You are on page 1of 18

Phần 1 Tổng Quan

I. Lưu vực sông ở Việt Nam


I.1 Tổng quan về các lưu vực sông ở Việt Nam.
Lưu vực sông chính là phần bề mặt, bao gồm cả độ dày tầng thổ
nhưỡng, tập trung nước vào sông. Lưu vực sông thực ra gồm phần tập
trung nước mặt và tập trung nước dưới đất. Việc xác định phần tập trung
nước dưới đất là rất khó khăn, bởi vậy trong chừng mực nhất định đối với
một dòng sông cụ thể, có thể xem như lưu vực tập trung nước mặt và nước
dưới đất là trùng nhau và không mắc phải sai số lớn.

Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày, nếu chỉ tính các sông có chiều
dài từ 10 km trở lên và có dòng chảy thường xuyên thì có tới 2.372 con
sông, trong đó, 13 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000 km2.
Lưu vực của 13 hệ thống sông lớn chiếm 80% diện tích lãnh thổ; 10 trong
số 13 hệ thống sông trên là sông liên quốc gia. Lưu vực của 9 hệ thống
sông chính Hồng, Thái Bình, Bắc Giang – Kỳ Cùng, Mã, Cả - La, Thu
Bồn, Ba, Đồng Nai, Cửu Long chiếm đến gần 93% tổng diện tích lưu vực
sông toàn quốc và xấp xỉ 80% diện tích quốc gia.

Mỗi Lưu vực sông ( LVS) có đặc điểm riêng về tài nguyên thiên nhiên
cũng như tài nguyên nước. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy
nhiên, cách thức quản lý sẽ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã
hội, tình hình sử dụng đất, đặc điểm môi trường, giá trị mỗi lưu vực
sông…
Bảng 1.1 cung cấp thông tin của 9 hệ thống sông và khả năng đảm bảo nước
trong năm tính theo diện tích và dân số.
Các sông lớn của Việt Nam như Cửu Long, Hồng, Cả - La đều bắt
nguồn từ nước ngoài. Một số nhánh của sông Mê kông bắt nguồn từ lãnh
thổ nước ta như sông sê san, srêPok chảy qua Lào, CamPuchia rồi nhập lại
vào sông Mê Kông, cuối cùng lại chảy vào lãnh thổ Việt Nam rồi đổ ra
biển qua 9 cửa ( Cửu Long).

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa trung bình
năm trên toàn lãnh thổ khoảng 1.940mm. Do ảnh hưởng của địa hình đồi
núi, chiếm ¾ lãnh thổ, nên lượng mưa phân bố không đều trên cả nước và
phân bố mạnh theo thời gian. Lượng mưa trung bình nhiều năm biến đổi
trong phạm vi rộng, ở nhiều nơi lượng mưa có thể đạt 4.000 – 5000 mm,
đặc biệt có nơi đạt tới 8.000 mm/năm như tại Bạch Mã; nhưng có nơi chỉ
đạt 600 – 800 mm như tại Nha Phố, Ninh thuật. Phần lớn lãnh thổ nước ta
có lượng mưa năm trung bình trong khoảng 1.400 – 2.400mm. Lượng mưa
biến đổi không đều trong năm và ảnh hưởng của chế độ mưa với chế độ
dòng chảy sông ngòi là nguyên nhân chủ yếu gây ra hạn hán trong mùa
khô và lũ lụt trong mùa mưa.
Lượng mưa trong năm biến đổi theo mùa, nhưng mùa khô và mùa mưa
biến đổi không đều trên cả nước. Mùa mưa thường biến đổi từ tháng 4 đến
tháng 10, riêng ở khu vực ven biển miền trung biến đổi từ tháng 7 đến
tháng 12 lượng mưa. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm từ 75% - 80% với
lượng mưa rất nhỏ, chiếm 15 – 25% tổng lượng mưa năm, có nơi 3 đến 4
tháng liền không mưa hay rất ít mưa, tương ứng với mùa mưa và mùa khô
trong lãnh thổ, dòng chảy trên các sông cũng phân biệt rõ rệt mùa lũ và
mùa kiệt. Thời gian lệch pha giữa mùa mưa và mùa lũ trên các hệ thống
sông lớn thường khoảng một tháng. Thời điểm xuất hiện và kết thúc mù lũ
trên các hệ thống sông lớn thường cách khoảng một tháng. Thời điểm xuất
hiện và kết thúc mùa lũ cũng khác nhau theo không gian, có xu hướng
chậm dần từ Bắc vào Nam.

Phần lớn lượng dòng chảy mặt sinh ra từ mưa tổng lượng mưa nhiều
năm sinh ra trên lãnh thổ nước ta khoảng 640 tỷ m3/năm. Lượng dòng chảy
năm trung bình nhiều năm của toàn bộ các sông trong lãnh thổ đạt khoảng
830 đến 840 tỷ m3, trong đó lượng dòng chảy sản sinh từ ngoài lãnh thổ
việt nam là 520 đến 525 tỷ m3 chiếm khoảng 63%. Tổng lượng dòng chảy
năm của hệ thống sông Mê Kông chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy
năm của cả nước, sau đó đến hệ thống sông hồng chiếm 14.9%, hệ thống
sông Đồng Nai 4.3%.

Ở tầm quốc gia, nước ta có lượng nước dồi dào, phong phú, tuy nhiên
nếu trừ lượng từ hệ thống sông mê Kông ra khỏi hệ thống sông quốc gia thì
đến năm 2005, nước ta phải đối mặt với sự thiếu hụt nước. Nếu loại trừ tất
cả các nguồn nước sinh ra từ bên ngoài lãnh thổ thì lượng nước sẽ bị thiếu
hụt nghiêm trọng vào năm 2025. Những vấn đề cho thấy tầm quan trọng
của những thỏa thuận quốc tế và bảo vệ nguồn nước đối với Việt Nam,
quốc gia nằm ở hạ lưu các sông lớn.

Khả năng cung cấp nước cũng khác nhau đối với từng vùng khác nhau
trên lãnh thổ. Đối với lưu vực hệ thống sông Đồng Nai hiện tại khả năng
cung cấp nước đạt 2.350m3/người/năm và có thể giảm xuống còn
1.600m3/người/năm vào năm 2025 nếu như dân số vẫn tiếp tục tăng như xu
hướng hiện nay. Con số trên thực sự đáng báo động. Tình hình này xòn xấu
hơn đối với LVS cầu, khả năng cung cấp nước hiện tại là
656m3/người/năm. Đối với lưu vực sông Nhuệ - Đáy con số này là
2.830m3/người/năm.

Nước ta đang phải đối mặt đối với sự thiếu hụt nước dẫn đến sự khan
hiếm nước tại một số vùng, quá trình gia tăng dân số càng làm trầm trọng
hơn sự thiếu hụt này.
I.2 Tổng quan về lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
I.2.1 Đặc điểm tự nhiên
Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng với diện
tích tự nhiên 7665 km2, dân số đến năm 2000 là 8.209,2 nghìn người. Lưu
vực bao gồm một phần Thủ đô Hà Nội, 1 thành phố, 47 thị xã, thị trấn, 44
quận huyện và hơn 990 xã, phường. Lưu vực có toạ độ địa lý từ 200 -
21020' vĩ độ Bắc và 1050 - 106030' kinh độ Đông, bao gồm các tỉnh sau:
Hoà Bình, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Sông nhuệ chảy qua nhiều tỉnh với chiều dài 74 km, rộng trung bình là
30 – 40 m và các nhánh lớn khác chảy ngang qua trục chính như tô lịch,
lương, đồng bồng, cầu ngà … hai sông nhuệ đáy cung cấp nước tưới cho
nhiều khu vực đồng bằng bắc bộ. Theo đại diện tỉnh Nam Định, cả mùa hè
và mùa đông nước sông Đáy đều bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh, đã xuất
hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và dầu mỡ.

Sông Đáy nguyên là một phân lưu lớn của sông Hồng, có chiều dài
khoảng 247 km, bắt đầu từ cửa Hát Môn cho đến cửa Đáy trước khi đổ ra
biển Đông. Do ảnh hưởng của đập Đáy nên đoạn thượng nguồn (từ sau đập
Đáy đến Ba Thá dài 71 km) của sông Đáy gần như là một sông chết.
Lượng nước chủ yếu cung cấp cho sông Đáy lấy từ các sông nhánh đổ vào,
trong đó quan trọng nhất là sông Tích, sông Bôi, sông Đào và sông Nhuệ.

Lưu vực có một số sông nhánh chính lấy nước từ sông Hồng qua các
công trình điều tiết nước là sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang và
sông Đào. Ngoài ra lưu vực còn nhận nước tự nhiên, làm nhiệm vụ thoát
nước của các con sông nhánh khác như sông Tích, sông Hoàng Long, sông
Thanh Hà, sau khi chảy qua các thành phố, thị trấn, thị xã, khu công
nghiệp, khu du lịch, làng nghề.
Sông Hồng cung cấp khoảng 85 – 95% tổng lượng nước cho lưu vực
sông Nhuệ - Đáy. Tổng lượng nước hàng năm của sông Đáy khoảng 28.8
tỷ m3 trong đó sông Đào ( Nam Định) đóng góp khoảng 25.7 tỷ m3 ( chiếm
89.5%), sông Tích và sông Đáy ở Ba Thá đóng góp 1.35 tỷ m3.

Trên lưu vực mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm đóng góp từ 70
đến 80% lượng dòng chảy cả năm. Vào mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 5
nước của hai con sông chính trong lưu vực được cung cấp bởi nước sông
Hồng: sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc; sông Đào
lấy nước từ sông Hồng và đổ vào sông Đáy.

Chế độ dòng chảy của sông Đáy không những phụ thuộc vào yếu tố khí
hậu ( trước hết là mưa) mà còn phụ thuộc chủ yếu vào nước sông Hồng và
chế độ triều ở Vịnh Bắc Bộ. Dòng chảy của sông nhuệ phụ thuộc hoàn toàn
vào chế độ đóng mở của các cống điều tiết : cống Liên Mạc ( lấy nước từ
sông Hồng), cống Thanh Liệt (lấy nước từ sông Tô Lịch) và các cống trên
trục chính như: Hà Đông, Đồng Quan, Nhật Tựu, Lương Cổ - Hiệp Sơn.
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều đều
vịnh Bắc Bộ.
I.2.2 Địa hình và thủy văn của lưu vực sông
Nằm trải dài theo phương vĩ tuyến từ Hà Tây đến Nam Định lại chịu
ảnh hưởng hưởng của nhiều đới cấu trúc địa chất khác nhau khiến cho địa
hình khu vực nghiên cứu có sự phân hóa rõ nét theo hướng Tây Đông –
Bắc Nam. Xét về mặt cấu trúc ngang đi từ tây sang đông có thể chia địa
hình nghiên cứu thành các vùng chính như sau:
Vùng đồi núi:
Địa hình núi phân bố ở phía tây và tây nam và chiếm khoảng 30% diện
tích, có hướng thấp dần từ ĐB xuống TN ra biển và thấp dần từ Tây sang
Đông. Phần lớn là các dãy núi thấp có độ cao trung bình 400 - 600m được
cấu tạo bởi các đá trầm tích lục nguyên, cacbonat; chỉ một vài khối núi có
độ cao trên 1.000m được cấu tạo bởi đá trầm tích phun trào như khối núi
Ba Vì có đỉnh cao 1.296m, khối núi Viên Nam có đỉnh cao 1.031m và cấu
tạo bởi đá xâm nhập granit như khối núi Đồi Thơi (Kim Bôi - Hoà Bình)
có đỉnh cao 1.198m. Địa hình núi trong khu vực cũng có sự phân dị và
mang những đặc trưng hình thái khác nhau.
Địa hình đồi được tách ra với địa hình núi và đồng bằng bởi độ chênh
cao <100m, độ phân cắt sâu từ 15 - 100m. Trong phạm vi lưu vực sông
Nhuệ - sông Đáy, địa hình đồi chỉ chiếm khoảng 10% diện tích có độ cao
phần lớn dưới 200m, phân bố chuyển tiếp từ vùng núi xuồng đồng bằng.
Theo đặc điểm hình thái, có thể chia thành 2 khu vực: Vùng đồi phía Bắc
và vùng đồi phía Nam.
Vùng đồng bằng:
Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 60% lãnh thổ, địa hình khá
bằng phẳng độ cao < 20m thấp dần từ tây sang đông, từ tây bắc xuống
đông nam. Bề mặt đồng bằng lại chia cắt bởi hệ thống sông và kênh
mương chằng chịt.
Hướng chảy của sông Nhuệ - Đáy luôn thay đổi: Thượng nguồn hướng
Bắc-Nam; trung lưu và hạ lưu: hướng Tây Bắc-Đông Nam.
Thượng lưu sông Nhuệ - Đáy uốn khúc quanh co, hẹp và dốc, nhiều
thác ghềnh, nước chảy xiết là nguy cơ tạo ra các hiện tượng xói lở, lũ
quét... Bên cạnh đó, vùng này còn chịu tác động mạnh do hoạt động khai
khoáng gây biến đổi địa hình, tạo ra các nguồn thải gây ô nhiễm môi
trường cho các vùng ở hạ lưu. Trung lưu và hạ lưu lòng sông được mở
rộng, dòng sông chảy chậm hạn chế khả năng tự làm sạch của nước sông
nếu tình trạng ô nhiễm nước sông không được cải thiện.
I.2.3 Tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm môi trường
Do lưu vực sông Đáy – Nhuệ có địa hình đa dạng, với các vùng đồi, núi
và 2/3 diện tích là đồng bằng, nên trên lưu vực có nhiều hệ sinh thái khác
nhau như rừng trên núi đất, núi đá vôi, các hệ sinh thái thủy vực nước ngọt,
các vùng đất ngập nước.

Mặc dù phần lớn lưu vực là những vùng đồng bằng đã bị khai phá từ
lâu đời. Nhưng với một phần là diện tích rừng núi thuộc các khu rừng đặc
rụng như Cúc Phương, Ba Vì, Hoa lư …với khí hậu thuận lợi, nền đất đa
dạng nên rất phù hợp với các sinh vật phát triển, với địa hình đa dạng phần
lớn là đồng bằng, lưu vực sông Nhuệ - Đáy có những thuận lợi để phát
triển kinh tế tuy nhiên cũng có những khó khăn, do có nhiều sông chảy
qua, hệ thống đê điều còn xung yếu, nhiều đoạn đê còn thấp so với thiết kế
từ 0.2 – 1.2m nên hằng năm thường xuyên bị lũ lụt đe dọa. Khu vực ô
trũng đầm lầy về mùa mưa, thường xuyên bị úng ngập, đặc biệt những khu
vực nằm trong vùng phân lũ của sông đáy, bởi vậy mỗi khi có báo động III
hoặc phân lũ thì bị ngập nước ở độ sâu từ 1 – 4m. Bởi vậy đời sống và sản
xuất của nhân dân trong vùng về mùa mưa gặp nhiều khó khăn, một số cơ
sở hạ tầng bị phá hoại, đặc biệt là môi trường nói chung và môi trường
nước nói riêng bị ô nhiễm.

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy có nhiều phụ lưu lớn chảy qua các thành
phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, tụ điểm dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất,
làng nghề…Đây là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh.
I.2.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tổng dân số của 6 tỉnh thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy là 10.2 triệu
người ( ước tính năm 2005), mật độ trung bình đạt trên 874 người/km2, cao
hơn gần 3.5 lần so với trung bình cả nước (252 người/km2). Hà Nội, Nam
Định, Hà Tây có mật độ dân số cao hơn nhiều lần mức trung bình. Trong
giai đoạn 1996 – 2002, dân số lưu vực sông tăng với tốc độ bình quân là
1.27% , đặc biệt là dân số thành thị. Sông Nhuệ - Đáy chảy qua khu vực có
mật độ cao tạo sự liên kết trong một vùng rộng lớn.

Trong lưu vực đã hình thành một mạng lưới đô thị với Hà Nội là thủ đô,
thành phố Nam Định( đô thị loại 2) cùng nhiều thị xã tỉnh lỵ và khu công
nghiệp.

Dân số các tỉnh, thành phố thuộc lưu vực với mức tăng bình quân giai
đoạn 1996 – 2003 của toàn vùng là 5% (riêng 5.58%). Quá trình đô thị hóa
diễn ra hết sức nhanh, nhưng hạ tầng cơ sở phát triển không theo kịp quá
trình này.

Hiện nay lưu vực sông Nhuệ - Đáy đang chịu tác động mạnh mẽ của
các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là của các khu công nghiệp, khu
khai khác, khu chế biến, khu dân cư… sự ra đời và hoạt động của hàng loạt
các khu công nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố, các hoạt động tiểu thủ công
nghiệp trong các làng nghề, trong các xí nghiệp kinh tế quốc phòng, cùng
với các hoạt động khai thác chế biến khoáng sản, canh tác trên hành lang
thoát lũ… đã làm cho môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng
của lưu vực sông Nhuệ - Đáy chịu nhiều.
Cơ cấu kinh tế của các địa phương trên lưu vực dựa trên nông nghiệp,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong đó nông nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp đóng góp một tỷ trọng đáng kể ( đóng góp đến 21% của tổng GDP
trong lưu vực), nhưng có đến 60 – 70% dân cư trong làm việc trong lĩnh
vực nông nghiệp. Trong vài năm gần đây nền kinh tế các tỉnh trong lưu vực
phát triển mạnh mẽ.
Toàn lưu vực có 458 làng nghề, với các lĩnh vực dệt nhuộm, nhôm, chế
biến thực phẩm, sắt thép, thủ công mỹ nghệ, gỗ, trong đó Hà Tây có 219
làng nghề.
I.2.5 Hiện trạng ô nhiễm LVS Nhuệ - Đáy
Môi trường nước mặt của lưu vực sông Nhuệ - Đáy đang chịu sự tác
động mạnh mẽ của nước thải sinh hoạt, và các hoạt động công nghiệp,
nông nghiệp và thủy sản trong khu vực. Hiện nay trên lưu vực, chất lượng
nước nhiều đoạn sông bị ô nhiễm đến mức báo động. Nước sông bị ô
nhiễm chủ yếu bởi các chất hữu cơ, dinh dưỡng, lơ lửng, mùi hôi độ màu
và vi khuẩn đặc biệt vào mùa khô. Xu hướng ô nhiễm của nước sông trong
khu vực ngày càng tăng.

I.2.5.1 Các sông nội thành Hà Nội bị ô nhiễm nghiêm trọng


Tại những con sông trong nội thành Hà Nội, nước mặt đã bị ô nhiễm
nghiêm trọng, các thông số đo đều vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép đối
với nước mặt ( TCVN 5942 – 1995 loại B), thậm chí còn vượt tiêu chuẩn
đối với nước thải sinh hoạt. Vào mùa khô mức độ ô nhiễm ngày càng trầm
trọng hơn. Kết quả các đợt quan trắc cuối năm 2005 cho thấy giá trị DO rất
thấp, giá trị COD vượt 7 đến 8 lần, BOD5 vượt 7 lần, giá trị coliform cao
hơn TCVN 5942 – 1995).
Phần lớn nước mưa cùng với nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt
đều được đưa vào các sông trong thành phố, sau đó lượng nước thải này
tập trung vào sông tô lịch rồi chảy vào sông Nhuệ ( qua đập Thanh Liệt).
Gần đây hệ thống hồ điều hòa Yên Sở đã làm nhiệm vụ tiếp nhận phần lớn
nước thải của Hà Nội và bơm ra sông Hồng ( chủ yếu hoạt động vào mùa
khô), hạn chế bớt một phần nguồn nước của sông Tô lịch đưa vào sông
Nhuệ trong điều kiện mùa khô. Tuy nhiên vào mùa mưa nước từ sông tô
lịch vẫn được đưa vào sông Nhuệ với tải lượng rất lớn các chất ô nhiễm.
I.2.5.2 Sông Nhuệ bị ô nhiễm nghiêm trọng sau khi nhận nước từ
sông Tô Lịch.
Mặc dù tại khu vực đầu nguồn ( sau khi nhận nước sông Hồng), nước
sông hầu như không bị ô nhiễm, nhưng từ đoạn sông chảy qua thị xã Hà
Đông (phúc la) cho tới trước khi nhận nước sông Tô Lịch, nước bắt đầu bị
ô nhiễm: các giá trị COD, BOD5 vượt quá TCVN 5942 – 1995 loại B từ 3
đến 4 lần. Nước màu đen có váng, cạn lắng, và có mùi tanh.

Sau khi tiếp nhận nước thải từ sông Tô Lịch nước sông Nhuệ bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt vào mùa khô, không có nguồn nước sông
Hồng đổ vào pha loãng cho sông Nhuệ. Vào mùa mưa tuy nước sông có
nguồn bổ sung, nhưng các thông số đặc trưng cho ô nhiễm như BOD5,
COD, SS, cùng với các hợp chất dinh dưỡng chứa N, P, coliform trong
nước sông vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần.
Dọc theo đoạn sông từ đoạn sau khi nhận nước sông Tô Lịch cho đến
cuối nguồn ( hợp lưu với sông Đáy) mức độ ô nhiễm của sông Nhuệ tuy có
giảm nhưng vẫn vượt TCVN 5942 – 1995.
Mặc dù gần đây, trong mùa khô đã áp dụng giải pháp đưa nước sông Tô
Lịch qua hồ Yên Sở sau đó bơm ra sông Hồng nhưng xu hướng ô nhiễm
trên sông Nhuệ vẫn càng tăng lên một cách rõ rệt.
I.2.5.3 Sông Đáy bị ô nhiễm cục bộ với mức độ ô nhiễm ngày
càng tăng, đặc biệt nước sông bị ô nhiễm của sông Nhuệ.
Từ thị xã Hà Đông đến thị xã Phủ Lý (Hà Nam), nước sông Đáy chủ
yếu bị ô nhiễm hữu cơ ở từng đoạn sông chảy qua Ứng Hòa ( Mỹ Đức), thị
trấn Kim Bảng, thị xã Phủ Lý (Hà Nam). Các thông số đặc trưng cho ô
nhiễm hữu cơ đều vượt quá TCVN 5942 – 1995.

I.2.5.4 Các sông khác trong lưu vực cũng có khả năng làm suy
giảm chất lượng nước của lưu vực
Sông tích đã bị ô nhiễm hữu cơ vượt TCVN 5942 – 1995 do tiếp nhận
nước thải sản xuất, sinh hoạt của thị xã sơn tây, nước thải từ khu hòa lạc
nơi đã và đang có sự phát triển đô thị mạnh mẽ .
Sông châu giang cũng đang bị ô nhiễm, và xu hướng ô nhiễm ngày
càng tăng. Sông này hợp lưu với sông Đáy và sông Nhuệ tại Phủ Lý. Tuy
nhiên, do cửa sông nhận nước từ sông Hồng đã bị bồi lấp nên chất lượng
sông châu giang chịu ảnh hưởng của nước tiêu nội đồng và nước từ sông
Nhuệ - Đáy đưa sang.
Sông Hoàng Long bị ô nhiễm hữu cơ tương đối cao trước khi hợp lưu
với sông đáy.
Sông Đào nguồn cung cấp nước chính cho sông Đáy phần hạ lưu tại
một số điểm cũng bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ. Tuy nhiên chất lượng sông Đào
gần đây cũng có chiều hướng suy giảm
I.2.6 Nguyên nhân ô nhiễm.
Trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy có nhiều nguồn nước thải gây ô nhiễm
nước sông. Phần này trình bày theo thứ tự từ các nguồn gây ô nhiễm nhiều
nhất cho đến các nguồn gây ô nhiễm ít nhất.
Trong số các nguồn thải có lưu lượng thải lớn tại lưu vực sông Nhuệ -
Đáy nước thải sinh hoạt đóp góp tỷ lệ lớn (56%). Đây là điểm nổi bật nhất
của lưu vực sông Nhuệ - Đáy so với các lưu vực khác.

I.2.6.1 Nước thải sinh hoạt


Nước thải sinh hoạt với tỷ lệ đóng góp lớn cùng với tải lượng các chất ô
nhiễm cao, đã làm cho chất lượng nước sông Nhuệ và một số đoạn của
sông Đáy bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng. Trong các tỉnh, thành phố của
lưu vực, Hà Nội đóng góp 54% lượng nước thải sinh hoạt của toàn khu vực
tiếp đến là Hà Tây là 17%.

Cùng với mật độ dân số trung bình cao ( gấp 3.5 lần so với bình quân
chung cả nước), quá trình gia tăng dân số trong các tỉnh lưu vực sông Nhuệ
- Đáy đã dẫn đến lượng gia tăng nước thải. Quá trình đô thị hóa diễn ra
nhanh, trong khi hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển không đối xứng đã làm
gia tăng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.
Hầu hết lượng nước thải sinh hoạt đều không được xử lý mà vẫn đổ
thẳng vào các sông hồ trong khu vực. Đây là một trong những nguyên nhân
quan trọng làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước LVS Nhuệ - Đáy.
I.2.6.2 Nước thải y tế
Nước thải y tế là loại nước thải nguy hại, cần được xử lý triệt để trước
khi thải vào nguồn tiếp nhận. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các cơ sở y tế
chưa có hệ thống xử lý nước thả, lượng nước thải này đều được thải trực
tiếp vào hệ thống tiếp nhận nước thải sinh hoạt và đổ nguồn nước mặt vào
sông.

Hiện tại, trong toàn lưu vực có khoảng 26.300 giường bệnh ( trong đó
Hà Nội chiếm tới 47%) thuộc hơn 1.400 cơ sở y tế, với lượng nước thải y
tế ước tính khoảng hơn 10.000m3/ngày.
I.2.6.3 Nước thải công nghiệp
Theo thống kê đến năm 2004, toàn bộ lưu vực sông Nhuệ - Đáy có
khoảng 4.113 doanh nghiệp công nghiệp ( trong đó Hà Nội chiếm 76% số
cơ sở); có giá trị sản xuất công nghiệp là 83.382 tỷ đồng. Các hoạt động
của các khu công nghiệp này đã phát sinh nhiều chất thải ( rắn, lỏng, khí)
gây ô nhiễm và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường lưu vực sông Nhuệ -
Đáy. Đây là một yếu tố quan trọng làm suy giảm chất lượng nước mặt của
các thủy vực trong lưu vực.
Xét về lưu lượng nước thải, hoạt động sản xuất công nghiệp của Hà Nội
tạo nguồn nước thải lớn nhất ( khoảng 100.000m3/ngày, chiến hơn 30%),
tiếp đến là Hà Tây khoảng 80.000 m3/ngày, chiếm 25%).

Theo số liệu điều tra trong tổng số 218 cơ sở có nguồn thải chính tại
LVS Nhuê – Đáy, ngành công nghiệp cơ khí chiếm tỷ trọng lớn (33%). Tuy
nhiên nước thải của các ngành có các đặc trưng và tác động khác nhau tới
chất lượng nước. Nước thải của ngành cơ khí chứa nhiều dầu mỡ, chất lơ
lửng trong khi đó nước thải các ngành thực phẩm lại chứa nhiều chất hữu
cơ. Đặc điểm của nước thải sản xuất dệt nhuộm chứa nhiều loại hóa chất xút,
chất tẩy rửa, phèn, nhựa thông, phẩm màu …gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường.
I.2.6.4 Nước thải nông nghiệp
Số dân tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp trong LVS Nhuệ - Đáy
chiếm khoảng 60 – 70% dân số lưu vực.
- Trồng trọt:
Các sông trong hệ thống lưu vực là các hệ thống thủy lực liên quan đến
phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp trong vùng. Chế độ dòng chảy
chịu ảnh hưởng rất nhiều của hệ thống các cống điều tiết trong lưu vực.
Chế độ đóng mở này của các cống này tác động rất mạnh đến chất lượng
nước trong lưu vực( đặc biệt là hệ thống sông thủy lợi sông Nhuệ).
Ngoài ra, hoạt động canh tác trên lưu vực sông còn ảnh hưởng đến môi
trường nước do sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không đúng
quy cách.
- Chăn nuôi:
Hoạt động chăn nuôi đang được khuyến khích đầu tư phát triển ở LVS
Nhuệ - Đáy với số lượng đàn vật nuôi không ngừng tăng theo thời gian.

Tuy nhiên hiện nay ngay cả các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn,
việc đầu tư xử lý môi trường cũng còn rất hạn chế do đó hầu hết lượng
nước thải này đổ xuống các nguồn nước mặt, gây ô nhiễm môi trường
nước mặt nghiêm trọng
I.2.6.5 Nước thải làng nghề
Theo thống kê của các sở TN Và MT trong khu vực có 458 làng nghề.
Các làng nghề này mang lại những giá trị kinh tế đáng kể, tuy nhiên cũng
góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường trong lưu vực. Hoạt động của các
làng nghề làm phát sinh 45.000 – 60.000 m3 nước thải/ngày trong đó lượng
các cơ sở làng nghề Hà Tây chiếm 40%.
Phần lớn các cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề đều phát triển
tự phát theo yêu cầu của thị trường, thiết bị, công nghệ đơn giản, mặt bằng
sản xuất nhỏ, khả năng đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải rất hạn chế.
Nước thải của các làng nghề này thường không qua xử lý mà đổ thẳng ra
nguồn tiếp nhận gây ô nhiễm nước mặt nghiêm trọng. Đã có một số dự án
đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho làng nghề, song
hiệu quả đạt được không cao.

I.2.6.6 Chất thải rắn


Chất thải rắn là một trong những nguồn gây ô nhiễm đối với chất lượng
nước mặt trong lưu vực. Cùng với quá trình phát triển của các ngành kinh
tế, quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số, tổng lượng chất thải rắn cũng
không ngừng gia tăng(đặc biệt đối với khu vực đô thị). Trong tổng số
lượng chất thải rắn phát sinh, lượng rác thải sinh hoạt chiếm 80%, phần
còn lại là từ các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Trong lượng chất thải rắn phát sinh, số lượng các chất thải công nghiệp
và y tế nguy hại mặc dù có số lượng ít, nhưng nếu như không được xử lý
theo quy định sẽ là nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và môi trường.

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn nhìn chung đạt thấp. Ở vùng nông thôn tỷ lệ
thu gom đạt rất thấp (chỉ đạt 20%). Ở các thành phố lớn tỷ lệ thu gom còn
cao hơn. Chất thải rắn thường được vứt bừa bãi hoặc chất đống ven sông,
hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong lưu vực.
Hiện nay, vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Ngoại trừ bãi rác Nam Sơn của Hà Nội,
các bãi khác ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy đều có công nghệ chôn lấp lạc
hậu. Đây cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm
trong khu vực.

You might also like