You are on page 1of 2

Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống

Danh sách các câu hỏi vấn đáp môn thi Mô Hình Hóa và Mô Phỏng Hệ
Thống ngày 13.12.2009, lớp cao học ĐHBK 2009
Người dạy và hỏi thi: PGS TS Nguyễn Văn Đức

1- Vẽ hàm PDF quá trình ngẫu nhiên Gauss cho các giá trị σ2µ khác nhau
2- Vẽ hàm tương quan của kênh nhiễu trắng Gauss
3- Nêu ý nghĩa hàm tương quan
4- Nếu tăng mức điều chế số và với điều kiện trên cùng một kênh Gauss thì chất
lượng hệ thống như thế nào
5- Nếu tăng hệ số mã hóa từ 1/2 ->3/4 với điều kiện không thay đổi các điều kiện
khác thì chất lượng hệ thống như thế nào
6- Ý nghĩa σ2µ trong hàm phân bố Gauss là gì?
7- Để mô phỏng kênh Rayleigh theo phương pháp Rice thì cần thực hiện bước gì
8- Vẽ biểu đồ tròm sao tín hiệu 16-QAM
9- Nêu tính chất của quá trình ngẫu nhiên Gauss
10- Tại sao lại gọi là nhiễu trắng
11- Sự ảnh hưởng của σ2µ đối với hàm PDF của quá trình Gauss
12- Công suất nhiễu đo bằng đơn vị gì
13- Trong hệ thống truyền dẫn cùng kênh truyền, thay QPSK bằng 16 QAM chất
lượng hệ thống như thế nào?
14- Tại sao không gọi là nhiễu “xanh” Gauss mà gọi là nhiễu trắng Gauss
15- Quá trình Rayleigh khác quá trình Gauss ở chỗ nào?
16- Để mô phỏng quá trình Gauss theo phương pháp Rice cần thực hiện những bước
gì?
17- Mối quan hệ giữa quá trình Rayleigh và hàm PDF của quá trình Rayleigh
18- Tính chất của hàm phân bố Rayleigh
19- 16-QAM bao nhiêu bit/symbols
20- Ý nghĩa của tỷ lệ mã hóa kênh 1/2
21- Thay tỷ lệ mã hóa 1/2 bằng 3/4 chất lượng hệ thống tăng hay giảm
22- Fading là gì, phân biệt fading miền tần số và fading miền thời gian
23- Nêu các tính chất của hàm tương quan
24- Vẽ hàm tương quan của quá trình Gauss
25- Phân biệt hàm tương quan và phân bố xác suất của một quá trình ngẫu nhiên
26- Vẽ hàm tương quan của quá trình Rayleigh
27- Mối quan hệ giữa tần số Doppler và sự biến thiên về thời gian của kênh
28- Mối quan hệ giữa tần số Doppler và hàm tự tương quan của kênh
29- Viết hàm tạo mã của bộ mã cuộn ở hình 7.2 tập 1
a. G1(x) = ?
b. G2(x) = ?
30- Vẽ phân bố xác suất của quá trình Rayleigh
31- Khái niệm phổ Doppler
32- So sánh hệ thống thông tin số trên kênh Gauss và kênh Rayleigh khi có cùng các
điều kiện khác về phương thức điều chế và mã hóa
33- Ở điều kiện nào thì có kênh RICE, ở điều kiện nào thì có kênh Rayleigh
34- Vẽ hàm tương quan của kênh truyền khi fd = 100hz, fd = 10hz

PGS TS Nguyễn Văn Đức


Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống

35- Phương trình toán học biểu diễn quá trình Rayleigh
36- Khi nào thì có hệ thống băng rộng, khi nào thì có hệ thống băng hẹp?
37- Bản chất hiệu ứng Doppler
38- Hệ thống 1khz và 10khz thì hệ thống nào là băng rộng
39- Hàm tương quan về thời gian của kênh sử dụng để đánh giá tính chất gì của kênh
40- Khi nào có sự biến thiên nhanh về thời gian của kênh?
41- Khi tín hiệu bị lệch tần số trung tâm thì gây ra nhiễu gì?
42- Giải thích ý nghĩa hình dạng phổ Doppler?
43- Các ảnh hưởng của hiệu ứng doppler đến hệ thống thông tin
44- Nguyên nhân gây ra sự thay đổi về thời gian của kênh
45- Khái niệm đáp ứng xung của kênh
46- Tính chất của quá trình Gauss
47- Biến Fourier của hàm công suất trễ của kênh cho ta hàm gì?
48- Khái niệm về bề rộng độ ổn định về tần số của kênh
49- Vẽ hàm tương quan về tần số của kênh trong 2 trường hợp τmax =1us và 10us
50- Vai trò của bộ điều chế trong thông tin số?
51- Phân biệt mã hóa kênh và điều chế số?
52- Ảnh hưởng của nhiễu nhân đến hệ thống?
53- Viết sơ đồ sinh mã từ hình 7.2, tập 1
54- Trễ thời gian của kênh gây ra hiệu ứng gì
55- Khái niệm hệ thống băng hẹp
56- Khái niệm hệ thống băng rộng
57- Tần số sóng mang nằm ở chỗ nào trên phổ Doppler điển hình
58- Sự khác nhau giữa phổ Doppler và tần số Doppler
59- Quan hệ giữa hàm công suất trễ và đáp ứng xung của kênh.
60- Khái niệm về xung Dirac
61- Tại sao phải có điều chế số
62- Khái niệm mã hóa kênh
63- Phương pháp đo năng lượng tín hiệu ở miền tần số và miền thời gian

PGS TS Nguyễn Văn Đức

You might also like