo, tháng và năm đăng, số thứ tự trang. Ví dụ:
[2] Nguyễn công Ân, "xử lý số tín hiệu,” Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật - Hà
Nội 1993.
[6] P.C. Becker, N.A. Ollson, J.R. Simpson, "Erbium-Doped Fiber Amplifier,"
Lucent Technologies-1999.
[12] W. Zeiler, F. D. Pasquale, P. Bayel, Member, IEEE, J.Midwinter, Fellow. IEEE,
“Modeling of four-wave mixing and gain peaking in amplified WDM optical
5

communication systems and networks”, Journal of Lightwave Technology, Vol.


14, No. 9, September 1996.
7. Phần trang bìa
Chữ nhũ màu vàng, gáy sách có in tiêu tên Sinh viên, tiêu đề đồ án, năm làm đồ án.
Quy chuẩn về trang bìa đồ án được qui định ở trang bên.
8. Phần đồ án
Mỗi sinh viên nộp 2 quyển đồ án bìa cứng, có chữ nhũ màu vàng (1 quyển nộp cho
thầy hướng dẫn, một quyển nộp cho hội đồng bảo vệ tốt nghiệp)
9. Phần thuyết minh đồ án
+ Không viết quyển tóm tắt mà viết tập thuyết minh
+ Số lượng tập thuyết minh là 5 (gửi cho 5 thành viên trong hộ đồng bảo vệ lúc bảo vệ)
+ Nội dung của tập thuyết minh là các hình vẽ, biểu thức, bảng biểu minh hoạ cho nội
dung đồ án đang được sinh viên trình bày trước hội đồng. Có bao nhiêu hình vẽ, biểu
thức, bảng biểu mà sinh viên trình bày sẽ có tương ứng bấy nhiêu trên tập thuyết minh
(không nên viết nhiều chữ vào những bản thuyến minh này). Mục đích của tập thuyết
minh là giúp thành viên hội đồng đánh giá nhanh nội dung đồ án, đặt các câu hỏi đúng
trọng tâm đề tài đặt ra cho sinh viên. (Vì khi sinh viên không dùng bản vẽ treo cố định
như truyền thống trước đây, thì hội đồng phải có hình vẽ trong tập thuyết minh thay
thế).
+ Số lượng các hình vẽ, biểu thức, bảng biểu không quá 20 trang giấy thuyết minh.
10. Đĩa CD: Yêu cầu các sinh viên nộp đĩa CD chứa toàn bộ đồ án (nộp đồng thời với
quyển đồ án). Đĩa CD bao gồm đầy đủ phần văn bản (phần word), phần chương trình
mô phỏng, để nguời phản biện kiểm tra chương trình phần mềm (nếu cần thiết). Đây là
điều kiện được bảo vệ trước hội đồng của sinh viên.
11. Thời gian nộp đồ án: trước ngày bảo vệ 15 ngày
6

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA ĐIỆN TỬ-VIỄN THÔNG

Đề tài:

THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG


HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
QUA MẠNG ĐIỆN THOẠI HỮU TUYẾN

Người hướng dẫn: GVC.ThS. trần ngọc A


Người thực hiện: Nguyễn văn B

Đà nằng - 2007

You might also like