You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Tên chương trình: Hệ liên thông từ trung cấp lên đại học
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Công nghệ Chế tạo máy
Loại hình đào tạo: Chính quy
( Ban hành tại quyết định số ngày tháng năm của Hiệu trưởng trường Đại học
Nha trang)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO


1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo Kỹ sư Công nghệ Chế tạo máy, có phẩm chất chính trị, có kiến thức, kỹ năng
và tác phong nghề nghiệp để làm việc có hiệu quả trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy, đáp
ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và
hội nhập quốc tế.
1.2. Mục tiêu cụ thể :
- Trang bị cho sinh viên kiến thức có đủ trình độ để đảm nhiệm các yêu cầu về
chuyên môn như: khả năng chế tạo, khai thác, vận hành, sửa chữa, bảo trì các các sản phẩm
cơ khí, các trang bị và dây chuyền công nghệ trong sản xuất.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong các hoạt động thực tiễn chuyên
môn Công nghệ Chế tạo máy.
- Trang bị cho sinh viên phương pháp học tập để có thể tự học tập thường xuyên, để
không ngừng nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn..
- Với những kiến thức được trang bị về lĩnh vực cơ khí, kỹ sư Công nghệ Chế tạo
máy có thể đảm đương các nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, bảo dưỡng tại cơ sở
như tại các nhà máy xí nghiệp cơ khí hiện đại

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO


3 năm chia thành 6 học kỳ, trong đó học kỳ thứ sáu dành cho thực tập và làm Đồ án tốt
nghiệp.

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ


- Chương trình đào tạo toàn khoá gồm 161 đvht

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH


- Học sinh tốt nghiệp bậc Trung cấp chuyên nghiệp ngành Cơ khí động lực loại khá
và giỏi của trường Đại học Nha Trang và Trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp khác
của Khu vực Nam Trung bộ, Tây nguyên nói riêng và cả nước chung.
- Những đối tượng trên sẽ tham gia đợt thi tuyển 2 môn đại cương và 1 môn cơ sở
ngành.
1
5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
- Đào tạo chính quy tập trung.
- Điều kiện tốt nghiệp:
+ Thực hiện theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v ban hành Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy.
+ Thực hiện theo Quyết định số 3676/GD-ĐT ngày 09/12/1994 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo v/v ban hành Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ tại chức.

6. THANG ĐIỂM
Theo thang điểm từ 0 đến 10.
Thang điểm Tỷ lệ % bài làm phải hoàn thành
9 ÷ 10 ( xuất sắc) 90 ÷ 100
8 ÷ cận 9 ( giỏi) 80 ÷ 89
7 ÷ cận 8 ( Khá ) 70 ÷ 79
6 ÷ cận 7 (Trung bình khá) 60 ÷ 69
5 ÷ cận 6 (Trung bình) 50 ÷ 59
< 5 (không đạt) < 50

7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:


7.1. Nội dung chương trình liên thông từ THCN lên Đại học ngành công nghệ chế tạo máy
TT Tên môn học Đvht Ghi chú
I Kiến thức giáo dục đại cương 54
A Phần bắt buộc 51
1 Triết học Mác-Lênin 6
2 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 5
3 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 4
4 Chủ nghĩa xã hội khoa học 4
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 3
6 Toán cao cấp 12(4,4,4)
7 Vật lý 2 4(3,1)
8 Hoá học đại cương 3
9 Tiếng Anh 10(4,3,3)
10 Giáo dục quốc phòng 45 tiết
11 Giáo dục thể chất 3
B Lựa chọn 1/2 học phần 3
1 Pháp luật đại cương 3
2 Nhập môn hành chính nhà nước 3
II Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 107
A Kiến thức cơ sở khối ngành 34
1 Cơ lý thuyết 5
2 Sức bền vật liệu (+BTL) 5
3 Nguyên lý máy (+BTL) 4
4 Kỹ thuật đo 3(2,1)

2
5 Chi tiết máy 4
6 Đồ án môn học Chi tiết máy 1
7 Vật liệu kỹ thuật 4(3,1)
8 Công nghệ chế tạo máy 1 3
9 Vẽ kỹ thuật (+BTL) 3
10 CAD1 2
B Kiến thức ngành 58
B.1 Phần bắt buộc 48
1. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2
2. Ma sát học 2
3. Máy nâng chuyển 3
4. Động cơ đốt trong 1 3
5. CAD2 2
6. Dung sai & lắp ghép 2
7. Máy công cụ (+BTL) 3
8. Máy CNC & Rô bốt 4(3,1)
9. Chế tạo phôi 2
10. Đồ gá (+BTL) 2
11. Công nghệ chế tạo máy 2 2
12. Đồ án Công nghệ Chế tạo máy 1
13. Công nghệ CAD/CAM 3(2,1)
14. Máy công nghiệp 2
15. Đồ án máy công nghiệp 1
16. Trang bị điện xí nghiệp 2
17. Quản trị doanh nghiệp 2
18. Thực tập giáo trình ngành cơ khí chế tạo 10 10 tuần
C.2 Lựa chọn 5/12 học phần 10
1 Phương pháp phần tử hữu hạn 2
2 Truyền động thuỷ khí 2
3 Lập trình PLC 2
4 Thiết kế xưởng 2
5 Sửa chữa máy công cụ 2
6 Thiết kế và chế tạo khuôn mẫu 2
7 Thiết kế dụng cụ cắt 2
8 Dao động trong kỹ thuật 2
9 Tự động hoá quá trình sản xuất 2
10 Quản lý và kỹ thuật bảo trì công nghiệp 2
11 Tin học ứng dụng 1 2
12 Tin học ứng dụng 2 2
D Tốt nghiệp 15
1 Thi lý luận Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh 0
2 Đồ án tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp 15 15 tuần

8. Kế hoạch giảng dạy


Học kỳ Tên môn học Đvht
1 Triết học Mác – Lênin 6

3
Toán cao cấp 1 4
Hóa học đại cương 3
Tiếng Anh 1 4
Vẽ kỹ thuật 3
Kỹ thuật đo 3(2,1)
30 đvht Vật lý 2 4(3,1)
Giáo dục thể chất (điền kinh) 1
Giáo dục quốc phòng 1 1
Môn học lựa chọn (01 môn)
Pháp luật Việt Nam đại cương 3
Nhập môn hành chính nhà nước 3
Chủ nghĩa xã hội khoa học 4
Toán cao cấp (Giải tích 1) 4
Tiếng Anh 2 3
Cơ lý thuyết 5
2 CAD1 2
30 đvht Vật liệu kỹ thuật 4(3,1)
Máy nâng chuyển 3
Kinh tế chính trị Mác - Lênin 5
Giáo dục thể chất (Bơi lội) 1
Giáo dục quốc phòng 2 1
Sức bền vật liệu 5
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4
Toán cao cấp (Giải tích 2) 4
3
Tiếng Anh 3 3
30 đvht
CAD2 2
Động cơ đốt trong1 3
Chế tạo phôi 2
Nguyên lý máy 4
Công nghệ chế tạo máy 1 3
Giáo dục thể chất (Đẩy tạ, nhảy xa) 1
Giáo dục quốc phòng 3 1
4 Chi tiết máy 4
30 đvht Đồ án môn học chi tiết máy 1
Máy công cụ 3
Ma sát học 2
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2
Đồ gá 2
Công nghệ chế tạo máy 2 2
Công nghệ CAD/CAM 3(2,1)
Tư tưởng Hồ Chí Minh 3
Máy công nghiệp 2
Dung sai & lắp ghép 2
Giáo dục thể chất (Bóng chuyền) 1
Giáo dục thể chất (Bóng đá) 1
Môn học lựa chọn (02 môn)
Phương pháp phần tử hữu hạn 2

4
Truyền động thuỷ khí 2
Thiết kế dụng cụ cắt 2
Dao động trong kỹ thuật 2
Tin học ứng dụng 1 2
Trang bị điện xí nghiệp 2
Quản trị doanh nghiệp 2
Đồ án công nghệ chế tạo máy 1
Đồ án máy công nghiệp 1
Máy CNC & Rô bốt 4(3,1)
Thực tập giáo trình (6 tuần) 6
5 Môn học lựa chọn (03 môn)
22 đvht
Lập trình PLC 2
Thiết kế xưởng 2
Sửa chữa máy công cụ 2
Thiết kế và chế tạo khuôn mẫu 2
Tự động hóa quá trình sản xuất 2
Quản lý và kỹ thuật bảo trì công nghiệp 2
Tin học ứng dụng 2 2
6 Thực tập tổng hợp (4 tuần) 4
19 đvht Đồ án tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp 15

9. MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG CÁC MÔN HỌC.


9.1. Triết học Mác - Lênin 05 đvht
Nội dung ban hành theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 29/10/2002 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9.2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin 05 đvht
Nội dung ban hành theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 29/10/2002 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9.3. Chủ nghĩa xã hội khoa học 04 đvht
Nội dung ban hành theo Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 31/7/2003 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9.4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 04 đvht
Nội dung ban hành theo Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 27/8/2003 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 03 đvht
Nội dung ban hành theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 31/7/2003 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9.6. Toán cao cấp 1 04 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần gồm 3 phần là Đại số (3 đvht), giải tích 1 (4 đvht) và giải tích 2 (4 đvht) và
được giảng dạy trong ba học kỳ. Sinh viên phải tham dự học phần Đại số thì mới được phép
học các học phần tiếp theo.
+ Đại số: học phần cung cấp cho sinh viên về lý thuyết tập hợp, ánh xạ, cấu trúc đại
số; ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính; không gian véc tơ, trị véc tơ riêng.
9.7. Toán cao cấp 2 04 đvht
Điều kiện tiên quyết: kết thúc học phần Toán cao cấp 1

5
Học phần gồm 3 phần là Đại số (3 đvht), giải tích 1 (4 đvht) và giải tích 2 (3 đvht) và
được giảng dạy trong ba học kỳ. Sinh viên phải tham dự học phần Đại số thì mới được phép
học các học phần tiếp theo.
+ Giải tích 1: học phần cung cấp các kiến thức về giới hạn, hàm một biến, phép tính
vi phân, phép tính tích phân, và phép tính vi phân hàm nhiều biến.
9.8. Toán cao cấp 3 04 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần gồm 3 phần là Đại số (3 đvht), giải tích 1 (4 đvht) và giải tích 2 (3 đvht) và
được giảng dạy trong ba học kỳ. Sinh viên phải tham dự học phần Đại số thì mới được phép
học các học phần tiếp theo.
+ Giải tích 2: học phần cung cấp các kiến thức về tích phân bội, tích phân đường,
mặt, phương trình vi phân và chuỗi số, hàm.
9.9. Tiếng Anh 1 04 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần này giúp sinh viên nắm kiến thức cơ bản về từ vựng, văn phạm, luyện nghe,
luyện nói, luyện đọc, luyện viết trong Tiếng Anh. Khi nhập học sinh viên sẽ được kiểm tra Tiếng
Anh đầu vào để phân loại và xếp lớp Tiếng Anh cho phù hợp. Học theo giáo trình Headway 1.
9.10. Tiếng Anh 2 03 đvht
Điều kiện tiên quyết : Kết thúc học phần Tiếng Anh 1
Học phần này giúp sinh viên nắm kiến thức nâng cao về từ vựng, văn phạm, luyện nghe,
luyện nói, luyện đọc, luyện viết trong Tiếng Anh. Học theo giáo trình Headway 2
9.11. Tiếng Anh 3 03 đvht
Điều kiện tiên quyết : Kết thúc học phần Tiếng Anh 1
Học phần này giúp sinh viên nắm kiến thức nâng cao về từ vựng, văn phạm, luyện nghe,
luyện nói, luyện đọc, luyện viết trong Tiếng Anh. Kết quả học tập ngoại ngữ của sinh viên khi ra
trường tương đương trình độ B. Học theo giáo trình Headway 3
9.12. Hoá học đại cương 03 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cấu tạo hoá học, các qui luật
của các quá trình hoá học như: cấu tạo nguyên tử, hệ thống tuần hoàn, liên kết hoá học, cấu
trúc phân tử, trạng thái tập hợp các chất, nhiệt động lực học của phản ứng hoá học, động học
của các phản ứng hoá học.
9.13. Vật lý đại cương 1 04(3,1) đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về quy luật chuyển động và tương tác của
vật chất; sự bảo toàn và các đại lượng bảo toàn của chuyển động, bao hàm trong các phần :
Cơ học, Nhiệt động lực học, Điện học và Vật lý hạt nhân.
- Thực hành vật lý
Phần thực hành cung cấp cho sinh viên phương pháp thực hiện các phép đo lường
một số đặc trưng (đại lượng) vật lý cơ bản, xử lý các số liệu thực nghiệm và khả năng sử
dụng một số thiết bị cơ bản và hiện đại trong các phần tương ứng của nội dung vật lý 1.
9.14. Vật lý đại cương 2 04(3,1) đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp một số kiến thức cần thiết cho các chuyên ngành kỹ thuật công
nghiệp và các ngành khác; đề cập chủ yếu tới các kiến thức chung về thế giới vật chất và
ứng dụng của vật lý trong đời sống xã hội hiện đại.
9.15 Tin học đại cương 04(3,1) đvht
Điều kiện tiên quyết: không

6
Học phần trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính
điện tử. Giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ
điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo
và lưu trữ văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính
toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
Phần thực hành yêu cầu sinh viên phải thành thạo nội dung thực hành của học phần
Tin học đại cương.
9.16. Giáo dục thể chất 05 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT.
9.17. Giáo dục Quốc phòng 165 tiết
Điều kiện tiên quyết: không
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9.18. Nhập môn hành chính Nhà nước 03 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về Nhà nước nói chung và Nhà nước
CHXHCN Việt Nam nói riêng. Những vấn đề đặc thù về đối tượng quản lý của Nhà nước.
Một số điểm kỹ thuật, công nghệ và phương pháp cụ thể trong hoạt động hành chính của
Nhà nước. Vận dụng các nguyên lý chung về hành chính Nhà nước vào việc quản lý các
hoạt động kinh tế của cộng đồng.
9.19. Pháp luật đại cương 03 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp các khái niệm, các phạm trù cơ bản nhất về Nhà nước và Pháp
luật dưới góc độ của khoa học quản lý. Từ đó phân tích: cấu trúc bộ máy Nhà nước cũng
như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước
CHXHCN Việt Nam. Tính chất pháp lý và cơ cấu của hệ thống các văn bản qui phạm pháp
luật. Một số nội dung cơ bản của luật Hành chính, luật Dân sự, luật Hình sự.
9.20. Kỹ thuật soạn thảo văn bản 03 đvht
Điều kiện tiên quyết : Không
Học phần kỹ thuật soạn thảo văn bản cung cấp cho sinh viên các khiến thức cơ bản
về tiếng Việt và chỉ dẫn cho sinh viên cách soạn thảo các đơn, từ, văn bản … theo quy định
nhà nước.
9.21. Nhập môn logic học 03 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần này hướng dẫn cho sinh viên các kiến thức cơ bản về logic học là gì, các
quy luật cơ bản của tư duy logic. Giới thiệu cho sinh viên các khái niệm , phán đoán, suy
luận, giả thiết, chứng minh, bác bỏ và nguỵ biện trong tư duy logic.
9.22. Cơ lý thuyết 05 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng để tiếp thu những học phần
khác.Trong học phần này, sinh viên sẽ tiềm hiểu các phần kiến thức cơ bản về:
Tĩnh học: hệ tiên đề tĩnh học, khảo sát hệ lực, các ứng dụng.
Động học: chuyển động của điểm, chuyển động của vật rắn, hợp chuyển động, chuyển động
song phẳng.

7
Động lực học: các định luật cơ bản định luật học, nguyên lý di chuyển khả dĩ, nguyên
lý Đalămbe, va chạm, phương trình Lagrăng II.
9.23. Sức bền vật liệu + Bài tập lớn 05 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần trước: Toán cao cấp 1 & 2, Cơ lý thuyết.
Học phần cung cấp kiến thức về tính toán sức chịu tải của các chi tiết máy và kết cấu
kỹ thuật; các điều kiện và khả năng chịu lực và biến dạng trong miền đàn hồi cùa các chi tiết
máy và kết cấu kỹ thuật, bao gồm: các khái niệm cơ bản về nội lực và ngoại lực, ứng suất và
chuyển vị, các thuyết bền, các trạng thái chịu lực phẳng và không gian; tính toán về ổn định
và tải trọng động. Một số bài toán siêu tĩnh thường gặp trong thực tế kỹ thuật.
9.24. Cơ chất lỏng 03đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Tỉnh học chất lỏng; Động học chất lỏng, Động lực học chất lỏng; Chuyển động một
chiều của chất lỏng không nén được; Chuyển động một chiều của chất khí. Nguyên lý làm
việc của hệ thống điều khiển khí nén, điện khí nén; thuỷ lực, điện thuỷ lực, ưu nhược điểm
của hệ thống điều khiển bằng khí nén, thuỷ lực so với điện. Giới thiệu các phần tử trong hệ
thống. Nguyên tắc cơ bản để thiết kế mạch điều khiển khí nén, thuỷ lực. Biện pháp phát
hiện lỗi của phần tử và hệ thống, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống.
9.25. Nguyên lý máy + Bài tập lớn 04đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Lý thuyết: Cấu trúc và cấu tạo cơ bản; các phương pháp cơ bản đêt tính toán, phân
tích và tổng hợp về mặt cấu trúc, hình động học, lực học, động lực học. Các biện pháp cơ
bản để nâng cao và cải thiện chế độ làm việc và kích thước cơ cấu, máy; những khái niệm
cơ bản về tổng hợp, điều phối hoạt động giữa các cơ cấu thông dụng, cơ cấu robot, máy và
các hệ thống thiết bị hoạt động về mặt cơ học.
Bài tập lớn: Thực hiện các bài tập về phân tích động học, lực học, Tổng hợp động
học cơ cấu cam, Cơ cấu bánh răng, chuyển động thực của máy và phối hợp các chuyển động
của các cơ cấu.
9.26. Kỹ thuật Đo 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Các khái niệm cơ bản về kỹ thuật đo lường; Các dụng cụ đo lường cơ khí thông
dụng; Kiểm tra sai số các thông số hình dáng và vị trí bằng dụng cụ đo thông dụng; Đo lực,
momen, áp suất, ứng suất và biến dạng; Đo vận tốc, lưu tốc và gia tốc; Đo nhiệt độ;Lý
thuyết sai số và phương pháp xử lý kết quả đo thực nghiệm
9.27. Thực hành kỹ thuật đo: 01đvht
Sử dụng các dụng cụ đo cầm tay đo các thông số hình học; Đo các thông số hình
dáng; Đo các thông số vị trí tương quan; Đo lực bằng lực kế; Đo áp suất bằng áp kế; Đo
nhiệt độ bằng phương pháp tiếp xúc; Đo tốc độ bằng máy phát tốc độ
9.28. Chi tiết máy 04đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần nghiên cứu cấu trúc, nguyên lý làm việc và phương pháp tính toán thiết kế
động học và động lực học của các cơ cầu truyền động và biến đồi chuyển động, các mối
ghép và các chi tiết máy thường dùng trong cơ khí. Sau khi học sinh viên có khả năng độc
lập giải quyết những vấn đề tính toán và thiết kế các chi tiết máy, làm cơ sở để vận dụng
trong quá trình tính toán thiết kế máy trong kỹ thuật thực tế sau này.
9.29. Đồ án môn học chi tiết máy 01đvht
Tính toán các thông số cơ bản của hệ truyền động, thiết kế các bộ truyền (đai, xích,
bánh răng…), thiết kế ổ lăn, trục, khớp nối… và các bản vẽ.
9.30. Kỹ thuật an toàn và môi trường 02đvht

8
Một số vấn đề khoa học về bảo hộ lao động: Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản
trong khoa học bảo hộ lao động. Luật pháp chế độ chính sách bảo hộ lao động. Kỹ thuật vệ
sinh lao động. Kỹ thuật an toàn điện. Kỹ thuật an toàn hóa chất. Kỹ thuật phòng cháy chữa
cháy; Môi trường; Môi trường và sự phát triển bền vững. Thông tin môi trường. Đánh giá
tác động môi trường. Xử lý chất thải bảo vệ môi trường.
9.31. Kỹ thuật điện 03đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Mạch điện: Những khái niệm cơ bản về mạch điện. Dòng điện sin. Các phương pháp
phân tích mạch điện. Mạch ba pha. Quá trình quá độ trong mạch điện; Máy điện: Khái niệm
chung về mạch điện. Máy điện biến áp. Động cơ điện không đồng bộ. Mát điện đồng bộ.
Máy điện một chiều; Điều khiển máy điện.
9.32. Thực tập Kỹ thuật điện: 01đvht
Thực hiện các bài thực tập về điện cơ bản cho phép củng cố các kiến thức cơ sở quan
trọng nhất về điện bao gồm các nội dung: Thực hành về điện một chiều; điện từ trường; điện
xoay chiều; các linh kiện cơ bản và mạch điện; sử dụng các thiết bị đo thông thường và hiện
đại ( đồng hồ, dao động ký….)
9.33. Kỹ thuật Điện tử 03đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp kiến thức về các hệ thống điện tử cơ bản, các vấn đề cơ bản của
mạch điện tử; Khái niệm về tạp âm; Cung cấp các kiến thức về các mạch khuếch đại, ghép
tầng giữa các mạch, phản hồi âm mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ tần số thấp. Máy phát tín
hiệu hình sin và không sin. Mạch khuếch đại thuật toán và ứng dụng. Nguồn nuôi thiết bị
điện tử.
9.34. Thực hành kỹ thuật điện tử 01đvht
Hệ thống các bài thực hành kỹ thuật điện tử tập trung vào thực hành khảo sát đặc tính
các linh kiện ban dẫn, vi mạch tương tự; các mạch điện tử cơ bản sử dụng chúng (khuếch
đại, phản hồi, máy phát các tín hiệu sin và không sin, xử lý tương tự, điều chế AM- FM…),
phát triển ứng dụng các phần mềm mô phỏng và phần mềm chuyên dụng vào nội dung được
thực hành.
Các thao tác lắp ráp các cấu kiện điện tử: hàn, nối … . Qui trình thiết kế mạch in trên
máy tính, kỹ thuật làm mạch in. Thực hành thiết kế một số mạch điện tử cụ thể.
9.35. Nhiệt kỹ thuật 03đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Những khái niệm cơ bản; Chất môi giới, chất tải nhiệt; Các quá trình nhiệt động của
khí và hơi; Chu trình nhiệt động; Dẫn nhiệt; Trao đổi nhiệt đối lưu; Trao đổi nhiệt bức xạ;
Truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt.
9.36. Hình học họa hình 02đvht
Học phần cung cấp kiến thức về các phép biểu diễn vật thể, các bài toán tương quan
trong biểu diễn đường, mặt.
9.37. Vẽ kỹ thuật + Bài tập lớn 03đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp cho sinh viên những qui tắc cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật
bao gồm: các tiêu chuyển hình thành bản vẽ kỹ thuật; các kỹ thuật cơ bản của hình học hoạ
hình: các nguyên tắt biểu diễn không gian hình học, các phép biến đồi, sự hình thành giao
tuyến của các mặt,...; các yếu tố cơ bản của bản vẽ kỹ thuật: điểm, đường, hình chiếu, hình
cắt; các loại bản vẽchi tiết trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN và ISO. Giới thiệu về ứng dụng máy
tính trong bản vẽ 2D.
9.38. Thực tập cơ khí (5T) 05đvht

9
Rèn – Gò – Hàn; Đúc và công nghệ đúc; Gia công bằng phương pháp tiện; Gia công
bằng phay và bào; Kỹ thuật nguội, sửa chữa và lắp rắp; Gia công trên máy CNC.
9.39. Công nghệ Chế tạo máy1 03đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Chất lượng bề mặt chi tiết máy, độ chính xác gia công, chuẩn, phương pháp gia công
bề mặt chi tiết như trụ ngoài, trụ trong, mặt phẳng, ren, then, răng, bề mặt định hình.
9.40. Vật liệu kỹ thuật: 03đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Cấu trúc tinh thể của vật liệu, Giản đồ pha, Sự chuyển biến pha trong vật liệu, Thép
và gang, Hợp kim màu, Vật liệu hữu cơ, Vật liệu composite, Lựa chọn vật liệu.
9.41. Thực hành vật liệu kỹ thuậtt 01đvht
Mài mẫu, tổ chức tế vi và xác định cấp hạt. Tôi và ram thép. Tổ chức tế vi của thép
C ở trạng thái cân bằng. Tổ chức tế vi của gang ở trạng thái cân bằng. Tổ chức tế vi của các
hợp kim màu. Chọn và so sánh vật liệu.
9.42. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 02đvht
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản liên quan đến
các khái niệm, mục tiêu, kỹ năng học tập và nghiên cứu ở bậc đại học trong lĩnh vực khoa
học xã hội và nhân văn, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ, phương pháp học và giảng dạy
tiếng nước ngoài.
Học phần giúp sinh viên làm quen với các công cụ, kỹ năng nghiên cứu, các giai
đoạn của từng loại hình nghiên cứu khác nhau; đồng thời cũng hình thành và phát triển ở
sinh viên khả năng hiểu và phân tích đánh giá một công trình nghiên cứu cụ thể.
9.43. Ma sát học 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tác dụng của ma sát trong đời
sống. Ma sát ngoài, bôi trơn cho cặp ma sát, hao mòn do ma sát và điều khiển quá trình ma
sát và hao mòn
9.44. CAD 1 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về sử dụng một phần mềm đồ hoạ để
lập bản vẽ kỹ thuậtt.
9.45. Máy nâng chuyển 03đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Nội dung của học phần đề cập đến những vấn đề cơ bản về đặc điểm, tính năng, kết
cấu, nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của các phần tử, cơ cấu trong Máy Nâng.
Nội dung của học phần trình bày những nguyên tắc cơ bản, các cơ sở chung và trình
tự tính toán thiết kế các cơ cấu thiết bị Nâng thông dụng, hoặc một Máy Nâng hoàn chỉnh.
9.46. Động cơ đốt trong 1 03đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong; Kết cấu động cơ : cơ cấu trục khuỷu thanh
truyền, thân máy và nắp xy lanh, cơ cấu phân phối khí, hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơ,
hệ thống làm mát, hệ thống nhiên liệu, hệ thống đánh lửa động cơ xăng, hệ thống khởi động.
9.47. Thiết kế dụng cụ cắt : 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Cơ sở lý thuyết thiết kế dụng cụ cắt; Thiết kế dao cắt định hình; Thiết kế dao cắt bao
hình; Ứng dụng tin học trong thiết kế dụng cụ cắt.
9.48. Máy công cụ và bài tập lớn 03đvht
Đại cương máy cắt kim loại, Cơ sở lý thuyết về động học trong máy, cơ sở thiết kế
máy, máy tiện, máy phay, máy mài, máy gia công ren, bánh răng…
10
9.49. Máy CNC & Rô bốt 03đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Giới thiệu chung; Nguyên tắc cấu trúc, chức năng và nguyên lý vận hành máy công
cụ điều khiển số, Các hệ thống trên máy công cụ CNC, Kỹ thuật lập trình NC cơ bản.
Cấu trúc và phân loại, điều khiển robot, các hệ truyền dẫn robot, thiết bị cảm biến..
9.50. Đồ gá và bài tập lớn 02đvht
Tổng quan, gá đặt, các cơ cấu định vị, kẹp chặt, cơ cấu phụ và thân đồ gá, dụng cụ
phụ , tự động hóa đồ gá và đồ gá trên dây chuyền sản xuất tự động, đồ gá kiểm tra, đồ gá lắp
ráp, tiêu chuẩn hoá và linh hoạt hoá đồ gá, hiệu quả kinh tế của đồ gá.
9.51. Công nghệ chế tạo máy 2 02đvht
Điều kiện tiên quyết: Học xong Công nghệ Chế tạo máy 1
Các Phương pháp tổ chức quá trình công nghệ, Thiết kế quy trình công nghệ gia
công chi tiết máy, Quy trình công nghệ gia công họ các chi tiết điển hình và quy trình lắp
ráp
9.52. Công nghệ CAD/CAM : 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Tổng quan về CAD/CAM; CAD và mô hình hóa hình học; Đồ họa máy tính.
9.53. Tự động hóa quá trình sản xuất : 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Những vấn đề chung của tự động hóa quá trình sản xuất, Các cơ cấu chức năng cơ
bản trong hệ thống tự động, Các hệ thống điều khiển tự động, Tự động hóa quá trình cấp
phôi và dụng cụ cắt, Dây chuyền tự động, Tự động hóa và linh hoạt sản xuất trên cơ sở ứng
dụng kỹ thuật CAD/CAM, Tự động hóa kiểm tra, lắp ráp.
9.54. Dung sai & lắp ghép 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Những khái niệm cơ bản về dung sai và lắp ghép; Sai số gia công các thông số hình
học của chi tiết; Dung sai lắp ghép bề mặt trơn; Sai lệch hình dáng, vị trí và nhám bề mặt
chi tiết máy; Dung sai hình dạng và vị trí bề mặt; Dung sai kích thước góc và mối lắp côn
trơn; Dung sai lắp ghép các chi tiết điển hình; Chuỗi kích thước; Ghi chuối kích thước cho
bản vẽ chi tiết máy.
9.54. Máy công nghiệp 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Cơ sở thiết kế máy; máy làm nhỏ nguyên liệu: các khái niệm chung, cơ sơ lý thuyết,
nghiên cứu cấu tạo – nguyên lý làm việc của các loại máy làm nhỏ khoáng sản, chế biến;
Máy phân loại: các khái niệm chung, cơ sở lý thuyết cấu tạo, làm việc và tính toán các loại
máy phân loại; Máy định lượng: cơ sở lý thuyết cấu tạo, làm việc và tính toán các loại máy
định lượng dùng cho sản phẩm dạng: hạt – bột nhào – lỏng ; Máy khuấy trộn: cơ sở lý
thuyết cấu tạo, làm việc và tính toán các loại máy khuấy trộn; Sự kết hợp các máy.
9.54. Truyền động thủy khí: 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Thủy lực : Đại cương về kỹ thuật thủy lực, Các loại bơm, van; Các cơ cấu chấp hành;
Chất lỏng trong hệ thống thủy lực; Thiết kế hệ thống thủy lực; Khí nén : Đại cương về kỹ
thuật khí nén; Một số tính chất và định luật vật lý ứng dụng trong khí nén; Sản xuất, lưu trữ
và phân phối khí nén; Các cơ cấu chấp hành; Các loại van phân phối; Các thiết bị điêu
fchỉnh vận tốc, áp suất, kỹ thuật hãm một xy lanh; Cảm biến; Logic khí nén. Các phương
pháp thiết kế mạch điều khiển tự động hệ thống khí nén công nghiệp.
9.55. Lập trình PLC : 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không

11
Bộ điều khiển khả lập trình PLC: Nguyên tắc cấu tạo của bộ điều khiển khả lập trình,
Lợi khi sử dụng bộ điều khiển khả lập trình; Lập trình cơ bản cho một bộ điều khiển khả lập
trình; Lập trình nâng cao cho một bộ điều khiển khả lập trình; Ngôn ngữ lập trình Step7 để
lập trình cho bộ điều khiển khả lập trình; Mạng thời gian thực.
Lập trình ứng dụng: Điều khiển piston sử dụng khí nén; Điều khiển dây chuyền;
Điều khiển Robot; Điều khiển máy tiện
9.58. Sửa chữa máy công cụ : 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Phương pháp đánh giá các thông số kỹ thuật của máy công cụ; Hiệu chỉnh và sữa
chữa cơ khí máy công cụ; Công nghệ sửa chữa các chi tiết thông dụng của máy công cụ.
9.59. Thiết kế xưởng : 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Những vấn đề cơ bản; Thiết kế mặt bằng tổng thể nhà máy cơ khí; Thiết kế phân
xưởng cơ khí; Thiết kế phân xưởng lắp ráp; Thiết kế các bộ phận khác của nhà máy cơ khí;
Tính toán kinh tế.
9.60. Thiết kế và chế tạo khuôn mẫu : 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Máy ép nhựa, thiết kế khuôn, khuyết tật của sản phẩm và cách khắc phục, chế tạo
khuôn, lắp ráp và bảo dưỡng khuôn.
9.61. Dao động kỹ thuật : 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Dao động tuyến tính hệ một bậc tự do, nhiều bậc tự do; dao động hệ phi tuyến; tính
toán dao động trong kỹ thuật.
9.61. Quản lý và kỹ thuật bảo trì công nghiệp 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Mở đầu về bảo trì, Độ tin cậy và khả năng sẵn sàng, Chi phí chu kỳ sống, Tổ chức
bảo trì, Các hệ thống quản lý bảo trì, Một số kỹ thuật giám sát tình trạng.
9.63. CAD 2 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Sử dụng một phần mềm thiết kế lập bản vẽ chi tiết và bản vẽ 3D của vật thể
9.64. Tin học ứng dụng 1 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Mở đầu; Tổng quan về ngôn ngữ lập trình. Cơ sở lập trình các bài toán kỹ thuật: Lập
trình với phần mềm ứng dụng, Xây dựng thuật toán lập trình vẽ một chi tiết, Xây dựng
thuật toán lập trình vẽ mặt cắt chi tiết, Bài tập thực hành.Các phần mềm vẽ 3D.
9.65. Tin học ứng dụng 2 02đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Làm quen với Matlab và ngôn ngữ lập trình Matlab; Các phép tính và thao tác cơ bản
về mảng và ma trận; Cơ sở phương pháp tính và ứng dụng; Đồ hoạ và tạo menu trong
Matlab. Phương pháp phần tử hữu hạn và ứng dụng tin học: Một số nội dung cơ bản của
phương pháp phần tử hữu hạn, Giới thiệu và cách sử dụng một số chương trình tính toán sức
bền chi tiết máy bằng phương pháp phần tử hữu hạn, Trình tự thực hiện tính toán kiểm tra
bền chi tiết máy bằng phương pháp phần tử hữu hạn.
9.68. Đồ án Máy công nghiệp : 01đvht
Những yêu cầu kỹ thuật đối với máy thiết kế; Lựa chọn phương án thiết kế; Xây
dựng bố cục kết cấu của máy; Tính toán động học và động lực học máy; Tính chọn động cơ
dẫn động; Tính toán sức bền các bộ phận và chi tiết chủ yếu của máy; Xây dựng kết cấu của
các bộ phận và chi tiết chủ yếu; Tính chọn các bộ phận phụ; Xây dựng bản vẽ lắp
9.69. Đồ án công nghệ chế tạo máy: 01đvht
12
Xác định dạng sản xuất, phân tích chi tiết gia công, chọn phương pháp tạo phôi, lập
tiến trình công nghệ gia công, thiết kế nguyên công, xác định lương dư gia công, xác định
chế độ cắt và thời gian gia công cơ bản, lập phiếu tổng hợp nguyên công, thiết kế đồ gá cho
một nguyên công.
9.70. Thực hành CAD/CAM: 01đvht
Vẽ một chi tiết bằng phần mềm CAD/CAM, Vẽ một chi tiết bằng mô hình khung
dây, xuất ra code NC cho máy công cụ CNC; Vẽ một chi tiết bằng mô hình khối, xuất ra
code NC cho máy công cụ
9.71. Thực hành CNC: 01đvht
Đo và xác định các thông số hình học của dao cắt dùng cho máy công cụ CNC; Phay
một chi tiết trên máy phay CNC; Cắt dây một chi tiết trên máy cắt dây CNC; Gia công xung
định hình một chi tiết trên máy xung điện CNC
9.72. Thực tập giáo trình (6 tuần) 06đvht
Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của một số máy công cụ, bảo dưỡng máy công cụ, Lập
quy trình công nghệ gia công và chế tạo một số chi tiết máy đơn giản.
9.73. Thực tập tổng hợp (4 tuần) 04đvht
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của nhà máy, Quy trình chế tạo phôi, Quy trình công nghệ
gia công cơ, Quy trình công nghệ lắp ráp.

10. DANH SÁCH ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
10.1 Cơ hữu
CHỨC
TT
HỌ VÀ TÊN DANH NĂM SINH MÔN HỌC GIẢNG DẠY
HỌC VỊ
1.
Triết học Mác-Lênin
1
2.
Kinh tế chính trị Mác-Lênin
2
3. BM Mác – Lênin của Trường ĐHNT đảm nhận
Chủ nghĩa Xã hội khoa học
3
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
4.
Nam
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh
6. BM toán – Khoa Cơ bản – ĐHNT đảm nhận. Toán cao cấp
7. BM ngoại ngữ – Khoa Cơ bản – ĐHNT đảm nhận. Tiếng Anh
8. BM hóa – Khoa Chế biến – ĐHNT đảm nhận. Hóa học đại cương
9. BM Vật lý – Khoa Cơ bản – ĐHNT đảm nhận. Vật lý
10. BM Vật lý – Khoa Cơ bản – ĐHNT đảm nhận. Thực hành vật lý
11. Khoa Công nghệ thông tin – ĐHNT đảm nhận Tin học đại cương
12. BM GD thể chất – Khoa Cơ bản – ĐHNT đảm nhận. Giáo dục thể chất
13. Trung tâm GD quốc phòng - ĐHNT đảm nhận. Giáo dục quốc phòng
Nhập môn hành chính nhà
14. Phan Thanh Liêm Ths 1956
nước
15. Nguyễn Thi Lan CN 1979 Pháp luật đại cương
16. Nguyễn Tiến Hóa ThS 1953 Nhập môn lôgic học
17. Nguyễn Thị Sen CN 1979 Tâm lý học đại cương
18. Sinh thái và môi trường ThS 1967 Nguyễn Văn Quỳnh Bôi
19. Ninh Thị Kim Anh Ths 1980 Quản trị học
20. Dương Thị Thanh Huyền CN 1963 Kỹ thuật soạn thảo văn bản

13
21. Hình học - Họa hình
BM Thiết kế máy – Khoa Cơ khí – ĐHNT đảm nhận.
22. Vẽ kỹ thuật
23. BM Cơ học – Khoa Cơ khí – ĐHNT đảm nhận. Cơ lý thuyết
24. Sức bền vật liệu
25. Bộ môn Chế tạo máy TTGT ngành cơ khí chế tạo
26. Đặng Xuân Phương ThS 1976 Kỹ thuật đo
27. Đặng xuân Phương ThS 1976 Công nghệ chế tạo máy 2
28. Đinh Bá Hùng Anh ThS 1977 Thực hành vật liệu kỹ thuật
29. Đinh Bá Hùng Anh ThS 1977 Công nghệ CAD/CAM
Đinh Bá Hùng Anh ThS 1977 Thực hành công nghệ
30.
CAD/CAM
31. Đinh Bá Hùng Anh ThS 1977 Lập trình PLC
Kỹ thuật an toàn và môi
32. Hồ Đức Tuấn KS 1972
trường
33. Lê Ngọc Sơn ThS 1971 Thực hành máy CNC
34. Lê Ngọc Sơn KS 1971 Sửa chữa máy công cụ
Thiết kế và chế tạo khuôn
35.
Lê Ngọc Sơn KS 1971 mẫu
36. Lê Văn Bình ThS 1971 Thiết kế xưởng
37. Mai Sơn Hải ThS 1960 Tin học ứng dụng 1
38. Mai Sơn Hải KS 1960 Tin học ứng dụng 2
39. Mai Thắng KS 1954 Kỹ thuật thuỷ khí
40. Mai Trung ThS 1960 Vẽ kỹ thuật
41. Mai Văn Công KS 1957 Kỹ thuật điện
42. Mai Văn Công KS 1957 Thực hành kỹ thuật điện
43. Nguyễn Đình Thuân TS 1962 Tin học ứn dụng1
Kiểm tra và bảo đảm chất
44.
Nguyễn Hữu Thật ThS 1979 lượng sản phẩm
Nguyễn Hữu Thật ThS 1979 QL & KT bảo trì công
45.
nghiệp
46. Nguyễn Hữu Thật ThS 1979 Công nghệ tạo mẫu nhanh
47. Nguyễn Minh Ngọc ThS 1961 Kỹ thuật vi xử lý
48. Nguyễn Ngọc Soạn KS 1961 Trang bị điện xí nghiệp
49. Nguyễn Quang Minh PGS.TS 1943 PP pháp luận nghiên cứu KH
50. Nguyễn Thái Vũ ThS 1960 Máy nâng chuyển
51. Nguyễn Thắng Xiêm KS 1980 Đồ gá
52. Nguyễn Thắng Xiêm KS 1980 Truyền động thuỷ khí
53. Nguyễn Thắng Xiêm KS 1980 Thiết kế dụng cụ cắt
54. Nguyễn Thị Kim Anh TS 1962 Quản trị doanh nghiệp cơ khí
55. Nguyễn Văn Nhận PGS.TS 1952 Nhiệt kỹ thuật
56. Nguyễn Văn Nhận PGS-TS 1952 Nguyên lý động cơ đốt trong
57. Nguyễn Văn Tường ThS 1973 Thực hành kỹ thuật đo
Nguyễn Văn Tường ThS 1973 Đồ án công nghệ chế tạo
58.
máy
59. Phạm Hùng Thắng .PGS. TS 1952 Cơ sở thiết kế máy
14
Phạm Hùng Thắng PGS. TS 1952 Đồ án thiết kế truyền động
60.
cơ khí
61. Phạm Hùng Thắng PGS TS 1952 Dao động trong kỹ thuật
62. Trần An Xuân ThS 1956 Công nghệ chế tạo máy 1
63. Quách Đình Liên PGS.TS 1945 Ma sát học
64. Quách Đức Cường ThS 1980 Kỹ thuật điện tử
65. Quách Đức Cường ThS 1980 Thực hành kỹ thuật điện tử
Quách Hoài Nam ThS 1974 Phương pháp phần tử hữu
66.
hạn
67. Trần An Xuân ThS 1956 Máy công cụ
Trần Doãn Hùng ThS 1976 Tự động hoá quá trình sản
68.
xuất
69. Trần Doãn Hùng ThS 1976 Máy công nghiệp
70. Trần Doãn Hùng ThS 1976 Đồ án máy công nghiệp
71. Trần Ngọc Nhuần ThS 1959 Nguyên lý máy
72. Trương Trọng Ánh ThS 1962 CAD1
73. Võ Thành Lược ThS 1950 Vật liệu kỹ thuật
74. Võ Thành Lược ThS 1950 Dung sai và lắp ghép
75. Vũ Thăng Long ThS 1976 Máy CNC & Rô bốt
76. Bộ Môn Chế tạo Đồ án tốt nghiệp

10.2. Thỉnh giảng: không


11. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Thủy sản hiện tại có đầy đủ giảng đường đạt tiêu chuẩn cho sinh
viên học tập chuyên ngành Cơ khí tầu thủy.
- Có 02 phòng học Multemedia (40 chỗ/phòng).
- Có 15 phòng học được trang bị đầy đủ các phương tiện và thiết bị dạy học như:
Overhead, Projector, Máy tính, Máy nghe nhìn …

Các phòng thí nghiệm và các hệ thống thiết bị thí nghiệm quan trọng:
- Phòng thí nghiệm Vật liệu học.
- Phòng thực hành đo lường
- Phòng thực hành CAD/CAM
- Phòng thực hành CNC
- Xưởng Cơ khí
- Phòng thí nghiệm thủy lưc
- Phòng thí nghiệm Cơ học

12. TÀI LIỆU HỌC TẬP (GIÁO TRÌNH, SÁCH VÀ TẬP BÀI GIẢNG)
Năm
TT Môn học Giáo trình/tập bài giảng Tác giả
XB
1) Triết học Mác – Lênin Giáo trình Triết học Mác - Lênin Phan Thanh Phố 1997
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác –
2) Kinh tế chính trị Mác – Lênin Phan Thanh Phố 2001
Lênin
Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội khoa
3) Chủ nghĩa Xã hội khoa học Phạm Văn Thái 1997
học
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản
4) nam Nguyễn Văn Phùng 2001
Việt nam
5) Tư tưởng Hồ Chí Minh Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh Mạch Quang Thắng 2001

15
6) Toán cao cấp Tập bài giảng Phạm Gia Hưng 2001
Sách Toán cao cấp ( 3 tập, dành cho Nguyễn Đình Trí
7) SV khối kỹ thuật )
1998
Tập bài giảng Hoàng Công Bình 2000
8) Tiếng Anh
Headway NXB Cambright 1998
10)Hoá học Đại cương Tập bài giảng Nguyễn Đại Hùng 2000
GT Hoá học Đại cương Nguyễn Đại Hùng
11)Vật lý
Tập bài giảng Huỳnh Hữu Nghĩa 1998
13) Sách Vật lý đại cương Lương Duyên Bình 1994
Thực hành Vật lý Tập bài giảng Huỳnh Hữu Nghĩa 1999
14)Tin học đại cương & Tập bài giảng Nguyễn Hữu Trọng 2001
Thực hành tin học đại cương Giáo Trình Tin học Đại cương Nguyễn Hữu Trọng 2001
Tập bài giảng Hồ Thị Thu Sa 2002
17)Giáo dục thể chất
Tập bài giảng Trần Văn Tự 2001
Giáo trình Giáo dục thể chất Theo quy định
19)GD Quốc phòng
Tập bài giảng Hoàng Anh Bảy 2001
21) GT Giáo dục quốc phòng Theo quy định
Nhập môn hành chính nhà Tập bài giảng
1. nước
Phan Thanh Liêm 2003
Tập bài giảng Nguyễn thị Lan 2000
2. Pháp luật Việt Nam đại cương
Sách Pháp luật Việt Nam Đại cương Đinh Văn Mậu 2003
4. Nhập môn Logic học Tập bài giảng Dương Thanh Huyền 1998
Tập bài giảng Nguyễn Trọng Thóc 2002
5. Lịch sử Triết học
Lịch sử Triết học Nguyễn Trọng Thóc 2001
Nguyễn Văn Quỳnh
Tập bài giảng 2001
Bôi
7. Sinh thái và môi trường
Giáo trình Sinh thái và môi trường Nguyễn Văn Quỳnh
2000
Bôi
Tập bài giảng Hoàng Văn Huy 1999
9. Kinh tế học đại cương
GT Kinh tế học đại cương Hoàng Văn Huy 1999
1
Vật liệu kỹ thuật Vât liệu học cơ sở Nghiêm Hùng 2002
1.
1
Tâm lý học đại cương Tập bài giảng Đinh Thị Sen 2004
2.
Tập bài giảng Đỗ Đình May 1991
1 GT Hình học hoạ hình Nguyễn Đình Điện 1991
Hình họa -Vẽ kỹ thuật
3. Sách vẽ kỹ thuật Đinh Công Sắt 1992
Bài tập vẽ kỹ thuật Nguyễn Quang Cự 1998
1 Tập bài giảng Phan Thanh Nhàn 2002
Cơ lý thuyết
7. Cơ học lý thuyết Đỗ Sanh 1990
1 Tập bài giảng Mai Thắng 2006
Kỹ thuật thuỷ khí
9. Cơ học chất lỏng Nguyễn Tất Đạt 2001
2 Tập bài giảng Ngô Đăng Nghĩa 1998
Nhiệt kỹ thuật
1. Nhiệt kỹ thuật Hoàng Đình Tín 1995
Tập bài giảng Ng. Thị Ngọc Soạn 1998
2 Kỹ Thuật Điện & Thực hành
Kỹ thuật điện Nguyễn Chu Hùng 1994
3. kỹ thuật điện
Phương pháp phần tử Hữu hạn Chu Quốc Thắng 1997
2 Dung sai lắp ghép
Kỹ thuật đo Ninh Đức Tốn 2000
6.
2 Nguyên lý gia công vật liệu
Nguyên lý cắt Bành Tiến Long, … 2001
7.
2
Máy nâng chuyển Tập bài giảng Nguyễn Thái Vũ 2001
8.
2
Thiết kế dụng cụ cắt Thiết kế dụng cụ cắt gọt kim loại Bùi Song Cầu, … 1980
9.
3
Máy công cụ Máy cắt kim loại Nguyễn Ngọc Cẩn 2005
0.
3
Chế tạo phôi Chế tạo phôi Hoàng Tùng, … 1990
1.

16
Hệ thống điều khiển số trong công
Bùi Quý Lục 2004
3 nghiệp
Máy CNC
2. Công nghệ- lập trình gia công điều
Phan Thị Minh Trinh 2002
khiển số
3 Công nghệ- lập trình gia công điều
Thực hành máy CNC khiển số Đoàn Thị Minh Trinh 2002
4.
3 PGS. TS. Trần Văn
Đồ gá Đồ gá gia công cơ 2002
5. Địch
3
Máy công nghiệp Tập bài giảng Trần Doãn Hùng 2000
6.
3
Công nghệ chế tạo máy Công nghệ chế tạo máy (2 tập) Nguyễn Đắc Lộc, … 1998
7.
3
Công nghệ chế tạo chi tiết máy Công nghệ chế tạo máy (2 tập) Nguyễn Đắc Lộc, … 1998
8.
3 CAD Nguyễn Hữu Lộc 2004
Công nghệ CAD/CAM
9. CAD Đoàn Thi Minh Trinh 2001
4 Thực hành công nghệ CAD Nguyễn Hữu Lộc 2004
1. CAD/CAM CAD Đoàn Thi Minh Trinh 2001
4
Truyền động thủy khí Thuỷ lực đại cương GS.TS. Nguyễn Tài, … 1999
3.
4
Trang bị điện xí nghiệp Tập bài giảng Mai Văn Công 2001
4.
Các phương pháp gia công đặc biệt Phạm Ngọc Tuấn 1999
4 Các phương pháp gia công đặc
Manufacturing Processes for
5. biệt
Engineering materials
Serope Kalparjian 2001
4 Kiểm tra và đảm bảo chất
Đo lường và quản lý đo lường Trần Bảo 1994
7. lượng
4
Sửa chữa máy công cụ Thiết kế máy cắt kim loại Nguyễn Đức Lộc, 1971
8.
4 Quản lý và kỹ thuật bảo trì Quản lý và bảo trì công nghiêp
Phạm Ngọc Tuấn 2002
9. công nghiệp
5 TS. Nguyễn Hữu Lộc,
Tin học ứng dụng 3 Ngôn ngữ lập trình Auto LISP 2001
0. …
5 Ứng dụng Matlab trong tính toán kỹ
Tin học ứng dụng 4 Nguyễn Hoài Sơn 2001
1. thuật

13. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH.


- Chương trình đào tạo đại học liên thông ngành Công nghệ Chế tạo máy từ bậc
THCN ngành Cơ khí động lực được xây dựng căn cứ vào Chương trình khung giáo dục đại
học ngành Cơ khí của Bộ GD&ĐT, mục tiêu cụ thể và điều kiện thực tế của Nhà Trường.
- Khối lượng kiến thức của khoá học 3 năm là 161 đvht (Chưa tính đến Giáo dục Thể
chất và Giáo dục Quốc phòng), được phân bố trong 6 học kỳ. Chương trình được biên soạn
với khối lượng kiến thức tối thiểu, mục đích giảm lý thuyết, dành thời gian để CBGD đổi
mới phương pháp giảng dạy, tăng cường thực hành , sinh viên có thời gian tự nghiên cứu,
đọc tài liệu.
Học kỳ 6 sinh viên thực hiện công tác tốt nghiệp bao gồm 2 nội dung:
+ Thực tập Giáo trình cuối khoá 10 đvht tương đương thời gian 10 tuần chia làm 2
đợt:
o Đợt 1: (6 tuần) Thực hành Tiện, phay bào, nguội, hàn … tại xưởng cơ khí
trường.

17
o Đợt 2: (4 tuần) Thực tập tại các cơ sở , nhà máy, xí nghiệp chế tạo gia
công; chú trọng cơ sở liên kết.
+ Làm khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp) 15 đvht tương đương 15 tuần, căn cứ học lực
của sinh viên.
- Các học phần nhóm kiến thức giáo dục chuyên nghiệp sẽ được áp dụng phương
pháp kiểm tra đánh giá theo qui chế hiện hành, theo hướng chú trọng các kỹ năng thực hành
- Những học phần đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của trang thiết bị dạy và học phải được tổ
chức dạy và học trong phòng học chuyên dùng. Thực hiện liên kết với các Trường đại học
đầu ngành và các trường Đại học trong khu vực có đào tạo về lĩnh vực Cơ khí nói chung và
lĩnh vực chế tạo nói riêng trong và ngoài nước để trao đổi thông tin, phương pháp giảng dạy
và mời CBGD có trình độ chuyên môn cao tham gia giảng dạy nhằm nâng cao trình độ và
năng lực cho CBGD và chất lượng đào tạo cho sinh viên.
- Tăng cường đầu tư theo hướng hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ
đào tạo.
- Chương trình đào tạo sẽ được điều chỉnh những học phần không nằm trong quy
định bắt buộc của Bộ GD&ĐT cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực và
đất nước

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Nội dung chương trình Trung cấp Cơ khí đông lực hệ THCN Nội
dung chương trình:
STT Tên môn học Số tiết
I Kiến thức giáo dục đại cương 315
1 Chính trị 1 45
2 Chính trị 2 45
3 Đại số 30
4 Tin học đại cương 45
5 Thực hành tin học đại cương 15
6 Kỹ thuật soạn thảo văn bản KHKT bằng tiếng việt 30
7 Tiếng Anh 1 60
8 Tiếng Anh 2 45
9 Giáo dục quốc phòng 120

18
11Giáo dục thể chất 2
II Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 1335
A Kiến thức cơ sở ngành 465
1 Hoạ hình - Vẽ kỹ thuật 45
2 Cơ học ứng dụng 60
3 Nguyên lý chi tiết máy 60
4 Kỹ thuật an toàn và môi trường 45
5 Kỹ thuật điện 45
6 Thực hành kỹ thuật điện 15
7 Kỹ thuật điện tử 45
8 Thực hành kỹ thuật điện tử 15
9 Nhiệt kỹ thuật 60
10 Thực tập cơ khí ( 5 tuần) 75
BKiến thức ngành 825
1 Nguyên lý động cơ đốt trong 60
2 Cấu tạo và sửa chữa động cơ đốt trong 60
3 Lý thuyết ôtô 60
4 Cấu tạo ôtô 60
5 Điện - Điện tử ôtô 60
6 Thiết bị thuỷ khí 60
7 Máy nâng chuyển 45
8 Thiết bị lạnh ôtô 30
9 Nhiên liệu và môi chất chuyên dụng 30
10 Hệ thống phun nhiên liệu điện tử ở động cơ đốt trong 30
11 Kiểm định kỹ thuật ôtô 30
12 Kỹ thuật lái ôtô 30
13 Tin học ứng dụng 30
14 Thực tập động cơ đốt trong (5 tuần 75
15 Thực tập ôtô (5 tuần) 75
C Tốt nghiệp
1 Thi môn lý luận Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh 45
2 Thi cuối khoá kiến thức cơ sở: Nhiệt kỹ thuật
Thi cuối khoá kiến thức chuyên môn: Động cơ đốt trong 45
PHỤ LỤC 2: Nội dung chương trình bậc đại học ngành Công nghệ Chế tạo máy
STT Tên môn học Đvht
I Kiến thức giáo dục đại cương 71
A Phần bắt buộc 62
1 Triết học Mác-Lênin 6
2 Kinh tế chính trị Mác-Lênin 5
3 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 4
4 Chủ nghĩa xã hội khoa học 4
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 3
6 Tóan cao cấp 14(4,6,4)
7 Vật lý 7(3,3,1)
8 Hoá học đại cương 3
9 Tin học đại cương 4(3,1)
10 Kỹ thuật soạn thảo văn bản 2
19
11 Tiếng Anh 10(4,3,3)
12 Giáo dục quốc phòng 165 tiết
13 Giáo dục thể chất 5
B Phần tự chọn 9
1 Pháp luật Việt nam đại cương 3
2 Lịch sử triết học 3
3 Nhập môn hành chính nhà nước 3
4 Nhập môn logic học 3
5 Tâm lý học đại cương 3
6 Quản trị học 3
7 Sinh thái và môi trường 3
II Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 129
A Kiến thức cơ sở khối ngành 58
1 Cơ lý thuyết 5
2 Sức bền vật liệu (+BTL) 5
3 Cơ chất lỏng 3
4 Nguyên lý máy (+BTL) 4
5 Kỹ thuật đo 3(2,1)
6 Chi tiết máy 4
7 Đồ án môn học Chi tiết máy 1
8 Vật liệu kỹ thuật 4(3,1)
9 Công nghệ chế tạo máy 1 3
10 Kỹ thuật an toàn và môi trường 2
11 Kỹ thuật điện 4(3,1)
12 Kỹ thuật điện tử 4(3,1)
13 Nhiệt động học kỹ thuật 3
14 Hình học hoạ hình 3
15 Vẽ kỹ thuật (+BTL) 3
16 CAD1 2
17 Thực tập cơ khí 5 tuần
B Kiến thức ngành 67
B.1 Phần bắt buộc 57
1
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2
2
Ma sát học 2
3
Máy nâng chuyển 3
4
Động cơ đốt trong 1 3
5
CAD2 2
6
Dung sai & lắp ghép 2
7
Máy công cụ (+BTL) 3
8 Máy CNC & Rô bốt 4(3,1)
20
9
Chế tạo phôi 2
10
Đồ gá (+BTL) 2
11
Công nghệ chế tạo máy 2 2
12
Đồ án Công nghệ Chế tạo máy 1
13
Công nghệ CAD/CAM 3(2,1)
14
Máy công nghiệp 2
15
Đồ án máy công nghiệp 1
16
Trang bị điện xí nghiệp 2
17
Quản trị doanh nghiệp 2
18
Thực tập giáo trình ngành Công nghệ Chế tạo máy 10
B.2 Phần tự chọn 10
1 Phương pháp phần tử hữu hạn 2
2 Truyền động thuỷ khí 2
3 Lập trình PLC 2
4 Thiết kế xưởng 2
5 Sửa chữa máy công cụ 2
6 Thiết kế và chế tạo khuôn mẫu 2
7 Thiết kế dụng cụ cắt 2
8 Dao động trong kỹ thuật 2
9 Tự động hoá quá trình sản xuất 2
10 Quản lý và kỹ thuật bảo trì công nghiệp 2
11 Tin học ứng dụng 1 2
12 Tin học ứng dụng 2 2
C Tốt nghiệp 15
1 Thi lý luận Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh 0
2 Đồ án tốt nghiệp (15 tuần) 15

PHỤ LỤC 3: So sánh các khối lượng kiến thức của các bậc đào tạo
ST Mục THCN Đại học Liên thông THCN-
T ĐH
1 Kiến thức đại cương 14 61 44
Anh văn 7 10 10
Giáo dục thể chất + Quân sự 4+5 4+4 3 +3
2 Cơ sở ngành 24 49 32
Thực hành cơ sở ngành 7 9 2

21
3 Kiến thức chuyên ngành 45 40 46
Thực hành chuyên ngành 5 12 8
4 Thực tập tốt nghiệp 5 4 4
Công tác tốt nghiệp 9 15 15
Tổng(chưa tính QP và GDTC) 114 200 161

22

You might also like