You are on page 1of 7

David Ricardo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm


David Ricardo

David Ricardo

14 tháng 4, 1772
Sinh
London, Anh
11 tháng 9 năm 1823 (51 tuổi)
Mất
Gloucestershire, Anh

David Ricardo (18 tháng 4, 1772–11 tháng 9, 1823) là một nhà kinh tế học người Anh,
có ảnh hưởng lớn trong kinh tế học cổ điển sánh ngang cùng Adam Smith và Thomas
Malthus. David Ricardo là người cổ vũ thương mại tự do dựa trên lý luận với lợi thế so
sánh. Ông đã tiếp bước Adam Smith và đóng góp lớn vào việc phát triển thuyết giá trị lao
động. Các lý luận của ông đã ảnh hưởng đáng kể đến tư tưởng kinh tế của Karl Marx.
David Ricardo cũng là một thương gia, chuyên gia tài chính, nhà đầu cơ, ông được coi là
người đã tích lũy được một tài sản lớn.

Mục lục
[ẩn]

• 1 Đời sống cá nhân


• 2 Các tư tưởng
• 3 Xem thêm
• 4 Liên kết ngoài

[sửa] Đời sống cá nhân


Ricardo sinh ra ở London, là con thứ ba trong số bẩy người con của một gia đình người
Do Thái nhập cư từ Hà Lan đến Đế quốc Anh trước khi ông được sinh ra. Khi 14 tuổi,
sau một khóa học ngắn ở Hà Lan, Ricardo đã tham gia công việc cùng với cha của ông ở
Sở giao dịch chứng khoán London, nơi ông bắt đầu học về các công việc tài chính. Đây là
nền tảng cho các thành công sau đó của ông trong thị trường chứng khoán và kinh doanh
bất động sản.

[sửa] Các tư tưởng


Tác phẩm nổi tiếng nhất của Ricardo là Principles of Political Economy and Taxation
(Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa). Ricardo đưa ra trong chương đầu
tiên với một công bố về thuyết giá trị lao động. Trong phần sau của chương này, ông giải
thích về việc giá cả không phù hợp, tương ứng với giá trị. Ricardo cũng đã phân tích và
đi tới kết luận rằng khi dân số gia tăng thì địa tô cũng gia tăng theo. Trong tác phẩm này,
Ricardo còn đưa ra luận điểm rằng một hệ thống thương mại tự do cho tất cả các quốc gia
sẽ đem lại lợi ích cho mỗi quốc gia.

Adam Smith
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm


Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Adam Smith (định hướng).
Triết gia phương Tây
Triết học thế kỷ 18
(Triết học hiện đại)
Adam Smith
Tên: Adam Smith
5 tháng 6[1] 1723 (baptism)
Sinh:
Kirkcaldy, Scotland
17 tháng 7 năm 1790 (67 tuổi)
Mất:
Edinburgh, Scotland
Trường phái: Kinh tế học cổ điển
Quan tâm
Kinh tế chính trị, đạo đức, triết học, Kinh tế học
chính:
Tư tưởng Kinh tế học cổ điển, Thị trường tự do hiện đại, Sự phân chia
đáng lưu ý: lao động, Bàn tay vô hình
Ảnh hưởng Aristotle, Hobbes, Locke, Mandeville, Hutcheson, Hume,
bởi: Montesquieu, Quesnay
Ảnh hưởng Malthus, Ricardo, Mill, Keynes, Friedman, Marx, Engels,
tới: American Founding Fathers, Chomsky, Auguste Comte

Adam Smith, FRSE (rửa tội ngày 16 tháng 6 năm 1723, hay 5 tháng 6 năm 1723 trong
lịch Julian; mất ngày 17 tháng 7 năm 1790) là nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo
đức học vĩ đại người Scotland. Bộ sách Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của
các quốc gia (Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations) đã giúp tạo ra
kinh tế học hiện đại và cung cấp một trong những cơ sở hợp lý nổi tiếng nhất của thương
mại tự do, chủ nghĩa tư bản, và chủ nghĩa tự do.

Nhờ lý thuyết về kinh tế học của Adam Smith, Charles Dickens đã đạt được cách nhìn
sâu sắc nhắm vào các điều phức tạp và các sự bất công của xã hội tư bản. Charles
Dickens đã mở lối cho các nhà văn danh tiếng sau này là Henry James và Henry Adams.
Sau khi Adam Smith bàn luận về thị trường, Karl Marx đã phân tích bản chất của chủ
nghĩa tư bản của thời kỳ cuối thế kỷ 19. Lý thuyết Mác Xít (Marxism) đã đưa tới cuộc
Cách mạng vô sản Nga xảy ra vào năm 1917 và sự bành trướng của Liên bang Xô viết
sau Thế chiến tranh thứ hai.
Năm 1776 là năm các thuộc địa Bắc Mỹ tuyên bố độc lập và "Bản tuyên ngôn độc Lập"
của Hoa Kỳ đã tạo ra các nền tảng chính trị của thế giới. Cũng vào năm 1776 xuất hiện
tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia và nền triết học về
"của cải” của Adam Smith đã dẫn đường cho thế giới kinh tế ngày nay. Adam Smith đã
nhìn thấy một bàn tay vô hình chi phối tài sản và các cách tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, rồi
tác giả cắt nghĩa sức mạnh và cách hoạt động của thị trường.

Mục lục
[ẩn]

• 1 Cuộc đời của Adam Smith


• 2 Adam Smith với tư cách là một triết gia đạo đức
• 3 Adam Smith với tư cách là học giả kinh tế chính trị
• 4 Những tác phẩm chính của Adam Smith

• 5 Tham khảo

[sửa] Cuộc đời của Adam Smith


Adam Smith là một nhân vật trầm lặng, sống một cuộc đời ẩn dật, một con người ít viết
thư từ và đã ra lệnh đốt bỏ một số bản thảo khi gần qua đời. Vì vậy người đời sau hiểu rõ
các tư tưởng của Adam Smith hơn là cuộc đời của ông.

Không có tài liệu nào ghi rõ ngày sinh của Adam Smith, chỉ biết rằng ông được rửa tội
vào ngày 5 tháng 6 năm 1723 tại Kirkcaldy, một ngôi làng đánh cá nhỏ nhưng thịnh
vượng với dân số gần 1.500 người gần thành phố Edinburg, xứ Scotland.

Adam Smith là con trai của ông Adam Smith trong lần lập gia đình thứ hai với bà
Magaret Douglas, con gái của một chủ đất giàu có. Ông Adam Smith cha chỉ là một
người kiểm soát thuế vụ, đã qua đời trước khi Adam sinh ra. Người ta không biết gì về
tuổi trẻ của Adam ngoài câu chuyện kể lại rằng năm lên 4 tuổi, Adam đã bị bắt cóc do
một nhóm người Di Gan sống lang thang và sau cuộc báo động tìm kiếm, cậu bé Adam
đã được nhóm người kia bỏ lại.

Năm 1737 và ở vào tuổi 14, Adam Smith theo học Đại học Glasgow vào thời gian này đã
là một trung tâm danh tiếng của thời kỳ Khai Sáng. Giảng dạy tại đại học này có giáo sư
Francis Hutcheson nổi danh về ngành triết học luân lý, là người đầu tiên dạy sinh viên
bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng Latin. Các quan điểm về kinh tế và triết Học của
Hutcheson đã ảnh hưởng rất mạnh tới Adam Smith sau này. Trong một bức thư viết 15
năm sau, Adam Smith đã nói rằng "không bao giờ có thể quên được tiến sĩ Hutcheson".
Tốt nghiệp năm 1740, Adam Smith nhận được một học bổng, theo học trường Balliol
thuộc Đại học Oxford. Trong thời gian sáu năm tại trường đại học này, các sinh viên học
tập cách tự học để quán triệt các tư tưởng triết học cổ điển và đương thời. Họ phải đọc
các tác phẩm của các tác giả Hy Lạp và La Mã, cùng với các công trình của các giáo sư
đại học thời đó.

Khi trở lại Glasgow, Adam Smith đi tìm việc làm. Nhờ các quan hệ của gia đình bên mẹ,
nhờ sự trợ giúp của nhà luật học và triết học Lord Henry Kames, Adam Smith được nhận
làm giảng sư tại Đại học Edinburg với nhiệm vụ phụ trách các buổi thuyết trình công
(public lecture), đây là một hình thức giáo dục với tinh thần "cải tiến" được các nhà trí
thức thời đó ưa chuộng. Các bài thuyết trình công này gồm nhiều đề tài từ môn tu từ học
tới ngành kinh tế chính trị. Trong bài điếu văn viết về Adam Smith nhiều năm về sau,
Tạp chí Gentleman's Magazine đã bình luận rằng "cách phát âm và thể văn của ông
Adam Smith đã hơn hẳn những thứ đang dùng tại xứ Scotland".

Trình độ hiểu biết của Adam Smith đã khiến cho ông được mời làm giáo sư Lý luận
(professor of logic) tại Đại học Glasgow vào năm 1751 ở tuổi 27, rồi năm sau, trở thành
giáo sư môn triết học luân lý, một môn học bao gồm các ngành thần học tự nhiên, đạo
đức học, luật học và kinh tế chính trị học.

Thời gian đảm nhận chức vụ giáo sư tại Đại Học Glasgow là "thời kỳ sung sướng nhất và
danh dự nhất của đời tôi", theo như lời Adam Smith mô tả về sau. Mỗi ngày trong tuần lễ,
ông Adam thuyết giảng từ 7:30 tới 8:30 sáng trước lớp học tối đa 90 sinh viên tuổi từ 14
tới 16, còn đợt giảng bài từ 11 giờ tới 12 giờ trưa được thực hiện 3 lần một tuần lễ. Vào
buổi chiều, ông lo công việc của trường đại học khiến cho vào năm 1758, Adam Smith
được bầu làm trưởng khoa. Các bạn và người quen của Adam Smith trong thời gian này
gồm một số nhà quý tộc, nhiều người nắm giữ các chức vụ cao cấp của chính quyền. Các
nhà trí thức và khoa học gồm có Joseph Black, một người tiền phong về ngành hóa học,
James Watt là nhà phát minh ra máy hơi nước, Robert Foulis là nhà sáng lập ra Viện hàn
lâm Kiểu mẫu Anh quốc (The British Academy of Design), David Hume là nhà triết học
danh tiếng. Adam Smith còn quen thân với Andrew Cochran, một nhà buôn, nguyên viện
phó của Đại học Glasgow, người sáng lập ra Câu lạc bộ Kinh tế chính trị (Political
Economy Club). Nhờ đó, Adam Smith thu thập được nhiều hiểu biết của thế giới thương
mại để rồi về sau viết ra tác phẩm Tài sản của các quốc gia.

Vào năm 1767, ông được bầu vào Hàn lâm viện Hoàng gia (The Royal Society) và nhờ
vậy, làm quen với các nhân tài như Edmund Burke, Samuel Johnson, Edward Gibbson và
có lẽ cả với Benjamin Franklin. Tới cuối năm 1767, Adam Smith trở lại Kirkcaldy và
trong vòng 6 năm tại đây, ông đã sửa chữa tác phẩm "Tài Sản" rồi sau ba năm sống nơi
thành phố London, tác phẩm kể trên mới được hoàn thành và xuất bản vào năm 1776.

[sửa] Adam Smith với tư cách là một triết gia đạo đức
Tác phẩm đầu tiên của Adam Smith là cuốn "Lý thuyết về các tình cảm luân lý" (The
Theory of Moral Sentiments) xuất bản vào năm 1759, được viết ra với thể văn hào
nhoáng, chải chuốt, chứa đựng nhiều giai thoại, mang tính chất phân tích và tác phẩm này
đã tạo nên thứ ấn tượng sâu xa.
Adam Smith đã mô tả qua tác phẩm các nguyên tắc về "bản chất con người" và đặt vấn
đề về nguồn gốc của khả năng tạo ra các phán xét luân lý, kể cả cách phán xét các hành vi
của chính mình trong việc tư lợi và tự bảo tồn. Adam Smith đã cho rằng trong mỗi người
chúng ta có một "con người bên trong" (an inner man) đóng vai trò một người khách
quan không thiên vị, thường chấp nhận hay lên án các hành động của chính ta và của các
người khác. Qua tác phẩm Các tình cảm luân lý, Adam Smith đã có nhận xét quan trọng
như sau mà sau này ông lặp lại trong tác phẩm Tài sản của các quốc gia: "con người tự
tìm kiếm mình thường bị dẫn dắt bởi 'một bàn tay vô hình' ... mà không hay biết, không
do chủ đích, để làm thăng tiến các lợi ích của xã hội. Các cá nhân được xã hội hóa để trở
nên các thành viên giàng buộc bởi giai cấp và theo khuynh hướng thị trường nhờ đó hệ
thống kinh tế vận chuyển”.

Tác phẩm Lý thuyết về các tình cảm luân lý(*) đã sớm mang lại danh tiếng cho Adam
Smith. Nhiều người từ xa đã tới nghe ông diễn thuyết kể cả hai sinh viên từ Moskva.
James Boswell cũng xác nhận lý thuyết của Adam Smith là quan trọng và Charles
Townshend đã phải chú ý đến lý thuyết này. Ông Townshend là một nhà trí thức kiêm
kinh tế học tài tử, một chính khách nhiều ảnh hưởng và về sau là Bộ trưởng Thương mại
(Chancellor of the Exchequer) tức là nhân vật chịu trách nhiệm về các chính sách thuế vụ
của nước Anh mà hậu quả là cuộc Cách mạng Hoa Kỳ. Ông Townshend mới lập gia đình
và đang tìm kiếm một gia sư cho đứa con riêng của bà vợ, tức Hầu tước Buccleuch trẻ.
Do sự thán phục tác phẩm kể trên và cũng do lời khuyên của David Hume, Charles
Townshend đề nghị với Adam Smith một số thù lao khó từ chối: lương 500 bảng Anh
một năm cộng với phí tổn du lịch và một số tiền hưu tương đương, tất cả lớn gấp hai lợi
tức của chức vụ giáo sư trong khi thứ lợi tức này tùy thuộc vào học phí thu được của sinh
viên.

[sửa] Adam Smith với tư cách là học giả kinh tế chính


trị
Tư tưởng kinh tế của Adam Smith chịu ảnh hưởng lớn của của chủ nghĩa trọng thương và
chủ nghĩa trọng nông. Nhưng ông vượt lên và phê phán họ.

Giữa thế kỷ 18, giới quý tộc địa chủ đã nắm giữ chính quyền, nhưng hai giai cấp mới đi
lên là giới thương nhân và giới kỹ nghệ gia đã đòi hỏi và nhận được các đặc quyền. Họ
chủ trương chỉ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu bằng thuế quan cao, không cho tiền tệ ra
khỏi xứ, tiền công lao động phải được duy trì ở mức thấp và giờ lao động phải dài... Tất
cả các áp lực này đã được biến thành các đạo luật do Nghị viện Anh đặt ra. Nước Pháp và
một số quốc gia lớn tại châu Âu cũng theo hệ thống kinh tế này, được gọi là chủ nghĩa
trọng thương. Các nhà "trọng thương" chủ trương rằng tài sản và quyền lực của quốc gia
được đo lường bằng mức độ tích lũy vàng và bạc. Muốn có hai kim loại quý này, quốc
gia phải đi chiếm đoạt các thuộc địa. Họ không coi trọng mức sống của người dân hay
các thước đo lường kinh tế khác. Họ tin tưởng rằng tài nguyên của thế giới thì có giới
hạn, nên một quốc gia giàu lên thì các quốc gia khác phải nghèo khó đi. Các nhà trọng
thương cũng tin rằng quốc gia phải xuất khẩu nhiều sản phẩm chế tạo, nhập khẩu nguyên
liệu rẻ từ các thuộc địa và đây là các thị trường tiêu thụ. Adam Smith cho rằng các đường
lối kinh tế của chủ nghĩa trọng thương là sai lầm và có hại.

Vào năm 1763 Adam Smith từ chức khỏi Đại học Glasgow rồi cùng vị Hầu tước
Buccleuch trẻ sang Pháp. Họ cư ngụ phần lớn thời gian tại Toulouse và trong hoàn cảnh
buồn tẻ này, Adam Smith bắt đầu viết tác phẩm "Tài sản của các quốc gia". Sau 18 tháng
rảnh rỗi là hai tháng sống tại Genève và Adam Smith đã được gặp Voltaire là nhân vật
mà ông kính trọng. Sau đó Adam Smith đi tới thành phố Paris. Vào thời gian này, David
Hume là đại sứ Anh tại nước Pháp. Adam Smith được giới thiệu với các câu lạc bộ văn
học danh tiếng của phong trào Khai sáng Pháp (French Enlightenment) và nhờ vậy ông
làm quen với nhóm các nhà lý thuyết và cải cách xã hội, được gọi là các nhà kinh tế (les
économistes), đứng đầu nhóm là Francois Quesnay. Đây là phong trào tìm kiếm phương
pháp canh tân nền nông nghiệp của nước Pháp bằng đường lối cải cách hệ thống thuế
(chủ nghĩa trọng nông) và Quesnay đã phân tích lý thuyết về công việc tiêu dùng đã được
vận chuyển ra sao trong chu kỳ kinh tế để sinh ra tài sản và sự tăng trưởng kinh tế. Adam
Smith đã không đồng ý với Quesnay về niềm tin rằng chỉ có các nông dân lao động trực
tiếp với thiên nhiên hay đất đai mới thực sự làm ra tài sản, thế nhưng ảnh hưởng của ông
Quesnay đối với Adam Smith rất lớn lao, nhất là ông đã tiếp thu tư tưởng về tự do kinh
doanh của chủ nghĩa trọng nông.

Sau rất nhiều lần duyệt xét, có thể sau lần thảo luận với Benjamin Franklin, Adam Smith
mới đưa bản thảo tác phẩm Tìm hiểu bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia cho
nhà in rồi vào ngày 9 tháng 3 năm 1776, cuốn sách này được xuất bản.

Lý thuyết về kinh tế của Adam Smith rất phức tạp, khó hiểu đối với người đọc ngay cả
200 năm về sau. Trong cuốn sách Lịch sử của nền văn minh, Henry Thomas Buckle đã
nhận định rằng Tài sản của các quốc gia có lẽ là tác phẩm quan trọng nhất đã từng được
viết ra nếu xét về tư tưởng căn bản chứa đựng hay về các ảnh hưởng thực tế.

Adam Smith hiện diện giữa hai thời đại lịch sử và ông đã biện hộ cho nền kinh tế tự do.
Trong khi cuộc cách mạng công nghiệp đang tiến hành, các thương gia người Anh vì
nhận rõ giá trị của các lý thuyết của Adam Smith, đã bãi bỏ các giới hạn và đặc quyền
của các nhà trọng thương. Nhờ đó, trong thế kỷ 19, họ đã làm phát triển nước Anh thành
quốc gia giàu có nhất thế giới. Các tư tưởng kinh tế của Adam Smith cũng ảnh hưởng tới
các quốc gia mậu dịch khác và Adam Smith xứng đáng được gọi là "Người cha của nền
kinh tế mới".

Xem thêm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia

You might also like