You are on page 1of 3

Ăn uống

Gan nhiễm mỡ được xem là bệnh của thế kỷ 21, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng

Bác sĩ Đinh Dạ Lý Hương, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, nhận xét số người mắc bệnh gan nhiễm
mỡ ngày càng có xu hướng tăng cao. Trước đây, bệnh này thường gặp ở người lớn tuổi thì nay nhiều
người trẻ đã mắc bệnh, thậm chí trẻ con cũng bị gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do đời sống kinh tế ngày
càng phát triển, nhiều người có thói quen ăn nhiều nhưng lại vận động ít. Các chuyên gia y tế cảnh báo
gan nhiễm mỡ là bệnh gan của thế kỷ 21. Ngược lại với quan niệm trước đây cho rằng gan nhiễm mỡ là
tình trạng vô hại, thì nay kết quả cho thấy 10%-25% bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan và tử
vong.

Ngưng hoàn toàn bia, rượu

Hiện nay, cách điều trị chủ yếu mà các bác sĩ đang thực hiện là khuyên người bệnh nên có một chế độ ăn
uống và vận động hợp lý.

Rượu, bia có thể làm rối loạn chuyển hóa chất mỡ trong cơ thể và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Gan
nhiễm mỡ có thể hồi phục mà không cần đến một loại thuốc nào nếu ngưng uống rượu bia hoàn toàn.
Ngoài nguyên nhân rượu bia, những người mập phì cũng dễ bị gan nhiễm mỡ. Tại Mỹ, khoảng 25%-75%
những người mập phì và bị tiểu đường type 2 bị gan nhiễm mỡ. Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do dư cân
cần giảm ăn những chất ngọt và chất béo vì các chất này khi thừa sẽ chuyển đổi thành mỡ dự trữ. Ngoài
ra, cần hạn chế các loại thức ăn nhanh (fast-food). Khi chế biến thức ăn, nên hạn chế các món chiên xào
mà thay bằng những món nướng, luộc. Cần tránh các loại thức ăn chế biến từ gan, óc, cật, bộ đồ lòng của
gia súc hoặc từ sữa động vật như bơ, phô mai và không nên ăn da các loại thịt heo, vịt, gà. Những loại thịt
đã qua chế biến như lạp xưởng, xúc xích cũng không nên dùng vì có nhiều mỡ. Không nên sử dụng các đồ
ăn thức uống ngọt như bánh, kẹo, mật đường, mía, các loại nước ngọt... Tốt nhất nên uống nước lọc, nước
khoáng hoặc nước trà vì những loại nước này không cung cấp thêm năng lượng.

Ăn nhiều rau, trái cây

Cũng theo bác sĩ Đinh Dạ Lý Hương: Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ chỉ nên ăn thịt nạc. Ăn thêm các
loại cá và hải sản nhưng tôm và cua biển thì không nên ăn quá 1 lần/tuần. Với món trứng, cũng chỉ nên ăn
2-3 quả/tuần. Nên ăn nhiều rau, trái cây và các loại thức ăn có chứa chất xơ, sợi như rau cải, gạo đỏ, khoai
mỡ, khoai tây, cà rốt, ngũ cốc, các loại hạt, bánh mì lạt và bánh quy lạt. Các loại thức ăn không chứa năng
lượng như tảo, rong biển, nấm cũng rất tốt với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Giảm cân là biện pháp tốt để cải thiện gan nhiễm mỡ. Mục tiêu ban đầu nên làm giảm 10% cân nặng. Nên
giảm từ từ khoảng 0,5 kg đến 1 kg mỗi tuần. Đừng vì lo lắng quá mà nôn nóng điều trị đến mức nhịn ăn
luôn. Nhịn ăn thường xuyên sẽ làm cơ thể mệt mỏi và thường có xu hướng ăn bù vào những ngày tiếp
theo. Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cần vận động để giảm cân hiệu quả hơn bằng cách đi bộ,
chạy bộ, bơi lội, thể dục thẩm mỹ... để tiêu bớt lượng mỡ thừa và tăng cường cơ bắp cho cơ thể.
Bưởi non chữa bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là hiện tượng mỡ trong tế bào gan tích tụ vượt quá lượng mỡ giới hạn phân bổ bình thường. Bình
thường gan chỉ chứa lượng mỡ khoảng 3-5% trong gan. Khi trong gan có 10-25% mỡ trong gan gọi là gan nhiễm mỡ
trung bình, còn trên 25% là gan nhiễm mỡ nặng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ như: Quá thừa dinh dưỡng, uống nhiều rượu, do uống thuốc, do nội tiết... Khi
gan bị nhiễm mỡ làm ảnh hưởng đến chức năng của gan, gây chán ăn trướng bụng, dần dần xơ hóa tế bào gan. Gần đây ở một
số nơi có kinh nghiệm dùng quả bưởi non rửa sạch, thái miếng mỏng, phơi sấy khô rồi sao vàng sắc uống để chữa bệnh gan
nhiễm mỡ có kết quả.
Điều này hoàn toàn phù hợp và qua phân tích trong vỏ bưởi có chứa 2,5-3,2% flavonoid neohesperidin, poncirun,
isosakuranetin... Flavonoid là polyphenon có tác dụng bảo vệ tế bào gan, nhuận gan, lợi mật, nâng cao tính bền của thành
mạch, chống xơ vữa động mạch, có tác dụng chữa gan nhiễm mỡ.
Để chữa gan nhiễm mỡ có thể dùng quả bưởi non như sau: Ngắt quả bưởi non (quả có vỏ xanh, nhỏ, vị đắng, múi còn khô) thái
thành lát mỏng đem phơi cho khô, cho vào chảo sao cho chuyển sang màu vàng, có mùi thơm và khô kiệt. Mỗi ngày dùng 30-
50g bưởi non sao khô cho vào 500ml nước, sắc kỹ trong 30 phút, chắt lấy nước chia uống 3 lần trong ngày. Nước sắc bưởi non
sao vàng có màu nâu nhạt, mùi thơm, vị đắng, có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, chữa bệnh mỡ máu và gan nhiễm mỡ.
Theo Hoài Vũ
(Nguồn Tintuconline)
Trị gan nhiễm mỡ, đau răng… bằng hẹ

Theo đông y, hẹ có vị cay, hơi chua, hăng, tính ấm; có tác dụng trợ thận, bổ dương, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu
đờm. Theo tây y, hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin, làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ
vữa động mạch và bảo vệ tuyến tuỵ.

- Cảm, ho do lạnh: lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín,
ăn cái, uống nước.
- Rôm sẩy: rễ hẹ 60g sắc nước uống.
- Đau răng: lấy một nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục
cho đến khi khỏi.
- Ghẻ: lá hẹ 50g, rau cần 30g, giã nát đắp lên chỗ tổn thương. Ngày hai lần.
- Gan nhiễm mỡ: bên cạnh thực hiện chế độ kiêng cữ ăn uống theo lời dặn
của thầy thuốc, lấy 200g hẹ ăn mỗi ngày, kéo dài trong một tháng.
- Viêm loét dạ dày, hay bị buồn nôn: lá hẹ 250g, gừng tươi 25g. Tất cả thái
vụn, giã nát, lọc lấy nước đổ vào nồi cùng với 250g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống nóng.
Khoai lang khô chống gan nhiễm mỡ

Khoai lang phơi khô chứa những chất rất quý với cơ thể, trong đó có vitamin chống
nhiễm mỡ. Việc thiếu vitamin này có thể dẫn đến hỗn loạn chuyển hoá gan, nhiễm mỡ
gan, xơ gan.

Khoai lang là loại thực phẩm giàu các chất mangan, canxi, vitamin A, B, choline...
Lá rau lang là loại rau dân giã vừa ngon, vừa mát, bổ. Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ

Ảnh: Flowersdirect và rau lang luộc. Tuy nhiên, không nên ăn quá thường xuyên vì nó chứa nhiều canxi, có thể
gây sỏi thận.
Trong ngọn dây khoai lang đỏ có một chất gần giống như insulin, do đó, người bị bệnh đái tháo đường nếu ăn dây khoai lang
đỏ thường xuyên sẽ có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Ngoài ra, khoai lang còn có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón. Củ khoai lang là một thức ăn tốt với những người bị suy yếu
gan.
Những người bị di tinh, nước tiểu đục dùng khoai lang khô tán bột uống mỗi ngày 20 g vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.
Uống liên tục vài ba tuần sẽ có hiệu quả tốt.
Phụ nữ kinh nguyệt không đều, máu xấu thường ăn khoai lang mỗi tháng 15-20 ngày. Ăn vài tháng sẽ có hiệu quả tốt.
Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do đó, khi luộc, cần bảo vệ phần vỏ không bị xây xát, không gọt vỏ nếu
không cần thiết.
Trong khoai lang có chất đường, ăn nhiều, nhất là khi đói, sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, hơi trướng bụng. Để
tránh tình trạng này, khoai phải được luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu để phá huỷ chất men. Nếu bị đầy bụng, có
thể uống một ít nước gừng.
Khoai lang là vị thuốc, món ăn bổ dưỡng cho nhiều đối tượng, nhưng người bị tiêu chảy, viêm dạ dày, đường huyết thấp nên
hạn chế ăn khoai lang.

You might also like