You are on page 1of 5

Họ và tên: Đàm Đình Mạnh 19/08/1991 …K54H-ĐHCN-ĐHQGHN.

NHÓM : 0929
Đề bài: Pt quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX? Làm rõ thựuc trạng sản xuất Việt Nam
trong thời kì đổi mới?

I- Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
1. Lực lượng sản xuất :
Lực lượng sản xuất là khái niệm để chỉ các nhân tố thuộc về người lao động và với kinh nghiệm
và thói quen cùng các tư liệu sản xuất như công cụ lao động ,đối tượng lao động và tư liệu phù trợ
nhất định để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Như vậy lực lượng sản xuất chính là toàn bộ các
nhân tố vật chất ,kĩ thuật của quá trình sản xuất chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với
nhau tạo ra sức sản xuất nhằm cải biến các đối tượng trong giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định
của con người và xã hội.

Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất tạo nên của
cải cho xã hội đảm bảo sự phát triển của con người.Trong tất cà các nhân tố tạo nên lực lượng sản
xuất thì nhân tố “người lao động “ là nhân tố giữ vai trò quyết định, bởi vì suy cho cùng tư liệu sản
xuất chính là sản phẩm lao động của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của tư liệu
sản xuất phụ thuộc vào thực tế sử dụng và sáng tạo của người lao động.

Trong quá trình sản xuất con người sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao
động để tạo ra của cải vật chất ,thì tư liệu phù trợ được hoàn thiện nhằm đạt được năng xuất lao
động cao.

Còn trong tư liệu sản xuất là tất cả các yếu tố vật chất mà con người sử dụng để tác động vào
đối tượng lao động thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất. Trong mọi thời đại công cụ sản
xuất luôn chiếm số lựong đông đảo nhất. Chính sự biến đổi cải tiến và hoàn thiện không ngừng của
công cụ lao động đã tạo nên những biến đồi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất . Trình độ phát
triển công cụ lao động phản ánh trình độ cải biến tự nhiên của con người.

Nhưng LêNin viết : “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, người lao
động “như vậy yếu tố quan trọng bậc nhất của lưc lượng sản xuất vẫn là con người dù những tư
liệu lao động tạo ra từ trước có sức mạnh đến đâu và đối tượng lao động có phong phú như thế
nào !
Thế nhưng chỉ có lực lựợng sản xuất vẫn chưa có thể diễn ra quá trình sản xuất thực tế mà còn
cần quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức xã hội cho quá trình sản xuất ấy.

2. Quan hệ sản xuất :


Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ra của cải vật
chất cho xã hội .Quan hệ sản xuất bao gồm ba mặt :
+ Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất : là quan hệ giữa con người với tư liệu sản xuất hay
người nào làm chủ của tư liệu sản xuất như vốn , phương tiện máy móc ,nhà xưởng…Có hai hình
thức sở hữu cơ bản :sở hữu tư nhân(tư hữu) và sở hữu cộng đồng.Trong sở hữu cộng đồng tư liệu
sản xuất thuộc về mọi thành viên,ngược lại với tư hữu của cải chỉ thuộc về một số người nhất định
không phải là số đông như vậy tồn tại sự bất bình đẳng trong xã hội.
+ Quan hệ tổ chức - quản lý quá trình sản xuất: là quan hệ giữa người với người trong sản
xuất và trao đổi của cải vật chất như phân công lao động ,sự hợp tác giữa ngừoi quản lý với người
lao động ,công nhân. Nó quyết định sự phát triển cũng như định hướng nền sản xuất nếu phá vỡ
qui luật này thì sẽ gây rối loạn nền kinh tế - xã hội.
+ Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất là quan hệ chặt trẽ với nhau cùng
mục tiêu là sử dụng hợp lý có hiệu quả tư liệu sản xuất ,làm cho tư liệu cải tiến phát triển để tăng
hiệu quả lao động , qua đó cải thiện cuộc sống người lao động.
Họ và tên: Đàm Đình Mạnh ,K54H-ĐHCN-ĐHQGHN.
NHÓM : 0929

Những quan hệ này luôn tồn tại thống nhất ,chi phối lẫn nhau dựa trên cơ sở quan hệ sở hữu đối
với tư liệu sản xuất quyết định quan hệ tổ chức - quản lý và quan hệ trong phân phối kết quả của
quá trình sản xuất.

Ví dụ như BillGate ,ông ta sở hữu tập đoàn về phần mềm máy tính hàng đầu thế giới .Tuy ban
đầu nó chỉ là một công ty nhỏ do BillGate cùng bạn ông cùng niềm đam mê viết phần mềm sáng
lập ,qua một thời gian đã tích lũy được nguồn vốn ngày càng lớn ,cùng với đó ông đã thuê thêm
nhiều nhân viên vào làm đẻ đáp ứng nhu cầu do thị trường được mở rộng.Và dần dần nó đã phát
triển thành tập đoàn Microsoft to lớn như ngày nay. BillGate làm Chủ tịch hội đồng quản trị đương
nhiên ông ta có quyền bổ nhiệm ngay cả Tổng giám đốc…,ông ta nắm quyền điều hành cao nhất
có quyền đầu tư ,tổ chức cũng như phân phối sản phẩm hợp pháp.

3. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện
chứng ,trong đó lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tác động qua lại lẫn nhau.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của quả trình sản xuất .Mối quan hệ giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ biện chứng trong đó lưc lượng sản xuất quyết
định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại vào lực lượng sản xuất .Trong tác phẩm
phê phán khoa kinh tế chính trị năm 1859 C.Mác viết: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của
mình , con người có những quan hệ nhất định, tất yếu không phụ thuộc vào ý muốn của họ, tức
những quan hệ sản xuất. Những quy luật này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực
lượng sản xuất. Những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng
sản xuất của họ..” Cho nên người ta coi tư tửơng này của ông là tư tuởng về “Quy luật quan hệ
sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất “:
+Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu sản xuất và lao động. Khi nền sản
xuất thực hiện với những công cụ ở trình đọ phổ thông thì lực lượng sản xuất mang tính chất cá
nhân tự cung tự cấp. Còn khi đạt tới trình độ tự động hóa thì đòi hỏi có sự hợp tác xã hội rộng rãi
trên cơ sở chuyên môn hóa lúc này lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa.
+Trình độ của lực lượng sản xuất nói lên khả năng của con người trong việc chinh phục tự
nhiên đảm bảo sự sinh tồn và phát triển.Nó thể hiện ở trình độ công cụ lao động , trình độ quản lý
xã hội, trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, kinh nghiệm và kĩ năng của con người và
trình độ phân công lao động. Trên thực tế tính chất và trình độ lực lượng sản xuất khong tách rời
nhau .

Trong đời sống thực tiễn không thể có sự kết hợp các nhân tố trong quá trình sản xuất để tạo ra
năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên lại có thể diễn ra bên ngoài những hình
thức kinh tế nhất định.Ngược lại cũng không có quá trình sản xuất nào có thể diễn ra trong đời
sống hiện thực mà chỉ với những quan hệ sản xuất không có lực lượng sản xuất trong đó,quan hệ
sản xuất luôn bị qui định một cách nghiêm ngặt bởi trạng thái của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản
xuất chỉ có thể mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển khi mà nó được hoàn thiện về tất cả
nội dung của nó , nhằm giải quyết kịp thời những mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng
sản xuất.

+ Lực lượng sản xuất quyết định sự biến đổi hình thành của quan hệ sản xuất: lực lượng sản
xuất luôn biến đổi đầu tiên và luôn biến đổi trong sản xuất. Sự bến đổi này có nhiều nguyên nhân :
* Với bản thân người lao động thì những kỹ năng và kinh nghiệm không ngừng tích lũy và
tăng lên.
* Bản thân tri thức khoa học công nghệ luôn trở thành những lực lựơng sản xuất trực tiếp
.
* Sự ổn định của quan hệ sản xuất là nhu cầu khách quan để có thể sản xuất được.
Họ và tên: Đàm Đình Mạnh ,K54H-ĐHCN-ĐHQGHN.
NHÓM : 0929

Chúng đều nhằm làm giảm bớt sức lao động bỏ ra và tăng năng suất lao động..Lực lượng lao động
qui định sự hình thành và biến đổi quan hệ sản xuất một khi quan hệ sản xuất không thích ứng với
trình độ ,tính chất của lực luợng sản xuất thì nó kìm hãm , thạm chí phá hoại lực lượng sản xuất và
ngược lai.

+ Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất:
Quan hệ sản xuất khi được xác lập thí nó độc lập tương đối với lực lượng sản xuất và trở thành
những cơ sở và nhưng thể chế xã hội và nó không thể biến đổi đồng thời cùng với lực lượng sản
xuất. Thường lạc hậu so với lực lượng sản xuất và nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ, tính
chất của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất . Nếu lạc hậu so
với lực lượng sản xuất dù tạm thời nó sẽ kìm hãm sự phá triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ
sản xuất có thể tác động mạnh mẽ trở lại tới lực lượng sản xuất vì nó sở hữu tư liệu sản xuất , hệ
thống tổ chức quản lý và quy trình phân phối của cải phần mà người lao động được hưởng. Chính
vì vậy mà nó tác động tới thái độ của quần chúng lao động.Nó tạo ra những điều kiện kích thích
hoặc hạn chế đầu tư phát triển cơ sở sản xuất, công cụ lao động và việc áp dụng thành tựu khoa
học kỹ thuật vào sản xuất phân công lao động trong xã hội.

4. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất bao
hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.
Các mối quan hệ trong sản xuất chủ yếu bao gồm nhiều dạng khác nhau những mối liên hệ
chủ yếu là giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.nhưng mối liên
hệ này là phù hợp hay mâu thuẫn? Phù hợp là sự cân bằng ,thống nhất giữa các mặt đối lập, nó là
xu hướng mà nhưng dao đong không đạt trạng thái cân bằng sẽ đạt tới. Trong phép biện chứng thì
sự cân bằng chỉ là tạm thời, sự khoong cân bằng là tuyệt đối. Mâu thuẫn đôi khi là động lực cho sự
phát triển. Ta biết rằng trong phép biên chứng cái tương đối không tách rời cái tuyệt đối. Nhìn
nhận một cách khác thì sự cân bằng như đứng im còn không cân bằng là sự vận động. Tức sự cân
bằng trong sản xuất chỉ là tạm thời không cân bằng không phù hợp giữa chúng là tuyệt đối. Như
vậy trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế xã hội xác định lực lượng sản xuất
được bảo tồn, không ngừng vận động phát triển trong quá trình sản xuất. Tính ổn định càng cao
lực lượng sản xuất càng có khả năng phát triển ,nhưng sự phát triển luôn tạo ra khả năng phá vỡ
sự thống nhất của quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức kinh tế xã hội cho sự phát triển của
nó. Những quan hệ này từ chỗ là những hình thức phù hợp, cần thiết cho sự phát triển đã trở
thành những hình thức kìm hãm sự phát triển đó. Nó đã tạo ra mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất, từ đó xuất hiện nhu cầu khách quan là thiết lập lại mối quan hệ thống nhất
giữa chúng theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng
sản xuất. Như C.mác đã nhận định : “Tới một gai đoạn phát triển nào đó của chung các lực lượng
sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có trong đó từ trứớc dến
nay …trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. từ chỗ là hình thức phát
triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích.Khi đó bắt đầu thời đại
một cuộc cách mạng xã hội” . Chính nhờ những cuộc cách mạng xã hội này mà những quan hệ sản
xuất cũ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp nhu cầu phát triển của lực lượng sản
xuất, tiếp tục thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển trong hình thức quan hệ sản xuất mới.

Với đất nước ta cũng vậy với quá trình phát triển lịch sử hàng ngàn năm, trải qua bao thời kì.
Nứơc ta xuất phát từ sự không phù hợp hay sự lạc hậu từ nền văn minh lúa nước. Tuy nhiên trong
quá trình vận động phát triển, đi từ sự không phù hợp hay sự lạc hậu đến sự phù hợp là một nước
đang phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực như hiện nay. Nhưng trạng thái phù hợp chỉ là tạm
thời, ngắn ngủi, ý muốn tạo nên phù hợp mãi mãi là trái qui luật bất biến của tự nhiên là sự vận
động không ngừng.
Họ và tên: Đàm Đình Mạnh ,K54H-ĐHCN-ĐHQGHN.
NHÓM : 0929

Như vậy mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ mâu thuẫn
biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế xã hội của quá trình sản xuất. Sự
phù hợp giữa chúng chỉ là một cái trục,chỉ tồn tại trạng thái yên tĩnh tạm thời,còn sự vận động dao
động, sự mâu thuẫn là vĩnh viễn ,nhưng mâu thuẫn lại làm động lực cho sự phát triển.

II- Thực trạng của sản xuất Việt Nam thời kì đổi mới.
Sau hơn 20 năm đổi mới và tiến hành hội nhập quốc tế,cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế -xã hội lực lượng sản xuất của Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ về cả số lựơng và
chất lượng nhưng cũng tồn tại những khó khăn cần giải quyết.

Trứơc hết khi nhắc đến lực lượng sản xuất, thì nhân tố con người là nhân tố quyết định, nó là
nhân tố tích cực, sáng tạo, là chủ thể của sản xuất. Do đó chúng ta cần thay đổi bất cập trong lao
động nước ta hiện nay.Cụ thể theo bộ Lao động, thương binh& xã hội , thể lực người lao động
nước ta hiện nay còn yếu, so với thế giới tầm vóc và thể lực người Việt Nam thuộc loại trung bình
thấp, tỷ lệ thấp còi cao hơn các nước trong khu vực. Chiều cao của thanh niên 15 tuổi thấp hơn so
với chuẩn quốc tế 8,34 cm với nam, 9,13cm với nữ, thấp hơn thanh niên Nhật Bản 8 cm với nam
và 4cm với nữ, thấp hơn thanh niên các nước trong khu vực là Thái Lan, Singapore từ 2-6cm. Việc
này ành hưởng đến việc sử dụng, vậ hành máy móc hiện đại, hạn chế năng suất lao động, bắt
buộc người lao động phải gắng sức nhiều và làm tăng nguy cơ mất an toàn lao động. Tuổi thọ
trung bình người Việt Nam đạt 73 tuổi năm 2008 nhưng tuổi trung bình khỏe chỉ đạt trên 60 tuổi
còn lại trung bình một người Việt Nam có khoảng 12 năm ốm đau bệnh tật.theo đánh giá của người
nhà sử dụng lao đọng nước ngoài, lao động Việt nam cần cù, Khéo léo nhưng không đáp ứng lao
động cường độ cao, sức dẻo dai cũng hạn chế. So sành khả năng lao động cảu người Việt Nam
với các nước trong khu vực cho thấy năng suất lao động khá thấp (thấp hơn Trung quốc 1,8
lần;Indonesia 1,5 lần- theo nguồn viên khoa học thống kê năm 2006).
Cơ cấu đào tạo chưa phù hợp, bên cạnh thể lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật hiên nay còn thấp,
tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo từ sơ cấp nghề trở lên mới đạt mức 26%, trong đó số lao đọng
có trình độ từ cao đẳng trơ lên chiếm 6,47%. Nhiều tỉnh thành phố như Hà Nội mới đạt tỷ lệ lao
động qua đào tạo trên 45%(trong đó ĐT nghề chỉ 23%);lao động khu công nghiệp chế xuất tp.HCM
có trình độ từ trung cấp nghề chiếm chưa tới 30%....Vấn đề này đặt ra cho chúng ta bài toán về
trình độ lao động, dặc biệt là trong thời kì Việt Nam đang mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta
cần lực lượng động đảo lao động có trình độ ,năng lực để cạnh tranh trên thị trường. Đơn giản có
thể thấy chiếc máy vi tính chúng ta đang sử dụng, hay đắt giá hơn là chiếc xe máy, ôtô đi trên
đường mà ta vẫn thấy, chúng hầu hết được lắp ráp bởi công nhân Việt Nam ,nhưng đa số chúng
đều là công nghệ do nước ngoài đem tới Việt Nam ,đa số sản phẩm đó đơn thuần chỉ là lắp ráp bởi
công nhân Việt Nam tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm không cao ,như vậy chúng hấu như không có dấu
ấn về tư duy của ngừơi Việt trong đó do trình đọ của chúng ta chưa đáp ứng.
Vấn đề nữa là cơ cấu đào tạo không phù hợp. Không cân đối giữa các ngành nghề, kết quả điều
tra cho thấy đào tạo đại học tăng cao nhưng , đào tạo nghề, học nghề laị thấp do tâm lý dân ta phải
vào đại học bằng bất cứ giá nào.Điều này tạo ra sự mất cân đối giữa lý thuyết và thực hành mà
nhu cầu thợ có tay nghề cao đang rất cần.
Tác phong ,kỹ năng lao động còn bất cập . Đa số lao động Việt Nam xuất phát từ nông nghiệp ,
do vậy chưa có sự chuyển đổi tác phong lao động nông nghiệp sang nông nghiệp, chưa được
trang bị kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, trách nhiệm trong công việc chưa cao theo kiểu
“cha chung không ai khóc”.Đòng thời người lao động xuất phát từ nông thôn ảnh hưởng nhiều
phong tục ,tập quán, lệ làng nên ảnh hưởng không nhỏ đến kỷ luật, tác phong lao động. Điều này
thể hiện rõ nhất thời điểm sau tết nguyên đán, hàng loạt người lao động không quay trở lại làm
việc.
Họ và tên: Đàm Đình Mạnh ,K54H-ĐHCN-ĐHQGHN.
NHÓM : 0929

Dù vây nhưng Việt Nam vẫn Thu hút nguồn vốn đầu tư lớn từ nước ngoài đổ vào vì lao động của
Việt Nam được đánh giả là khá rẻ, chăm chỉ,thông minh, sức trẻ là một điểm nổi trội của Việt Nam,
hơn thế với hơn85 triệu dân đứng 2 trong khu vực và thứ 13 trên TG , đó là một trong những
nguyên nhân tăng sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất ở Việt Nam.Nứoc ta là một số ít quốc gia
trong khu vực có tỷ lệ về cơ cấu đọ tuổi và lao động khá lý tưởng(50% dân trong đọ tuổi lao
động).Về chất lượng Việt Nam là nước có tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ trẻ đến trường cao, lực lượng lao
động có chuyên môn kỹ thuật đang tăng lên và có khả năng nắm bắt công nghệ mới nhanh.Đây là
lợi thế cạnh tranh quan trọng của nguồn nhân lực nước nhà trong quá trình hội nhập và tham gia
vào thị trường quốc tế.

Về tư liệu sản xuất,trước thời kỳ đổi mới thì nứơc ta dựa chủ yếu vào viện trợ của Liên Xô về
máy móc sản xuất,các tài liệu phù trợ..Nhưng với hơn 20 năm đổi mới toàn diện vừa qua Việt Nam
đã làm chủ đuợc nhiều công nghệ sản xuất hiện đại, có nhiều khu công nghiệp chế xuất mọc lên
chuyển đổi dần từ nông nghiệp sang công nghiệp, giảm bớt sức lao động trong từng sản phẩm,và
là một cơ hội để ta nắm bắt học hỏi tri thức khoa học kỹ thuật mới. Việt Nam có nhiều làng nghề với
nhiều sản phẩm truyền thống như mây tre đan ,gốm ,sứ,lụa,đồ gỗ mỹ nghệ… là đối tượng lao
động của nhiều người dân có thể chuyên môn hay chỉ là làm trong lúc nông nhàn. Nông nghiệp dần
được cơ giới hóa làm giảm bớt sức lao động cho nông dân và tăng năng suất. Nhiều máy móc
chuyên môn tựu động hóa, công cụ lao động cải tiến đã đi vào từng ngành sản xuất.
Tuy vậy nhưng Việt Nam mới là một nước đang phát triển còn nhiều công nghệ mà ta chưa đủ
chất xám để tiếp cận ,học hỏi .Ngành nghiên cứu khoa học của nứơc ta chưa phát triển mạnh để
tạo cơ sở tiền đề để áp dụng những nghiên cứu vào thực tế sản xuất. Đối tựơng lao động chưa mở
rộng các ngành công nghệ cao chưa được đàu tư phát triền hợp lý so với thế giới mặc dù nó rất có
tiềm năng và có khả năng dem lại lơi thu nhập cao cho nền kinh tế.

* Thực trạng quan hệ sản xuất trong thời kỳ đổi mới:


Về quan hệ sản Việt nam hiện nay có một số loại quan hệ sở hữu cơ bản:Sở hữu nhà nước, sở
hữu tư nhân, liên doanh,sở hữu vốn đầu tư nước ngoài…do gia nhập WTO nên đã xuất hiện một
số dạng sở hữu mới.trong đó đóng vai trò chủ đạo vẫn là sở hữu nhà nước nó có vai trò định
hướng nền kinh tế theo xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.Đảng và nhà
nứớc đang ra sức đổi mới cơ chế chính sách ;cách quản lý điều hành cho phù hợp với sự phát
triền mạnh mẽ của lực lượng sản xuất hiện nay; đa dạng hóa hình thức sở hữu; dần tăng lương
cho người lao động phù hợp với sức lao động bỏ ra ; thực hiện cổ phần hóa; công nghiệp hóa hiện
đại hóa nhằm tạo ra sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ và tình chất của LLSX trong
thời kì mới.Hiệu quả đáng kể là hiệu quả sản xuất ngày càng cao tỷ lệ tăng trưởng GDP luôn khá
cao so khu vực và TG mặc dù chịu nhiều thiên tai ,đời sống nhân dân ngày càng cải thiện….
Nhưng khó tránh khỏi một số vướng mắc như quan hệ một số mặt chưa phù hợp như tỷ lệ thất
nghiệp còn cao ;cơ chế chính sách còn thiếu; chưa sát cuộc sống;chưa nhất quán ; chưa có sự
gắn kết bền chặt giữa công và nông nghiệp ví dụ như sản phâm nông nghiệp thiếu cở chế biến
dẫn đến cứ đến mùa thu hoạch là sản phẩm lại bị tư thương ép giá….!

You might also like