You are on page 1of 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KỸ THUẬT ANTEN & TRUYỀN SÓNG


(Antenna & Wave propagation)

- Mã số: CT363
- Số Tín chỉ: 3
+ Giờ lý thuyết: 30
+ Giờ thực hành/bài tập/đồ án: 0/0/30

Giúp sinh viên: hiểu và vận dụng được nguyên lý bức xạ sóng điện từ truyền trong không
gian tự do và thu sóng, làm cơ sở cho việc phân tích và thiết kế hệ thống viễn thông; hiểu
được thông số cơ bản của anten, nguyên tắc, cấu tạo của các loại anten thông dụng, vài
trò và ứng dụng của anten trong truyền thông vô tuyến; nắm được các phương pháp
nghiên cứu về anten với các công cụ toán học tương ứng, có khả năng thiết kế một vài
loại anten đơn giản, thông dụng.

1. Thông tin giảng viên


Tên giảng viên: GVC-ThS. Đoàn Hòa Minh
Tên người cùng tham gia giảng dạy:
GV-ThS. Tòng Thanh Tòng
GV-TS. Lương Vinh Quốc Danh
GV-THS. Nguyễn Hứa Duy Khang
GV-KS. Nguyễn Cao Quí
Đơn vị: Khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông, Đại học Cần Thơ
Điện thoại: +84 71 831301 (ext. 262)
E-mail: dhminh@cit.ctu.edu.vn
tttong@cit.ctu.edu.vn

2. Học phần tiên quyết:


- Kỹ thuật siêu cao tần (CT389)

3. Nội dung
3.1. Mục tiêu: Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên
- Hiểu và vận dụng được nguyên lý bức xạ sóng điện từ truyền trong không gian tự
do và thu sóng, làm cơ sở cho việc phân tích và thiết kế hệ thống viễn thông.
- Hiểu được thông số cơ bản của anten, nguyên tắc, cấu tạo của các loại anten thông
dụng, vài trò và ứng dụng của anten trong truyền thông vô tuyến.
- Nắm được các phương pháp nghiên cứu về anten với các công cụ toán học tương
ứng, có khả năng thiết kế một vài loại anten đơn giản, thông dụng.

3.2. Phương pháp giảng dạy:


Lý thuyết: 50%.
Đồ án: 50%

3.3. Đánh giá môn học:


- Đồ án: 50%
- Thi kết thúc: 50%
4. Đề cương chi tiết:
Nội dung Tiết – buổi
9t – 3b
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT TRUYỀN THÔNG VÔ
TUYẾN
1.1 Lịch sử phát triển của ngành vô tuyến điện
1.2 Khái niệm về hệ thống truyền thông vô tuyến
1.3 Vị trí của anten trong hệ thống vô tuyến điện
1.4 Quá trình vật lý của sự bức xạ sóng điện từ
1.5 Sự phân chia dải sóng vô tuyến
1.6 Đặc điểm của quá trình truyền sóng vô tuyến
1.7 Truyền sóng cực ngắn (VHF/UHF)
1.8 Truyền sóng ngắn (SW)
1.9 Truyền sóng trung (MW) và sóng dài (LW)
6t – 2b
Chương 2: BỨC XẠ ĐIỆN TỪ
2.1 Bức xạ điện từ trong không gian tự do – Các đặc trưng cơ
bản của trường bức xạ
2.2 Các nguồn bức xạ nguyên tố
2.3 Bức xạ bề mặt
2.4 Ảnh hưởng tương hổ của các phần tử trong hệ anten phức tạp
2.5 Các hệ thống bước xạ
9t – 3b
Chương 3: CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA ANTEN
3.1 Các thông số cơ bản của anten
3.2 Nhiệt độ của anten và tỷ số SNR của hệ thống
3.3 Phương trình truyền sóng Friis và phương trình Radar
3.4 Định lý thuận nghịch
3.5 Một số phương pháp điều chỉnh các thông số của anten
3.6 Anten thu
6t – 2b
Chương 4: MỘT SỐ LOẠI ANTEN THÔNG DỤNG
4.1 Các hệ anten thông dụng (anten lưỡng cực, anten đơn cực, anten
loa, anten gương,…)
4.2 Các hệ anten dùng trong kỹ thuật truyền thông di động
4.3 Phối hợp trở kháng giữa anten và dây truyền sóng
4.4 Giới thiệu kỹ thuật đo thông số anten.
30 t –6 b
Đồ án: THIẾT KẾ ANTEN
(20 SV/
5.1 Thiết kế một loại anten thông dụng
1 nhóm)
5.2 Kiểm nghiệm và đánh giá sản phẩm đã thiết kế

5. Tài liệu của học phần:


[1] Nguyễn Cao Quí, Lương Vinh Quốc Danh, Nguyễn Hứa Duy Khang, Đoàn Hòa Minh
– GIÁO TRÌNH ANTEN & TRUYỀN SÓNG – ĐH Cần Thơ – 2008.
[2] C.A. Balanis – ANTENNA THEORY - 1997.
[3] Phan Anh – LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT ANTEN – NXB KH&KT – 1998.
[4] Đoàn Hòa Minh – Giáo trình TRƯỜNG ĐIỆN TỪ – ĐH Cần Thơ – 2003 & 2005
[5] Đoàn Hòa Minh,… – Giáo trình KỸ THUẬT SIÊU CAO TẦN – ĐH Cần Thơ – 2005
& 2008.
[6] Richard E. Dubroff,… ELECTROMAGNETIC CONCEPTS AND APPLICATIONS –
Prentice Hall International, Inc. – 1996.
[7] David M. Pozar – MICROWAVE ENGINEERING – John Wiley & Sons – 1998.
[8] http://www.kathrein.de/en/mca/index.htm

2
Ngày 28 tháng 09 năm 2007
Duyệt của đơn vị Người biên soạn

ThS. ĐOÀN HÒA MINH

You might also like