You are on page 1of 32

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

PGS.TS. Trần Đáng


I- ĐỊNH NGHĨA VÀ TÊN GỌI:
1. Thuật ngữ có liên quan:
1) Thực phẩm (Food): Tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người
gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm, hút và tất cả các chất được sử dụng để sản xuất, chế biến hoặc xử
lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ phẩm hoặc những chất chỉ được dùng như dược
phẩm.
2) Nhãn (Label): Thẻ, dấu hiệu, hình ảnh hoặc một hình thức mô tả được viết, in, ghi,
khắc nổi, khắc chìm hoặc gắn vào bao bì thực phẩm.
3) Nhãn hiệu hàng hoá (Trade Mark): Là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá
cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ
ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu
sắc.
4) Ghi nhãn (Labelling): Dùng chữ viết hoặc hình ảnh để trình bày các nội dung của
nhãn nhằm cung cấp các thông tin về bản chất sản phẩm đó.
5) Bao bì (Container): Vật chứa đựng dùng để chứa thực phẩm thành đơn vị để bán.
Bao bì (bao gồm cả các lớp bọc) có thể phủ kín hoàn toàn hoặc một phần thực phẩm.
6) Bao gói sẵn (Prepackaged): Việc bao gói trước thực phẩm trong bao bì và sẵn sàng
để chào bán cho người tiêu dùng.
7) Thành phần (Ingredient): Các chất có trong thực phẩm bao gồm cả phụ gia thực
phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm và có mặt trong
thành phẩm cho dù có thể ở dạng chuyển hoá.
8) Chất dinh dưỡng (Nutrient): các chất được dùng như một thành phần của thực
phẩm nhằm:
a/ Cung cấp năng lượng, hoặc
b/ Cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống, hoặc
c/ Thiếu chất đó sẽ gây ra những biến đổi đặc trưng về sinh lý, sinh hoá.
9) Xơ thực phẩm (Fibre): Chất liệu thực vật hoặc động vật có thể ăn được không bị
thuỷ phân bởi các men nội sinh trong hệ tiêu hoá của con người và được xác định bằng
phương pháp thống nhất.
10) Xác nhận (Claim): Việc ghi nhãn nhằm khẳng định một thực phẩm có những chỉ
tiêu chất lượng riêng biệt liên quan đến sự biến đổi về nguồn gốc, thuộc tính dinh
dưỡng, bản chất tự nhiên, đặc điểm chế biến, thành phần cấu tạo của thực phẩm đó.
2. Thực phẩm chức năng:
Cho đến nay chưa có một tổ chức quốc tế nào đưa ra định nghĩa đầy đủ về thực
phẩm chức năng, mặc dù đã có nhiều Hội nghị quốc tế và khu vực về thực phẩm chức

1
năng. Thuật ngữ “Thực phẩm chức năng”, mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất
quốc tế, nhưng được sử dụng rất rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Gần đây các định
nghĩa về thực phẩm chức năng được đưa ra nhiều hơn và có xu hướng gần thống nhất
với nhau.
+ Các nước châu Âu, Mỹ, Nhật: Đưa ra định nghĩa thực phẩm chức năng là một
loại thực phẩm ngoài 2 chức năng truyền thống là: cung cấp các chất dinh dưỡng
và thoả mãn nhu cầu cảm quan, còn có chức năng thứ 3 được chứng minh bằng
các công trình nghiên cứu khoa học như tác dụng giảm cholesterol, giảm huyết áp,
chống táo bón, cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột…
+ Hiệp Hội thực phẩm sức khoẻ và dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế Nhật Bản, định nghĩa:
“Thực phẩm chức năng là thực phẩm bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bỏ một số
thành phần bất lợi. Việc bổ sung hay loại bỏ phải được chứng minh và cân nhắc một cách
khoa học và được Bộ Y tế cho phép xác định hiệu quả của thực phẩm đối với sức khoẻ”.
+ Viện Y học thuộc viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ, định nghĩa: Thực phẩm
chức năng là thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ, là bất cứ thực phẩm
nào được thay đổi thành phần qua chế biến hoặc có các thành phần của thực phẩm
có lợi cho sức khoẻ ngoài thành phần dinh dưỡng truyền thống của nó.
+ Hiệp Hội thông tin thực phẩm quốc tế (IFIC), định nghĩa: “ Thực phẩm chức năng
là thực phẩm mang đến những lợi ích cho sức khoẻ vượt xa hơn dinh dưỡng cơ bản”.
+ Úc, định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là những thực phẩm có tác dụng đối với
sức khoẻ hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Thực phẩm chức năng là thực
phẩm gần giống như các thực phẩm truyền thống nhưng nó được chế biến để cho
mục đích ăn kiêng hoặc tăng cường các chất dinh dưỡng để nâng cao vai trò sinh lý
của chúng khi bị giảm dự trữ. Thực phẩm chức năng là thực phẩm được chế biến,
sản xuất theo công thức, chứ không phải là các thực phẩm có sẵn trong tự nhiên”.
+ Hiệp Hội nghiên cứu thực phẩm Leatherhead (châu Âu): Cho rằng khó có thể định
nghĩa thực phẩm chức năng vì sự đa dạng phong phú của nó. Các yếu tố “chức năng” đều
có thể bổ sung vào thực phẩm hay nước uống. Tổ chức này cho rằng: “Thực phẩm chức
năng là thực phẩm được chế biến từ thức ăn thiên nhiên, được sử dụng như một phần
của chế độ ăn hàng ngày và có khả năng cho một tác dụng sinh lý nào đó khi được sử
dụng”.
+ Hàn Quốc: Trong Pháp lệnh về thực phẩm chức năng (năm 2002) đã có định nghĩa
như sau: “Thực phẩm chức năng là sản phẩm được sản xuất, chế biến dưới dạng
bột, viên nén, viên nang, hạt, lỏng... có các thành phần hoặc chất có hoạt tính chức
năng, chất dinh dưỡng có tác dụng duy trì, thúc đẩy và bảo vệ sức khoẻ”.
Điều kiện để sản phẩm lưu hành:
- Bằng chứng khoa học chứng minh hoạt chất an toàn (sơ đồ cây đánh giá an toàn,
đánh giá độc tính); hiệu quả (thử nghiệm trên chuột, thử nghiệm lâm sàng, invivo và
invitro và nằm trong danh mục cac chất các chất có hoạt tính do Cục Quản lý Thuốc và
Thực phẩm (KFDA) cho phép. Nếu ngoài danh mục phải ghi khuyến cáo về các lợi ích
đối với sức khoẻ trên nhãn).

2
- Phải xây dựng tiêu chuẩn/ đặc trưng kỹ thuật của sản phẩm.
+ Trung Quốc: Không dùng thuật ngữ thực phẩm chức năng mà dùng thuật ngữ: thực
phẩm sức khoẻ, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ. Từ xa xưa, người Trung Quốc đã quan
niệm: Ăn uống và điều trị bệnh có cùng một nguồn gốc và thuốc và thực phẩm có chức
năng như nhau. Ví dụ:
- Sâm dùng để điều hoà miễn dịch.
- Vừng đen, trà xanh: kìm hãm quá trình lão suy.
- Hạt đào, hoa cúc: điều hoà mỡ máu.
- Củ từ, hoa quả táo gai: giảm đường huyết.
Bộ Y tế Trung Quốc đã có quy định về thực phẩm sức khoẻ (11/1996) và định
nghĩa như sau: “Thực phẩm sức khoẻ:
- Là thực phẩm có chức năng đặc biệt đến sức khoẻ, phù hợp cho một nhóm
đối tượng nào đó.
- Có tác dụng điều hoà các chức năng của cơ thể và không có mục đích sử
dụng điều trị”
+ Rober Froid M.: Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 17 về dinh dưỡng (ngày
27-31/8/2001) tại Viên (Áo) trong báo cáo “Thực phẩm chức năng: Một thách thức
cho tương lai của thế kỷ 21” đã đưa ra định nghĩa: “Một loại thực phẩm được coi là
thực phẩm chức năng khi chứng minh được rằng nó tác dụng có lợi đối với một
hoặc nhiều chức phận của cơ thể ngoài các tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể
tình trạng thoải mái, khoẻ khoắn và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”.
+ Bộ Y tế Việt Nam: Thông thư số 08/TT-BYT ngày 23/8/2004 về việc “Hướng dẫn
việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng” đã đưa ra định nghĩa: “Thực phẩm
chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể
người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề
kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”.
+ Như vậy, có rất nhiều các định nghĩa về thực phẩm chức năng. Song tất cả đều thống
nhất cho rằng: Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm nằm giới hạn giữa thực phẩm
(truyền thống – Food) và thuốc (Drug). Thực phẩm chức năng thuộc khoảng giao thoa
(còn gọi là vùng xám) giữa thực phẩm và thuốc. Vì thế người ta còn gọi thực phẩm
chức năng là thực phẩm – thuốc (Food-Drug).
Khái quát lại có thể đưa ra một định nghĩa như sau: “Thực phẩm chức năng
(TPCN) là thực phẩm (hoặc sản phẩm) dùng để hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng
cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho
cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”.
3. Tên gọi:
TPCN tuỳ theo công dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, còn có tên
gọi khác sau:
+ Việt Nam và nhiều nước khác (như Nhật Bản, Hàn Quốc...):

3
(1) Thực phẩm chức năng
(2) Thực phẩm bổ sung (vitamin và khoáng chất) – Food supplement.
(3) Sản phẩm bảo vệ sức khoẻ – Health Produce
(4) Thực phẩm đặc biệt – Food for Special use.
(5) Sản phẩm dinh dưỡng y học – Medical Supplement.
+ Mỹ: Dietary Supplement (thực phẩm bổ sung) và Medical Supplement (thực
phẩm y học hay thực phẩm điều trị).
+ EU: Thực phẩm bổ sung (giống như thuật ngữ Dietary Supplement của Mỹ).
+ Trung Quốc: Sản phẩm bảo vệ sức khoẻ hay còn được dịch nguyênbản là
thực phẩm vệ sinh. Chức năng của các sản phẩm này rất rộng, bao gồm cả Dietary
Supplement (thực phẩm bổ sung) và Medical Supplement (thực phẩm y học hay thực
phẩm điều trị).

II. PHÂN BIỆT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VỚI THỰC PHẨM TRUYỀN THỐNG
VÀ THUỐC:
Thực phẩm chức năng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, nên còn gọi là thực
phẩm thuốc (Food- Drug). Nguồn gốc của thực phẩm chức năng là từ sản phẩm cây cỏ
và sản phẩm động vật tự nhiên, có cùng nguồn gốc với thuốc y học cổ truyền dân tộc.
Xu thế của thế giới, nhất là ở các nước không có nền y học cổ điển (đông y) thì tất cả
các dạng sản phẩm y học cổ truyền được sản xuất hiện đại hơn và đổi thành thực phẩm
chức năng, sản phẩm chức năng với hàm lượng hoạt chất, vi chất ở mức xấp xỉ nhu
cầu của cơ thể hàng ngày.
1. Phân biệt TPCN và thực phẩm truyền thống:
Bảng 1: Sự khác nhau giữa thực phẩm truyền thống và TPCN
TT Tiêu chí Thực phẩm truyền thống Thực phẩm chức năng
1 Chức năng 1) Cung cấp các chất dinh 1) Cung cấp các chất dinh
dưỡng. dưỡng.
2) Thỏa món về nhu cầu 2) Chức năng cảm quan.
cảm quan. 3) Lợi ích vượt trội về sức
khỏe (giảm cholesterol, giảm
HA, chống táo bón, cải thiện
hệ vi sinh vật đường ruột…)
2 Chế biến Chế biến theo công thức thô Chế biến theo công thức tinh
(không loại bỏ được chất bất (bổ sung thành phần có lợi,
lợi) loại bỏ thành phần bất lợi)
được chứng minh khoa học và
cho phép của cơ quan có thẩm
quyền.
3 Tác dụng tạo Tạo ra năng lượng cao Ít tạo ra năng lượng
năng lượng

4
4 Liều dựng Số lượng lớn Số lượng rất nhỏ
5 Đối tượng sử Mọi đối tượng - Mọi đối tượng;
dụng - Có định hướng cho các đối
tượng: người già, trẻ em,
phụ nữ món kinh…
6 Nguồn gốc Nguyên liệu thô từ thực vật, - Hoạt chất, chất chiết từ thực
nguyờn liệu động vật (rau, củ, quả, thịt, vật, động vật (nguồn gốc tự
cỏ, trứng…) cú nguồn gốc nhiên)
tự nhiờn
7 Thời gian và - Thường xuyên, suốt đời. - Thường xuyên, suốt đời.
phương thức - Khó sử dụng cho người - Cú sản phẩm cho các đối
dùng ốm, già, bệnh lý đặc biệt. tượng đặc biệt.

2. Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc:

Bảng 2: Sự khác nhau giữa TPCN và thuốc


TT Tiêu chí Thực phẩm chức năng Thuốc
1 Định nghĩa Là sản phẩm dùng để hỗ trợ Là chất hoặc hỗn hợp chất
(phục hồi, tăng cường và dùng cho người nhằm mục
duy trỡ) cỏc chức năng của đích phũng bệnh, chữa bệnh,
các bộ phận trong cơ thể, có chuẩn đoán bệnh hoạc điều
tác dụng dinh dưỡng, tạo chỉnh chức năng sinh lý cơ thể,
cho cơ thể tỡnh trạng thoải bao gồm thuốc thành phẩm,
mỏi, tăng cường đề kháng và nguyên liệu làm thuốc,
giảm bớt nguy cơ bệnh tật. vaccine, sinh phẩm y tế trừ
thực phẩm chức năng.
2 Cụng bố trờn Là thực phẩm chức năng Là thuốc (vỡ sản xuất theo luật
nhón của nhà (sản xuất theo luật TP) dược)
sản xuất
3 Hàm lượng Không quá 3 lần mức nhu Cao
chất, hoạt chất cầu hàng ngày của cơ thể
4 Ghi nhón - Là TPCN - Là thuốc;
- Hỗ trợ các chức năng của - Có chỉ định, liều dùng, chống
các bộ phận cơ thể. chỉ định
5 Điều kiện sử Người tiêu dùng tự mua ở Phải có chỉ định, kê đơn của
dụng chợ, siêu thị bác sĩ
6 Đối tượng dùng - Người bệnh - Người bệnh
- Người khỏe
7 Điều kiện phân Bán lẻ, siêu thị, trực tiếp, đa - Tại hiệu thuốc có dược sĩ
phối cấp - Cấm bán hàng đa cấp
8 Cỏch dựng - Thường xuyên, liên tục. - Từng đợt,

5
- Khụng biến chứng, khụng - Nguy cơ biến chứng, tai biến
hạn chế
9 Nguồn gốc, Nguồn gốc tự nhiờn - Nguồn gốc tự nhiờn,
nguyờn liệu - Nguồn gốc tổng hợp.

Functional Food
Dietary suplement Nutraceutical

Food Drug

No Health Drug
claim claim claim

Hình 1: Thực phẩm chức năng, thực phẩm và thuốc

III- TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA “THỰC PHẨM CHỨC NĂNG”:
Từ vài thập kỷ qua, thực phẩm chức năng phát triển nhanh chóng trên toàn thế
giới. Chúng ta đã biết, sự phát hiện tác dụng sinh năng lượng và vai trò các thành
phần dinh dưỡng thiết yếu đã giúp loài người từng bước hiểu được các bí mật của
thức ăn và kiểm soát được nhiều bệnh tật và vấn đề sức khoẻ liên quan. Thực phẩm
cho đến nay, con người mặc dù sử dụng chúng hàng ngày nhưng vẫn chưa hiểu biết
đầy đủ về các thành phần các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, về tác động của thực
phẩm tới các chức năng sinh lý của con người. Các đại danh y như Hypocrates, Tuệ
Tĩnh đều quan niệm “thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn”. Loài người ngày càng phát
triển, mô hình bệnh tật cũng thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội loài người, đặc
biệt từ giữa thế kỷ XX đến nay. Cùng với sự già hoá dân số, tuổi thọ trung bình tăng,
lối sống thay đổi, các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng và thực phẩm, lối sống
ngày càng tăng. Việc chăm sóc, kiểm soát các bệnh đó đặt ra nhiều vấn đề lớn cho y
học, y tế và phúc lợi xã hội. Người ta thấy rằng, chế độ ăn có vai trò quan trọng trong
việc phòng ngừa và xử lý với nhiều chứng, bệnh mạn tính. Đó là hướng nghiên cứu và
phát triển cho một ngành khoa học mới, khoa học thực phẩm chức năng.
Thị trường TPCN là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất. Đối
với nhiều quốc gia, tăng hơn 10% hàng năm. Nhật Bản (Báo cáo của Kzuo Sueki,
2006) năm 2006, các sản phẩm Foshu đạt 5,5 tỷ USD, các sản phẩm sức khỏe đạt 12,5
tỷ USD. Tại Mỹ (báo cáo của Byron Johnson Esq, 2006), chỉ tính 20 loại sản phẩm
TPCN từ thảo dược được bán trên kênh FDM (Food, Dvug &Mass Market Retail

6
Stores) đó đạt 249.425.500 USD năm 2005. Nguyên liệu thô từ thảo dược để sản xuất
TPCN đạt 386.000.000 USD. Tỷ lệ của FDM chiếm 16% doanh thu của toàn bộ
TPCN ở Mỹ. Năm 2007, các TPCN bổ sung Vitamin đạt 1,8 tỷ USD, TPCN nguồn
gốc thảo dược đạt 4,5 tỷ USD và TPCN cho thể thao đạt 2,3 tỷ USD. Toàn bộ TPCN
ở Mỹ chiếm 32% thị trường TPCN thế giới. Thị trường thế giới năm 2007 đạt 70 tỷ
USD, dự kiến sẽ đạt 187 tỷ USD vào năm 2010. Châu âu năm 2007 đạt 15 tỷ USD,
tăng bỡnh quõn 16% / năm.
Việc sử dụng thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ, phòng bệnh và trị bệnh đã được
khám phá từ hàng ngàn năm trước công nguyên ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Ở Phương Tây, Hypocrates đã tuyên bố từ 2500 năm trước đây: “Hãy để thực phẩm là
thuốc của bạn, thuốc là thực phẩm của bạn”.
Người Á Đông đã ứng dụng thuyết Âm - Dương và Ngũ hành để chọn và chế
biến thực phẩm. Đặc tính “Âm” miêu tả thực thể vật chất như các chất dinh dưỡng,
ngược lại, đặc tính “Dương” miêu tả chức năng như năng lượng. Các nhà khoa học
Đông y cũng đã chia các đặc tính của thực phẩm như vị, mầu, các đặc tính của khí
hậu, mùa, hướng và các nội tạng của cơ thể tương ứng với các can của Ngũ hành (xem
bảng 3 và 4).
Bảng 3: Mối quan hệ mầu, vị, khí hậu, mùa, hướng và ngũ hành:

CÁC CAN NGŨ HÀNH VỊ MẦU KHÍ HẬU MÙA HƯỚNG


MỘC Chua Xanh Gió Xuân Đông
HOẢ Đắng Đỏ Nóng Hạ Nam
THỔ Ngọt Vàng Ẩm Hạ muộn Trung tâm
KIM Cay Trắng Khô Thu Tây
THUỶ Mặn Đen Lạnh Đông Bắc

Bảng 4: Mối quan hệ các tạng cơ thể và ngũ hành


CÁC CAN NGŨ HÀNH TẠNG ĐẶC TẠNG RỖNG GIÁC QUAN CÁC MÔ TÌNH CẢM
MỘC Gan Túi mật Mắt Gân Giận
HOẢ Tim (tâm) Ruột non Lưỡi Mạch Vui
THỔ Lách (tỳ) Dạ dày Miệng Cơ Yêu
KIM Phổi (phế) Ruột già Mũi Da, tóc Khổ
THUỶ Thận Bàng quang Tai Xương Sợ

Từ các mối quan hệ trên, đã định hướng cho việc sản xuất, chế biến và sử dụng
thực phẩm chức năng nói riêng và thực phẩm nói chung. Từ bảng trên ta thấy: Vị chua
thuộc về “Mộc”, sẽ nhập vào gan, mật. Vị đắng thuộc “Hoả” sẽ nhập vào tâm. Vị ngọt
thuộc “Thổ”, nhập vào tỳ. Vị cay thuộc “Kim”, nhập vào phế. Vị mặn thuộc “Thuỷ”,
nhập vào thận. Về mầu sắc của thực phẩm: mầu xanh thuộc “Mộc”, nhập vào gan mật.
Mầu đỏ thuộc “Hoả”, nhập vào tâm. Mầu vàng thuộc “Thổ”, nhập vào tỳ. Mầu trắng

7
thuộc “Kim”, nhập vào phế. Mầu đen thuộc “Thuỷ”, nhập vào thận.
Có thể nói, lý luận Đông y phát triển nhất trên thế giới là ở Trung Quốc, một
nước cũng nghiên cứu nhiều nhất về các loại thực phẩm chức năng. Trung Quốc đã
sản xuất, chế biến trên 10.000 loại thực phẩm chức năng. Có những cơ sở đã xuất
hàng hoá là thực phẩm chức năng tới trên 80 nước trên thế giới, đem lại một lợi nhuận
rất lớn. Các nước nghiên cứu nhiều tiếp theo là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada,
Anh, Úc và nhiều nước châu Á, châu Âu khác.
Do khoa học công nghệ chế biến thực phẩm ngày càng phát triển, người ta càng
có khả năng nghiên cứu và sản xuất nhiều loại thực phẩm chức năng phục vụ cho
công việc cải thiện sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ, phòng ngừa các bệnh mạn tính, tăng
cường chức năng sinh lý của các cơ quan cơ thể khi đã suy yếu… Bằng cách bổ sung
thêm “các thành phần có lợi” hoặc lấy ra bớt “các thành phần bất lợi”, người ta đã tạo
ra nhiều loại thực phẩm chức năng theo những công thức nhất định phục vụ cho mục
đích của con người. Nhờ có khoa học công nghệ, con người ta đã khoa học hoá các lý
luận và công nghệ chế biến thực phẩm chức năng. Các dạng thực phẩm chức năng
hiện nay rất phong phú. Phần lớn dạng sản phẩm là dạng viên, vì nó thuận lợi cho
đóng gói, lưu thông và bảo quản.
IV. TÁC DỤNG CỦA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG:
1. Tỏc dụng chống lóo húa, kộo dài tuổi thọ:
1.1 Khỏi niệm: Lóo húa (già) là tỡnh trạng thoỏi húa cỏc cơ quan, tổ chức, dẫn tới suy
giảm các chức năng của cơ thể và cuối cùng là tử vong.
1.2 Biểu hiện của lóo húa:
+ Biểu hiện bờn ngoài:
- Yếu đuối
- Đi lại chậm chạp
- Da dẻ nhăn nheo
- Mờ mắt, đục nhân mắt
- Trớ nhớ giảm
- Cỏc phản xạ chập chạp
+ Biểu hiện bờn trong:
- Khối lượng nóo giảm
- Cỏc tuyến nội tiết nhỏ dần, giảm tiết hormone
- Các chức năng sinh lý giảm: chức năng tiờu húa, hụ hấp, sinh dục, thần kinh, bài
tiết…
- Khả năng nhiễm bệnh tăng: bệnh tim mạch, xương khớp, hô hấp, thần kinh, chuyển
hóa…
- Xơ cứng động mạch.

8
1.3 Cơ chế lóo húa: cho đến hiện nay, các nhà khoa học đưa ra 2 thuyết giải thích cơ
chế lóo húa
1.3.1. Học thuyết chương trỡnh húa: (program theory): sự lóo húa là quỏ trỡnh tất
yếu và được lập trỡnh về mặt di truyền. Trong mỗi cơ thể đó chứa sẵn cỏc thụng tin về
sự lóo húa (già), tức là sự lóo húa đó được chương trỡnh húa trong cơ thể, theo năm
tháng con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già nua và chết.

1.3.2. Học thuyết gốc tự do (Free Radieal Theory)


Gốc tự do (FR) là các mảnh phân tử, phân tử, tế bào có một điện tử bẻ đôi ở vũng
ngoài nờn mang điện tích âm và có khả năng ôxy hóa các tế bào, các phân tử, mảnh
phân tử khác. Bỡnh thường các gốc tự do bị phân hủy bởi các chất chống ôxy hóa
(Anti oxydant – AO). Tốc độ lóo húa phụ thuộc vào sự chờnh lệch giữa cỏc chất chống
ụxy húa (AO) và gốc tự do (FR). Nếu gốc tự do chiếm ưu thế, tốc độ già nua sẽ nhanh
hơn, chúng sẽ làm hư hại các tổ chức, cơ quan của cơ thể. Hàng ngày trong cơ thể sản
sinh ra khoảng 10.000.000 gốc tự do, song chúng bị phân hủy bởi các chất chống ôxy
hóa do đồ ăn thức uống cung cấp để đảm bảo thế cân bằng.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ lóo húa:
1.4.1. Tớnh cỏ thể.
1.4.2. Điều kiện ở, môi trường sống.
1.4.3. Điều kiện ăn uống
1.4.4. Điều kiện làm việc.
1.4.5. Hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quá trỡnh lóo húa:
+ Sự giảm thiểu Hormone (nội tiết tố):
- Hormone sinh trưởng (tuyến yên).
- Hormone tuyến tựng (Melatonin)
- Hormone sinh dục.
+ Sự phá hủy các gốc tự do: các gốc tự do làm suy giảm hoạt động cuả tế bào và dẫn
tới sự hủy hoại các tế bào đó. Nếu cung cấp đầy đủ các chất chống ôxy hóa thỡ sự phỏ
hủy cỏc gốc tự do tăng lên và tốc độ lóo húa sẽ chậm lại.
1.5. Tác dụng của thực phẩm chức năng (TPCN) chống lóo húa:
TPCN cung cấp cỏc chất chống ụxy húa, cỏc Hormone, cỏc chất chống stress, chống
thoái hóa, bổ sung Vitamin, bổ sung khoáng chất, bổ sung các hoạt chất sinh học, các
hoạt chất thảo dược… các chất này cú tỏc dụng chống ụxy húa cao, làm phõn hủy cỏc
gốc tự do và như thế sẽ làm chậm quá trỡnh lóo húa và giảm thiểu cỏc tỏc hại của cỏc
gốc tự do lờn cỏc cơ quan, tổ chức của cơ thể, do đó làm kéo dài tuổi thọ của con
người.

9
Hỡnh 2: Sơ đồ lóo húa và các yếu tố ảnh hưởng.

Điều kiện sống SINH


môi trường Yếu đuối
Đi lại chậm chạp
Biểu Mờ mắt, đục thuỷ tinh
Tính cá thể
hiện thể
bên Da nhăn nheo
Điều kiện làm ngoài Giảm trí nhớ
việc Giảm phản xạ

Điều kiện ăn QUÁ TRÌNH


uống LÃO HOÁ

Khối lượng não giảm


Giảm thiểu
Nội tiết giảm
hormon
Chức năng giảm
Biểu Tăng chứng bệnh
Gốc tự do hiện Tim mạch
bên Hô hấp
trong Tiêu hoá
TỬ
Bổ sung các Thần kinh
chất AO Chuyển hoá
Xương khớp

2. Tỏc dụng tạo sức khỏe sung món:


2.1. Khỏi niệm: sức khỏe sung món là tỡnh trạng sức khỏe cú chất lượng cao nhất mà
một đời người có thể đạt được trong suốt quóng đời của mỡnh. Sức khỏe sung món là
tỡnh trạng khụng gặp phải:
- Cỏc chứng viờm khớp
- Bệnh loóng xương
- Cao huyết ỏp
- Bệnh động mạch vành
- Bệnh tiểu đường
- Bộo phỡ
- Đột quỵ
- Chứng mất trớ
- Ung thư…

10
2.2. Cơ chế tác dụng của TPCN tạo sức khỏe sung món:
+ Cơ thể sống cần 2 yếu tố cơ bản:
- Cấu tạo cỏc cơ quan, tổ chức của cơ thể từ các tế bào với các thành phần cấu tạo từ
Protide, Glucide, Lipide, chất khoáng, Vitamin, nước…
- Quỏ trỡnh trao đổi chất, chuyển hóa vật chất với hàng loạt các phản ứng hóa học xảy
ra với tốc độ rất nhanh, nhạy.
+ Để duy trỡ được sự sống, cần phải đảm bảo được 2 yêu cầu trên đầy đủ, kịp thời.
Trong điều kiện sản xuất, chế biến, tiêu dùng thực phẩm hiện nay, dẫn tới việc thiếu
hụt các chất, ảnh hưởng tới hai quá trỡnh trờn. TPCN sẽ cung cấp cỏc yếu tố (bổ sung
vitamin, khoỏng chất, axitamin, hoạt chất sinh học) để đảm bảo 2 quá trỡnh trờn hoạt
động bỡnh thường (xem hỡnh…)

Hỡnh 3: Tỏc dụng của TPCN đối với quá trỡnh sống.

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Axit amin Vitamin Khoáng chất Hoạt chất sinh


học

Tham gia cấu tạo cơ quan, tổ chức của cơ thể

Tham gia quá trình chuyển hoá vật chất

SỰ SỐNG

+ TPCN là một trong 3 yếu tố cơ bản đảm bảo cho sức khỏe sung món. Muốn đảm bảo
cú sức khỏe sung món, cần phải kết hợp 3 yếu tố cơ bản sau: ( xem hỡnh….)

- Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Sử dụng TPCN để bù vào sự thiếu hụt các vitamin,
khoáng chất, axitamin, hoạt chất sinh học, những chất cần thiết cho cấu tạo nên các cơ
quan tổ chức cơ thể và cần thiết cho quá trỡnh chuyển húa vật chất trong cơ thể.

11
- Vận động thân thể.
- Giải tỏa căng thẳng.

Hỡnh 4: Sức khỏe sung món.

Tình trạng sức khoẻ


có chất lượng cao
SỨC KHOẺ
SUNG MÃN
Tình trạng không có
chứng, bệnh( viêm
khớp, huyết áp cao,
đái đường, béo phì,
đột quỵ, K, mất trí…

Giải toả căng thẳng Vận động thân thể

Tam tâm Chế độ ăn uống và Toàn diện


dinh dưỡng Nâng dần
Tâm bình thường Thường xuyên
Mãn nguyện công việc Thực sự, thực tế
Không tham vọng
Tâm bình thản TPCN
Không ham lợi, địa vị
Thành công: bình tính Bổ sung vi tamin
Thất bại: bình thân Bổ sung khoáng
Tâm bình hoà chất
Quan hệ trong cơ quan Bổ sung axit amin
Quan hệ ở gia đình Bổ sung hoạt chất
Quan hệ xã hội sinh học

12
3. Tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật:

+ Sức đề kháng là khả năng chống đỡ của cơ thể với các tác nhân xâm phạm vào cơ
thể từ ngoại lai hoặc nội lai. Có hai hệ thống đề kháng:

- Hệ thống đề kháng không đặc hiệu: là hàng rào vật chất ngăn cách bên ngoài và bên
trong cơ thể như da, niêm mạc; các chất dịch như mồ hụi, dịch nhầy; cỏc thực bào; các
kháng thể không đặc hiệu (ví dụ: Lyzin, Leukin, Propecdin…).

- Hệ thống đề kháng đặc hiệu: đó là các kháng thể được sinh ra để trung hũa cỏc khỏng
mguyờn.

+ Sức đề kháng của cơ thể phụ thuộc vào quá trỡnh chuyển húa của cơ thể, đặc biệt là
quá trỡnh tổng hợp Protide, tổng hợp khỏng thể, chế độ cung cấp các chất dinh dưỡng,
vitamin và khoáng chất. Khi cơ thể đói, suy dinh dưỡng, rối loạn hấp thu, mắc các
bệnh tiêu chảy, các bệnh chuyển hóa, cũng như quá trỡnh lóo húa sẽ làm giảm khả
năng đề kháng của cơ thể? TPCN sẽ hỗ trợ các chức năng của các bộ phận của cơ thể,
bổ sung vitamin, khoáng chất, axitamin, hoạt chất sinh học, làm tăng hệ thống đề
kháng không đặc hiệu và đặc hiệu, từ đó làm giảm nguy cơ bệnh tật. Ví dụ bổ sung
kẽm, vitaminD, vitaminE … sẽ góp phần ngăn chặn giảm chức năng miễn dịch trong
quá trỡnh lóo húa, cỏc sản phẩm từ nấm linh chi, nấm hương, tảo… có tác dụng tăng
khả năng miễn dịch của cơ thể.
4. Hỗ trợ phũng và điều trị bệnh:
+ Sự sống muốn được duy trỡ cần sự ổn định của 2 vấn đề cơ bản sau đây:
- Cấu tạo các cơ quan, tổ chức tạo nên cơ thể.
- Quỏ trỡnh chuyển húa vật chất bao gồm đồng hóa và dị hóa.
Nếu cú sự rối loạn cấu tạo hoặc rối loạn chuyển húa dẫn tới sự mất cõn bằng bỡnh
thường, gây rối loạn chức năng, hạn chế lao động. Đó chính là bệnh.
+ TPCN bổ sung cho cơ thể các vitamin, khoáng chất, hoạt chất sinh học…sẽ hỗ trợ
phục chế lại cấu tạo và quá trỡnh chuyển húa vật chất, từ đó phục hồi, tăng cường và
duy trỡ cỏc chức năng của các bộ phận trong cơ thể và sẽ có tác dụng phũng và điều trị
bệnh tật. (xem hỡnh 5).

13
Hỡnh 5: TPCN hỗ trợ phũng và điều trị bệnh tật.

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Vitamin Khoáng chất Axit amin Hoạt chất sinh


học

Cấu tạo cơ quan, tổ chức

Quá trình chuyển hoá vật chất ( đồng hoá - dị hoá)

Phục hồi cấu tạo và yểu hoá

Phục hồi chức năng

Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh

+ Một số vớ dụ:
- Các mức Homocysteine từ lâu đó được thừa nhận là một hợp chất làm tăng nguy cơ
tim và đột quỵ. Axit Foli, VitaminB6, VitaminB12 có tác dụng làm giảm lượng
Homocysteine, do đó có tác dụng làm giảm nguy cơ tim và nguy cơ đột quỵ tim.
- Bổ sung canxi:
* Giỳp hỡnh thành hệ xương trong quá trỡnh phỏt triển của trẻ nhỏ, thanh niờn và
người lớn tuổi.
* Giúp bảo vệ xương cho người lớn tuổi.
* Giảm tỷ lệ thoái hóa xương trong suốt quá trỡnh lóo húa .
- Bổ sung vitaminD và canxi sẽ tăng cường tích lũy chất khoáng trong xương.
- VitaminA, vitaminC, chất Zn, Fe, Se có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch.

14
- Tỏi: cú tỏc dụng làm giảm Cholesterol.
- Cọ: giỳp tiền liệt tuyến khỏe mạnh.
- Hoa cúc dại Echinacea tăng cường miễn dịch.
- Hỗ trợ điều trị ung thư: Selen, vitaminC. vitaminD, vitaminE.
- Hỗ trợ chuyển hóa Glucoza, người bị bệnh tiểu đường: Crom.
- Hỗ trợ điều trị bệnh khớp: Chondroitin, Glucozamin.
- Hỗ trợ mắt: Lutein/Zeaxanthin, vitaminC, vitaminE, chất kẽm, Retinol.
5. Hỗ trợ làm đẹp:
+ Đẹp ( tiếng anh là Beautiful, Handsome) là cú hỡnh thức, phẩm chất, cú sự hài hũa,
cõn xứng làm cho người ta thích ngắm ưa nhỡn. Biểu hiện của đẹp bao gồm:
- Đẹp phẩm chất, tức là đẹp nội dung, bao gồm: không có bệnh tật, có sức bền bỉ dẻo
dai, các chức năng bền vững.
- Đẹp hỡnh thức: cõn đối chiều cao, cân nặng, có da đẹp, răng miệng, đầu tóc, mắt,
mũi, ngực mông, dáng đi đẹp và lời núi dịu dàng.
+ TPCN hỗ trợ làm đẹp cho cả nội dung lẫn hỡnh thức. Muốn tăng cường và giữ vững
sắc đẹp cần duy trỡ 7 biện phỏp sau:
- Ăn đủ số lượng (ăn theo BMI) hợp lý.
- Ăn đủ chất lượng
- Tăng cường đạm thực vật, rau quả, axit béo khụng no.
- Sử dụng thực phẩm: bổ sung vitamin, khoỏng chất, hoạt chất sinh học, hormone…
- Vận động thể lực hợp lý.
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đỡnh.
- Giải tỏa căng thẳng
6. Gúp phần phỏt triển kinh tế, xó hội, xúa đói giảm nghèo.
+ Muốn cú cỏc sản phẩm TPCN cần cú một chuỗi các cung đoạn như nuôi trồng, chế
biến sản xuất và lưu thông phân phối. Quá trỡnh đó đó tạo cụng ăn việc làm và thu
nhập cho hàng chục triệu người, có khi hàng trăm triệu người trên thế giới; góp phần
xóa đói, giảm nghèo cho nhiều người.

+ Ví dụ: Tập đoàn Thiên sư, Trung Quốc đến năm 2007 có trên 1000 sản phẩm, thành
lập chi nhánh tại 110 Quốc gia và khu vực, sản phẩm có mặt tại 190 Quốc gia và khu
vực, có 50.000 đại lý trờn toàn thế giới, cỏc sản phẩm được 16 triệu hộ gia đỡnh trờn
toàn thế giới tin tưởng yờu dựng.

15
V- PHÂN LOẠI:
1. Phân loại theo phương thức chế biến:
1.1. Bổ sung vitamin:
Ví dụ:
- Nước trái cây với các mùi khác nhau cung cấp nhu cầu vitamin C, vitamin E, β-
caroten rất phát triển ở Anh.
- Cỏc viờn: One a day, Centrum Cardio
1.2. Bổ sung khoáng chất.
Ví dụ:
- Bổ sung iode vào muối ăn và một số sản phẩm bánh kẹo được phát triển ở trên 100 nước.
- Sữa bột bổ sung acid Folic, vitamin, khoáng chất rất phát triển ở Mỹ, Anh, Nhật
Bản, Hà Lan, Đức, Pháp, Ý, Braxin…
- Bổ sung vitamin và khoáng chất vào các loại nước tăng lực được phát triển mạnh
mẽ ở Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
- Cỏc viờn: Calcium, Magnesium, kẽm
1.3. Bổ sung hoạt chất sinh học.
Ví dụ: Bổ sung DHA, EPA, ω-3… vào sữa, thức ăn cho trẻ…
1.4. Bào chế từ thảo dược.
Ví dụ : Viên tảo, Linh chi, Sâm, Đông trùng hạ thảo, Trà Hoàn Ngọc, Trà hà thủ ô…
2. Phân loại theo dạng sản phẩm:
2.1. Dạng thực phẩm - thuốc (Food – Drug):
2.1.1. Dạng viên:
- Viên nén.
- Viên nhộng (nang).
- Viên sủi... (ví dụ viên C sủi)
- Viờn hoàn...
2.1.2. Dạng nước.
2.1.3. Dạng bột.
2.1.4. Dạng trà.
2.1.5. Dạng rượu.
2.1.6. Dạng cao.
2.1.7. Dạng kẹo...
2.2. Dạng thức ăn – thuốc (thức ăn bổ dưỡng, món ăn thuốc, món ăn chữa bệnh...)
2.2.1. Cháo thuốc.
2.2.2. Món ăn thuốc.

16
2.2.3. Món ăn bổ dương.
2.2.4. Canh thuốc.
2.2.5. Nước uống thuốc.
3. Phân loại theo chức năng tác dụng:
3.1. TPCN hỗ trợ chống lão hoá.
3.2. TPCN hỗ trợ tiêu hoá.
3.3. TPCN hỗ trợ giảm huyết áp.
3.4. TPCN hỗ trợ giảm đái đường.
3.5. TPCN tăng cường sinh học.
3.6. TPCN bổ sung chất xơ.
3.7. TPCN phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não.
3.8. TPCN hỗ trợ thần kinh.
3.9. TPCN bổ dưỡng.
3.10. TPCN tăng cường miễn dịch.
3.11. TPCN giảm béo.
3.12. TPCN bổ sung canxi, chống loãng xương.
3.13. TPCN phòng, chống thoái hoá khớp.
3.14. TPCN làm đẹp.
3.15. TPCN bổ mắt.
3.16. TPCN giảm Cholesterol…
4. Phân loại theo Nhật Bản:
Theo Nhật Bản, TPCN chia làm 2 nhóm:
4.1. Các thực phẩm công bố về sức khoẻ: Gồm 2 loại
(1) Hệ thống FOSHU (Food for Specific Health Use) – Thực phẩm dùng cho mục đích
đặc biệt:
+ Định nghĩa:
- Là các thực phẩm có chứa những chất có ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và hoạt
tớnh sinh học của cơ thể con người.
- Thực phẩm cú cụng bố rằng, nếu được sử dụng hàng ngày, có thể mang lại một lợi
ích cụ thể đối với sức khỏe.
- Được đánh giá phù hợp với bằng chứng khoa học về tính an toàn, tính hiệu quả chất
lượng và được phê chuẩn bởi Chính Phủ.
+ Phạm vi sử dụng thớch hợp:
- Thích hợp cho những người đang có tỡnh trạng ốm đau phát triển, những người có

17
nguyên nhân bệnh tật liên quan đến thói ăn uống.
- Hỗ trợ cải thiện thói quen ăn uống và giữ gỡn sức khỏe.
+ Điều kiện để được chứng nhận là FOSHU:
(1) Tính hiệu quả trên cơ thể người được chứng minh rừ ràng.
(2) Không thể thiếu sự chứng minh về tính an toàn (thử nghiệm độc tính trên động vật,
sự xỏc nhận khụng cú tỏc dụng phụ, khụng cú biến chứng).
(3) Lịch sử sử dụng an toàn.
(4) Việc sử dụng các thành phần dinh dưỡng thích hợp ( ví dụ: không dùng quá nhiều
muối…).
(5) Sự đảm bảo tính tương hợp với các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm theo thời gian
tiờu dựng.
(6) Thiết lập được phương pháp kiểm soát chất lượng, ví dụ như đặc tính kỹ thuật của
sản phẩm, thành phần, quỏ trỡnh và phương pháp phân tích.
+ Thủ tục chứng nhận FOSHU
(1) Hội đồng chuyên gia tiến hành đánh giá:
- Hội đồng về các vấn đề dược phẩm và vấn đề vệ sinh thực phẩm đánh giá tính hiệu
quả.
- Hội đồng an toàn thực phẩm đánh giá tính an toàn.
(2) Bộ Y tế - Lao động và phúc lợi ( MHLW) chấp nhận phê chuẩn cho sản phẩm theo
FOSHU

18
Hình 6: Quy trình chứng nhận FOSHU

NGƯỜI ĐĂNG KÝ

Phê chuẩn
Nộp giấy đăng ký
Giấy đăng ký

Bộ Y tế - Lao động và phúc lợi

Tham vấn Tham vấn


( tính hiệu quả) ( tính an toàn)

Hội đồng các vấn đề dược Hội đồng


phẩm và vệ sinh thực phẩm an toàn thực phẩm

19
+ Hệ thống phân loại FOSHU và số sản phẩm đã cấp chứng nhận: xem bảng 5

Bảng 5: Hệ thống phân loại FOSHU (30/11/2006)

TT Thành phần Số lượng Tỷ lệ 617


Chi tiết khuyến cáo
(chất dinh dưỡng) chủ yếu bao được cấp SP đã được
sức khoẻ
gồm phép chứng nhận
1 Duy trì (cân bằng) Nhiều loại oligodendroglia, 269 43,6%
tình trạng dạ dày, cải lactulose, bifidobacteria, nhiều
thiện nhu động ruột loại vi khuẩn lactic khác nhau, xơ
trong chế độ ăn (dextrin không
tiêu hoá được, polydextrose, gôm
cyamoposis, vỏ hạt Psyllium
2 Liên quan đến đường Dextrin không tiêu hoá được, 76 12,3%
trong máu albumin hạt mì, polyphenol trong
lá ổi, L-arabinose...
3 Liên quan đến huyết Lactotori peptide, caseindodeca- 70 11,3%
áp peptid, axit geniposidic
4 Liên quan đến Chitosan, Protein đậu tương, Low- 63 10,2%
cholesterol molecular alginate natri nitrate
5 Liên quan đến răng Palatinose, maltose, erythritol... 35 5,7%
6 Tình trạng cholesterol Low-molecular alginate natri 34 5,6%
và dạ dày, liên quan nitrate, xơ trong chế độ ăn từ vỏ
đến cholesterol và hạt psyllium…
chất béo
7 Liên quan đến xương Isoflavone trong đậu tương, MPM 25 4,1%
(protein cơ bản của sữa)...
8 Liên quan đến chất Diacylglycerol, globin hoá... 34 5,5%
béo
9 Liên quan đến khả Muối canxi của acid citric và acid 9 1,5%
năng hấp thu khoáng malic, casein phospho peptide,
heme iron, fructooligosaccharide...
Cộng 617 100%

(2) Thực phẩm có khuyến cáo chức năng dinh dưỡng (FNFC):
Các loại thực phẩm có khuyến cáo về chức năng dinh dưỡng (FNFC) nhằm
cung cấp các chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất) cần thiết cho sự tăng trưởng
lành mạnh và phát triển, duy trì sức khoẻ. FNFC dành cho những người có lượng dinh
dưỡng ăn vào không đầy đủ do sự già hoá hoặc chế độ ăn bị thiếu hụt các vi chất dinh
dưỡng.
+ Các loại này ghi nhãn các chức năng của các thành phần dinh dưỡng quy
định bởi Bộ Y tế - Lao động và phúc lợi.
+ Những sản phẩm này được tự do sản xuất và phân phối, không cần sự cho

20
phép của cơ quan có thẩm quyền.
+ Đến 4/2004 đã thiết lập được các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật về chỉ dẫn
chức năng dinh dưỡng cho 17 thành phần (12 vitamin và 5 khoáng chất).
 Quy định 12 loại vitamin:
TT Tên gọi Tác dụng
1. Niacin Hỗ trợ duy trỡ da và niờm mạc khỏe mạnh
2. Axit Panthotenic Hỗ trợ duy trỡ da và niờm mạc khỏe mạnh
3. Biotin Hỗ trợ duy trỡ da và niờm mạc khỏe mạnh
4. Vitamin A Hỗ trợ duy trỡ thị lực trong búng tối và hỗ trợ da niờm mạc
khỏe mạnh
5. Vitamin B1 Hỗ trợ sản sinh năng lượng từ carbonhydrat và duy trỡ da
niờm mạc khỏe mạnh
6. Vitamin B2 Hỗ trợ duy trỡ da, niờm mạc khỏe mạnh
7. Vitamin B6 Hỗ trợ sản sinh năng lượng từ protein và duy trỡ da niờm mạc
khỏe mạnh
8. Vitamin B12 Giúp tạo hồng cầu
9. Vitamin C Giúp da, niêm mạc khoẻ mạnh và có tác dụng chống ôxy hoá
10. Vitamin D Tăng hấp thu Canxi trong ruột, giúp xương phát triển
11. Vitamin E Giúp cơ thể khỏi bị ôxy hoá và bảo vệ tế bào
12. Acid Folic (B9) Giúp tạo hồng cầu và phỏt triển bỡnh thường của bào thai

 Quy định 5 loại khoáng chất:


TT Tên gọi Tác dụng
1. Canxi (Ca) Cần cho phát triển xương, răng
2. Sắt (Fe) Cần cho sự hình thành hồng cầu
3. Kẽm (Zn) Cần cho sự duy trì vị giác bình thường, giúp da màng niêm
dịch khoẻ mạnh, tham gia vào chuyển hoá protein, acid
nucleic, có lợi cho sức khoẻ
4. Đồng (Cu) Giúp tạo hồng cầu, giúp men trong cơ thể hoạt động tốt, giúp
tạo xương
5. Magiê (Mg) Cần cho răng, xương phát triển; duy trì tuần hoàn máu tốt,
giúp các men trong cơ thể hoạt động tốt và sinh năng lượng

4.2. Bốn loại thực phẩm đặc biệt:


- Thực phẩm cho người ốm
- Sữa bột trẻ em
- Sữa bột cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Thực phẩm cho người già nhai nuốt khó.

21
VI. CÁC HÌNH THỨC PHÂN PHỐI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG:
1. Các cửa hàng công cộng (Convenience Stores) có thể tổ chức 1 chuỗi các cửa hàng
liền nhau (7 – 11). Hình thức này thuận tiện cho người tiêu dùng ở mọi lúc mọi nơi.
2. Các quầy bán lẻ trong trung tâm thương mại (Food Drug & Mass market Retail
Stores - FDM).
3. Các cửa hàng thực phẩm tự nhiên và thực phẩm sức khoẻ (Health & Natural Food
Stores)
4. Bán trực tiếp qua mạng (Mail Order & Internet).
5. Bán hàng đa cấp (Multi – Level Marketing Companies).
6. Bán hàng qua các nhà chuyên môn (Professional Sales – Directly to Practitioners).
7. Các câu lạc bộ bán hàng (Warenhouse Buying Clubs).

VII- QUẢN LÝ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG:


1. Quan điểm chung:
Có một số nhà kinh doanh cơ hội đã lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng nên đã
quảng cáo quá đáng chức năng của thực phẩm chức năng. Bởi vậy, Hội nghị quốc tế về
thực phẩm chức năng đã khuyến cáo: Cần có một hệ thống luật pháp để kiểm soát việc
sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng. Những quan điểm thống nhất chung là:
(1) Thực phẩm chức năng phải là thực phẩm, nghĩa là cần phân biệt rõ giữa thuốc và
thực phẩm chức năng, nhất là các thực phẩm chức năng nhóm bổ sung vitamin,
khoáng chất và hoạt chất sinh học.
(2) Phải an toàn: các thực phẩm chức năng sử dụng lâu dài, có tính truyền thống được
đúc kết là hoàn toàn không độc hại. Đối với thực phẩm chức năng mới, có thành
phần mới, độ an toàn phải được chứng minh trên cơ sở khoa học.
(3) Không chấp nhận việc công bố khả năng chữa trị bệnh của thực phẩm chức năng,
mặc dù một số nước công nhận khả năng đó.
(4) Mọi công bố về thực phẩm chức năng phải trung thực, rõ ràng, tránh nhầm lẫn.
Các công bố về tác dụng của các chức năng của thực phẩm chức năng và các thành
phần của nó đã được xác nhận và công nhận rộng rãi, phải được cơ quan quản lý
thừa nhận và được xác nhận trên nhãn.
2. Quản lý thực phẩm chức năng trên thế giới:
2.1. Trước khi lưu sản phẩm, doanh nghiêp phải công bố (hoặc đăng ký) sản phẩm với
cơ quan quản lý thực phẩm về:
- Thành phần và chất lượng thực phẩm
- Nhãn mác
2.2. Thế giới quản lý thực phẩm chức năng nhằm đạt 3 tiêu chí:
- An toàn (Safety)

22
- Tác động với chức năng cơ thể (Dietary Impact): có bằng chứng khoa học (tuy nhiên
không nghiêm ngặt, việc nghiên cứu nguyên cả sản phẩm tốt hơn nghiên cứu riêng
từng thành phần triết xuất vì có thể sẽ không phản ánh đầy đủ lợi ích của sản phẩm).
- Hiệu quả (Efficacy).
2.3. Thực phẩm chức năng đều được bán tự do trong các cửa hàng, hiệu thuốc, chợ, siêu
thị cũng như được phân phối theo phương thức bán hàng đa cấp và bán hàng trực tiếp.
3. Quản lý thực phẩm chức năng ở Việt Nam:
- Bộ Y tế đã ban hành các quy định về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm,
trong đó có thực phẩm chức năng:
(1) Quyết định số 2027/2001/QĐ-BYT ngày 30/5/2001 của Bộ Y tế về việc ban
hành Quy định tạm thời về công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
(2) Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ Y tế về việc ban
hành Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm.
- Để phân biệt ranh giới giữa thuốc và TPCN, Bộ Y tế đã ban hành:
(1) Thông tư số 17/2000/TT-BYT ngày 27/9/2000 về việc “Hướng dẫn đăng ký
các sản phẩm dưới dạng thuốc – thực phẩm”.
(2) Thông tư số 20/2001/TT-BYT ngày 11/9/2001 về việc “Hướng dẫn quản lý
các sản phẩm thuốc – thực phẩm” nhằm đưa ra cách phân loại để tránh chồng chéo
giữa Cục Quản lý Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (nay là Cục An toàn vệ sinh
thực phẩm) và Cục Quản lý Dược Việt Nam.
(3) Thông tư số 08/2004/TT-BYT ngày 23/8/2004 về việc “Hướng dẫn quản lý
các sản phẩm thực phẩm chức năng”.
3.1. Đối với TPCN sản xuất trong nước:
Về hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm TPCN, theo Điều 3 của Quyết định số
42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì: Hồ sơ lập thành 02 bộ,
mỗi bộ gồm:
a) Bản cụng bố tiờu chuẩn sản phẩm
b) Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành (có đóng dấu), bao gồm các
nội dung: các chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi vị, trạng thái), chỉ tiêu chất lượng chủ
yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh về hoỏ lý, vi sinh vật, kim loại
nặng; thành phần nguyờn liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử
dụng và bảo quản; chất liệu bao bỡ và quy cỏch bao gúi; quy trỡnh sản xuất.
c) Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành
lập Văn phũng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản sao công chứng).
d) Phiếu kết quả kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ
điểm chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố phải do Phũng kiểm nghiệm
được công nhận hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định. Riêng
nước khoáng thiên nhiên phải có thêm phiếu kết quả xét nghiệm đối với nước nguồn.
đ) Mẫu có gắn nhón và nhón hoặc dự thảo nội dung ghi nhón sản phẩm phự hợp

23
với phỏp luật về nhón (cú đóng dấu của thương nhân).
e) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh, an toàn thực
phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Giấy chứng nhận đó được cấp (bản sao).
g) Bản sao Giấy chứng nhận sở hữu nhón hiệu hàng hoỏ (nếu cú).
h) Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
i) Riêng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công
nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu
xạ trong hồ sơ công bố phải có bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn
chiếu xạ và thuyết minh quy trỡnh sản xuất.
3.2. Đối với TPCN nhập khẩu: Hồ sơ lập thành 02 bộ, mỗi bộ gồm:
a) Như điểm a, b tại mục 3.1. ở phần này.
b) Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành
lập văn phũng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản sao công chứng).
c) Tiờu chuẩn sản phẩm (Products Specification) của nhà sản xuất hoặc Phiếu kết
quả kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ
tiêu vệ sinh liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ.
d) Nhón sản phẩm hoặc ảnh chụp nhón sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhón
phụ (cú đóng dấu của thương nhõn); Mẫu cú gắn nhón (nếu cú yờu cầu để thẩm định).
đ) Bản sao có công chứng nước ngoài hoặc trong nước của một trong các giấy
chứng nhận sau (nếu có): Chứng nhận GMP (thực hành sản xuất tốt); HACCP (hệ thống
phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn); hoặc giấy chứng nhận tương đương.
e) Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
g) Bản sao Hợp đồng thương mại (nếu có).
h) Riêng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen hoặc trong thành
phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ trong hồ sơ công bố
phải có bản sao Giấy chứng nhận của nước xuất khẩu cho phép sử dụng với cùng mục
đích trên phạm vi lónh thổ của quốc gia đó và thuyết minh quy trỡnh sản xuất.
Yêu cầu cụ thể đối với các loại thực phẩm đặc biệt:
- Thực phẩm là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ: Giấy chứng nhận lưu
hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate)
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ, trong đó có nội dung chứng
nhận sản phẩm phù hợp với lứa tuổi hoặc đối tượng sử dụng.
- Thực phẩm dinh dưỡng y học: thêm kết quả nghiên cứu lâm sàng về chức năng đó.
- Thực phẩm dinh dưỡng qua ống xông: thêm kết quả nghiên cứu lâm sàng về
an toàn trong sử dụng cho ăn qua ống xông và hiệu quả đối với sức khoẻ đối tượng
được chỉ định.
- Thực phẩm chức năng: thêm kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc tài liệu chứng

24
minh về tác dụng đặc hiệu và tính an toàn thực phẩm.

3.3. Nội dung chủ yếu của Thông tư số 08/2004/TT-BYT:


3.3.1. Điều kiện để xác định là thực phẩm chức năng:
Những sản phẩm thực phẩm có bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin, muối
khoáng và các chất có hoạt tính sinh học nếu được Nhà sản xuất công bố sản phẩm đó
là thực phẩm chức năng; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất
hoặc nước cho phép lưu hành chứng nhận phù hợp với pháp luật về thực phẩm và có
đủ các điều kiện sau thì được coi là thực phẩm chức năng:
(1) Đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng: Nếu lượng vi chất đưa vào
cơ thể hằng ngày theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn của sản phẩm có ít nhất 1
vitamin hoặc muối khoáng cao hơn 3 lần giá trị của Bảng khuyến nghị nhu cầu dinh
dưỡng RNI 2002 (Recommended Nutrient Intakes), ban hành kèm theo Thông tư này,
thì phải có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất
hoặc nước cho phép lưu hành xác nhận tính an toàn của sản phẩm và phải ghi rõ trên
nhãn hoặc nhãn phụ sản phẩm (đối với sản phẩm nhập khẩu) mức đáp ứng RNI của
các vi chất dinh dưỡng được bổ sung;
(2) Đối với thực phẩm chức năng có chứa hoạt chất sinh học: Nếu công bố sản
phẩm có tác dụng hỗ trợ chức năng trong cơ thể người, tăng sức đề kháng và giảm bớt
nguy cơ bệnh tật thì phải có báo cáo thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của sản phẩm
hoặc tài liệu chứng minh về tác dụng của thành phần của sản phẩm có chức năng đó
hoặc giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc
nước cho phép lưu hành có nội dung xác nhận công dụng của sản phẩm ghi trên nhãn.
(3) Nội dung ghi nhãn của thực phẩm chức năng phải đáp ứng các điều kiện
theo quy định của pháp luật về nhãn và các điều kiện sau:
a/ Nội dung hướng dẫn sử dụng cho những sản phẩm có mục đích sử dụng đặc
biệt cần phải ghi: Tên của nhóm sản phẩm (thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức
khoẻ, thực phẩm chức năng, thực phẩm ăn kiêng, thực phẩm dinh dưỡng y học), đối
tượng sử dụng, công dụng sản phẩm, liều lượng, chống chỉ định, các lưu ý đặc biệt
hoặc tác dụng phụ của sản phẩm (nếu có);
b/ Đối với thực phẩm chứa hoạt chất sinh học, trên nhãn hoặc nhãn phụ bắt
buộc phải ghi dòng chữ “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay
thế thuốc chữa bệnh”;
c/ Trên nhãn sản phẩm thực phẩm chức năng không được ghi chỉ định điều trị
bất kỳ một bệnh cụ thể nào hoặc sản phẩm có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
(4) Đối với những sản phẩm có chứa vitamin và muối khoáng chưa được đề cập
trong Bảng khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng quy định tại Khoản 1 của Mục này,
sản phẩm được sản xuất trong nước nhưng chưa rõ là thực phẩm hay thuốc, sản phẩm
có chứa các chất có hoạt tính sinh học chưa đủ tài liệu chứng minh tính an toàn và tác

25
dụng của hoạt chất đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm chủ trì và phối
hợp với Cục quản lý Dược Việt Nam và Vụ Y học cổ truyền - Bộ Y tế xem xét để
phân loại và thống nhất quản lý.

3.3.2. Quản lý đối với thực phẩm chức năng


1) Thực phẩm chức năng có đủ các điều kiện quy định tại Mục II của Thông tư
này sẽ được quản lý và thực hiện theo các quy định của pháp luật về thực phẩm. Các
sản phẩm này phải được công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm tại Cục An toàn
vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế theo đúng qui định của pháp luật về thực phẩm trước khi
lưu hành trên thị trường.
2) Việc thông tin, quảng cáo, ghi nhãn sản phẩm được coi là thực phẩm chức
năng phải được thực hiện theo qui định của pháp luật về thông tin, quảng cáo, ghi nhãn
và phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng không gây thiệt hại cho người sản xuất,
kinh doanh và người tiêu dùng.
3.3.3. Tổ chức thực hiện
1) Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức triển khai,
chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện Thông tư này.
2) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành có trách
nhiệm tổ chức thực hiện, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra và giám sát các đơn vị sản xuất, kinh
doanh thực phẩm chức năng trong quá trình thực hiện các qui định của Thông tư này.
3) Các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng có trách nhiệm thực
hiện các qui định của Thông tư này.

26
27
Thông tư số 08 ngày 23/8/2004 của Bộ Trưởng Bộ Y tế)BẢNG KHUYẾN NGHỊ NHU CẦU DINH DƯỠNG RNI-2002 (Recommenđe Nutrient Inntakes) Phụ lục 1

Vitamin tan trong dầu Vitamin tan trong nước

(mg/
(µg/E ngày)(l)Vit.
(mg α - TE/ngày)(h)Vit. K ngày)(d)Vit.
(mg/C ngày)Vit.
(mg/
B1 ngày)Vit. B2
(a) (mg NE/ngày)Niacin(mg/ ngày)Vit. B6 (mg/ngày)Pantothenate
(µg/ ngày)Biotin
(µgDFE/ ngày)(c) Folate
(µg/ ngày)Vit. B12

2,7 (i) 5 (m) 25 0,2 0,3 2 (b) 0,1 1,7 5 80 0,4

2,7 (i) 10 30 0,3 0,4 4 0,3 1,8 6 80 0,5

5 (k) 15 30 0,5 0,5 6 0,5 2 8 160 0,9

5 (k) 20 30 0,6 0,6 8 0,6 3 12 200 1,2

28
7 (k) 25 35 0,9 0,9 12 1 4 20 300 1,8

10 35-65 40 1,2 1,3 16 1,3 5 25 400 2,4

7,5 35-55 40 1,1 1,0 16 1,2 5 25 400 2,4

10 65 45 1,2 1,3 16 1,7 (51-65)1,3 (19-50) 5 30 400 2,4

7,5 55 45 1,1 1,1 14 1,3 5 30 400 2,4

7,5 55 45 1,1 1,1 14 1,5 5 30 400 2,4

10 65 45 1,2 1,3 16 1,7 5 30 400 2,4

7,5 55 45 1,1 1,1 14 1,5 5 30 400 2,4

i 55 55 1,4 1,4 18 1,9 6 30 500 2,6

i 55 70 (e) 1,5 1,6 17 2 7 35 600 2,8


Ghi chú: Vitamin
Niacin:
(a) NE: Tính theo đương lượng Niacin. Tỉ lệ chuyển đổi là 60 tryptophan ∼ 1 niacin
(b) Niacin được tạo thành trước.
Folate:
(c) DFE: Tính theo Folate khẩu phần; số µg Folate cung cấp = [số µg Folate thực
phẩm + (1,7 x số µg acid folic tổng hợp)].
Vitamin C:
(d) RNI 45mg cho người trưởng thành (nam và nữ) và 55mg cho bà mẹ có thai. Nếu
hàm lượng Vitamin C cao hơn sẽ làm tăng hấp thụ sắt.
(e) Bổ sung thêm 25mg là cần thiết cho bà mẹ cho con bú.
Vitamin A:
(f) Giá trị Vitamin A là lượng ăn khuyến cáo an toàn thay thế cho RNI. Mức ăn này
được xây dựng để phòng tránh dấu hiệu bệnh lý của sự thiếu vitamin A, cho phép phát
triển bình thường, nhưng không sử dụng trong các giai đoạn dài bị nhiễm trùng hay
các bệnh khác.
(g) Lượng ăn khuyến cáo an toàn tình theo µg RE/ngày; 1 µg retinol = 1 µg RE; 1 µg
β-caroten = 0,167 µg RE; 1 µg carotenoids khác = 0,084 µg RE.
Vitamin E:
(h) Các số liệu không đủ để xây dựng lượng ăn khuyến cáo bởi vậy phải thay thế
lượng ăn vào chấp nhận được. Giá trị này là ước tính sát nhất về nhu cầu, dựa trên
lượng ăn vào chấp nhận được hiện hành để cung cấp các chức năng đã biết đến của
loại vitamin này.
(i) Không có bất cứ sự khác nhau về nhu cầu vitamin E giữa bà mẹ có thai và cho con
bú với nhóm người trưởng thành. Tăng năng lượng ăn vào đối với với bà mẹ có thai
và cho con bú để đáp ứng cho việc tăng nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của trẻ
và tổng hợp sữa. Các sản phẩm thay thế sữa mẹ không được chứa ít hơn 0,3 mg α -
tocophenol qui đổi (TE)/100ml sữa đã pha và không lớn hơn 0,4 mg TE/g PUFA.
Lượng vitamin E trong sữa mẹ gần như không đổi ở mức 2,7 mg trong 850ml sữa.
(k) Các giá trị dựa trên sự cân đối với lượng ăn vào chấp nhận được cho người trưởng
thành.
Vitamin K:
(l) RNI cho mỗi nhóm tuổi dựa trên lượng phylloquinone ăn vào hàng ngày là 1
µg/kg/ngày. Đây là nguồn vitamin K chủ yếu trong thức ăn.
(m) Hàm lượng này dùng cho trẻ hoàn toàn nuôi bằng sữa mẹ là không đủ. Để phòng

29
tránh chảy máu và thiếu hụt vitamin K, tất cả trẻ nuôi bằng sữa mẹ nên nhận bổ sung
vitamin K khi sinh tuỳ theo khuyến cáo của quốc gia.

Phụ lục 2
BẢNG KHUYẾN NGHỊ NHU CẦU DINH DƯỠNG RNI-2002 (Recommenđe Nutrient Inntakes)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08 ngày 23/8/2004 của Bộ Trưởng Bộ Y tế)

2. Nhóm muối khoáng:


Lứa tuổi Canxi Photpho Magiê Sắt Kẽm Iốt Selen
(c) (o)
(mg/ngày) (mg/ngày) (mg/ngày) (mg/ngày) (mg/ngày) (µg/ngày) (µg/ngày)
0-6 tháng 300 (a) 0-5 tháng: 300 26 (a) (k) 1,1(e)-6,6(g) 30(p) µg/kg/ngày 6
400 (b) 36 (b) 15(p) µg/kg/ngày
7-11 tháng 400 6-12 tháng: 500 53 9 (l) 0,8(e)-8,3(h) 135 10
1-3 tuổi 500 800 60 6 2,4-8,4 75 17
4-6 tuổi 600 800 73 6 3,1-10,3 110 21
7-9 tuổi 700 7-10 tuổi: 800 100 9 3,3-11,3 100 21
10-18 tuổi (nam) 1.300 (d) 11-24 nam: 1200 250 15 (10-14 tuổi) 5,7-19,2 135 (10-11 tuổi) 34
19 (15-18 tuổi) 110 (12-18 tuổi)
10-18 tuổi (nữ) 1.300 (d) 11-24 nữ: 1.200 230 14 (10-14 tuổi) (m) 4,6-15,5 140 (10-11 tuổi) 26
10 – 14 33 (10-14 tuổi) 100 (12-18 tuổi)
15 – 18 31 (15-18 tuổi)

19-65 tuổi (nam) 1.000 25-51T: 800 260 14 4,2-14 130 34


T
19-65 tuổi (nữ) 25-51 : 220 3,0-9,8 26
19-50 tuổi hành 1.000 800 – 1.200 29 110
kinh (nữ)
50-65 tuổi mãn 1.300 11 110
kinh (nữ)
> 65 tuổi (nam) 1.300 1.200 230 14 4,2-14 130 34
> 65 tuổi (nữ) 1.300 1.200 190 11 3,0-9,8 110 26
Phụ nữ có thai 1.200 1.200 220 (n) 3,4-20 200 28-30
Phụ nữ cho con 1.000 1.200 270 48 4,3-19 200 35-42

Ghi chú: Muối khoáng


(a) Cho trẻ nuôi bằng sữa mẹ
(b) Cho trẻ nuôi bộ.
Canxi:
(c) Số liệu sử dụng để xây dựng RNIs cho canxi được lấy từ các nước phất triển. Do
đó vẫn có sự tranh luận về sự phù hợp của nó khi áp dụng cho các nước đang phát
triển. Lưu ý này cũng đúng cho hầu hết các chất dinh dưỡng nhưng căn cứ trên sự

30
hiểu biết hiện nay, ảnh hưởng của canxi có vẻ là rõ rệt nhất.
(d) Đặc biệt là trong giai đoạn phát triển nhanh.
Kẽm:
(e) Chỉ cho trẻ nuôi bằng sữa mẹ
(f) Dùng cho trẻ nuôi bộ và khả năng sinh dụng kẽm ở mức trung bình.
(g) Dùng cho trẻ nuôi bộ, khả năng sinh dụng kẽm thấp vì trẻ ăn sữa làm từ ngũ cốc
giàu phytate và đạm thực vật.
(h) Không áp dụng cho trẻ chỉ bú sữa mẹ.
Sắt:
(i) Sự hấp thụ sắt tăng một cách đáng kể khi mỗi bữa ăn có chứa ít nhất là 25mg
vitamin C và mỗi ngày trẻ ăn 3 bữa. Điều này đặc biệt đúng nếu trong khẩu phần ăn
có chứa các chất ức chế hấp thụ sắt như tanin hoặc phylate.
(k) Dự trữ sắt của trẻ sơ sinh là thoả mãn yêu cầu về sắt trong 6 tháng đầu tiên cho trẻ
sinh đủ tháng. Trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân cần bổ sung thêm sắt.
(l) Trong giai đoạn này khả năng sinh dụng sắt có trong khẩu phần biến đổi nhiều.
(m) Cho nữ thiếu niên chưa hành kinh.
(n) Phụ thuộc và tình trạng dự trữ sắt nên bổ sung viên sắt cho phụ nữ từ khi có thai
đến sau khi đẻ 1 tháng: 60mg sắt nguyên tố/ngày + acid Folic. Nếu thiếu máu liều
điều trị cao hơn.
Iốt:
(o) Số liệu tính trên 01kg trọng lượng cơ thể thường được để dùng nhiều hơn và số
liệu này như sau:
Trẻ sinh thiếu tháng: 30 mcg/kg/ngày
Trẻ từ 01-12 tháng tuổi: 19 mcg/kg/ngày
Trẻ từ 1-6 tuổi: 6 mcg/kg/ngày
Trẻ từ 7-11 tuổi: 4 mcg/kg/ngày
Phụ nữ có thai và cho con bú: 3,5 mcg/kg/ngày
(p) RNIs tính theo mcg/kg/ngày do thể trọng thay đổi nhiều ở lứa tuôi này.

*****

31
Tài liệu tham khảo chính:
1. Hà Huy Khôi:
- Dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp.
- NXB Y học, Hà Nội (2001).

2. Trần Đáng:
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Nhà xuất bản Y học, Hà Nội (2005)
3. Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành về “Quy
chế công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm”
4. Thông tư số 08/2004/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 23/8/2004 Hướng dẫn quản lý các
sản phẩm thực phẩm chức năng.
5. Cherl Ho Lee:
- Functional Food of interest to ASEAN: from traditional experience to modern
production and trading (2003).
6. Patricia Fox:
- Functional Foods: Management through regulation
- ANZFA (2002).
7. Rober Froid M.:
- Functional Food: A challenger for the future of the 21st century. Abstracts. 17th
international congress of Nutrition, August 27-31, 2001, Vienna, Austria.
8. J.A. Milner:
- Functional Food and health promotion
- Nutrition org. (129) 7.

******

32

You might also like