You are on page 1of 5

Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học 45

MÃ NGUỒN MỞ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP


TRONG GIÁO DỤC
ThS. ĐẬU MẠNH HOÀN
Trường Đại học Quảng Bình
A. MỞ ĐẦU
Ứng dụng khoa học và công nghệ đã trở thành một nhu cầu tất yếu của nhân loại
. Thế giới Công nghệ thông tin thường xuyên phát triển rồi thay đổi với tốc độ chóng
mặt. Sự phát triển đó là trào lưu tất yếu của khoa học. Trong những năm gần đây trên
thế giới đang đón chào một trào lưu mới của Công nghệ thông tin, đó là trào lưu phần
mềm nguồn mở tự do (Free Open Source Software: FOSS). Trào lưu này bao hàm trong
nó nhiều yếu tố như quy trình triển khai mang tính nhảy vọt, công nghệ vượt bậc, sự
thay đổi tư duy, các chuẩn và kiến thức mới.
Mã nguồn mở đem lại cơ hội cho tất cả các quốc gia, các tổ chức nhà nước, tư
nhân và giáo dục. Bất cứ tổ chức hay quốc gia đang phát triển nào biết tận dụng và triển
khai FOSS một cách phù hợp sẽ được lợi nhiều về khoa học và kinh tế.
B. MÃ NGUỒN MỞ, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
1. Mã nguồn mở là gì?
- Mã nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng một giấy
phép nguồn mở. Phổ biến nhất là Giấy phép Công cộng GNU (General Public License).
- Giấy phép GNU cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến
phần mềm và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi.
- Mặc dù trong tên gọi chỉ nổi bật chữ “phần mềm”, tuy nhiên trào lưu Phần mềm
nguồn mở thực chất dựa trên ba yếu tố đó là “mở”: nguồn mở, chuẩn mở và nội dung mở.
2. Lịch sử phát triển của mã nguồn mở
- Năm 1984, Richard Stallman, nhân viên phòng thí nghiệm MIT, bắt đầu cuộc
vận động cho phần mềm miễn phí.
- Bước phát triển tiếp theo là vào năm 1991. Nhà lập trình Phần Lan 25 tuổi,
Linus Torvalds đã phát triển thành phần cốt yếu của hệ điều hành Linux.
- Vào năm 1998, The Open Source Initiative - một tổ chức xúc tiến phần mềm
nguồn mở miễn phí được thành lập bởi 2 nhà lập trình Eric Raymond và Bruce Perens.
Ra đời không lâu, phần mềm nguồn mở đã trở thành một hiện tượng toàn cầu.
- Mã nguồn mở - Cuộc cách mạng của công nghiệp phần mềm đã và đang phát
triển như một tất yếu của cuộc sống.
3. Đặc điểm và tầm quan trọng của mã nguồn mở
Phát triển Công nghệ thông tin (CNTT) luôn là chiến lược của mỗi quốc gia và
các tổ chức kinh tế, xã hội. Ngày nay sự thâm nhập của CNTT đã vào mọi hoạt động
45
Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học 46
của xã hội. Chính vì thế, sự đóng góp trong việc tăng trưởng kinh tế của CNTT đối với
các ngành khác rất đáng kể. Thực tế cho thấy, việc sử dụng những phần mềm nguồn
đóng sẽ biến cả nước thành thị trường tiêu thụ và không còn chỗ để tự phát triển; đồng
thời phải đầu tư một khoản kinh tế rất lớn, nhưng phần mềm nguồn mở thì lại tạo ra môi
trường để phát huy tiềm năng này.
Chuẩn mở và mã nguồn mở: Chuẩn mở sẽ tạo ra các tiêu chuẩn đơn giản hoá và
các quy tắc sẽ hướng đến sự sáng tạo. Khi mà cả thế giới đang thâm nhập thì chỉ có áp
dụng các tiêu chuẩn chung thì ngành công nghiệp mới đạt được các kết quả cao hơn.
Đặc tính mở sẽ kết nối nền tảng các chuẩn và thúc đẩy sự phát triển. Chuẩn mở trong
tương lai sẽ đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm và các ngành
khác một cách đáng kể.
Công nghệ mã nguồn mở đó là những phần mềm mà mã của nó được công bố và
cộng đồng có thể sử dụng được. Công nghệ mã nguồn mở sẽ luôn được phát triển bởi
cộng đồng, nó có thể được phân phối lại. Chính những ưu việt đó tạo ra các ưu điểm
dưới đây.
Ưu điểm của nguồn mở:
- Giảm chi phí sử dụng.
- Tăng sự tự do lựa chọn.
- Thúc đẩy sự sáng tạo.
- Tăng văn hoá của mã nguồn mở.
- Viết lại các quy tắc cho phát triển phần mềm.
Mã nguồn mở là sản phẩm miễn phí, nó là sự tự do sáng tạo, tự do cộng tác với
nhau. Nguồn mở cho phép nhiều người tiếp cận hơn, với sự sáng tạo của các khối
chương trình làm sẵn cho phép thay đổi sự phối hợp và sự ảnh hưởng này cũng được
tích hợp vào quy trình sáng tạo. Sự phát triển và mở rộng của các chuẩn mở không độc
quyền sẽ làm cho khả năng chuyển giao, trao đổi và chấp nhận các ý tưởng mới với các
phương pháp mới chuyển giao nhanh trên toàn cầu.
Năm 2008 được xem là năm bản lề của việc thực hiện các cam kết bản quyền
trong các cam kết gia nhập WTO, việc sử dụng phần mềm nguồn mở đang được các tổ
chức nhà nước, doanh nghiệp xem là giải pháp tối ưu để tiết kiệm chi phí và thực hiện
các cam kết này.
Việc sử dụng những phần mềm nguồn mở miễn phí giúp tránh được những thủ tục
rườm rà, có thể download phần mềm từ internet mà không phải trả bất cứ khoản phí nào.
4.Thực trạng sử dụng ở nước ta và nguyên nhân cơ bản
So với phần mềm trả phí, phần mềm mã nguồn mở chưa được biết đến nhiều.
Các ứng dụng, khai thác và sử dụng chỉ mới bắt đầu. Hầu hết các tổ chức tư nhân và nhà
nước, người sử dụng thông thường vẫn chưa biết nhiều về mã nguồn mở, chưa biết khai
thác tiềm năng và thế mạnh của nó. Việc khai thác và sử dụng mã nguồn mở chỉ tập

46
Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học 47
trung ở một số tổ chức lớn, các tổ chức chuyên nghiệp về Công nghệ thông tin và các cá
nhân nhỏ lẻ. Nhìn chung ứng dụng mã nguồn mở ở nước ta hiện nay còn rất hạn chế là
do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thói quen sử dụng các phần mềm không bản quyền và tính tự giác trong việc
tôn trọng bản quyền chưa cao.
- Phần mềm nguồn mở chưa đạt chuẩn về mặt hỗ trợ khách hàng do không có
một công ty, một đại diện nào đứng ra quản lý khách hàng.
- Mã nguồn mở thường không quan tâm đến việc quảng cáo, giới thiệu sản
phẩm. Chúng thường được biết tới nhiều bởi cộng đồng những nhà phát triển phần
mềm, những người chuyên về Tin học nhiều hơn là các cơ quan và doanh nghiệp.
- Người sử dụng là những người không chuyên nghiệp về Tin học thường quen
sử dụng các phần mềm cố định, trong khi đó các phần mềm nguồn mở có thể thay đổi
và phát triển tự do bởi các tổ chức khác nhau.
- Các chính sách hỗ trợ và phát triển các phần mềm mã nguồn mở chưa thực sự
thu hút người sử dụng.
- Nhận thức của nhiều nhà quản lý chưa thấu đáo về mã nguồn mở dẫn đến chưa
có những quan tâm, đầu tư thích hợp cho các tổ chức.
Vì vậy, nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các phần mềm mã nguồn mở trong các cơ
quan, tổ chức tư nhân và nhà nước, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng đã ký quyết định
yêu cầu sử dụng 4 phần mềm mã nguồn mở trong đầu năm 2008 này. Các phần mềm mã
nguồn mở đó là bộ công cụ văn phòng OpenOffice, thư điện tử máy trạm Mozilla
Thunderbird, trình duyệt Firefox và chương trình điều khiển tiếng Việt Unikey. Ngoài
ra Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có công văn về việc triển khai và sử dụng mã nguồn
mở trong công tác giảng dạy và quản lý với các điều khoản cụ thể, kèm theo đó là các
tiêu chí đánh giá có tính chất thi đua và khen thưởng.
C. ỨNG DỤNG MÃ NGUỒN MỞ TRONG GIÁO DỤC
1. Một số mã nguồn mở sử dụng trong giáo dục
+OpenOffice.org: Một bộ ứng dụng văn phòng hoàn toàn miễn phí.
OpenOffice chạy tốt trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Đây cũng là ứng dụng được
triển khai sử dụng ở các cơ quan nhà nước trong năm 2008.
+ Firefox: là trình duyệt Web được đánh giá là tốt nhất: nhanh, bảo mật, khả
năng tùy chọn.
+ MySQL: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
+ UniKey là chương trình gõ tiếng Việt Unicode phổ biến tại Việt Nam đối với
người dùng tiếng Việt Unicode
+ Moodle: Một hệ thống quản lý học tập (Course Management System hoặc
VLE - Virtual Learning Environment). Moodle là một thành phần quan trọng của hệ

47
Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học 48
thống e-Learning. Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người
làm trong lĩnh vực giáo dục.
+ Các phần mềm khác.
2. Một số giải pháp cho ngành giáo dục
Với nhận thức đúng đắn về vai trò to lớn của ngành giáo dục và ảnh hưởng của
nó đến sự phát triển của nền Công nghệ thông tin trong nước cũng như những ứng dụng
của CNTT trong ngành giáo dục và để khai thác, phát triển và sử dụng một cách hiệu
quả mã nguồn mở, Ngành giáo dục cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Phổ biến rộng rãi, nhấn mạnh tầm quan trọng và lợi ích của mã nguồn mở theo
công văn của Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Kết hợp với giảng dạy để nâng cao nhận thức trong cộng đồng về bảo vệ bản
quyền phần mềm và ích lợi của các phần mềm nguồn mở trong công việc phát triển
CNTT ở nước ta nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng.
- Tham gia tốt vào quá trình hiện cam kết không vi phạm bản quyền phần mềm
trong cam kết gia nhập WTO.
- Tổ chức các hội thảo, chuyên đề để đánh giá mức độ ảnh hưởng, giải pháp liên
quan đến viêc chuyển đổi sang sử dụng phần mềm nguồn mở trong hệ thống giáo dục
cũng như tính tương thích của các ứng dụng phần mềm nguồn mở với các sản phẩm
phần mềm thương mại. Tổ chức nghiên cứu, thực nghiệm và nhân rộng ứng dụng một
số phần mềm nguồn mở.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo và phát triển các phần mềm nguồn mở trong hệ
thống giáo dục và các cơ sở đào tạo.
- Phát triển và duy trì các phần mềm nguồn mở cốt lõi có ích lợi chung cho cộng
đồng và hình thành các tiêu chuẩn quốc gia về phần mềm nguồn mở.
- Tổ chức các hội thi về phát triển phần mềm mã nguồn mở phục vụ cho giáo dục.
- Cập nhật, thay đổi có định hướng các chương trình giảng dạy trong moi trường
giáo dục đại học và các cấp học khác.
- Khai thác tối đa các phần mềm mã nguồn mở theo hướng E-Learning.
- Cùng với các tổ chức khác thúc đẩy và phát triển mô hình kinh doanh phần
mềm nguồn mở, đặc biệt là hoạt động dịch vụ chuyên nghiệp hỗ trợ phần mềm nguồn
mở trong giáo dục.

48
Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. ‘Theory and Practice of Online Learning', Athabasca University,
http://cde.athabascau.ca/online_book/pdf/TPOL_book.pdf
[2]. ‘Free / Open Source Software',
http://www.iosn.net/downloads/foss_primer_current.pdf
[3]. ‘The Next Information Revolution', FORBES ASAP, 24 August
http://www.forbes.com/asap/1998/0824/046.html
[4]. Một số web-site như: http://brandonhall.com/; http://www.edutools.info/;
http://www.elearningcentre .http://www.elearningguild.com/;
http://www.e-learningguru.com/; http://www.opensource.org/

49

You might also like