You are on page 1of 50

BÀI MỞ ĐẦU

I. Tầm quan trọng của bộ môn


1) Khái niệm về giải phẫu và sinh lí người
a) Giải phẫu người
- Tìm hiểu về các cơ quan trong cơ thể
- Nghiên cứu mối tương quan của các bộ phận với nhau trong cơ thể. Từ đó
thấy được sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường nhờ hệ thần kinh. Trên cơ sở
đó tìm ra những biện pháp tác độngđến môi trường làm ảnh hưởng tốt đến sự
phát triển của cơ thể.
b) Sinh lý người
- Tìm hiểu chức năng, hoạt động của các cơ quan.
- Nó nghiên cứu các quy luật làm cơ sở cho các quá trình sống của cơ thể.
- Giải phẫu và sinh lý người có liên quan mật thiết với nhau. Muốn hiểu
được chức phận của một cơ quan nào đó trong cơ thể thì phải biết cấu tạo của cơ
quan đó.
2) Quan hệ với các bộ môn khác
+ Đối với y học: giúp cho người thầy thuốc có khả năng chẩn đoán và đưa
ra các biện pháp điều trị và ngăn ngừa phù hợp.
+ Đối với tâm lý học: sự phát triển của tâm lý diễn ra trên cơ sở sự phát
triển về giải phẫu và sinh lý của nó, đặc biệt là trên cơ sở sự phát triển của não
bộ và của hệ thần kinh.
+ Đối với giáo dục học: giải phẫu và sinh lý là cơ sở giúp cho giáo dục học
có thể đề ra những nội dung giáo dục cụ thể, chính xác, phù hợp với độ tuổi.
+ Đối với giáo dục thể chất: giải phẫu, sinh lý là cơ sở để dựa vào đó có thể
đề ra kế hoạch luyện tập, nội dung và phương pháp luyện tập phù hợp với mỗi
độ tuổi.
3) Tầm quan trọng của bộ môn
- Giúp người học hiểu được cơ thể trẻ em có những đặc điểm khác với
người lớn khác về cấu tạo, chức phận từng cơ quan và cả cơ thể
- Những đặc điểm khác nhau đó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của
trẻ.
- Trên cơ sở của những hiểu biết này giúp cho các thầy cô giáo tương lai có
kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ một cách hợp lí, tạo điều kiện tốt nhất cho sự
hoàn thiện và phát triển của trẻ.
- Ngoài ra môn học này còn cung cấp những kiến thức cơ sở để người học
có khả năng tiếp thu những kiến thức của các môn học khác
II. Giới thiệu chung về cơ thể người
1) Tế bào: Gồm 3 phần: Màng,Tế bào chất, Nhân
Cấu tạo:

1
- Tế bào là một đơn vị cấu trúc, chức năng và di chuyền cơ bản của cơ thể.
- Tất cả các cơ quan ở người đều có cấu tạo bằng tế bào.
- Tế bào gồm:
+ Màng: bao bọc bên ngoài. Nó là lớp ngoài của nguyên sinh chất đặc, dày
không đến vài phần triệu của mi li mét. Màng có nhiệm vụ làm cho tế bào có
hình dạng nhất định và bảo vệ và bảo vệ tế bào. Ngoài ra tế bào còn có khả năng
bán thẩm để thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.
+ Chất nguyên sinh: là nguyên liệu thực sự sống, trong suốt, lỏng hoặc hơi đặc.
Trong nguyên sinh chất có vô số các ống nhỏ phân nhánh đảm bảo mối liên hệ
giữa các phần khác nhau của tế bào.
+ Nhân: được làm bằng một thứ nguyên sinh chất đặc biệt. Nhân có hình trứng
và có màu sáng hơn nguyên sinh chất bọc quanh. Nhân là trung tâm của hoạt
động hoá học.
_ Thành phần tế bào:
Gồm một hỗn hợp phức tạp nhiều chất hữu cơ gồm 3 loại chính:
+ Prôtít
+Glu xít
+ Lipit
và nước, muối khoáng.
- Những đặc tính của tế bào:
+ Biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
+ Xây dụng cơ thể đặc trưng riêng của mình bằng cách chuyển hoá các chất hấp
thụ được vào tế bào.
+ Sinh trưởng và phân chia: các tế bào lớn lên nhờ các vật chất mới của tế bào
được hình thành mạnh mẽ, phân đôi nhiều lần, sinh sổi nảy nở. Trong đó mỗi tế
bào con giống hệt tế bào mẹ.
+ Tính đặc trưng
+ Biểu hiện khả năng phản ứng và hưng phấn.
2) Mô.
Mô là tập hợp các yếu tố có cấu trúc tế bào và không có cấu trúc tế bào,
hình thành trong quá trình tiến hoá của sinh vật, từ những lá phổi nhất định và
đảm nhiệm những chức năng nhất định trong cơ thể, do đó mỗi loại mô có cấu
tạo chung
- Trong cơ thể có nhiều loại mô khác nhau: 4 loại
+ Mô thượng bì (mô biểu bì)
+ Mô liên kết
+ Mô cơ
+ Mô thần kinh
3) Cơ thể là một khối thống nhất
- Sự thống nhất giữa đồng hoá và dị hoá.

2
+ Đồng hoá: tổng hợp chất mới.
+ Dị hoá: phân huỷ
- Là sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể
+ Một bộ phận này ảnh hưởng đến các bộ phận khác
VD: Khi lao động cơ hoạt động. hệ tuần hoàn hoạt động nhiều nhưng các
hệ khác cũng hoạt động.
+ Toàn bộ cơ thể ảnh hưởng đến từng bộ phận
VD: Khi đói là ảnh hưởng của cơ thể đến hệ tiêu hoá.
+ Trong từng cơ quan có sự phối hợp giữa cơ nhị đầu và cơ tam đầu
VD: Khi đau tay có sự phối hợp giữa cơ nhị đầu và cơ tam đầu
III. Đặc điểm chung về cơ thể trẻ em.
- Cơ thể trẻ em nói chung và từng cơ quan nói riêng không hoàn toàn giống
người lớn đã trưởng thành
- Cơ thể trẻ em không phải cơ thể của người lớn thu nhỏ lại theo tỉ lệ nhất
định.
- Sự hoạt động của cơ thể trẻ em cũng như người lớn không phải là gồm sự
hoạt động riêng lẻ của từng cơ quan mà các cơ quan trong cơ thể
- Giữa cơ thể trẻ em và người lớn có những đặc điểm khác nhau
+ Về kích thước
+ Cân nặng
+ Cấu trúc
+ Chức năng hoạt động

Chương I:TÍNH QUY LUẬT VỀ SỰ SINH TRƯỞNG


VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
(03 tiÕt)

I. Tính quy luật về sự sinh trưởng và phát triển của trẻ em


1) Khái niệm về sự sinh trưởng và phát triển
a) Sinh trưởng
- Là quá trình tăng liên tục khối lượng cơ thể bằng cách tăng khối lượng
của tế bào cơ thể. Dẫn đến tăng khối lượng của mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể.
Kết quả là xuất hiện sự thay đổi về mặt kích thước
b) Sự phát triển.
- Là những biến đổi về chất của cơ thể. Là sự xuất hiện những dấu hiệu vằ
những thuộc tính được hình thành trong quá trình tăng trưởng. Quá trình phát
triển có thể diễn ra một cách từ từ, liên tục, nhưng đồng thời cũng có những
bước nhảy vọt:
2) Tính quy luật sinh trưởng và phát triển của cơ thể

3
a. Tính không đồng đều và dạng sóng của sinh trưởng
- Đến thời kỳ trưởng thành nhịp độ sinh trưởng lại giảm và mỗi năm chỉ tăng
lên 1,5_ 2 kg về trọng lượng và chiều cao tăng lên 4 _ 5cm.
- Như vậy từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành chiều dài cơ thể tăng lên 3,5 lần,
chiều dài của thân tăng lên 3 lần, chiều dài của tay tăng lên 4 lần và chiều dài
của chân tăng lên 5 lần.
b. Các tỷ lệ trên cơ thể thay đổi theo lứa tuổi
- Trẻ sơ sinh được phân biệt với người lớn bằng chân tay ngắn, thân lớn và đầu
to.
- Chẳng hạn: Ở trẻ sơ sinh chiều dài đầu bằng 1/4 chiều dài cơ thể;
2 tuổi chiều dài đầu bằng 1/5 chiều dài cơ thể;
6 tuổi chiều dài đầu bằng 1/6 chiều dài cơ thể;
12 tuổi chiều dài đầu bằng 1/7 chiều dài cơ thể;
Người lớn chiều dài đầu bằng 1/8 chiều dài cơ thể;
- Với các lứa tuổi, độ dài của đầu nhỏ dần và độ dài của xương kéo dài ra. Đến
tuổi dậy thì: ở nam chân tay dài, thân ngắn, xương chậu hẹp hơn so với nữ.
- Có thời kỳ khác nhau về tỷ lệ giữa chiều dài và chiều ngang của cơ thể: từ 4_
6 tuổi, 6 _ 16 tuổi và 15 _ người lớn.
c. Sự thay đổi không đồng đều của các phần riêng biệt của cơ thể cũng như của
nhiều cơ quan về cơ bản là phù hợp với sự sinh trưởng không đồng đều về chiều
dài của cơ thể. Nhưng một số cơ quan và một số phần của cơ thể có kiểu sinh
trưởng khác.
VD: Cơ quan sinh dục phát triển mạnh vào thời kỳ dậy thì và lúc này còn hình
thành được những dấu hiệu sinh dục phụ.
- Như vậy sự sinh trưởng không đồng đều là sự thích nghi được tạo thành bằng
sự tiến hoá. Sự phát triển không đông đều cho phép đảm bảo sự sinh trưởng
nhanh và có chọn lọc.
d. Một số cơ quan tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể
VD: Tim tăng 15 lần, cơ tăng 35_40 lần so với mới sinh.
e. Một số cơ quan tăng nhanh ngay trong thời kỳ phát triển bào thai, khối
lượng của chúng chỉ tăng 3_4 lần sau khi sinh.
VD: não trẻ sơ sinh nặng 390re, còn não của người lớn 1480g ( từ 10 tuổi trở đi
khối lượng của não tăng rất ít).
f. Có những cơ quan khối lượng của chúng hoàn toàn không đổi sau khi sinh
VD: Cơ quan thính giác và các ống bán khuyên nằm trong xương thái dương.
g. Mỗi thời kỳ lứa tuổi có những đặc điểm phát triển cá nhân
- Chúng thay đổi và phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, điều kiện và mức độ
phát triển của hệ thần kinh.
II. Gia tốc phát triển của cơ thể.
1) Khái nịêm

4
Gia tốc sinh học: là toàn bộ những biến đổi có liên quan tới mặt sinh học
của sự phát triển con người. Gia tốc sinh học có liên quan đến một loạt các chỉ
số phát triển hình thái và chức năng của cơ thể, trước hết là chỉ số về chiều cao,
cân nặng.....
Gia tốc xã hội: là sự tăng khối lượng tri thức của trẻ em so với những trẻ
em cùng độ tuổi ở 40 - 50 năm trước đây.
2. Gia tốc phát triển
2.1. Về chiều cao và cân nặng

- Sự gia tăng về chiều cao diễn ra ở tất cả mọi lứa tuổi.Theo nghiờn cứu của
Trường Đại học Y khoa trờn trẻ Việt Nam
+ Trẻ năm đầu tăng 23 - 25 cm.
+ Năm thứ hai: 10 cm.
+ Năm thứ ba: 8 cm.
+ Năm thứ 4 - 5: 4 - 6 cm.
+ Vào từ 7 - 12 tuổi mỗi năm tăng trung bỡnh 3- 4 cm.
- Sự gia tăng về trọng lượng cũng được thể hiện rất rệt. Theo nghiờn cứu của
Trường Đại học Y khoa trờn trẻ Việt Nam
+ Trẻ 6 thỏng nặng gấp đụi.
+ 1 năm nặng gấp 3 lầnđẻ.
+ Từ 2 tuổi mỗi năm tăng thờm 2 kg.
+ Từ 7 - 12 tuổi mỗi năm tăng 1 - 1,8 kg; 14 - 16 tuổi mỗi năm tăng từ 3 -
3,6 kg. Tuổi dậy thỡ tăng mỗi năm 3 -5 kg.
Sự tăng trọng lượng như vậy khụng phải là kết quả của gia tốc phỏt triển mà
do dinh dưỡng quỏ dư thừa gõy nờn (vỡ sự tăng trọng lượng lớn hơn nhiều so
với sự tăng chiều cao). Hiện tượng bộo phỡ ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng khụng cỳ
lợi (đặc biệt là ở trẻ em) vỡ nỳ làm cho quỏ trỡnh trao đổi chất của tế bào bị biến
đổi mạnh mẽ, từ đú để gõy nờn cỏc bệnh như tăng huyết ỏp, đỏi thỏo đường, xơ
vữa động mạch…
2.2. Sự cốt hóa của xương
Chẳng hạn: sự cốt hoỏ của xương bàn tay diễn ra sớm hơn 1-2 năm so với năm
1936. Sự thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn cũng được gia tăng với tốc độ
như vậy.
2.3.Về mặt sinh dục
Kỳ hạn của tuổi dậy thỡ được thay đổi cựng một lỳc với gia tốc phỏt triển,
thường sớm hơn 2 - 3 năm so với hồi đầu thế kỉ XX. Trước đõy thời điểm xuất
hiện kinh nguyệt lần đầu thường xảy ra ở em gỏi lỳc 14 tuổi. Từ năm 1959 trở
lại đây lần có kinh đầu tiên thường thấy ở các em gái 12 - 14 tuổi. Hiện nay thời
điểm có kinh lần đầu thường thấy lúc 11 - 13 tuổi.

5
Qua nghiên cứu người ta thấy thời gian sinh đẻ của phụ nữ hiện nay kéo dài
hơn trước kia khoảng 3 năm. Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ hiện nay xuất hiện
muộn hơn so với trước kia. Nếu trước kia thời kỳ mãn kinh xuất hiện lúc 45
tuổi, còn bây giờ lúc 48 - 50 tuổi.
3. Nguyên nhân của gia tốc phát triển
- Có nhiều giả thuyết giả định lý giải vấn đề này, nhưng cho đến nay vẫn chưa
có quan điểm thống nhất.
- Đa số các nhà khoa học coi sự thay đổi trong thức ăn là yếu tố xác định trong
tất cả sự tiến triển của sự phát triển. Chẳng hạn, tăng prôtit, gluxit, lipit, vitamin.
- Một số người lại cho rằng do tác động của tia nắng mặt trời.
- Một số người khác lại cho rằng do sự thay do sự thay đổi khí hậu.
- Một số khác lại cho rằng, tăng chất lượng của thúc ăn, giảm bệnh tật ở trẻ em
là nguyên nhân quan trọng.
- Một số khác lại cho rằng, hình thức và phương pháp mới của giáo dục và dạy
dỗ mà trước hết là sự tiếp xúc thường xuyên giữa nam và nữ, thể dục, thể thao là
nguyên nhân dẫn đến gia tốc phát triển.
- Một số khác lại liên hệ gia tốc phát triển với tác nhân kích thích tác động nhịp
điệu cuộc sống thành phố. Thường trẻ em em em ở thành phố phát triển trí tuệ
và tình dục sớm hơn.
- Nguyên nhân của gia tốc phát triển nằm ngay trong lĩnh vực di truyền.
III. Những chỉ số phát triển thể lực của cơ thể trẻ
- Để đánh giá sự phát triển thể lực của cơ thể trẻ người ta dùng phương
pháp cân đo để đo chiều cao, cân nặng.
- Có thể ước tính chiều cao cho trẻ trên 1 tuổi bằng cách áp dụng công thức
sau:
X(cm) = 75 + 5n : X: Chiều cao
n: Số tuổi tính theo năm
- Cân nặng
+ Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi tính theo công thức:
CN = CN lúc đẻ + 600g . n
CN: Cân nặng
n: Số tháng
+ Đối với trẻ từ 2 - 10 tuổi tính theo công thức:
CN = 9,5 ± 2 (n-1)
+ Đối với trẻ từ 11 - 15 tuổi
CN = 21 ± 4 . (n - 1)
IV. Đặc điểm phát triển của các thời kỳ của cơ thể
1) Cơ sở phân chia
- Các dấu hiệu cơ bản của chọn lọc tiêu chuẩn để phân chia các thời kỳ mà
nhiều người chọn là:

6
+ Kích thích cơ thể và các cơ quan
+ Trọng lượng cơ thể
+ Sự cốt hoá cột sống
+ Mọc răng
+ Sự phát triển của tuyến nội tiết
+ Sức mạnh của cơ
a) Đặc điểm các thời kỳ
- Sự phân chia các thời kỳ (hay giai đoạn) của cơ thể là một thực tế khách
quan, nhưng ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng
- Có nhiều cách phân chia các thời kỳ của cơ thể
- Sau đây là cách phân chia chia của trường phái các nhà nhi khoa liên xô
trước đây.
+ Thời kỳ thứ nhất: thời kỳ phát triển trong tử cung
+ Thời kỳ sơ sinh
+ Thời kỳ bú mẹ
+ thời kỳ răng sữa
+ Thời kỳ thiếu niên
+ Thời kỳ dậy thì

Chương II: CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ (12 TIẾT)

A.HỆ VẬN ĐỘNG


I.Tầm quan trọng của hệ vận động
- Hệ vận động gồm có hệ xương và hệ cơ.
- Hệ xương là một cái khung cứng có tác dụng làm chỗ dựa cho các phần mềm,
tạo cho cơ thể một hình dạng nhất định. Các xương tạo ra những khoang chứa và
bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể. Hệ xương còn đảm bảo các tư thế của cơ
thể và cùng với hệ cơ làm nhiệm vụ vận động.
- Hệ cơ đóng vai trò quan trọng trong sự vận chuyển, hoàn thành một cử động
hoặc giữ cho cơ thể có một tư thế nhất định hoặc giữ cân bằng cơ thể. Cơ còn
thực hiện chức năng sinh sản, dinh dưỡng và biểu thị tình cảm của con người
thông qua sự co rút. đối với con người, hệ cơ còn có nhiệm vụ co các cơ quan
phát thanh để phát ra tiếng nói.
II. Hệ xương
1. Cấu tạo và thành phần hoá học của xương
a, Cấu tạo của xương
- Bộ xương người gồm nhiều loại xương có cấu tạo khác nhau đó là xương
ngắn, xương dài và xương dẹt.
* Xương dẹt:

7
- Gồm ở: xương sọ và xương sườn, cấu tạo gồm 2 tấm xương đặc ở mặt ngoài
và ở giữa 2 lớp xương xốp.
* Xương ngắn:
- Ở xương ngón tay và ngón chân chủ yếu là xương xốp tạo lên và ở ngoài được
phủ bởi một lớp mỏng xương đặc.
* Xương dài:
- Hai đầu của xương dài cấu tạo giống xương ngắn còn thân xương được cấu
tạo bằng xương đặc làm cho thành xương dày, giữa thân xương có ống tuỷ. Ống
tuỷ có chứa tuỷ xương.
- Trên thành xương đặc có một lớp xương xốp mỏng. Lớp này tiếp xúc với ống
tuỷ.
- Bao bọc bên ngoài của là màng xương. Màng xương là một lớp mô mỏng, đàn
hồi, có nhiều dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết. Mạch máu và mạch
bạch huyết vào xương qua lỗ nằm trên mặt xương.
- Màng xương gồm 2 lớp: lớp ngoài có chức phận che chở, lớp trong gắn trực
tiếp với mô xương, làm thành tầng sinh xương, chứa tế bào sinh xương, có khả
năng sinh sản.
b. Thành phần hoá học của xương
- Trong xương có 1/3 là chất hữu cơ, 2/3 là chất vô cơ.
- Thành phần chủ yếu: CaCO3, Ca3(PO4)2. Chính vì vậy, xương vừa có tính
đàn hồi vừa có tính cứng rắn. Tính đàn hồi của xương là do chất hữu cơ của
xương quyết định. Còn tính cứng rắn của xương được chất vô cơ đảm nhiệm.
- Trong xương các chất hữu cơ và chất vô cơ kết hợp chặt chẽ với nhau. Song tỷ
lệ này có ở trong xương thay đổi theo lứa tuổi.
2. Sự phát triển của hệ xương
a. Sự hình thành mô sụn
_ Ngay khi bào thai được 5 tuần thì ở vị trí sau này là xương đã tập hợp dần các
tế bào sụn, các tế bào này sản sinh ra chất gian bào chắc và đàn hồi.
_ Do tích tụ dần các chất gian bào mà những tế bào tách nhau ra và được tách ly
trong khối chất gian bào dày đặc. Các tế bào này sinh sàn nhanh, biến thành chất
sụn.
b. Sự hình thành mô xương
Mô xương được hình thành bằng 2 cách:
- Từ mô liên kết mô xương (mô xương sơ cấp)
- Từ mô sụn mô xương (mô xương thứ cấp)
* Sự hình thành mô xương sơ cấp:
- Tại mô liên kết xuất hiện những tế bào xương, đông thời chúng tạo ra các gian
bào của mô xương.
- Chất gian bào lan rộng và ngấm muối canxi. Kết quả từ mô liên kết chuyển
thành mô xương.

8
* Sự hình thành mô xương thứ cấp:
- Từ mô sụn chuyển thành mô xương có 2 cách:
+ Cốt hoá nội sụn:( tế bào tạo xương bắt đầu xuất hiện trong lòng sụn) đồng
thời trong lòng sụn có sự lắng đọng muối canxi, mô sụn bị huỷ hoại dần dần và
thay vào đó là mô xương. Chúng tạo ra các đòn xương. Các đòn xương phát
triển theo nhiều hướng và đan vào nhau, giữa các đòn xương có các xoang trong
đó có chứa các tuỷ đỏ xương.
+ Cốt hoá ngoại sụn: Con đường tương tự như cốt hoá nội sụn song chỉ khác là
các tế bào xương bắt đầu xuất hiện trên mặt mô sụn. Sự cốt hoá ngoại sụn diễn
ra nhanh hơn cốt hoá nội sụn.
c. Sự phát triển của xương
- Bộ xương người gồm nhiều loại xương. Mỗi xương được phát triển theo một
hướng khác nhau.
- Các xương dẹt (như xương sọ, xương mặt…) lớn lên nhờ sự tích luỹ mô
xương ở cả bề mặt ( xương lớn lên về chiều dày) và cả ở mép ( xương lớn lên về
chiều dài).
- Các xương dài ( như các xương tay, ở chân) lớn lên nhờ phần sụn nối giữa
thân xương và đầu xương.
- Mô xương bắt đầu được hình thành ở chính giữa phần thân xương ở bên trong
sụn và bề mặt sụn.
d. Sự phát triển của bộ xương người
* Bộ xương của trẻ sơ sinh:
- Ngay từ đầu tháng thứ 2 trong giai đoạn bào thai cho đến lúc ra đời chỉ có
xương cổ tay, một vài xương cổ chân và xương cụt là không có những trung tâm
cốt hoá đầu tiên. Trong đó nhiều xương không những có một mà có thể có hai
hay vài trung tâm cốt hoá.
- Nhìn chung, bộ xương của trẻ mới đẻ còn nhiều phần sụn: các đầu xương vẫn
còn là sụn, như đầu của các xương tay, xương chân; trong nhiều xương vẫn còn
những phần sụn giữa các trung tâm cốt hoá riêng biệt.
- Ở trẻ mới đẻ các xương dẹt của sọ não vẫn chưa dính sát với nhau trên toàn bộ
bề mặt tiếp giáp.
* Sự phát triển của bộ xương sau khi trẻ ra đời
- Sau khi ra đời, bộ xương tiếp tục lớn lên và phát triển. Những trung tâm cốt
hoá mới xuất hiện.
- Đối với trẻ khoẻ mạnh, thời kỳ xuất hiện của những trung tâm này tương đối
ổn định. Vì vậy, khi cần có thể xác định tuổi của trẻ bằng phim chụp tia xương
những phần nhất định của bộ xương.
- Các xương dài cũng tiếp tục được dày thêm bằng cách xếp thêm các mô
xương ở phía ngoài và phá huỷ ở bên trong, trong đó sự lớn lên nhanh hơn sự
tiêu huỷ.

9
VD: Chiều dài của xương cánh tay tăng lên khoảng 1/3 , còn chiều dài của
xương đùi dài thêm khoảng 1,5 lần.
- Vào những năm sau các xương dài phát triển chậm hơn. Khi thân xương và
đầu xương gắn với nhau thì xương không dài nữa.
- Các xương sọ lớn lên không đều: trong năm đầu nó lớn lên nhanh, vì thế vòng
đầu tăng khoảng 30%, chiều rộng tăng hơn 40%, dung tích của sọ não tăng lên
khoảng 2,5 lần.
- Khi trẻ 7 _ 8 tuổi, dung tích sọ não chỉ kém người lớn 8_ 10%, còn vòng đầu
nhỏ hơn 2cm.
- Đối với sọ mặt thì còn tiếp tục lớn lên trong nhiều năm. Đến khi 13_ 14 tuổi
thì những đặc điểm cá biệt của nét mặt được hình thành.
3. Giới thiệu bộ xương người
Bộ xương người có khoảng 200 chiếc xương, chia làm 3 phần: xương đầu,
xương thân, xương và xương chi.
* Xương đầu:
- Là cơ quan bảo vệ nhiều bộ phận rất quan trọng ở trong đầu.
- Xương đầu gồm sọ não và sọ mặt (sọ tạng).
+ Sọ não: Là một hộp xương lớn, hình trứng, do 8 xương hợp thành ( 2 xương
thái dương, 2 xương đỉnh, 1 xương chẩm, 1 xương trán, 1 xương bướm, và 1
xương sàng ). Các xương này khớp với nhau bằng khớp bất động. Sọ não chứa
não bộ. Có thể coi sọ não là phần tận cùng phình rộng ra của ống cột sống và
thông với nó bằng một lỗ chẩm ở đáy hộp sọ.
+ Sọ mặt: nằm ở duới sọ não là cửa vào của một số cơ quan như cơ quan tiêu
hoá, cơ quan hô hấp, đồng thời là bộ phận bảo vệ cho các giác quan nhờ thị giác,
khứu giác, vị giác và thính giác.
Xương mặt gồm 15 xương liên kết tạo lên. Đó là 3 xương lẻ và 6
xương chẵn.
* Xương thân:
Xương thân gồm cột sống và lồng ngực
- Cột sống vừa là khung năng đỡ, vừa là cơ quan bảo vệ cho bộ phận thần kinh
trung ương, trước hết là tuỷ sống. Mặt khác, trong cơ thể còn có rất nhiều các cơ
quan khác ít nhiều có liên hệ với cột sống như cơ quan vận động, cơ quan hô
hấp….
- Ở người cột sống, gồm 33 _ 34 đốt sống.
- Cột sống gồm nhiều đoạn: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt
lưng, 5 đốt sống cùng, 4_ 5 đốt sống cụt. Ở người trưởng thành thì các đốt sống
cùng và đốt sống cụt dính liền với nhau làm thành 2 xương (đó là xương cùng và
xương cụt).
- Cột sống người không hoàn toàn thẳng mà có 4 khúc uốn ( cổ, thắt lưng và
cùng, ngực). Do vậy, cột sống có hình dáng giống chữ S.

10
- Lồng ngực có nhiệm vụ bảo vệ tim, phổi, thực quản và một số bộ phận trong
khoang bụng ( nhơ gan, dạ dày….)
- Lồng ngực do 12 đôi xương sườn, các đốt sống ngực và xương ức tạo lên.
* Xương chi:
- Xương chi gồm xương tay và xương chân.
- Xương tay gồm xương cánh tay, xương cẳng tay, xương bàn tay.
- Xương chân gồm xương đai hông và xương chân. Xương đai hông gồm xương
hông và xương cùng. Hai xương hông nối với nhau ở phía trước, phía sau khớp
với xương cùng.
- Xương chân gồm xương dùi, xương cẳng chân, xương bàn chân.
- Sự khác nhau chủ yếu giữa xương bàn chân và xương bàn tay là 2 xương bàn
chân tạo lên một cái vòm hoàn toàn phù hợp với chức năng năng đỡ toàn bộ cơ
thể và vận chuyển.
* Các khớp xương:
- Có 3 loại khớp:
+ Khớp bất động
+ Khớp bán động
+ Khớp động
4. Đặc điểm bộ xương trẻ em
- Xương trẻ em mềm, dẻo vì có nhiều nước và chất hữu cơ.
- Trong bộ xương còn một phần sụn, các khớp xương, bao khớp, dây chằng, gân
thì lỏng lẻo.
- Một số xương chưa dính liền nhau, do vậy dễ bị cong vẹo, sai khớp.
- Xương nhẹ vì có nhiều ống xương.
- Số lượng tế bào xương và mạch máu nhiều.
* Xương sọ
* Xương cột sống
* Lồng ngực
* Xương chi
* Xương chậu
III. Hệ cơ
1. Cấu tạo của cơ
Có 3 loại cơ: cơ vân, cơ trơn, cơ tim
a. Cơ trơn
- Cơ trơn chiếm tỷ lệ rất ít khoảng 20% trọng lượng cơ thể
- Cơ trơn gồm những tế bào trơn có hình sợi thuôn nhọn 2 đầu, dài 60 - 100um.
- Mỗi một tể bào có màng bao bọc ở bên ngoài. Trong là chất nguyên sinh và có
nhiều tơ cơ xếp theo chiều dọc sợi cơ. Giữa có một nhân hình que. Cơ trơn tạo
thành các cơ quan rỗng như thành ống tiêu hoá, thành động mạch, thành tĩnh
mạch…

11
b. Cơ vân
- Cơ vân chiếm 42% trọng lượng cơ thể. Cơ vân tạo lên hình dáng bên ngoài
của cơ thể. Hình dạng của cơ vân rất phong phú; có cơ dài, cơ ngắn và cơ rộng.
- Mỗi một cơ gồm có cơ gân và cơ bụng.
- bụng cơ có nhiều sợi cơ,tập chung thành bó xếp song song với nhau.
- Mỗi một sợi cơ có màng bao bọc ở bên ngoài; trong là nguyên sinh chất, có
nhiều tơ cơ nằm dọc cùng một hướng với sợi cơ; giữa là vô số nhân tế bào có tới
hàng mấy trăm, nhân này gần bề mặt của sợi cơ.
c. Cơ tim
- Cơ tim cấu tạo lên quả tim.
- Nó có cấu tạo giống cơ vân, nhưng khác ở chỗ: các sợi cơ tim phân nhánh và
nối với nhau thành một màng lưới. Các sợi cơ tim dài, tiết diện sợi không đồng
đều.
- Hoạt động của cơ tim giống cơ trơn là không theo ý muốn của con người. Còn
hoạt động của cơ vân là theo ý muốn của con người.
2.Cấu tạo hệ cơ
Hệ cơ bao gồm trên 600 cơ chiếm 2/5 trọng lượng cơ thể.
Hệ cơ được chia thành những nhóm chính cơ bản sau:
- Nhóm cơ đầu
- Nhóm cơ cổ
- Nhóm cơ mình
- Nhóm cơ chi
3. Hoạt động của cơ
a. Sự co cơ
* Cơ chế co cơ:
- Co rút là đặc tính cơ bản của cơ. Khi có những kích thích khác nhau tác động
vào cơ, cơ phản ứng bằng sự co cơ.
- Cơ bám vào xương nên cơ co làm cho khớp xương chuyển động, tạo nên sự
vận động của cơ thể.
- Cơ bám vào da khi cơ co tạo nên nếp nhăn ở da.
- Cơ trơn khi co gây lên sự co bóp các nội quan.
* Công của sự co cơ:
- Khi co cơ
- Công của co
- Điều kiện hoạt động thích hợp nhất của các cơ.
b. Sự mỏi cơ
- Mỏi cơ là một hiện tượng giảm sút hoặc ngững hẳn hoạt động của cơ do làm
việc.
- Nguyên nhân gây mỏi cơ:

12
+ Khi cơ co trong cơ tích luỹ các sản phẩm chuyển hoá axitlactic. Axitlactic có
khả năng gây ức chế sự co giãn của cơ. Khi cơ co nhiều sẽ sinh ra nhiều
axitlactic, vì thế mà làm cho cơ bị mỏi.
+ Khi cơ co cần có năng lượng. Khi cơ co nhiều, cơ mỏi là do năng lượng dự
trữ trong cơ đã hết dần.
+ Khi cơ co bị mỏi sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, vì thế hoạt động trí óc, hoạt động
chân tayddeeuf bị giảm.
IV. Sự phát triển tư thế
1. Khái niệm
Tư thế là phong thái quen thuộc khi ngồi, đứng và đi, nó bắt đầu được
hình thành từ rất sớm.
2. Các loại tư thế
a. Tư thế bình thường
- Là tư thế thuận lợi nhất đối với bộ máy vận động cũng như toàn bộ cơ thể thực
hiện các chức năng vận động.
- Các dấu hiệu đặc chung:
+ Độ cong tự nhiên của cột sống
+ Hai xương bả vai nằm cân xứng nhau, hai vai mở rộng, chân thẳng, vòm gan
bàn chân phát triển bình thường.
- Những người có tư thế đẹp thường có thân hình cân đối, đầu giữ thẳng, các cơ
săn chắc, bụng thon, các cử động gọn gàng và chính xác.
b. Tư thế không bình thường
- Trong thực tế ta thường gặp những người có tư thế không bình thường như so
vai, gù lưng, ưỡn bụng, vẹo lưng.
- Đối với những người bị so vai do hệ cơ phát triển kém nhất là cơ lưng. Đầu và
cổ hơi ngả về phía trước. Lồng ngực lép kẹp. Vai nhô ra trước. Bụng phình to ra.
- Đối với những người gù lưng do các cơ phát triển yếu, các dây chằng kém đàn
hồi. Do vậy độ cong tự nhiên của cột sống ở vùng lưng tăng lên rõ rệt.
- Đối với những người ưỡn bụng do cột sống ở vùng hông cong nhiều ở phía
trước. Độ cong cơ lại bị giảm đi. Bụng ưỡn nhiều ra phía trước.
- Đối với những người vẹo lưng do vai, các xương bả vai và thân hình không
cân xứng.
- Ở lứa tuổi mần non sự hỏng tơ thế thường hay gặp ở trẻ có tư thể lực phát
triển yếu, ở trẻ có bệnh còi xương, bệnh lao và ở trẻ có mắt và tai kém.
- Ở trẻ khi có sự sai lệch về tư thế có thể dẫn tới sự biến dạng lâu dài của hệ
thống xương.
3. Các biện pháp đề phòng sự sai lệch tư thế ở trẻ
- Cho trẻ ăn uống đủ chất, đủ lượng và phù hợp với lứa tuổi để giúp cho cơ thể
trẻ phát triển tốt tránh được bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.

13
- Thường xuyên cho trẻ tập thể dục thể thao, chơi các trò chơi vận động, cho trẻ
dạo chơi nơi thoáng khí để củng cố sức khoẻ và bộ máy vận động cho trẻ.
- Quan tâm đến tư thế của trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Khi trẻ ngồi học, ngồi ăn,…
phải dạy trẻ ngồi đúng tư thế.
- Trong khi trẻ ngủ, không nên cho chúng nằm trên đệm quá cứng hoặc quá
mềm, hoặc nằm nghiêng lâu một bên….vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến cột sống
của trẻ.
- Ngoài ra cần tránh một số vấn đề sau:
+ Trước 3 tháng tuổi không nên bế trẻ ở tơ thế đứng.
+ Trước 6 tháng không nên cho trẻ ngồi.
+ Trước 9 tháng không nên cho trẻ tập đi.
+ Khi tập cho trẻ đi không nên dắt một tay.

B. HỆ TUẦN HOÀN
I. Máu.
1) Chức năng.
+ chức năng hô hấp
+ chức năng dinh dưỡng
+ chức năng đào thải
+ chức năng điều hoà hoạt động các cơ quan
+ chức năng điều hoà trong cơ thể
+ chức năng bảo vệ cơ thể
2) Thành phần: Gồm 2 thành phần chính: huyết tương và các tế bào máu
a) huyết tương
- chiếm 45% thể tích máu
- là 1 chất dịch trong suốt màu hơi vàng, nước chiếm 90%, trong chiếm
7,5%; gluxít chiếm 0,12%; lipít chiếm 0,5- 1%, muối khoáng 1% và một số chất
khác
- ở huyết tương trong gồm 3 loại chủ yếu
+ anbumin; globulin; phibrin
b) các tế bào
*hồng cầu: là một tế bào hình đĩa lõm 2 mặt không nhân, đường kính 7 =
8µ m
- số lượng hồng cầu không ổn định và có thể phát triển
- số lượng hồng cầu ở nam khoảng 4.200.000; ở nữ giới 3.800.000/1mm
khối máu.
- thời gian sống khoảng 100 - 120 ngày
- thành phần của hồng cầu là huyết cầu tố (hemôglôlin); hồng cầu chứa axit
và chiếm 35% khối lượng hồng cầu, h20 chiếm (02 - 6,5% trọng lượng)
- hồng cầu được sinh ra ở gan, tì, tuỷ xương.

14
- nhờ huyết cầu tố mà máu vận chuyển được c02 và o2 từ mô lên phổi và
ngược lại
* bạch cầu: là những tế bào có nhân không màu, đường kính 8 - 15µ m có
khả năng vận động
- số lượng bạch cầu ít hơn hồng cầu
vd: ở nam số lượng bạch cầu ≈ 7000; ở nữ giới ≈ 6200/1mm3 máu
- thời gian sống ngắn tuỳ loại (từ 10 ngày -> vài tuần)
- bạch cầu có khả năng thực bào chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn
nhiễm độc và tạo ra kháng thể.
-được sinh ra ở tuỷ xương, gan, lách, tì và các hạch bạch huyết
* tiểu cầu: là những tiểu thể máu hình cầu nhỏ đường kính từ 2 - 3µ m
không nhân.
- số lượng từ 200 -> 400.000/1mm3
- thời gian sống từ 46 ngày
- chức năng có vai trò làm ngừng chảy máu khi các mạch máu bị tổn
thương, tham gia tích cực vào quá trình đông máu
- tiểu cầu sinh ra ở tuỷ xương
3)Tính chất của máu:
3.1. khối lượng máu
khối lượng máu của trẻ em thay đổi trong một phạm vi lớn tuỳ theo lứa tuổi
và đặc điểm cá thể của trẻ
nếu so với cân nặng thì số lượng máu của trẻ em nhiều hơn so với số lượng
máu của người lớn.
VD: ở trẻ sơ sinh khối lượng máu chiếm 14% trọng lượng cơ thể. trẻ bú mẹ
chiếm 11%. trẻ lớn chiếm 7 - 8%. người lớn chiếm 5 - 6%
riêng ở trẻ sơ sinh khối lượng máu còn phụ thuộc vào thời gian cắt dây rốn.
nếu cắt dây rốn ở trẻ chậm thì thường nhận được 100g máu nhiều hơn so với trẻ
buộc rốn sớm
3.2. tỷ trọng máu
tỷ trọng máu ở trẻ sơ sinh thường rất cao, từ 1,060 - 1,080. ngoài ra tỷ trọng
của máu còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. chẳng hạn: nếu cắt dây rốn
muộn thì tỷ trọng của máu cao hơn. đối với trẻ khoẻ mạnh thì tỷ trọng của máu
cũng cao hơn so với trẻ yếu. ban ngày tỷ trọng của máu lớn hơn so với ban đêm.
3.3. thời gian đông máu
trẻ sơ sinh thời gian đông máu trung bình cứ khoảng 4 - 5,5 phút
(gần giống như ở người lớn)
3.4. nhóm máu
dựa trên hiện tượng ngưng kết hồng cầu mà lanxtênơ đã phát hiện ra ở
người có 4 nhóm máu chính là a,b,ab và o. sở dĩ có tên như vậy vì ông nhận thấy
trên hồng cầu có những chất có tính chất giống như những kháng nguyên gọi là

15
ngưng kết nguyên. còn trong huyết tương thì có những chất có tính chất giống
như những kháng thể (nghĩa là chúng có khả năng ngưng kết hồng cầu) gọi là
những ngưng kết tố.
sự phân bố ngưng kết nguyên và ngưng kết tố trong 4 nhóm máu như sau.
nhóm máu hồng cầu có ngưng kết nguyên huyết tương có
ngưng kết tố
A A chống B
B B Chống A
AB A và B không có gì
O không có gì Chống A và chống B

các ngưng kết nguyên và ngưng kết tố có những đặc tính sau:
- ngưng kết nguyên có sẵn trong hồng cầu, cũng như ngưng kết tố có sẵn
trong huyết tương.
- sự ngưng huyết sẽ xảy ra khi a gặp a hay β gặp b
vì vậy: nhóm máu o là nhóm máu cho phổ thông, còn nhóm máu ab là
nhóm máu nhận phổ thông
sơ đồ nhận và cho máu của các nhóm máu như sau:

ở người việt nam tỷ lệ các nhóm máu như sau: ab: 4,2%, b: 19,8%;
b: 28,6%; o: 47,3%
ngoài 4 nhóm máu trên còn có hệ thống nhóm máu rh. trên màng hồng cầu
của nhóm máu rh có kháng nguyên gọi là rh+, còn trong hồng cầu không có
kháng nguyên thì gọi là rh-. ở việt nam tỷ lệ người có nhóm máu rh là 0,05%
3.5. cơ chế đông máu
sơ đồ:

16
- đông máu là phản ứng bảo vệ cho cơ thể khỏi bị mất máu khi bị chảy
máu. đông máu là một quá trình lý hoá phức tạp cần tóm tắt theo sơ đồ trên.
- khi còn nằm trong mạch máu tiểu cầu không bị vỡ ra. khi bị thương máu
chảy làm cho tiểu cầu bị vỡ ra, giải phóng enzim tromboplastin. enzim này có
tác dụng làm cho chất tiền trombin có trong huyết tương biến thành trombin,
dưới tác dụng của trombin chất fibrinnogen ở dạng hoà tan trong huyết tương
liên kết với nhau thành các sợi mảnh fibrin (sợi tơ huyết). những sợi này kết
thành mạng lưới cầm giữ tế bào máu không chảy ra ngoài được nữa. trong quá
trình đông máu có sự tham gia của ion canxi
4)Miễn dịch
- là khả năng của cơ thể chống lại sự nhiễm bệnh một cách có hiệu quả
- có 2 loại miễn dịch
+ tự nhiên
+ nhân tạo
a) miễn dịch tự nhiên
- là sau khi mắc và khỏi bệnh người ta sẽ không mắc bệnh đó trong suốt
cuộc đời hoặc trong một thời gian nhất định như sởi, cúm, đậu mùa, sốt phát
ban.
b) miễn dịch nhân tạo
- do con người tạo ra bằng cách tiêm chủng phòng bệnh như đưa vào cơ thể
những vi khuẩn gây bệnh đã được làm yếu đi để cơ thể tiết ra kháng thể chống
bệnh hoặc tiêm vào cơ thể những chất kháng bệnh đã được điều chế sẵn.
5) Đặc điểm của máu theo lứa tuổi
a) sự tạo máu
- trong giai đoạn bào thai cuối tuần thứ 2, đầu tuần thứ 3 đã có sự tạo máu ở
túi rốn.
- đến tuần thứ 5 bắt đầu có sự tạo máu ở gan. gan đã tạo đủ các thành phần
của máu nhưng chủ yếu là hồng cầu
- khi thai nhi được 12 tuần thì tuỷ xương bắt đầu sản xuất máu khi thai nhi
được 4 tháng thì lá lách bắt đầu sản xuất ra máu chủ yếu là bạch huyết.
khi 5 tháng trở đi thì chức năng sản xuất máu của gan yếu đi và chức năng
sản xuất máu ở tuỷ xương tăng lên.
- khi ra đời thì tuỷ xương là cơ quan độc nhất sản xuất ra máu
- ở tuổi dậy thì việc tạo máu chỉ còn ở các đầu xương các xương ngắn,
dẹt và thân xương sống.
- sự tạo máu ở trẻ rất mạnh nhưng không có tính ổn định
- khi bị thiếu máu thì tuỷ vàng của xương trở thành tuỷ đỏ để tạo máu.
b) đặc điểm về thành phần và tính chất của máu theo lứa tuổi.
* thành phần của máu:
trong máu có 2 thành phần chính: thể vô hình và thể hữu hình.

17
+ thể vô hình - huyết tương
huyết tương chiếm 45% thể tích máu. nó là một chất dịch hợi vàng,
trong đó có chứa hơn 90% là nước, 1% muối vô cơ (nacl, na 2co3 và một số muối
vô cơ khác), 7% prôtit, 0,1% là đường và một lượng rất nhỏ các chất khác.
ngoài ra, trong huyết tương còn chứa các chất khí, đặc biệt là khí ôxy và khí
cacbonic.
protit trong huyết tương cò vài loại, một trong số đó là fibrinogen - chất
sinh sợi huyết, chúng dễ chuyển sang trạng thái không hoà tan và tách ra khỏi
dung dịch ở dạng sợi mảnh để tạo thành cục máu. dạnh không hoà tan này là
fibrin (sợi huyết). sau khi lấy fibrin thì máu không có khả năng đông.
nếu để lắng thì trên lớp tiểu thế máu là một chất dịch màu hơi vàng, trong
suốt, người ta gọi là huyết thanh. huyết thanh khác với huyết tương là không có
fibrinogen.
+ thể hữu hình:
thể hữu hình gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
hồng cầu: là tế bào hình đĩa lõm 2 mặt, không có nhân, rất thích hợp với
khả năng vận chuyển khí của hồng cầu. đường kính của hồng cầu 7 - 8,5µ m.
số lượng hồng cầu không ổn định, có thể thay đổi, trong một ngày lao động
khoảng 5% (thường số lượng hồng cầu tăng lúc làm việc và giảm lúc ngủ)
số lượng hồng cầu ở nam là 4.200.000 ± 210.000/mm3 máu và nữ là
3.800.000 ± 160.000/mm3 máu.
thời gian sống của mỗi hồng cầu là khoảng 100 đến 120 ngày. cứ mỗi giây
trong cơ thể có hàng mấy ngàn hồng cầu được sinh ra.
thành phần của hồng cầu là huyết cầu tố (hêmôglôbin) nó là chất nhuộm đỏ
cho hồng cầu có chứa axit và chứ 35% khối lượng của hồng cầu. ngoài ra,
trong hồng cầu còn có nước chiếm 62 - 65% trọng lượng.
trong cơ thể hồng cầu được sản sinh ở gan, tì và ở tuỷ xương.
nhờ có huyết cầu tố mà máu vận chuyển được khí cacbonic và ôxy từ mô
lên phổi và ngược lại
hb + o2 <=> hbo2
hb + co2 <=> hbco2
đây là phản ứng thuận nghịch, do phân áp ôxy quyết định.
- bạch cầu: là những tế bào có nhân, không màu, hình tròn, đường kính từ 8
- 15µ m, có khả năng vận động bằng giả túc theo kiểu amip (có thể thay đổi
hình dạng, tạo ra các chân giả) nhờ đó mà bạch cầu chuyển động tích cực dọc
theo các mạch máu, thậm chí đi ngược dòng máu. chính vì vậy, một số người
gọi bạch cầu là tế bào di động.
số lượng bạch cầu ít hơn so với hồng cầu. ở nam số lượng bạch cầu thường
dao động trong khoảng 7000 ± 700 và ở nữ 6200 ± 550/mm3 máu.

18
thời gian sống của bạch cầu tuỳ từng loại nhưng chỉ trong khoảng từ 10
ngày đến vài tuần.
nhìn chung, số lượng và tỷ lệ các loại bạch cầu luôn biến động, nhất là khi
mắc một số bệnh.
bạch cầu có khả năng thực bào chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn,
nhiễm độc cho cơ thể và sản xuất ra các kháng thể chống các tác nhân gây bệnh.
trong cơ thể bạch cầu được sinh ra ở tuỷ xương, lách, gan, tỳ và ở các hạch
bạch huyết.
- tiểu cầu: là những tiểu thể máu hình cầu nhỏ, đường kính 2 - 3 µ m.
chúng không có nhân và rất không bền vững.
số lượng tiểu cầu 200.000 - 400.000/mm3. nhìn chung số lượng tiểu cầu
tương đối dao động. chẳng hạn, số lượng tiểu cầu sẽ tăng khi ăn nhiều thịt, lúc bị
chảy máu, trong cơn dị ứng. và số lượng của chúng sẽ bị giảm đi khi bị thiếu
máu ác tính, khi bị nhiễm trùng.....
thời gian sống của tiểu cầu rất ngắn chỉ được 4 - 6 ngày.
chức năng của tiểu cầu gắn liền với sự ngừng chảy máu khi các mạch máu
bị tổn thương vì chúng tham gia tích cực vào quá trình đông máu.
trong cơ thể tiểu cầu được sinh ra ở tuỷ xương.
II. Tim.
1)Cấu tạo của tim
- tim nằm trong lồng ngực, tim có hình nón, đáy quay lên trên, đỉnh quay
xuống dưới hơi chếch sang trái và ra phía trước.
- tim của nam nặng hơn tim của nữ.
vd: ở vn của nam 267g; nữ 240g
- tim là một cơ quan rỗng, có vách, ngăn chia thành 2 nửa, nửa phải chứa
máu tĩnh mạch, nửa trái chứa máu động mạch. trong mỗi nửa chia thành 2 ngăn,
ngăn trên là tâm nhĩ, ngăn dưới là tâm thất.
- giữa tâm thất và tâm nhĩ có van
- thành tim gồm 3 lớp, lớp ngoài cùng là tâm bì ngoài có mạch máu lớn. lớp
giữa là tâm giữa. lớp trong là tâm bì trong
2) Hoạt động của tim
- chu kì hoạt động của tim gồm nhiều giai đoạn lặp đi lặp lại một cách đều
đặn tạo nên một chu kì tim.
- chu kì tim chia thành 3 giai đoạn
+ giai đoạn tâm nhĩ thu: chiếm 0,1s
+ giai đoạn tâm thất thu: chiếm 0,3s
+ giai đoạn tâm trương toàn bộ: chiếm 0,4s
vậy khi tim đập 75 lần/1 phút thì chu kì sẽ kéo dài 0,8s
3) đặc điểm của tim mạch theo lứa tuổi
* Tim:

19
trong những tháng đầu tim của trẻ nằm ngang (do cơ hoành nằm cao). khi
trẻ biết đi (1 tuổi) tim nằm ở vị trí chéo nghiêng. đến gần 4 tuổi tim nằm ở vị trí
thẳng như ở người lớn.
về trọng lượng. ở trẻ sơ sinh trọng lượng của tim tương đối lớn so với của
tim người lớn, chiếm 0,9% trọng lượng cơ thể (tim người lớn chiếm 0,9 trọng
lượng cơ thể). tim phát triển nhanh trong 2 năm đầu và ở tuổi dậy thì. sau đó
tim lại phát triển chậm lại
trọng lượng của tim theo lứa tuổi (tính bằng gam)

tuổi con trai con gái số lần tăng


sơ sinh 17,24 16,5
6 tháng 32,95 30,0 2 lần
1 năm 44,2 44,2 3 lần
5 tuổi 85,1 82,4 4 lần
10 tuổi 192,0 190,0 11 lần

về hình dạng: trẻ sơ sinh tim có hình hơi tròn, chiều ngang to hơn so với
người lớn. trong năm thứ nhất tim phát triển mạnh nhất so với những năm sau.
đến 13 - 17 tuổi tim lại phát triển mạnh một lần nữa theo kích thước của nó.
trong tim thì thành tâm thất phải phát triển chậm hơn thành của tâm thất trái và
với tỷ lệ như sau:
ở thai được 7 tháng có tỷ lệ: 1: 1
trẻ sơ sinh: 1,4 : 1
trẻ 4 tháng: 2:1
trẻ 15 tuổi: 2,76 : 1
nhìn chung, ở trẻ nhỏ cơ tim mỏng và ngắn hơn so với ở người lớn. nhưng
cơ tim của trẻ lại có nhiều mạch máu, do đó bảo đảm tốt cho việc dinh dưỡng cơ
tim.
về hoạt động của tim: ở trẻ nhỏ tim hoạt động mang tính không ổn định.
chẳng hạn:
tần số co bóp của tim trong những tháng đầu là 120 - 140 lần/phút
cuối 1 tuổi là 100 - 130 lần/phút
2 - 4 tuổi là 90 - 120 lần/phút
5 - 6 tuổi là 80 - 110 lần/phút
trong những năm tiếp theo tần số co bóp của tim tiếp tục giảm đi chút ít.
* Mạch:
lòng động mạch ở trẻ tương đối rộng hơn so với ở người lớn và phát triển
hơn so với tĩnh mạch. ở trẻ nhỏ kích thước lòng động mách và tĩnh mạch gần
bằng nhau. ở người lớn lòng tĩnh mạch lớn gấp hai lần lòng động mạch (nếu tỷ

20
lệ giữa lòng tĩnh mạch và động mạch ở trẻ sơ sinh là 1 : 1 thì ở người lớn là 2 :
1). trẻ càng lớn thì lòng tĩnh mạch càng phát triển và rộng hơn lòng động mạch.
động mạch phổi ở trẻ dưới 1 tuổi to hơn động mạch chủ. khi trẻ từ 10 - 12
tuổi thì kích thước của động mạch phổi tương đươngvới động mạch chủ. từ sau
thời kỳ dậy thì động mạch chủ lớn hơn động mạch phổi.
mao mạch ở trẻ cũng rộng hơn so với ở người lớn, nhất là trong mấy tuần
đầu sau khi đẻ (do yêu cầu dưỡng khí của trẻ sơ sinh cao). sau đó mao mạch
phát triển mặnh trong năm đầu và cho đến tuổi dậy thì thì ngừng phát triển.

C. HỆ HÔ HẤP
I. Tầm quan trọng.

II. Cấu tạo của hệ hô hấp:


a. Bộ phận dẫn khí
- Là một loạt các ống có đường kính khác nhau, nối liền với nhau và làm nhiệm
vụ dẫn khí.
- Gồm: khoang mũi, thanh quản, khí quản và phế quản.
+ Khoang mũi:
* Là bộ phận đầu tiên của bộ phận dẫn khí.
* Trong khoang mũi có: lông mũi, niêm mạc mũi với hệ thống mao
mạch dày đặc và các tuyến nhầy.
* Chức năng:
» Lọc sạch, hâm nóng, làm ẩm không khí.
» Nhận các kích thích về mũi.
+ Thanh quản:
* Tiếp giáp với khoang mũi.
* Là một liên kết sun gồm: sụn nhẫn, sụn phễu, sụn giáp và sụn thanh
nhiệt. Các sụn trên nối với nhau và với các bộ phận khác bằng các dây
chằng.
* Trong thanh quản còn có các cơ và dây thanh âm.
* Chức năng: dẫn khí và phát âm thanh.
+ Khí quản:
* Tiếp theo thanh quản.
* Là một ống trụ, gồm từ 16 – 20 vành sụn hình móng ngựa.
* Mặt trong của khí quản có các tiêm mao và màng tiết dịch nhầy.
* Chức năng lọc sạch không khí và dẫn khí.
+ Phế quản:
* Tiếp theo khí quản.

21
* Gồm 2 nhánh: phế quản phải và phế quản trái. Mỗi phế quản cùng với
các động và tĩnh mạch, các tổ chức thần kinh tạo thành cuống phổi.
* Cấu tạo giống khí quản nhưng các vòng sụn hoàn toàn tròn.
b. Bộ phận thở (bộ phận hô hấp).
- Gồm 2 lá phổi nằm trong lồng ngực. Mỗi lá phổi bao gồm có các thùy, tiểu
thùy, phế nang và màng phổi bao bọc. Tổng số phế nang trong hai lá phổi là 700
triệu.
- Phổi đươc bao bọc bởi màng phổi. Màng phổi gồm có hai lớp: lá thành và lá
tạng, giữa hai lớp này có một lớp dịch mỏng. Hai lá phổi đều có màng riêng.
III.Hoạt động của cơ quan hô hấp
1) nhịp thở, kiểu thở
a) nhịp thở: 1 lần thở ra và hít vào gọi là nhịp thở.
- ở trẻ sơ sinh nhịp thở nhanh không đều.
- trẻ càng lớn nhịp thở càng giảm.
b) kiểu thở: được ứng theo lứa tuổi và giới tính
- trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ có kiểu thở bụng
- trẻ 2 tuổi thở hỗn hợp ngực, bụng
- từ 10 tuổi trở đi con gái thở bằng ngực, con trai thì thở bằng bụng
2) cử động hô hấp
a) hô hấp thường: hít vào được thực hiện bởi sự co của các cơ liên sườn ngoài,
cơ lưng sườn và cơ hoành.
- vậy áp lực trong màng phổi bị giảm tạo điều kiện mở rộng 2 lá phổi khi
đó khí trời sẽ được tự do tràn vào các phế nang.
động tác hít vào là động tác tích cực, động tác thở ra là động tác thụ động.
- khi thở ra các cơ bảo đảm cho sự hít vào đều giãn ra và các cơ đối lập với
chúng thì co lại hoặc sẽ làm cho thể tích lồng ngực bị giảm đi rõ rệt do đó áp
suất trong soang bao phổi và trong soang bụng tăng lên đều đó đảm bảo cho khí
trong các phế nang và các đường dẫn khí ra ngoài.
b) hô hấp sâu:
khi hít vào sâu ngoài các cơ hít vào còn có thêm một số cơ nữa tham gia
(như cơ ức đòn chũm, cơ treo, cơ ngực...) lồng ngực giãn rộng làm cho phổi
cũng được giãn rộng hơn áp lực không khí trong phổi hạ thấp, không khí vào
phổi nhiều hơn.
3) sự điều hoà hô hấp:
a) cơ chế phản xạ
b) điều hoà hô hấp = cơ chế thể dịch
IV.Đặc điểm hô hấp ở trẻ em.
a) khoang mũi:
- ở trẻ sơ sinh khoang mũi & khoang hầu tương đối nhỏ và ngắn.

22
- niêm mạc mũi mềm mại, có nhiều mạch máu. tổ chức họng ít bị chảy máu
cam, nhưng khi bị sổ mũi dễ gây tắt thở.
- khả năng bảo vệ của lớp niêm mạc mũi yếu nên những kích thích tác động
vào niêm mạc đều gây rối loạn nhịp thở và hoạt động của hệ tim mạch.
- các xoang chưa phát triển đầy đủ.
b)họng, hầu
- ở trẻ họng, hầu ít phát triển.
c) thanh, khí, phế quản:
+ thanh quản: trẻ dưới 6 - 7 tuổi khe thanh âm ngắn, thanh đới ngắn nên trẻ
có giọng nói cao hơn.
từ 12 trở đi thanh đới của con trai dài hơn so với của con gái.
+ khí quản: trẻ dưới 4 - 5 tháng thì khí quản có hình phễu, về sau biến đổi
dần có hình trụ.
+ phế quản:bên phải rộng và gấp hơn phế quản trái vì vậy di vật dễ rơi vào
phế quản phải.
* nhìn chung thanh, khí, phế quản của trẻ em có đường kính nhỏ tổ chức
đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu,
khi bị viêm nhiễm dễ bị khó thở giãn phế quản.
d) phổi
- trẻ em lớn dần theo tuổi về trọng lượng ở trẻ sơ sinh kém phát triển
- thể tích 2 lá phổi ở trẻ sơ sinh 70 cm3, 15 tuổi tăng gấp 10 lần
- các tổ chức phổi ở trẻ ít đàn hồi nên dễ bị xẹp phổi, giãn phế quản nhỏ khi
bị viêm phổi ho gà
- phổi của trẻ nhiều mao mạch
- sự trao đổi khí của trẻ cao hơn người lớn. ở trẻ em màng phổi mỏng dễ bị
giãn khi hít vào sâu và khi bị tràn khí tràn dịch màng phổi
V.Âm thanh và tiếng nói.
1) cấu tạo của cơ quan phát hành
âm thanh được hình thành khi không khí thở ra đi qua khe thanh môn hẹp
của thanh quản. vì vậy, thanh quản được gọi là cơ quan tạo tiếng
thanh quản gồm các sụn phễu, sụn nhẵn và sụn thanh nhiệt. bểntong thanh
quản có lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt lớp niêm mạc ở mỗi bên có 2 nếp
gấp. đó là các dây thanh âm. giữa 2 dây thanh âm cùng bên có một các rãnh lõm
xuốnggọi là buồng thanh quản. dây thanh âm thật ở dưới, đó là dây nói. dây
thanh âm giả ở trên đó là dây chủ yếu dùng để thở. do áp lực của luồng không
khí đi qua thanh quản, các dây thanh âm lúc căng, lúc giản. vì thế thanh môn lúc
mở, lúc khép. điều này ảnh hưởng đến độ cao của sự phát âm. khi các dây chằng
hơi sát lại gần nhau thì có tiếng thở dài. khi khoảng cách các dây chằng thu nhỏ
đến khoảng 3mm thì có tiếng nói thì thầm. khi nói bình thường cũng như khi hát
các dây thanh môn tiếp sát vào nhau.

23
độ cao của âm thanh phụ thuộc vào chiều dài, sự căng của các dây thanh
âm và lực của luồng không khí thở ra.
2) sự hình thành tiếng nói.
âm sắc của tiếng nói do tính chất của hoà âm xác định và phụ thuộc vào các
khoang cộng hưởng của phần trên của thanh quản, họng, khoang mịêng, mũi.
như vậy, tham gia vào sự hình thành âm thanh, tiếng nói thì ngoài thanh quản ra
còn có họng, miệng và mũi. âm thanh do thanh quản phát ra biến đổi khá nhiều
tuỳ thuộc vào vị trí của vòm mềm, của lưỡi và môi. phát âm các nguyên âm phụ
thuộc chủ yếu vào vị trí của lưỡi, của miệng. khi phần nào đó của khoang miệng
co lại thì nhiều loại âm thanh phụ âm được phát ra. ngoài ra, muốn hình thành
được mối liên hệ có điều kiện đối với các từ, trẻ phải bắt chước né mặt và âm
thanh ngôn ngữ của những người xung quanh. sau đó nó bắt đầu phát ra các
nguyên âm và hình thành nên các từ như "ba", "bà", "mẹ". rồi ngay sau đó, các
âm khác lại xuất hiện, cũng liên kết với các nguyên âm. dần dần, các âm được
phân hoá dẫn tới sự hình thành âm thanh ngôn ngữ thực sự.
D.HỆ TIÊU HÓA
I.Vai trò và ý nghĩa của sự tiêu hoá
1) vai trò của thức ăn
thức ăn là nguyên liệu để bù đắp sự hao hụt hàng ngày của cơ thể. nó cung
cấp những chất cần thiết để xây dựng cơ thể, đồng thời cũng là nguồn năng
lượng cần thiết để hoạt động sinh lý của cơ thể. thức ăn là sợi dây liên lạc giữa
cơ thể với môi trường ngoài.
2) ý nghĩa của sự tiêu hoá
tiêu hoá là sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hoá để tạo thành những chất
đơn giản có thể hấp thụ được vào máu rồi đi nuôi cơ thể. sự biến đổi thức ăn
được diễn ra theo 2 quá trình: biến đổi về lý học và biến đổi về hoá học.
sự biến đổi thức ăn về lý học được thực hiện nhờ răng, sự co bóp của các cơ
ở khoang miệng và thành ống tiêu hoá. nhờ vậy, thức ăn được cắt, xé, nghiền
nhỏ và trộn đều với dịch tiêu hoá.
sự biến đổi thức ăn về hoá học được thực hiện nhờ sự tham gia của men
tiêu hoá (trong các dịch tiêu hoá), làm cho thức ăn được biến đổi từ những hợp
chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản cơ thể có thể hấp thụ được.
men tiêu hoá là một chất xúc tác sinh học, có tác dụng biến đổi các chất
hữu cơ (prôtit, gluxit, lipit) trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể
hấp thụ được. mỗi men chỉ có tác dụng đối với một chất có thành phần hoá học
và có cấu trúc xác định và chỉ hoạt động có hiệu quả trong điều kiện nhiệt độ xác định.
ví dụ: gluxit dưới tác dụng của men amylaza, trong điều kiện nhiệt độ bằng
0
37 c và môi trường kiềm thì sẽ tạo thành đường manto.
II. Cấu tạo chức phận của cơ quan tiêu hoá.
1) ống tiêu hoá

24
- gồm: miệng, hầu thực quản, ruột già, non, dạ dày
a) miệng: răng giúp cho việc cắm xé nghiền nát thức ăn
- lưỡi làm nhiệm vụ của cơ quan vị giác, đảo thức ăn trong khi nhai và đẩy
thức ăn qua hầu thực quản.
b) thực quản: nối với hầu ở phía trên và phía dưới dạ dày là một ống dãi ≈ 20 -
25 cm
- ở trẻ sơ sinh thực quản có hình chóp nón, thành còn mỏng lớp cơ chưa
phát triển đầy đủ nên trẻ dễ bị nghẹn.
- nhiệm vụ của thực quản là dồn thức ăn từ miệng xuống dạ dày
c) dạ dày:
- là phần rộng nhất của ống tiêu hoá
- là nơi chứa và nghiền, bóp nhào trộn thức ăn.
- ở trẻ nhỏ dạ dày nằm ngang và cao khi trẻ biết đi thì dạ dày chuyển sang đứng
- ở tuổi mẫu giáo kthì có được vị trí như ở người lớn
- hình dạng của dạ dày phát triển tuỳ theo lúc no hoặc đói
- thành dạ dày gồm 3 lớp (lớp ngoài, lớp cơ, lớp trong)
d) ruột non
- là đoạn dài nhất của ống tiêu hoá
- chia thành 3 đoạn tá tràng, hồng tràng, hồ tràng
- thành của ruột non được cấu tạo bởi 3 lớp
- ở đây thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ của thành mạch máu
e) ruột già
- chứa các chất không được hấp thụ dài khoảng 1,3 - 1,5m chia thành 3
đoạn : phần đầu là manh tràng
giữa là ruột già chính thức (đại tràng)
cuối là ruột thẳng (trực tràng)
- thành được cấu tạo bởi 3 lớp (thanh mạc, lớp cơ, niêm mạc)
2) tuyến tiêu hoá
a) tuyến nước bọt
tuyến nước bọt nằm xung quanh miệng. nó là những ống hình chùm, tiết ra
nước bọt theo ống dẫn đổ vào khoang miệng. thành phần của tuyến nước bọt có
các enzym (ptyalin). số lượng và thành phần dịch tiết ra phụ thuộc vào tính chất
lý và hoá học của thức ăn. nước bọt có tác dụng làm nhão thức ăn khô và cuốn
khỏi niêm mạc miệng những chất có hại hoặc không cần thiết. các tuyến nước
bọt tiết ra nước bọt theo cơ chế phản xạ: thức ăn vào miệng kích thích các thụ
thể của các dây thần kinh vị giác, các xung động đó được lan truyền tới trung
khu điều khiển việc tiết nước bọt ở hành tuỷ, rồi từ đó theo dây thần kinh ly tâm
đến tuyến nước bọt, kích thích tuyế nước bọt tiết nước bọt.
ở trẻ sơ sinh tuyến nước bọt chưa biệt hoá, trung tâm điều khiển việc bài
tiết nước bọt chưa phát triển. do đó, ở trẻ nước bọt tiết ra ít và chưa tiêu hoá

25
được tinh bột. trẻ 3 - 4 tháng tuyến nước bọt đã phát triển hoàn toàn, số lượng
nước bọt được tăng dần lên, trong nước bọt của trẻ đã có đủ các men amylaza,
ptyanlin, mantaza... hoạt tính của các men được tăng dần theo lứa tuổi.
b) tuyến dạ dày
ở dạ dày có khoảng 5 triệu tuyến nhỏ nằm trong niêm mạc của dạ dày và
hàng ngày tiết khoảng 2 lít dịch vị. trong dịch vị có chứa hcl và men pepxin,
prezua. hcl vừa có tác dụng giúp cho men pepxin hoạt động, vừa có tác dụng
bảo vệ, tiêu diệt phần lớn vi sinh vật thâm nhập vào dạ dày cùng với thức ăn.
c) gan
gan là một tuyến lớn nhất của cơ thể, nặng 1,5kg và có màu nâu sẫm.
gan có nhiệm vụ tiết ra mật để tiêu hoá thức ăn, có vai trò quan trọng trong
quá trình trao đổi chất, tham gia vào quá trình đồng hoá prôtit, gluxit, lipít, là
nơi trung hoà của độc tố và tiêu huỷ hồng cầu già; đồng thời là nơi dự trữ
glycogen.
gan của trẻ em tương đối to so với trọng lượng cơ thể. ở trẻ sơ sinh trong
lượng gan chiếm 4,4% trọng lượng cơ thể. trẻ 10 tháng trọng lượng gan tăng gấp
đôi. đến 3 tuổi trọng lượng gan tăng gấp 3 lần so với lúc mới đẻ. sau đó gan phát
triển mạnh ở tuổi dầy thì, lúc này trọng lượng của nó chiếm 2,4% trọng lượng cơ thể.
gan ở trẻ dễ bị di động và thay đổi vị trí theo tư thế hoặc bị chèn ép. không
những thế gan của trẻ còn có nhiều mạch máu và chức phận của chúng chưa hoàn thiện.
d) tuyến tuỵ
tuyến tuỵ có màu hồng, nằm trong xoang bụng, có ống dẫn chất tiết đổ vào
ruột non ở tá tràng.
nhiệm vụ của tuyến tuỵ là tiêu hoá thức ăn (chức năng ngoại tiết). ở tuỵ còn
có các nhóm tế bào tiết ra chất insulin ngấm trực tiếp vào máu có tác dụng quan
trọng trong quá trình trao đổi gluxit. vì vậy, người ta gọi vai trò này là chức
năng nội tiết của tuyến tuỵ.
ở trẻ tuyến tuỵ hoạt động ngay từ lúc mới đẻ, trong dịch tuỵ của trẻ có đủ
các men tiêu hoá prôtit, gluxit, lipit như ở người lớn. hoạt tính của các men này
được tăng dần từ khi trẻ được 3 tháng và lúc trẻ 2 tuổi thì đạt được như ở người lớn.
nhìn chung, các tuyến tiêu hoá hoạt động chịu sự điều khiển của hệ thần
kinh. các dịch tiêu hoá được bài tiết theo cơ chế phản xạ phụ thuộc vào thành
phần của thức ăn.
III.Sự thống nhất hoạt động trong cơ quan tiêu hoá
- các bộ phận trong cơ quan tiêu hoá có sự phối hợp chặt chẽ và chính nhờ
ảnh hưởng của thần kinh và thể dịch. kết quả của sự phối hợp này là tạo ra được
các chất cho cơ thể và loại bỏ nhanh các loại thức ăn không sử dụng được, thức
ăn ôi thiu ra ngoài.
VD: nếu ăn bị ôi thiu, hoặc có mùi khó chịu khi đưa vào miệng người ta sẽ nôn ra.

26
- nếu thức ăn bịthiu mà không biết khi ăn vào các chất có hại nằm trong
thức ăn sẽ kích thích lên đầu của dây thần kinh hướng tâm nằm trong dạ dày để
đáp lại kích thích đó các c[r thành ruột co bóp mạnh nối tiếp nhau và lan truyền
theo hướng dạ dày. các sóng ngược chiều của sự co bóp này xuất hiện trong các
thành dạ dày và thực quản sinh ra chứng buồn nôn.
- nếu thức ăn ôi thiu đã xâm nhập xa hơn trong ống tiêu hoá thì có thể loại
bỏ bằng cách thành ruột co bóp lần 1 xô dẩy thức ăn về phía ruột thẳng và được
thải ra ngoài cơ thể.
IV. Cơ sở sinh lý của ăn uống
hoạt động của cơ quan tiêu hoá phụ thuộc vào sự muốn an của cơ thể. cảm
giác muốn ăn có liên quan tới sự hưng phấn của các trung khu thần kinh điều
khiển ăn uống của não bộ, từ đó có liên quan tới sự tăng cường các phản xạ ăn
uống. vì vậy, nếu ta không muốn ăn thì dịch tiêu hoá sẽ tiết ra ít, thức ăn được
tiêu hoá sẽ chậm hơn và ít hiệu quả hơn.
có nhiều biện pháp tạo ra sự muốn ăn của cơ thể và một trong những biện
pháp đó là: hình thành được phản xạ có điều kiện ăn uống về thời gian. khi phản
xạ này thành lập một cách bền vững thì chỉ đến các giờ ăn quen thuộc các cơ
quan tiêu hoá bắt đầu tiết dịch trước khi ăn. khi đó ta có cảm giác muốn ăn và
khi được ăn sẽ ăn ngon miệng. đồng thời, thức ăn sẽ được tiêu hoá nhanh.
ngoài ra, muốn có cảm giác muốn ăn thì phải tạo được hoàn cảnh ăn. ví dụ:
bát đũa, phòng ăn sạch sẽ, thức ăn được sắp xếp một cách lịch sự, gọn đẹp...
trong khi ăn tạo được bầu không khí tươi vui, yên tĩnh, nhẹ nhàng, tránh những
tin tức gây xúc động mạnh, cãi cọ...
E. HỆ BÀI TIẾT
I.Ý nghĩa của sự bài tiết.
- trong quá trình hoạt động cơ thể tạo ra các sản phẩm phân huỷ. phần lớn
các sản phẩm này có hại cho cơ thể, vì vậy cần phải kịp thời thải chúng ra khỏi
cơ thể
II.Cấu tạo của hệ bài tiết
- cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu (niệu quản,
bóng đái và ống dẫn nước tiểu)
- thận có chức phận lọc nước tiểu, ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bóng
đái và ống dẫn đái dẫn nước tiểu từ bóng đái xuống cơ quan bài tiết nước tiểu ra ngoài.
- thận nằm ở khoang bụng sát cột xương sống hình hạt đậu.
- thận gồm có 2 phần vỏ , tuỷ
+ phần vỏ: do các quản cầu tạo thành
+ phần tuỷ: màu trắng do các ống thu nước tiểu tạo thành
- bộ phận lọc nước tiểu trong thận gọi là đại thận. mỗi 1 đơn vị thận gồm 1
quản cầu malpighi nằm gọn trong nang bao man và các ống thận

27
- quản cầu malpighi là một túi mao mạch hình cầu khoảng 50 mao mạch
phân nhánh song song từ động mạch nhỏ đến
tổng diện tích mao mạch toàn thận là 1,7m2
- sau khi ra khỏi quản cầu động mạch lại phân chia thành hệ mao mạch bao
quanh ống thận cuối cùng hợp lại thành tĩnh mạch thận
- động mạch đến quản cầu lớn gấp 5 lần động mạch đi tạo cho quản cầu 1
lực thấm lớn.
- ống thận thông với nang bao man, gồm ống lượn gần quai henle và ống
lượn xa. ống lượn xa trùng với ống bóp chung và ống bóp chung đổ vào bệ thận.
III.Cơ thể chế tạo nước tiểu
- cơ chế tạo nướctiểu thực hiện theo quy luật
áp suất thẩm thâu và những phương thức vận chuyển tích cực
- gồm 2 giai đoạn chủ yếu ở nang bao mãn và lọc ở ống thận
1) sự lọc nước tiểu ở bao man
- do áp suất trong máu trongquản cầu malbighi lớn hơn áp suất trong nang
bao man nên trong h2o và các chất hoà tan trong nước thấm qua thành mạch
sang nao bao man tạo thành nước tiểu loại 1. bởi vậy h2o tiểu loại 1 có thành
phần gần giống với tương
+ lưu lượngmáu qua thận mỗi ngày khoảng 800 - 900l và thận lọc được 180
- 190 lít nước tiểu loại 1.
2) sự lọc nước tiểu ở ống thận
- khi nước tiểu loại 1 chảy qua ống thận đã xảy ra quá trình tái hấp thụ phần
nước tiểu và những chất khác trả lại cho máu (glucô; axitamnin, pr....)
còn các chất như urê, axituric, phênol và một số muối không được tái hấp
thụ cùng với nước tạo thành nước tiểu loại 2 ( nước tiểu chính thức) đỏ vào ống
góp chung.
- một số chất như glucô, axitamin... khi nồng độ củachúng trong máu vượt
quá giới hạn cho phép chúng không được tái hấp thụ hoàn toàn mà theo nước
tiểu ra ngoài.
- các chất như urê, sunfat... được thải ra ngoài nhiều hay ít là tuỳ theo nồng
độ của chúng trong máu.
- hoạt động của thận chịu sự chi phối của dây thần kinh dinh dưỡng và một
số hooc môn ngoài ra vỏ não cũng ảnh hưởng đến hoạt động của thận.
- các chất gây co mạch như alnenalin và vazopresin gây co mạch ở thận nên
làm giảm lượng nước tiểu
- hooc môn tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thận đều ảnh hưởng đến sự lọc
nước tiểu
- hooc môn tuyến tuỵ làm ảnh hưởng lớn đến quá trình tái hấp thụ glucô ở thận
IV. Sự bài tiết nước tiểu
- nước tiểu chảy xuống bóng đái nhờ nhu động của 2 niệu quản.

28
- cổ bóng đái có cơ thắt trên ở phía trên và cơ thắt vân ở phía dưới các cơ
này chịu sự chi phối của trung ương thần kinh
- khi nước tiểu chứa đầy bóng đái kích thích cơ quan thụ cảm làm xuất hiện
xung động thầnh kinh truyền về trung khu phản xạ tiểu tiện ở tuỷ sống gây
phản xạ.
V.Đặc điểm bài tiết theo tuổi trẻ em
- ở trẻ sơ sinhdo cơ chế lọc nước tiểu chưa hoàn thiện nên nước tiểu còn
loãng và khả năng thải các chất lạ còn kém.
- các ống thận còn ít ngoằn ngèo số đui thận cũng ít do đó khả năng tái hấp
thụ nước và các chất khác kém, không có khả năng khử các chất độc.
- thận phát triển nhanh trong năm đầu khi 3 - 4 tuổi ống thận và cấu tạo của
thận giống như người lớn nên khả năng tái hấp thụ trở nên mạnh mẽ và triệt để hơn.
- do hệ thần kinh chưa hoàn thiện nên động tác tiểu tiện của trẻ nhỏ chủ yếu
là phản xạ không điều kiện, số lần nhiều nhưng lượng nước tiểu lại ít.
VD: trẻ dưới 3 tháng tuổi thì 25 lần/ngày
1 tuổi 16 lần/ngày
3 tuổi 8 lần/ ngày
- việc kiểm tra của não chưa ổn định nên dễ xảy ra hoạt động tiểu tiện
không chủ định
- ở trẻ lớn cần đi tiểu tiện ngay khi bóng đái còn ít căng, ức chế tiểu tiện
mặc dù bóng đái đã căng. ảnh hưởng như vậy chỉ thực hiện được do kết quả của
việc hình thành các phản xạ có điều kiện.
phạn xạ này dễ hình thành nếu tập luyện phương pháp là vào lúc mới ngủ
dậy và sau mỗi lần cho bú.
- nếu tập luyện tốt thì cuối năm thứ nhất đầu năm thứ 2 thì trẻ đòi đi tiểu.
khi trẻ mới chơi nhịn đói lâu và vào lúc cảm hứng trò chơi tăng đột ngột làm cho
vỏ não xuất hiện ức chế cảm hứng, làm giảm ảnh hưởng của vỏ knão đối với
trung khu tiểu tiện gây ra phản xạ tiểu tiện không chủ định (đái dầm)
VI. Sự bài tiết qua da
- da là phần bao bọc ngoài cơ thể có chức năng bảo vệ cảm thụ và bài tiết
- da được cấu tạo bởi 3 lớp
+ lớp ngoài cùng là biểu bì
+ ở giữa là lớp gia chíh
+ trong cùng là mô liên kết
- trong da có các tuyến mồ hôi và tuyến nhờn nên có thể bài tiết mồ hôi
- tuyến mồ hôi nằm rải rác trên bề mặt da phân bố không đồng đều tập
trung nhiều nhất ở nách, gan, bàn tay, bàn chân.
- thành phần chủ yếu trong mồ hôi chiếm 98% là h2o còn lại là các chất
nacl, kcl, fốt fát, sunfat, ...

29
- da còn tham gia điều hoà thân nhiệt, giữ thăng bằng tính thẩm áp và hằng
tính của môi trường bên trong cơ thể.
- các tuyến nhờn có khắp bề mặt da, chất nhờn còn có tác dụng làm mượt
da, mềm da, lông, tóc
- phản xạ tiết mồ hôi là phản xạ tự động do trung khu ở tuỷ sống và hành
tuỷ điều khiển.
- kích thích trực tiếp của phản xạ mồ hôi là nhiệt độ của môi trường xung quanh

CHƯƠNG 3:HỆ NỘI TIẾT (02 TIẾT)


I.Đại cương về tuyến nội tiết
1) khái niệm.
- sự điều hoà hoạt động của các cơ quan trong cơ thể nhờ 2 hệ thống:
+ hệ thần kinh
+ các tuyến nội tiết
- các tuyến nội tiết điều hoà hoạt động chức năng bằng những chất được gọi
là hooc môn. hooc môn là những chất có tác dụng sinh học cao ảnh hưởng đến
quá trình trao đổi chất, sự sinh trưởng và phát triển thể chất, tâm lí, sự phân hoá
của các cơ quan. tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, các chất tiết
được đổ thẳng vào máu rồi được chuyển tới mọi c quanlàm ảnh hưởng đến hoạt
động của chúng
2) vai trò của tuyến nội tiết
- chỉ dẫn một lượng nhỏ hooc môn cũng đủ gây kích thích và kìm hãm hoạt
động của cơ quan này hay một cơ quan khác.
3) đặc điểm của các tuyến nội tiết
- không cần ống dẫn
- là chất tiết đổ thẳng vào máu
- nhỏ bé về kích thước và trọng lượng có một mạng lưới thần kinh và mạch
máu tiếp cận với đám tế bào tiết.
4) phân loại
- chia thành 5 nhóm
+ tuyến có nguồn gốc từ nào: là tuyến máu não dưới (hay tuyến yên, tuyến
máu não)
+ tuyến phát sinh từ khe mang là tuyến giáp, tuyến cận giáp và tuyến ức
+ tuyến liên hệ với hoạt động của thần kinh dinh dưỡng (tuyến,thận)
+ phần nội tiết của tuyến tuỵ
+ phần nội tiết của tuyến sinh dục
5) Mối quan hệ giữa các tuyến nội tiết
- các tuyến nội tiết có mối liên quan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng đến
nhau tạo thành một hệ thống tham gia điều hoà hoạt động của các tế bào, các cơ
quan và toàn bộ cơ thể.

30
- hoạt động của từng tuyến có sự điều hoà thông qua mối liên hệ ngược
VD: tuyến tuỵ tiết insulin làm giảm glucô ở trong máu, nhưng khi glucô
giảm đến mức độ nào đó sẽ làm tuỵ ngừng tiết insulin.
- các tuyến nội tiết có tác động qua lại để kích thích và kiềm chế hoạt động
lẫn nhau
VD: khi glucô trong máu giảm thì tuyến tuỵ ngừng tiết insulin đồng thời
tuyến yên và tuyến thận sẽ hoạt động mạnh thúc đẩy quá trình sản xuất glucô
đưa vào máu
- tuyến yên đóng vai trò của một tuyến cấp cao hơn, điều hoà hoạt đodọng
của nhiều tuyến (tuyến giáp, tuyến sinh dục...)
- ngoài ra sự hoạt động của các tuyến nội tiết còn chịu sự điều khiển, điều
hòa của hệ thần kinh. khi vào máu các hooc môn làm ảnh hưởng đến trạng thái
chức năng của hệ thần kinh trung ương và phát triển hướng tính của nó
- nhìn chung hệ nội tiết được trưởng thành về hình thái và hoàn thiện về
chức năng cùng với sự trưởng thành và phát triển của đứa trẻ. nhưng không phải
mộ tuyến đều phát triển đầy đủ một cách đồng thời. mỗi tuyến có một tiến trình
phát triển riêng
II. Các tuyến nội tiết
1) tuyến yên
nó là một tuyến nhỏ, nằm trong hố yên của xương bướm. trọng lượng của
tuyến này là 0,5g (ở người lớn) còn ở trẻ em thì nhỏ hơn nhiều.
tuyến yên gồm có 3 thuỳ:
- thuỳ trước tiết ra hooc môn có tác dụng đến sự trao đổi prôtit, gluxit,lipit,
sự sinh trưởng của cơ thể và có tác dụng đến chức năng của nhiều tuyến nội tiết.
thuỳ này tiết ra các hoóc môn chính như: hoóc môn sinh trưởng (gh), hoóc môn
kích thích tuyến sinh dục (fsh, lh, lth), hoóc môn kích thích tuyến giáp (tsh),
hoóc môn kích thích vùng voe tuyến trên thận acth.
trong cơ thể đang lớn hoóc môn sinh trưởng có vai trò quan trọng: tăng
tổng hợp prôtit, cân bằng các quá trình chuyển hoá phốt pho, natri, kali, tăng tạo
xương, đặc biệt là sự phát triển của xương dài có tác dụng điều hoà sự phát triển
cơ thể. vì vậy, những rối loạn chức năng của thuỳ trước sẽ dẫn đến những rối
loạn trong sự phát triển cơ thể. khi lượng hoóc môn tăng sẽ làm tăng nhanh về
chiều dài (ưu năng), do đó tạo ra bệnh khổng lồ ở lứa tuổi trẻ khi mà sự cốt hoá
các xương dài chưa kết thúc, cơ thể yếu, trí óc kém phát triển. còn ở người lớn
gây bệnh to cực. khi lượng hoóc môn giảm (nhược năng)sẽ gây ngừng sự sinh
trưởng, làm cho người lùn tịt, cân đối, tinh thần và sinh dục vẫn bình thường.
còn ở người lớn gây bệnh suy mòn.
thuỳ giữa: phát triển rất yếu. sự rối loạn thức ăn của thuỳ giữa một phần
thuỳ sau và vùng dưới gò thị sẽ gây rối loạn trao đổi mỡ và trao đổi cơ sở, trong
cơ thể của bệnh nhân có khoảng 50% trọng lượng là mỡ.

31
- thuỳ sau: cấu tạo bởi chất thần kinh, bên trong có sợi và tế bào thần kinh.
thuỳ này tiết ra 2 loại hoóc môn: ôxitôxin và vazôprêxin
ôxitôxin có tác dụng tăng lực co bóp của cơ tử cung. đôi khi người ta dùng
nó để tiêm sau khi đẻ để làm cho tử cung co lại.
vazôprêxin có tác dụng gây co các động mạch và dẫn tới sự tăng áp lực
trong các động mạch. ngoài ra, nó còn điều hoá sự hấp thụ ngược lại từ các ống
sinh niệu của thận. nếu làm tổn thương thuỳ sau của tuyến yên sẽ gây nên bệnh
đái tháo đường.
2) tuyến giáp
là tuyến lớn nhất trong các tuyến nội tiết. nó nằm dưới cơ của cổ ở phía
trước và phía bên khí quản.
tuyến giáp có 3 phần: 2 thuỳ bên và một thuỳ giữa
trọng lượng của tuyến thay đổi theo lứa tuổi: ở trẻ sơ sinh tuyến giáp nặng
1g, cuối 1 tuổi là 1 - 2g, trẻ 2 tuổi là 3g, trẻ 5 - 7 tuổi là 6 - 10g. ở trẻ em đang
thời kỳ phát dục thì trọng lượng của tuyến giáp tăng lên. còn ở người trưởng
thành, ở nam nặng 25g và ở nữ là 30g. đến tuổi già thì tuyến giáp bị teo đi và
chức năng của nó cũng bị giảm.
tuyến giáp sản xuất ra 2 loại hoóc môn: thyroxin và canxitomin. các hoóc
môn của tuyến giáp có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá: tăng
cường chuyển hoá năng lượng và tạo ra nhiệt năng: tăng cường quá trình tổng
hợp prôtit, lipit, nước, muối khoáng (canxi, iốt). đối với cơ thể đang phát triển,
hoóc môn tuyến giáp có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể
như kích thích sự phát triển của sụn thành xương, đẩy mạnh quá trình biệt hoá,
sự phát triển của cơ quan sinh dục. đồng thời các chức năng của tuyến giáp có
thể bị rối loạn theo 2 hướng.
+ ưu năng: gây ra bệnh bướu cổ (basedow). ở trẻ em bệnh này khó phát
hiện hơn vì các dấu hiệu của nó được thể hiện không rõ. biểu hiện của bệnh này:
quá trình chuyển hoá nhanh, người gầy, tim đập nhanh, dễ xúc cảm, tay run, mắt lồi.
+ nhược năng: nguyên nhân chủ yếu là do thiếu iốt. các quá trình chuyển
hoá giảm, tim đập chậm, cơ thể tích nước, thân nhiệt hạ thấp, trí tuệ giảm sút,
mặt to tròn. ngoài ra, bệnh này ở trẻ em gây ra chứng đần độn: người lùn không
cân đối (chi ngắn, thân bình thường), trí óc kém phát triển. còn ở người lớn gây
ra bệnh phù niêm.
3) tuyến cận giáp
tuyến này nằm ở ngay cạnh tuyến giáp. kích thước nhỏ (không quá 100mg)
về màu sắc của tuyến: ở trẻ em có màu hồng trong, còn ở người lớn có màu
sẫm tối.
hoóc môn do tuyến này tiết ra là parathyrôxin rất cần cho sự sống. nếu cắt
bỏ tuyến này thì con vật sẽ chết sau 1 tuần. hoóc môn parathyrôxin có tác dụng
điều hoà lượng canxi và phốt pho trong máu và trong dịch mô. khi lượng hoóc

32
môn này không đủ thì làm chi tính hưng phấn của hệ thần kinh giảm, các cơ trở
nên yếu ớt, xuất hiện các lỗ hổng trong xương do sự phân huỷ từng phần của mô
xương.
4) tuyến ức (tuyến diều)
tuyến ức nằm trong khoang ngực, phía sau xương ức. ở trẻ sơ sinh tuyến ức
nặng khoảng 15g, sau đó tuyến tiếp tục lớn lên cho đến thời kỳ chín sinh dục.
sau thời kỳ này các tế bào tuyến giảm dần và thay thế bởi mô mỡ. ở người
trưởng thành, tuyến này được tạo nên bởi tập hợp tế bào thành những khối nhỏ
trong khối tế bào mỡ.
hoóc môn của tuyến ức theo máu và bạch huyết đi đến khắp cơ thể, tham
gia vào sự điều hoà quá trình sinh trưởng của xương. người ta đã làm thí
nghiệm: trộm thêm tuyến ức vào thức ăn của con vật thì thấy thời kỳ sinh
trưởng của nó kéo dài, thân thể to lớn.
tuyến ức bắt đầu hoạt động ngay sau khi trẻ sinh ra và ở tuổi trưởng thành
chức năng của tuyến bị kìm hãm
5) tuyến trên thận
tuyến trên thận nằm ở đỉnh trên của thận và tách khỏi thận bởi một bao liên
kết dày bọc xung quanh tuyến. nó gồm 2 tuyến nhỏ, trọng lượng của mỗi tuyến
khoảng 5 - 8g. mỗi tuyến gồm có 2 phần.
phần vỏ: sản xuất ra khoảng 28 loại hoóc môn. các loại hoóc môn này có
tác dụng đến quá trình trao đổi prôtit, gluxit, lipit, nước và muối khoáng. ngoài
ta nó còn liên quan đến sự phát triển của cơ quan sinh dục. ở trẻ em nếu ưu năng
ở đàn bà còn gây ra sự nam hoá như mọc râu, tiếng nói ồ ồ, buồng trứng tử
cung, âm đạo bị thoái hoá. âm vật phát triển lồi ra giống như dương vật.
phần tuỷ: sản xuất ra 2 loại hoóc môn là ađrênalin và noađrênalin có tác
dụng điều hoà sự trao đổi chất tương tự hệ thần kinh giao cảm.
tỷ lệ giữa phần vỏ và phần tuỷ theo lứa tuổi: sở trẻ sơ sinh phần vỏ chiếm
ưu thế so với phần tuỷ. ở người trưởng thành phần vỏ tương đương với phần tuỷ.
còn ở người già phần tuỷ chiếm ưu thế so với phần vỏ (theo tỷ lệ 2 tuỷ: 1 vỏ)
tuyến trên thận là một tuyến được nuôi dưỡng khá đặc biệt vì lượng máu
qua tuyến trong một phút gấp 5 - 6 lần thể tích của chính nó.
6) tuyến tuỵ
tuyến tuỵ là một tuyến pha, có 2 loại chức năng: chức năng ngoại tiết và
chức năng nội tiết.
chức năng ngoại tiết: bài tiết dịch tuỵ có tác dụng tiêu hoá
chức năng nội tiết: sản xuất ra hoóc môn insulin và glucogon có tác dụng
đối lập nhau. insulin có tác dụng làm giảm đường huyết, glucogon có tác dụng
ngược lại, giữ cho nồng độ gluco trong máu luôn ổn định. nếu cắt bỏ tuyến tuỵ
sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng lên nhiều vì thiếu insulin thì cơ và các
cơ quan khác không có khả năng sử dụng glucôza trong máu và quá trình ôxy

33
hoá cũng như quá trình tích luỹ glycogen. chính vì thế, nếu chức năng sản xuất
hoóc môn của tuyến tuỵ bị rối loạn sẽ dẫn đến bệnh đái đường. nếu tiêm nhiều
insulin làm đường huyết giảm, mồ hôi, huyết áp và thân nhiệt giảm
7) tuyến sinh dục
tuyến sinh dục gồm có tinh hoàn ở đàn ông và buồng trứng ở đàn bà. tinh
hoàn và buồng trứng vừa có chức năng sản xuất ra những tinh trùng hoặc trứng,
vừa có chức năng nội tiết là sản xuất ra các hoóc môn sinh dục.
chức năng nội tiết của tinh hoàn: sản xuất các hoóc môn. hoóc môn
testosteron (hoóc môn sinh dục nam) có tác dụng kích thích sự phát triển các
dấu hiệu sinh dục phụ gây hiện tượng dậy thì biểu hiện giúp cơ thể đồng hoá
prôtit làm cho cơ thể lớn nhanh, khung xương phát triển, hệ cơ nở nang, mọc
lông nách, râu, móc tóc, giọng nói và tâm lý biến đổi. và cùng với fsh có tác
dụng đến sự phát triển của tinh trùng. ngoài ra tinh hoàn còn sản xuất một ít
hoóc môn sinh dục nữ là estrogen làm phát triển túi tinh, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt.
chức năng nội tiết của buồng trứng: estrogen (kích nang tố) có tác dụng làm
nang trứng phát triển, tạo ra những biến đổi có chu kỳ của tử cung, cổ tử cung,
tạo ra những dấu hiệu sinh dục thứ phát như hình dạng, dọng nói... progesteron
(hoóc môn trợ thai) có tác dụng ức chế sự rụng trứng, chuẩn bị cho trứng làm tổ
và tạo điều kiện cho phôi thai phát triển như làm cho cổ tử cung mềm, không co
bóp, niêm mạc tử cung phát triển mạnh, các tuyến dài ra. ngoài ra hoóc mô này
còn có tác dụng phát triển tuyến sữa và ức chế tuyến yên bài tiết lh, tăng cường
bài tiết tlh.
hoóc môn sinh dục nam và nữ hình thành cùng một lúc và có ảnh hưởng lẫn
nhau. từ nhỏ đến 6 tuổi hoóc môn nam ở trẻ em trai và gái gần như nhau. từ đó
đến 6 tuổi hoóc môn nam ở trẻ em trao nhiều gấp 1,5 - 2 lần ở trẻ em gái. và ở
đàn ông lớn tuổi gấp 2 - 15 lần ở đà bà đã lớn tuổi. thường ở trẻ em trai tinh
trùng xuất hiện lúc khoảng 15 tuổi và đến khoảng 50 - 60 tuổi thì việc tạo tinh
trùng giảm. còn tuổi hành kinh của trẻ em gái phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
thường vào lúc 13 tuổi và tuổi mãn kinh vào khoảng 50 tuổi.

CHƯƠNG IV: HỆ THẦN KINH (05 TIẾT)


I. Tầm quan trọng của hệ thần kinh.
- Nhờ hệ thần kinh mà cơ thể có khả năng tiếp nhận được tất cả mọi biến
đổi. Xảy ra ở môi trường ngoài và môi trường bên trong cơ thể. Và phản ứng
một cách tích cực đối với những biến đổi đó. Làm thay đổi quan hệ của mình đối
với chúng. Từ đó làm hoạt động của các cơ quan thích nghi với những điều kiện
biến đổi của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Trong từng thời
điểm, cũng như trong suốt cuộc đời của cơ thể.

34
- Nhờ các phần cao cấp của hệ thần kinh (bán cầu đại não và vỏ não) mà
con người có hoạt động tư duy và hoạt động tâm lí. Chính vì thế vỏ não là cơ sở
vật chất cho hoạt động tam lí của con người.
- Như vậy hệ thần kinh có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể, nó điều
khiển cơ thể làm cho cơ thể là một khối thống nhất.
II. Cấu tạo và chức phận của hệ thần kinh
1) Nơron (tế bào TK)
-Nơron là đơn vị cấu trúc cơ bản và cũng là đơn vị chức năng của hệ thần
kinh
- Có khả năng tiếp nhận, xử lí vằ chuyển giao thông tin, vô cùng phức tạp
mà cơ thể có được những phản ứng thích hợp đối với các kích thích tác động
vào cơ thể.
a) Cấu tạo
- Nơron là những tế bào rất đa dạng (như hình tháp, hình quả...) có kích
thước khác nhau, đường kính từ 4 - 130µ m
- Mỗi một nơron gồm thân nơron và các trục thần kinh
+ Thân nơron: bao gồm màng, TBC, nhân, màng tiếp nhận kích thích nhân
điều khiển hoạt động, TBC làm nhiệm vụ dẫn truyền và giữ lại dấu vết các rung
động TK. Trong TBC có các hạt niss chứa nhiều axitsibônuclêic
+ Trục TK: là những tua, bào tương, đầu tận cùng phân thành nhiều nhánh.
Trục TK có nhiệm vụ tiếp nhận tác nhân kích thích dẫn truyền rung động thần
kinh.
- Mỗi một nơ ron thường có một trục dài, một trục ngắn. Trục ngắn là nơi
nhận tác nhân kích thích hoặc rung động thần kinh, trục dài dẫn truyền rung
động thần kinh sang nơ ron khác
- Có 2 loại thần kih: + Loại có màng mielin
+ Loại không có màng mielin
Màng mielin cói tính chất cắch điện, đảm bảo sự dẫn truyền riêng rẽ giữa
các sợi thần kinh
b) Chức năng:
dẫn truyền và hưng phán
2) Cấu tạo và chức phận của hệ thần kinh trẻ.
a) Cấu tạo
* Não bộ:
- Khi ra đời não bộ của trẻ vẫn chưa được phát triển đầy đủ
- Ở trẻ sơ sinh có kích thước nhỏ
VD: trọng lượng 370 - 392g
- Trong 9 năm đầu trọng lượng của não bộ tăng nhanh
VD: 6 tháng tuổi thì tăng gấp 2, 3 tuổi tăng gấp 3, 9 tuổi kém não bộ người
lớn khoảng 100g

35
- Lớp trong của não bộ phát triển chậm so với lớp vỏ ngoài, chính sự phát
triển mạnh đó thành những nếp nhân, rãnh trên võ não.
- Não bộ của trẻ có 15 tỉ tế bào và vỏ não có 6 lớp nhưng các tế bào thần
kinh vỏ não chưa biệt hoá hoàn toàn (3 tuổi các tế bào thần kinh đã biệt hoá, 8
tuổi mới biệt hoá hoàn toàn như ở người lớn)
- Sự phân biệt giữa chất trắng và chất xám cũng như lớp vỏ não và trung
tâm dưới vỏ ở bào thai và trẻ sơ sih chưa rõ rệt.
- Trẻ mới sinh các sợi thần kinh chưa được mielin hoá chất, đến tháng thứ 3
các dây thần kinh, sọ não mới có vỏ mielin, các dây thần kinh ngoại bên có vỏ
mielin khi trẻ được 3 tuổi.
- Nói chung đến gần 2 tuổi thì quá trình miêlin hoá tương đối hoàn thiện
- Trong thời kỳ sơ sinh võ não và thể vẫn chưa phát triển
- Hệ thống mao mạch trong não của trẻ phát triển mạnh đặc biệt là trẻ sơ
sinh
- Trẻ được 2 tuổi thì thành phần hoá học của não giống như ở người lớn
- Trong não của trẻ có nhiều nước
* Tiểu não:
- Phát triển muộ hơn nhưng có tốc độ nhanh
- Trẻ sơ sinh tiểu não chưa phát triển, rãnh chưa sâu, khối lượng nhỏ
- Khi được 3 tháng có sự phân hoá cấu trúc, tế bào tiểu não
- Khi trẻ được 1- 2 tuổi cẩu trúc và khối lượng gần như ở người lớn
* Hành tuỷ và não giữa
- Khi trẻ được 5 - 6 tuổi mới có được vị trí giống như ở người lớn về mặt
chức năng.
* Tuỷ sống:
- Khối lượng, kích thước biến đổi theo chiều cao của trẻ
- Chiều dài của tuỷ sống được thay đổi tương ứng với chiều dài cơ thể
VD: trẻ sơ sinh chiều dài tuỷ sống xấp xỉ 30% chiều dài cơ thể sau 1 năm
nó xấp xỉ 27%. Sau 5 năm xấp xỉ 21% chiều dài cơ thể
b) Chức phận
- Phản ứng vỏ não có xu hướng toả do các tế bào thần kinh chưa biệt hoá vì
vậy bất kỳ một kích thích nào cũng gây nên phản ứng toàn thê:
VD: khi kích thích vào da của trẻ (đặc biệt trẻ sơ sinh) thì nó co tay và chân
- Khả năng hưng phấn của võ nào còn yếu, chóng bị mệt mỏi
- Đặc biệt ở trẻ sơ sinh khi có kích thích ngoại cảnh qua mức sẽ đưa đến
tình trạng ức chế, bảo vệ vỏ nõ vì thế trẻ sơ sinh ngủ cả ngày.
- Lúc đầu vỏ não chưa phát triển nên hoạt động của trẻ do các trung tâm
dưới vỏ não điều khiển,do đó trẻ sơ sinh có những di động mang tính tự phát
- Khi võ não phát triển thì ở trẻ những vận động có ý thức và phối hợp như
ngồi, đi, đứng.

36
- Khi bị kích thích quá mức (sợ hãi, tức giận) thì có thể gây nên ức chế hoạt
động ở vỏ não, giải phóng trung tâm dưới vỏ và tạo nêncử động bất thường.
III. Hoạt động phản xạ của hệ thần kinh
1) Định nghĩa phản xạ
- Theo Paplốp phản xạ là những nhan tố của sự thích ứng thường xuyên hay
là thăng bằng thường xuyên giữa cơ thể và môi trường
- Hoặc có thể nói: phản xạ là hoạt động trả lời của cơ thể đối với sự thích
nghi của cơ quan nhạy cảm được thực hiện qua thần kinh trung ương.
2) Cung phản xạ
- Cung phản xạ là đường truyền của rung động thần kinh. Từ cơ quan thụ
cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan thực hiện
- Cung phản xạ gồm 5 khâu:
+ Bộ phận nhạy cảm
+ Đường thần kinh truyền vào (dây thần kinh hướng tâm)
+ Trung ương thần kinh gồm có não bộ, tuỷ sống
+ Đường thần kinh truyền ra. (dây thần kinh li tâm)
+ Cơ quan thực hiện
3) Trung khu thần kinh
- Là một nhóm các tế bào thần kinh tham gi điều khiển một phản xạ hoặc
điều hoà một chức năng nào đó.
4) Hoạt động phản xạ
a: Sự khác nhau giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Phạn xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
- Phản xạ có tính chất bẩm sinh, di - Phạn xạ tự tạo, được hình thành trong
truyền, đặc biệt trưng cho loài. đời sống cá thể, đặc trưng cho cá thể.
Phạn xạ rất bền vững, từ đời này sang - Phản xạ không bền vững (vì nó là
đời khác. phản ứng thích nghi với nhân tố mới
của môi trường. Vì thế muốn duy trì
phản xạ phải thường xuyên củng cố).
- Tác nhân kích thích phải là tác nhân - Tác nhân kích thích có thể là bất kỳ
thích ứng.
Ví dụ: Muốn có phản xạ tiết nước bọt Ví dụ: Chó có thể chảy nước bọt, liếm
thì kích thích phải thức ăn mép, vẫy đuôi khi bật đèn sáng
- Nơi đóng mở của phản xạ là phần - Nơi đóng mở của phạn xạ là phần cao
dưới vỏ não nhất của hệ thần kinh - vỏ não
- Báo hiệu trực tiếp kích thích gây ra - Báo hiệu gián tiếp kích thích gây ra
phản xạ phản xạ không điều kiện tương ứng.

b) Điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện

37
- Phản xạ có điều kiện được thành lập trên cơ sở một phản xạ không điều
kiện. Hay nói cách khác, cơ sở sinh lý của phản xạ có điều kiện là phản xạ
không điều kiện.
- Tác nhân kích thích có điều kiện phải tác động trước tác nhân kích thích
không điều kiện và khoảng cách giữa hai tác nhân không quá lâu.
- Phải thường xuyên củng cố. Nếu không thường xuyên củng cố tác nhân
kích thích không điều kiện thì phản xạ sẽ mất đi.
- Đối tượng thực nghiệm phải có bộ phận cảm lành mạnh và phần vỏ não
tương ứng nguyên vẹn.
- Cường độ kích thích của tác nhân có điều kiện và tác nhân không điều
kiện phải đủ mạnh và theo một tỷ lệ tương ứng. Thường tác nhân kích thích
không đồng điều kiện mạnh hơn tác nhân kích thích có điều kiện.
- Khôg có tác nhân phá rối (kể cả bên ngoài và bên trong).
c) Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện

d) Phân loại phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

IV. Các loại hình thần kinh.


1) Phân loại các loại hình thần kinh
- Theo paplốp đã phân chia các kiểu hoạt động thần kinh cao cấp cho cả
người và động vật như sau:
+ Kiểu mạnh, cân bằng linh hoạt: hưng phấn và ức chế đều mạnh, 2 quá
trình này cân bằng và chuyển hoá cho hoá cho nhau một cách linh hoạt
+ Kiểu mạnh, cân bằng không linh hoạt: Cường độ hưng phấn và ức chế
đều mạnh. hưng phấn và ức chế cân bằng nhau nhưng sự chuyển hoá giữa chúng
không linh hoạt.
+ Kiểu mạnh, không cân bằng: Các quá trình hưng phấn và ức chế đều
mạnh nhưng không cân bằng thường hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt so với ức
chế.
+ Kiểu yếu: là các quá trình hưng phấn và ức chế đều yếu, ức chế thương
chiếm ưu thế so với hưng phấn
- Riêng ở người căn cứ vào mối quan hệ giữa 2 hệ thống tín hiệu thứ nhất
và hai paplốp còn chia ra làm 3 kiểu thần kinh:
+ Kiểu "bác học": là kiểu trong đó hệ thống tín hiệu thứ 2 chiếm ưu thế so
với hệ thống tín hiệu thứ 2.
2 )Tính linh hoạt của các kiểu hoạt động thần kinh cấp cao.
Đặc điểm về kiểu hoạt động thần kih cấp cao do di truyền xác định. Tuy
vậy, hành vi của con người không phải chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của hệ thần
kinh lúc trẻ được sinh ra mà còn phụ thuộc vào đặc điểm xuất hiện do ảnh
hưởng của môi trường xung quanh. Vì vậy, không được coi đặc điểm bẩm sinh

38
của hệ thần kinh là bất biến. Các đặc điểm này có thể thay đổi nhiều, ít do tác
động của sự giáo dục và rèn luyện.
Tính linh hoạt, khả năng thích nghi đối với các điều kiện thay đổi của môi
trường xung quanh có thể được coi là một trong những đặc điểm quan trọng nhất
của hệ thần kinh.
Có khả năng cải tạo tính linh hoạt của các kiểu hoạt động thần kinh cấp căo
bằng cách luyện tập, giáo dục. Theo Páplốp đó là "sự kiện sư phạm" quan trọng
nhất. Do đó, các tác động xung quanh càng có ảnh hưởng mạnh mẽ, bền vững
hơn khi cơ thể còn non trẻ. Vì thế, việc giáo dục và dạy dỗ từ tuổi thơ có tầm
quan trọng đặc biệt.
V. Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cấp ở người
1) Hai hệ thống tín hiệu và điểm đặc trưng cho hoạt động thần kinh cấp cao ở
người.
- Một vật kích thích nào đó đại diện cho một vật kích thích khác để gây ra
một phản ứng nào đó của cơ thể thì được gọi là tín hiệu của vật kích thích ấy.
- Có 2 loại tín hiệu:
+ Tín hiệu cụ thể (tín hiệu thứ nhất): Là những sự vật, hiện tượng cụ thể,
trực tiếp (như as, nhiệt độ, màu sắc)...
+ Tín hiệu ngôn ngữ (tín hiệu thứ 2): là những vật kích thích có tính khái
quát, gián tiếp, đó là lời nói, chữ viết.
- Các tín hiệu này khi tác động vào các giác quan sẽ gây ra trên vỏ não
những đường liên hệ thần kinh tạm thời.
- Hệ thốg những đường liên hệ thần kinh tạm thời được thành lập do sự tác
động của các tín hiệu thứ nhất cùng với các tín hiệu đó được gọi là hệ thống tín
hiệu thứ nhất.
- Hệ thống những đường liên hệ thần kinh tạm thời được thành lập do tác
động của các tín hiệu thứ 2 hay ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ là một vật kích thích có điều kiện như mọi vật kích thích có
điều kiện khác.
- Ngôn ngữ chỉ đặc trưng cho người vì tiếng nói đối với người có một giá
trị tín hiệu mà các con vật khác không thu nhận được, nó phản ánh một hình ảnh
cụ thể (nếu là ngôn ngữ viết) còn ở vật chỉ phản ánh lại ngôn ngữ với những tính
chất vật lí của nó.
VD: Từ tranh "con người" sẽ phản xạ tiết nước bọt, còn ở con chó chỉ có
phản xạ định hướng quay về phía có tiếng nói.
- Hệ thống tín hiệu 1 và hệ thống tín hiệu 2 thì ở hệ thống tín hiệu 2 có đặc
điểm nổi bật là: có khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá, là cơ sở của tư duy ở
con người.
- Hệ thống tín hiệu 1 và 2 liên hệ chặt chẽ với nhau, hệ thống tín hiệu thứ 2
xây dựng trên cơ sở hệ thống tín hiệu 1 và nó chỉ đến hệ thống tín hiệu 1.

39
2) Sự thành lập hệ thống tín hiệu thứ 2 trong quá trình phát triển cá thể con
người
a) hoạt động phản xạ ở trẻ.
- Khi trẻ ra đời có các phản xạ không điều kiện như phản xạ bú, chớp mắt...
- Những phản có điều kiện đầu tiên được hình thành từ ngày thứ 5 thứ 6
hoặc thứ 10. dựa trên cơ sở phản xạ không điều kiện về ăn uống.
- Sau 15 ngày, sau khi sinh trẻ có thể thành lập được các phản xạ có điều
kiện về tư thế của thân.
- Sau này ở trẻ bắt đầu xuất hiện những phản xạ có điều kiện nhân tạo.
VD: phản xạ với những kích thích của mùi xuất hiện sớm nhất thường là
vào cuối tháng thứ nhất, phản xạ với những kích thích ánh sáng xuất hiện vào
ngày đầu của tháng thứ 2.
- Trong năm đầu hình thành và phát triển hệ thống tín hiệu thứ 2.
- Trước 3 tuổi là giai đoạn tối ưu cho sự hình thành ngôn ngữ ở trẻ.
- Khi trẻ 3 - 5 tuổi thì phản xạ định hướng đông vai trò quan trọng hệ thống
tín hiệu thứ 2 ngày càng có vai trò ưu thế.
- Trẻ từ 4 - 5 tuổi thì phản xạ có điều kiện khi được củng cố bằng kích
thích, ngôn ngữ và kích thích tự vệ thì hình thành dễ dàng hơn so với củng cố
bằng thức ăn.
- Trẻ từ 5 - 6 tuổi thì cường độ tính linh hoạt của các quá trình thần kinh
tăng lên.
- Trẻ 6 tuổi có thể tập trung chú ý vào một đối tượng nhất định trong
khoảng thời gian từ 15 - 20, hệ thống tín hiệu thứ 2 càng tăng lên.
- Tư duy bằng từ càng tăng, ngôn ngữ bên trong xuất hiện, tuy nhiên tư duy
bằng hành động, vẫn giữ vau trò quan trọng trong hoạt động thần kinh cao cấp ở
trẻ. 6 tuổi trẻ có thể học đọc, học viết, 7 tuổi có khả năng duy trì chương trình
hành động và dự kiến trước kết quả của hành động.
- Ở những giai đoạn tiếp theo hoạt đodọng thần kinh cao cấp của trẻ tiếp tục
được phát triển và hoàn thiện cả về chất lượg và số lượng.
b) Sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ 2 ở trẻ
- Khoảng 6 tháng sau của năm đầu tiên trẻ đã xuất hiện những phản xạ có
điều kiện với kích thích ngôn ngữ, những kích thích này thường tác động phối
hợp với những kích thích khác snhư hoàn cảnh xung quanh tư thế thân mình, nét
mặt, nụ cười.
- Khi trẻ được 7- 8 tháng bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ trực tiếp.
VD: Khi được hỏi mẹ đâu thì trẻ quay đầu hoặc chỉ tay về phía mẹ
- Khi trẻ được 1,5 tuổi có thể giao tiếp với những người xung quanh bằng
ngôn ngữ nhờ sự giúp đỡ của người lớn.
- Đến 3 tuổi thì vốn từ của trẻ khá phong phú (đạt tới 1000 từ) và sự phát
âm các từ của trẻ tương đối chính xác.

40
- Trẻ 4 tuổi ngôn ngữ của chúng phát triển phong phú có thêm các từ mới.
- Trử từ 5 - 7 tuổi vốn từ khá nhiều và chúng có thể dùng ngôn ngữ để đáp
lại ngôn ngữ.
VI: Ngủ:
1) Khái niệm:
- Là một trạng thái nghỉ ngơi của cơ thể khi đó các quá trình sinh lí đều
giảm. Giấc ngủ đảm bảo khôi phục khả năng phân tích và tổng hợp của vỏ não,
khả năng làm việc của tế bào, vỏ não nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung.
2) Các thuyết về giấc ngủ.
a) Thuyết độc tố của Lêxan và Pêrôn
b) Thuyết về trng khu ngủ
c) thuyết về giấc ngủ của Paplốp
3) Các điều kiện để xuất hiện và khuyếch tán ức chế ngủ.
- Trong điều kiện tự nhiên của giấc ngủ ức chế ngủ có thể được xuất hiện
do 3 điều kiện sau:
+ Hoạt động trong ngày làm cho các vùng phân tích trên vỏ não giảm sút
khả năng làm việc, gây trạng thái mệt mỏi làm cho các vùng đó có khả năng
chuyển sang trạng thái ức chế
+ Loại trừ các tác nhân kích thích cả bên trong lẫn bên ngoài làm cho
trương lực của các tế bào thần kinh giảm sút và dễ chuyến sang trạng thái ức chế
+ Là kết quả của một phản xạ có điều kiện với tác nhân kích thích là thời
gian và chế độ sống của động vật và con người
4) Các giai đoạn chuyển từ thức sang ngủ
- Giai đoạn san bằng (thiu thiu ngủ)
- Giai đoạn trái ngược
- Giai đọc cực kỳ trái ngược
- Giai đoạn ức chế hoàn toàn (ngủ say)
5) Các dạng của giấc ngủ. Ý nghĩa sinh học của giấc ngủ
a) Các dạng của giấc ngủ
b) Ý nghĩa sinh học của giấc ngủ
- Giấc ngủ bảo vệ tế bào vỏ não nói riêng, TBTK nói chung khỏi bị tổn
thương do quá mệt và phục hồi khả năng làm việc của não bộ.
- Thời gian ngủ của con người phụ thuộc vào khả năng làm việc của hệ
thần kinh
- Thời gian ngủ chiếm 1/3 đời người và phân bố không đồng đều ở các lứa tuổi
VD: Trẻ sơ sinh ngủ 20 - 21h/ ngày
6 tháng ngủ 14h/ngày
12 tháng ngủ 13h/ngày
3 - 4 tuổi ngủ 12h/ ngày
5 - 7 tuổi ngủ 11h/ngày

41
CHƯƠNG V: CƠ QUAN PHÂN TÍCH (04 TIẾT)
I. Đại cương về cơ quan phân tích
1) Khái niệm
Trong quá trình phát triển, trên cơ thể hình thành những tập hợp đặc biệt
của các tổ chức nhạy cảm (các đầu tận cùng và các tế bào thần kinh) được gọi là
các cơ quan nhận cảm (hay còn gọi là thụ cảm) chúng nối liền với các dây thần
kinh hướng tâm. Những tập hợp đó được gọi là các cơ quan cảm giác (giác quan).
Qua quá trình tiến hoá, các cơ quan nhận cảm (thụ quan) được chuyên môn
hoá, nghĩa là trở nên đặc biệt nhạy cảm chỉ với một loại kích thích nhất định.
Chẳng hạn mắt bắt đầu tiếp nhận ánh sáng, tai tiếp nhận âm thanh...
Các cơ quan cảm giác chỉ có thể thực hiện được chức năng của mình trong
điều kiện não bộ và vỏ não hoạt động bình thường.
2) Cấu tạo
- Nhờ có các cơ quan phân tích mà con người nhận thức được thế giới xung quanh
II. Các cơ quan phân tích
1) Cơ quan phân tích thị giác
a) Cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác
- Bộ phận nhận cảm: cơ quan thị giác (cầu mắt)
- Bộ phận dẫn truyền: dây thần kinh thị giác
- Bộ phận trung ương: vùng thị giác trên võ não
b) Sự phát triển của mắt
- Ngay từ khi sinh ra mắt đã có thể thực hiện đầy đủ chức năng của cơ quan
thị giác
- Trẻ sơ sinh đường kính cầu mắt nhỏ hơn người lớn từ 25 - 30%
- Thuỷ tinh thể có khả năng đàn hồi lớn nhưng mức hội tụ thì lại kém
- Khối lượng mắt của trẻ nhỏ chỉ nặng từ 2 - 4g. Ở người lớn 6 -8g sau khi
sinh khối lượng mắt chỉ tăng 2 - 3 lần. Tăng nhanh nhất trong năm đầu
- Khi trẻ được 3 - 4 tuổi khối lượng mắt gần bằng mắt người lớn
- Đường kính giác mạc của trẻ sơ sinh gần bằng của người lớn
- Khe mắt của trẻ mặc dù ngắn hơn 2 lần nhưng mở rất rộng
- Mắt nhô ra phía trước hơi nhiều
- Do lượng sắc tố màng, mống mắt chưa nhiều nên màu mắt của trẻ sơ sinh
hơi xanh xám
- Tuyến lệ đã hoạt động ngay khi trẻ mới sinh, khi 3 - 5 tháng thì có phản
xạ tăng tiết nước mắt
- Trẻ sơ sinh thì phản ứng với ánh sáng yếu hoặc không có
- Từ 3 - 5 tháng trẻ có khả năng theo dõi được vật di chuyển chậm

42
- 6 tháng phân biệt được sự khác nhau giữa người là và người quen
- 12 tháng nhận dạng được đồ vật
- 30 tháng nhận biết được một số màu cơ bản (đỏ, xanh, vàng, đen trắng)
- Đường kính cầu mắt tăng dần theo tuổi đến 3 tuổi đạt 94% so với người lớn
- 5 Tuổi có khả năng phân biệt được một số màu trong gian
- Trẻ càng lớn thì khả năng thu nhận và phân biệt những kích thích (hình
dạng, màu sắc) càng phong phú.
2) Cấu tạo của mắt
- Cầu mắt nằm trong hốc mắt, có các cơ bám vào xương sọ làm cho mắt cử động
- Đường kính cầu mắt khoảng 24mm, cầu mắt gồm 3 lớp màng và các bộ
phận quang học:
+ Ngoài cùng là màng cứng: có chức năng bảo vệ mắt. Phần trước của
màng cứng trong suốt gọi là giác mạc hoặc màng rác
+ Giữa là màng mạch, chứa nhiều mạch máu nuôi cầu mắt phần trước màng
mạch biến thành thể mi và mống mắt. giữa mống mắt có một lỗ hở nhỏ gọi là
con người. Con người có thể thu nhỏ hay mở rộng để điều chỉnh lượng ánh sáng
vào mắt
+ Trong cùng là màng lưới (võng mạc) chứa các tế bào thần kinh và các cơ
quan thụ cảm thị giác
+ Là hệ thống quang học gồm màng giác, thể thuỷ tinh vằ chất dịch trong
suốt chứa đầy cầu mắt. Hệ thống này hoạt động thống nhất có tác dụng hội tụ
ánh sáng, để tạo thành ảnh trên màng lưới, trong đó thể thuỷ tinh có dạng thấu
kính lồi 2 mặt, có khả năng đàn hồi.
2. Cơ quan phân tích thính giác
2.1. Cấu tạo
- Bộ phận nhận cảm: cơ quan thụ cảm thính giác (ốc tai)
- Bộ phận dẫn truyền: dây thần kinh thính giác.
- Bộ phận trung ương: vùng thính giác trên vỏ não
2.2. Sự phát triển của cơ quan thính giác ở trẻ
a. Sự phát triển của cơ quan thính giác sau khi sinh
Sau khi sinh, tai trong và tai giữa hầu như hoàn toàn không lớn thêm ra,
còn tai ngoài có nhiều biến đổi. Vành tai của trẻ mới sinh rất lớn: chiều dài của
vành tai chỉ kém 2 lần chiều rộng gần như bằng vành tai của người lớn. Vành tai
tiếp tục lớn lên trong 2 - 3 năm đầu, sau đó chậm hẳn lại. Tiếp với vành tai là
ống tai ngoài. Trẻ mới đẻ ống tai ngoài chứa đầy một khối chất nhầy giống như
bã đậu. Chiều dài vách trên của ống tai ngoài vào khoảng 15 mm, còn vạch dưới
là 8 mm. Phần giữa của ống tai hẹp, dạng khe hở. Da ống tai được phủ lông tơ
và chứa tuyến tiết ra ráy tai. Ống tai ngoài lớn lên về chiều dài cũng như về

43
chiều rộng rất nhanh trong năm đầu, sau chậm lại và đến 6 tuổi thì đạt tới kích
thước như ở người lớn.
Màng nhĩ sau khi sinh hầu như không lớn thêm ra. Ở trẻ sơ sinh, màng nhĩ
được phủ từ phía trong nhất là từ phía ngoài một lớp biểu mô dầy hơn người lớn.
Lớp này có tác dụng làm giảm cường độ các dao động âm thanh của màng nhĩ.
Trong giai đoạn bào thai, khoang tai giữa chứa đầy một chất dịch. Sau khi
sinh chất dịch được thay thế bằng không khí, đi vào vòi nhĩ (ống nhĩ hầu).
Vòi nhĩ của trẻ mới sinh gần như nằm ngang, không uốn cong. Ở người
lớn, đường kính của vòi nhĩ thường không quá 1 mm và chiều dài đạt tới 35 - 40
mm. Ở trẻ sơ sinh vòi tai ngắn hơn (khoảng 19 mm) và rộng hơn nhiều (đường
kính gần 3 mm) làm cho không khí tràn vào khoang tai giữa dễ dàng hơn. Trong
những năm đầu, bên trong của vòi dần dần hẹp lại và đến 6 tuổi thì nhỏ bằng của
người lớn. Sau đó lại tiếp tục lớn lên về chiều dài cho đến 15 - 18 tuổi.
b. Sự phát triển của phản ứng đối với các kích thích âm thanh
Thai nhi 6 - 7 tháng có khả năng phản ứng với kích thích âm thanh bằng
cách tích cực vận động toàn thân.
Ngay từ khi lọt lòng mẹ ở trẻ đã có những phản ứng đáp lại kích thích âm
thanh như chớp mắt, nhắm mắt (và mở mắt khi đang nhắm mắt), ngừng khóc, cử
động nét mặt, thay đổi nhịp thở… Đối với các kích thích âm thanh mạnh thì gây
nên "phản ứng hoảng sợ" và các cử động khuếch tán toàn bộ ở trẻ.
Trong ngày đầu trẻ sơ sinh thường không nghe thấy vì ở khoang tai giữa có
chứa một chất dịch. Những ngày tiếp theo tai trẻ có thể tiếp thu tần số dao động
âm thanh không những ở giới hạn giống như ở người lớn, mà còn ở phạm vi cao
hơn. Nếu người lớn nghe được những âm thanh có tần số dao động đến 20.000-
25.000 có khi đến 30.000 dao động/ giây, thì ở trẻ bú mẹ có thể lên tới 32.000
dao động/giây. Hay nói cách khác, trẻ nhỏ nghe được những âm thanh mà người
lớn không nghe thấy.
Trẻ càng lớn khả năng thu nhận và phân biệt âm thanh ngày càng tăng.
Chẳng hạn:
Trẻ 3 - 4 tháng có thể phân biệt được âm thanh có độ cao khác nhau, phân
biệt người lạ, người quen qua âm thanh. Trẻ 8 - 9 tháng có thể hiểu được những
từ riêng biệt. Trẻ từ 12 tháng có thể phân biệt được âm sắc, có khả năng tập
trung thính giác. Trẻ 18 tháng thích nghe hát và âm nhạc. Trẻ 30 tháng thích
nghe và hiểu được những câu chuyện đơn giản. Trẻ 36 tháng có thể phân biệt
được giai điệu của bài hát. Trẻ 12 tuổi độ thính của tai được tăng lên rõ rệt và
đạt tối đa lúc 14 - 19 tuổi.
Nhìn chung khả năng nghe và phân biệt âm thanh của trẻ phụ thuộc rất nhiều
vào sự luyện tập của chúng, và sự tác động của nhiều yếu tố của môi trường
xung quanh, vào trạng thái cơ thể…
2.3. Chức năng của cơ quan phân tích thính giác
44
- Thu nhận những kích thích âm thanh truyền về vùng thính giác trên vỏ não, rồi
phân tích những kích thích đó.
- Tiếp thu những kiến thức, những kinh nghiệm của thế hệ trước qua ngôn ngữ.
- Thưởng thức các dạng nghệ thuật được xây dựng bằng âm thanh.
a. Cơ chế thu nhận âm thanh
Cơ quan thính giác thu nhận âm thanh dưới dạng sóng âm.
Cảm giác thính giác được phát sinh là do kết quả tác động của làn sóng
không khí lên màng nhĩ. Chấn động của màng nhĩ được các xương tai chuyển tới
màng cửa sổ bầu dục, làm cho màng này bị chấn động theo. Màng cửa sổ bầu
dục chấn động lại làm cho nội, ngoại dịch chấn động theo (đặc biệt là nội dịch).
Chấn động của nội dịch lại gây nên chấn động của các tiêm mao nằm trong cơ
quan Coócti và từ đó gây hưng phấn ở đầu tận cùng của dây thần kinh thính
giác. Hưng phấn được truyền tới vùng thính giác trên vỏ não, làm cho ta có cảm
giác về âm thanh.
Âm thanh có các độ cao khác nhau và được đặc trưng bởi những sóng âm
có tần số khác nhau. Trên màng có sở có các sợi có độ căng và chiều dài không
đồng đều. Mỗi sợi có các dao động cộng hưởng với một sóng âm tương ứng
(nghĩa là các âm thanh có tần số xác định làm rung động phần tương ứng của
màng cơ sở).
Thuyết phổ biến nhất về thính giác là thuyết cộng hưởng của Hemhôn.
Theo thuyết này: các sợi ngắn (nằm ở gốc ốc nhĩ) cộng hưởng với các âm cao,
các sợi dài (nằm ở đỉnh ốc) cộng hưởng với âm thấp.
b. Giới hạn thính giác
Tai người chỉ thu nhận được âm thanh trong một giới hạn nhất định từ
16.000 đến 20.000 chấn động/giây. Giới hạn này thay đổi theo tuổi. Người càng
nhiều tuổi khả năng thu nhận của tai càng nặng nề với những âm thanh có tần số
thấp. Chẳng hạn, người 35 tuổi có khả năng thu nhận âm thanh với tần số tối đa
là 15.000 dao động/giây còn người 50 tuổi thì chỉ thu nhận được âm thanh đến
13.000 dao động/giây.
Khả năng cảm thụ của thính giác được tăng lên rõ rệt khi hoàn toàn yên
tĩnh và giảm xuống trong hoàn cảnh ồn ào. Nếu các âm thanh mạnh, tác động
kéo dài có thể gây nên ức chế ngoài giới hạn của các tế bào vỏ não. Do đó, tính
cảm thụ của thính giác giảm xuống rõ rệt. Nếu thường xuyên trong điều kiện ồn
ào có thể dẫn đến sự rối loạn không thể phục hồi được của bộ máy thính giác và
dẫn đến nghễnh ngãng, có khi điếc hoàn toàn.
3. Cơ quan phân tích khứu giác
3.1. Cấu tạo của cơ quan phân tích khứu giác

45
- Bộ phận nhận cảm: cơ quan thụ cảm khứu giác. Đó là những tế bào khứu
giác nằm trong màng nhầy của khoang mũi, chúng có khả năng thu nhận những
kích thích bằng hơi.
- Bộ phận dẫn truyền: dây thần kinh khứu giác.
- Bộ phận trung ương: vùng phân tích khứu giác trên vỏ não
3.2. Tính cảm thụ của hệ phân tích khứu giác
Tính cảm thụ của hệ phân tích khứu giác càng cao, nếu không khí càng
trong sạch. Ngoài ra, tính cảm thụ này còn phụ thuộc vào trạng thái của niêm
mạc mũi, của lứa tuổi và sự tập luyện của trẻ. Chẳng hạn, khi trẻ bị sổ mũi thì
cảm giác khứu giác sẽ bị giảm đi hoặc đôi khi bị mất hẳn.
Sự thích nghi của hệ phân tích khứu giác sẽ xảy ra nếu tác động kéo dài của
kích thích mũi. Chẳng hạn con người không phát hiện thấy kích thích tác dụng
liên tục như mùi của thân thể mình, quần áo, phòng ở… Sự thay đổi tính cảm
thụ và các hiện tượng thích nghi không những xảy ra ở phần ngoại vi mà chủ
yếu ở phần vỏ não của hệ phân tích khứu giác. Do đó, khi tác động thường
xuyên các kích thích về mùi nào đó thì trên vỏ não xuất hiện hiện tượng tăng
hưng phấn làm cho cảm giác về mùi đó tăng lên. Ngoài ra,cảm giác về mùi có
thể bị ám ảnh và xuất hiện ngay cả khi không bị kích thích mùi nào cả. Hay nói
cách khác, xuất hiện ảo tưởng và ảo giác. Ví dụ: Nếu trong bữa ăn có ai đó nói
thức ăn bị ôi hoặc thiu, thì một số người khác mặc dù chưa ngửi thấy mùi thức
ăn đó nhưng ở họ đã xuất hiện cảm giác khứu giác tương ứng, làm cho họ không
muốn ăn món ăn đó. Ở trẻ hiện tượng này biểu hiện rất rõ. Vì vậy, trong quá
trình chăm sóc trẻ cần lưu ý đặc điểm này.
3.3. Đặc điểm của cơ quan khứu giác ở trẻ
Ở trẻ, khoang mũi nhỏ và hẹp, được phủ một lớp niêm mạc mịn, mỏng và
nhiều mạch máu. Do đó, cảm giác khứu giác còn kém. Trẻ càng lớn độ nhạy bén
với kích thích của mũi càng tăng (đến 6 tuổi), sau đó khả năng này bị giảm sút.
Cụ thể, ở trẻ sơ sinh trong những ngày đầu đã có những phản ứng với những
mùi mạnh bằng sự co của các cơ nét mặt. Trẻ ở tuổi bú mẹ do khoang mũi phát
triển chưa đầy đủ nên cảm giác khứu giác còn kém. Đến tuổi mẫu giáo và tuổi
học sinh cảm giác khứu giác được tăng lên và khả năng này nhạy hơn so với ở
người lớn.
4. Cơ quan phân tích vị giác
Ở người cũng như ở nhiều động vật, hệ phân tích vị giác báo hiệu về kích
thước hoá học ở trong khoang miệng, giúp ta phân biệt được chất lượng của
thức ăn.
4.1. Cấu tạo

46
- Bộ phận nhận cảm: cơ quan thụ cảm vị giác (đó là các vi thể vị thể giác
nằm trên bề mặt của lưỡi, hầu, vòm miệng…). Chúng cảm thụ với những chất có
trong dung dịch.
- Bộ phận dẫn truyền: dây thần kinh vị giác.
- Bộ phận trung ương: vùng vị giác trên vỏ não.
2. Tính cảm thụ của hệ phân tích vị giác
Có 4 loại cảm giác vị giác: ngọt, đắng, mặn, chua. Còn các cảm giác khác
là do sự phối hợp của 4 vị cơ bản đó tạo ra. Các chất này khi hoà tan trong chất
lỏng sẽ tác động vào các vi thể vị giác và cho ta cảm giác vị giác.
Qua nghiên cứu người ta thấy rằng mỗi loại vi thể vị giác có khả năng thu
nhận một loại vị nhất định. Ngoài ra các phần khác nhau của lưỡi cũng có khả
năng khác nhau. Ví dụ: phần đầu của lưỡi chỉ thu nhận vị ngọt, hai bên của lưỡi
thu nhận vị chua và mặn, còn phần cuối của lưỡi thu nhận vị đắng.
Tính cảm thụ của hệ phân tích vị giác phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu
thông thường về thức ăn của cơ thể. Tùy theo mức độ thức ăn được tiêu hoá đi
xuống dạ dày và phần trên của ruột non mà tính cảm thụ đối với vị mặn và vị
ngọt tăng lên rõ rệt. Trong lúc ăn, tính cảm thụ chung dần dần giảm đi, trái lại,
tính cảm thụ phân biệt được tăng lên. Vì vậy, tuỳ theo mức độ kinh tế, con
người càng đòi hỏi cầu kỳ về thi vị của thức ăn. Ngoài ra, tính cảm thụ vị giác sẽ
bị suy kém hẳn khi ta bị rối loạn tiêu hoá. Biểu hiện ở chỗ: ăn mất ngon, biếng
ăn… điều đó giúp cho hệ tiêu hoá làm việc tương đối ổn định.
Khi ăn uống sơ sài và thiếu thốn, ở người lớn và trẻ em thường thấy sự
tăng tính cảm thụ vị giác đối với các chất mà cơ thể đặc biệt cần thiết.
Sự thích nghi với vị chua và đặc biệt với vị đắng diễn ra rất chậm, còn sự
thích nghi với vị ngọt và mặn xảy ra nhanh hơn cả. Vì thế, nếu ăn cả hai món
ngọt hoặc mặn cùng độ đậm ta có cảm giác món thứ hai ít ngọt hoặc nhạt hơn
món thứ nhất.
Sự thích nghi với vị mặn làm tăng hưng phấn với vị ngọt, sự thích nghi với
vị ngọt làm tăng hưng phấn với vị chua và đắng. Vì thế, nếu sau khi ăn món
mặn, uống nước thấy có vẻ ngòn ngọt và sau món ăn ngọt, ăn món chua ta thấy
chua hơn.
Hoạt động của cơ quan khứu giác có ảnh hưởng đến cảm giác vị giác. Vì vậy,
khi cảm giác khứu giác tạm thời mất hoặc bị giảm, thì sẽ làm cho cảm giác vị
giác bị rối loạn.
4.3. Đặc điểm của cơ quan vị giác ở trẻ
Ở trẻ các vi thể vị giác được phân bố rộng rãi hơn so với ở người lớn (còn ở
người già số lượng các vi thể vị giác giảm bớt đi).
Ngay trong thời kỳ sơ sinh, ở trẻ đã có tất cả 4 cảm giác vị giác: ngọt, chua,
mặn, đắng. Các vi thể vị giác có phản ứng rất tốt với các vị. Chẳng hạn: trả lời
47
kích thích của vị ngọt bằng sự bú, mút và nuốt. Trả lời kích thích với vị chua,
đắng, mặn bằng sự co của hệ cơ mặt. Mặt khác, ngưỡng kích thích vị giác của
trẻ thường cao hơn chút ít so với người lớn. Những phản xạ vận động bẩm sinh
được gây ra một cách đặc biệt tốt dưới sự tác động của các tác nhân kích thích
mà cho cảm giác ngọt và đắng.
Ở trẻ ngay từ tháng thứ nhất, phản xạ bú, mút có điều kiện được thành lập dễ
dàng hơn cả với dung dịch chất ngọt.
Khi bị rối loạn tiêu hoá và bệnh tật sẽ làm giảm cảm giác vị giác của trẻ.
5. Cơ quan phân tích xúc giác
Ở người, cơ quan phân tích xúc giác giữ vai trò cơ bản trong việc nhận
thức thế giới bên ngoài. Chẳng hạn, nhờ có các cơ quan thụ cảm ở da mà con
người có được biểu tượng về độ nhẵn nhụi hay sần sùi, rắn chắc hay mềm dẻo,
nóng hay lạnh… của sự vật. Ở trẻ, những biểu tượng đầu tiên về hình dáng, về
độ lớn và về tương quan không gian của sự vật được phát triển trên cơ sở cùng
hoạt động của một số cơ quan phân tích, trong đó có cơ quan phân tích thị giác,
vận động, xúc giác.
Ngoài ra, cơ quan phân tích xúc giác còn có ý nghĩa quan trọng là nguồn gốc
của những phản ứng, đặc biệt là phản ứng tự vệ để cơ thể tránh được những tác
động có hại.
5.1. Cấu tạo
Bộ phận nhận cảm giác xúc giác là đầu mút của các dây thần kinh nằm rải
rác trên da và niêm mạc.
Có ba loại cảm giác: cảm giác xúc giác, nhiệt độ (nóng, lạnh), và đau.
a. Cảm giác xúc giác
Trên toàn bộ bề mặt da có khoảng 500.000 thụ quan xúc giác. Trung bình
trên 1cm2 có khoảng gần 25 thụ quan. Nhưng sự phân bố của các thụ quan này
trên bề mặt của các da không đồng đều. Chẳng hạn: ở da lòng bàn tay có rất
nhiều thụ quan, do đó, muốn kiểm tra 1 vật nào đó, muốn biết hình dạng, độ
nhẵn… ta thường lấy tay sờ, mó. Còn ở da chân chỉ có từ 9 - 40 thụ quan trên
1cm2, hoặc ở da đầu có 165 - 300 thụ quan trên 1 cm2.
Cảm giác xúc giác gồm cảm giác đụng chạm và cảm giác áp lực. Để nghiên
cứu cảm giác này người ta chỉ cần buộc một sợi tóc vào một cái que nhỏ, sau đó
cho chạm vào mặt thì tìm được ngay những chỗ có cảm giác đụng chạm và áp
lực.
Nhìn chung, cảm giác xúc giác tăng lên đột ngột ở những vùng thân thể có
phủ lông, vì lông là những đòn bẩy có khả năng phóng đại kích thích đụng
chạm. Những cảm giác về đụng chạm và áp lực của da khá chính xác nhưng vẫn
có sự kiểm tra của các cơ quan phân tích khác (nếu không thì có thể bị sai lầm).
Nếu áp lực tác động lên bề mặt da lâu thì đến một lúc nào đó sẽ mất cảm giác.
48
Hiện tượng đó gọi là sự thích ứng. Quá trình thích ứng là đặc điểm chung của
mọi cảm giác (trừ cảm giác đau).
b. Cảm giác về nhiệt độ
Sự thay đổi nhiệt độ do hai loại thụ quan tiếp nhận: một loại nhận cảm giác
nóng, một loại nhận cảm giác lạnh.
Ở người có khoảng 28.000 - 30.000 thụ quan nhận cảm giác nóng và
250.000 thụ quan nhận cảm giác lạnh. Như vậy, có 23 thụ quan lạnh và 3 thụ
quan nóng trên 1cm2. Nhưng sự phân bố của các thụ quan này không đồng đều
trên mặt da. Do đó, khả năng cảm giác nóng và lạnh ở các vùng da khác nhau là
không đều nhau. Nói chung, ở người những phần hở của cơ thể ít nhạy cảm về
nóng lạnh hơn so với các phần che kín. Đặc biệt là da bụng nhạy cảm nhất với
sự thay đổi nhiệt độ.
c. Cảm giác đau
Sở dĩ ta nhận được cảm giác đau là nhờ sự thụ quan đặc biệt phân bố trên
khắp cơ thể với một số lượng khá lớn (có khoảng 100 thụ quan này trên 1cm2).
Cảm giác đau rất quan trọng về mặt tự vệ và báo hiệu các biến cố xảy ra ở
các cơ quan này hay cơ quan kia gây phản ứng thích hợp để chống cự lại. Vì
vậy, cảm giác đau hầu như không có hiện tượng thích ứng như các cảm giác
khác.
Cảm giác đau không chỉ do kích thích ở ngoài da mà còn ở một số nội quan
nữa.
5.2. Tính cảm thụ của cơ quan xúc giác ở trẻ
Đối với trẻ cảm giác xúc giác có vai trò quan trọng trong cuộc sống: kích
thích sự hoạt động của hệ thần kinh và tạo cho trẻ các cảm giác an toàn.
Cảm giác xúc giác của trẻ được tăng dần theo lứa tuổi và phụ thuộc vào sự
luyện tập của trẻ.
Trẻ sơ sinh có phản ứng khi chạm nhẹ vào chân chúng.
Trẻ 3 - 4 tháng muốn sờ đến những đồ vật để trước mặt.
Trẻ 5 - 6 tháng biết dùng tay để xem xét các đồ vật xung quanh.
Trẻ 8 - 9 tháng có khả năng cầm nắm bằng tay.
Trẻ 1 tuổi biết vỗ tay, thích được ôm ấp và dùng tay để chỉ vào đồ vật.
Trẻ 1,5 tuổi có thể dùng tay nhiều hơn để cảm nhận sự vật xung quanh.
Trẻ 2 tuổi dã biết sợ lửa, sợ nóng.
Trẻ 2 tuổi có thể phân biệt được vật bằng tay mà không cần nhìn.
Trẻ 3 tuổi có thể phân biệt được nóng và lạnh.
Trẻ 4 tuổi nhận biết được đồ vật bằng tay mà không cần nhìn.
Trẻ 5 tuổi phân biệt được hình dạng của vật như hình tròn, hình tam
giác…
Trẻ 6 tuổi phân biệt được tính chất của đồ vật bằng cách sờ.
49
II. Sự tác động và kiểm soát lẫn nhau của các cơ quan phân tích
Trong cơ thể, các cơ quan phân tích có sự tác động lẫn nhau: sự kích thích
của một cơ quan này có ảnh hưởng đến hưng tính của cơ quan phân tích kia.
Theo Paplốp, cơ sở của sự tác động qua lại đó chính là hiện tượng lan toả và
cảm ứng đồng thời trên vỏ não. Chẳng hạn: hưng phấn ở vùng vỏ não của cơ
quan phân tích thị giác, thì hưng tính ở phần vỏ não thuộc cơ quan phân tích
khác bị hạ thấp.
Ngoài ra, giữa các cơ quan phân tích còn có sự kiểm tra lẫn nhau. Điều
này có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục và chăm sóc trẻ.

50

You might also like