You are on page 1of 31

Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

ĐẠI HỌC HUẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
--

ĐỀ TÀI:

GVHD : PSG.TS Lê Công Triêm


HVTH : Lê Hữu Nghị
Lớp : LL & PPGD Vật lý K16

Lê Hữu Nghị 1
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................3
NỘI DUNG..................................................................................................................4
1. Một số kiến thức cơ bản ......................................................................................4
1.1. Các khái niệm.....................................................................................................4
1.2. Các định luật .....................................................................................................4
1.3. Các ứng dụng.....................................................................................................4
2. Phân tích một số kiến thức về chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể................4
2.1. Chất rắn..............................................................................................................4
2.1.1. Chất rắn kết tinh...........................................................................................5
2.1.2. Chất rắn vô định hình ..................................................................................9
2.1.3. Các sai hỏng ở mạng tinh thể......................................................................10
2.1.4. Biến dạng của vật rắn.................................................................................10
2.2. Chất lỏng .........................................................................................................17
2.2.1. Khái niệm chất lỏng....................................................................................17
2.2.2. Cấu trúc chất lỏng ......................................................................................17
2.2.3. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng........................................................18
2.2.4. Lực căng bề mặt.........................................................................................19
2.2.5. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt......................................................20
2.2.6. Hiện tượng mao dẫn...................................................................................21
2.3. Sự chuyển thể của các chất...............................................................................23
2.3.1. Khái niệm về pha và sự chuyển pha...........................................................23
2.3.2. Sự nóng chảy và sự đông đặc.....................................................................23
2.3.3. Sự hóa hơi và sự ngưng tụ..........................................................................25
2.4. Độ ẩm không khí..............................................................................................27
2.4.1. Độ ẩm tuyệt đối..........................................................................................27
2.4.2. Độ ẩm cực đại.............................................................................................27
2.4.3. Độ ẩm tỉ đối................................................................................................27
2.4.4. Đo độ ẩm....................................................................................................28
KẾT LUẬN................................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................30

Lê Hữu Nghị 2
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

MỞ ĐẦU

Nghiên cứu chương trình vật lý phổ thông có nhiệm vụ nghiên cứu cấu trúc
chương trình, nội dung kiến thức được thể hiện trong sách giáo khoa vật lý phổ thông
và cách tổ chức dạy học một số kiến thức cụ thể học sinh [5].

Trong những năm gần đây, chương trình và sách giáo khoa đã được biên soạn lại
và đưa vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục theo chủ trương của Đảng và nhà nước. Việc hiểu sâu sắc nội dung kiến thức
Vật lý phổ thông trong sách giáo khoa là điều kiện cơ bản để giáo viên thực hiện tốt
công tác giảng dạy.

Với yêu cầu của môn học, trong tiểu luận này, tôi đi sâu nghiên cứu và phân
tích làm rõ kiến thức vật lý trong chương VII “Chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể”
trong sách giáo khoa vật lý lớp 10 để làm cơ sở cho việc việc phân tích cách hình
thành kiến thức trong sách giáo khoa. Cụ thể, đi sâu nghiên cứu về chất rắn kết tinh,
chất rắn vô định hình, biến dạng cơ của vật rắn, sự nở vì nhiệt của vật rắn; chất lỏng,
các hiện tượng bề mặt của chất lỏng, sự chuyển thể của các chất, độ ẩm của không
khí…

Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lí
thuyết để nghiên cứu các tài liệu. Bao gồm thu thập, lựa chọn, phân tích, tổng hợp từ
các tài liệu liên quan bao gồm các tài liệu vật lí phổ thông, vật lí đại cương, vật lí kỹ
thuật, chương trình vật lí phổ thông, truy cập internet … lựa chọn các thông tin liên
quan đến chương VII trong sách giao khoa vật lý 10 hiện hành.

Cấu trúc tiểu luận gồm 3 phần :

Phần I . Mở đầu

Phần II . Phân tích một số kiến thức về chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể

Phần III . Kết luận.

Lê Hữu Nghị 3
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

NỘI DUNG

1. Một số kiến thức cơ bản

1.1. Các khái niệm

- Chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình

- Biến dạng cơ, biến dạng nhiệt

- Cấu trúc chất lỏng

- Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng

- Hiện tượng dính ướt, không dính ướt

- Hiện tượng mao dẫn

- Sự chuyển thể, sự nóng chảy, sự sôi, sự ngưng tụ, sự đông đặc, hơi khô, hơi bão
hòa
- Độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối, độ ẩm cực đại.

1.2. Các định luật

Định luật Húc.

1.3. Các ứng dụng

- Ứng dụng của chất rắn kết tinh


- Ứng dụng về biến dạng của vật rắn
- Ứng dụng về các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- Ứng dụng về sự chuyển thể của các chất.

2. Phân tích một số kiến thức về chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể

2.1. Chất rắn

• Trạng thái rắn là trạng thái trong đó vật chất có thể tích và hình dạng xác định.
Các chất ở trạng thái rắn được gọi là chất rắn.
• Chất rắn là một dạng của vật chất đặc trưng bởi tính ổn định về hình dạng, có
độ rắn chắc nhất định, có khả năng chống lại những tác động cơ học. Xét về cấu trúc,

Lê Hữu Nghị 4
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

chất rắn được chia làm hai loại: kết tinh (tinh thể) và vô định hình. Xét theo tính dẫn
điện: chất dẫn điện, chất bán dẫn, chất cách điện (điện môi).
2.1.1. Chất rắn kết tinh
Chất rắn kết tinh được cấu tạo từ các tinh thể. Tinh thể gồm các nguyên tử, phân tử
hoặc ion (gọi chung là hạt) sắp xếp một cách có trật tự, tuần hoàn trong không gian.
Chính vì thế mà tinh thể có dạng hình học xác định. Ví dụ hạt muối có dạng khối lập
phương (hình 2.1.a), tinh thể phèn chua có dạng khối 8 mặt (hình 2.1.b)

2.1.1.1. Các loại mạng tinh thể


2.1.1.1.1. Những đặc trưng của mạng tinh thể
Xét hình dạng bên ngoài thì coi tinh thể như một đa diện, là một khối được
giới hạn bởi nhiều mặt. Các mặt đó gọi là các mặt bờ. Các giao tuyến của các mặt bờ
gọi là các cạnh, giao điểm của các cạnh tạo thành các đỉnh của tinh thể.
Xét về cấu trúc bên trong thì các hạt được phân bố theo một trật tự, tuần hoàn
trong toàn bộ không gian tinh thể gọi là mạng tinh thể.
Nếu không xét đến dao động nhiệt của các hạt thì ta coi như các hạt nằm ở
một vị trí xác định gọi là nút mạng. Các nút mạng nằm trên một đường thẳng tạo nên
một hàng mạng. Các nút mạng nằm trên một mặt phẳng tạo nên một mặt mạng. Tập
hợp các mặt mạng này chia cắt không gian bên trong tinh thể thành các hình hộp đồng
nhất gọi là ô mạng. Ô mạng nhỏ nhất phản ánh được cấu trúc của tinh thể gọi là ô cơ
sở. Ô cơ sở được xác định bởi ba vectơ a , b, c ứng với ba cạnh hình hộp và các
góc giữa các vectơ đó α , β , γ [4].

Lê Hữu Nghị 5
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

Các đại lượng a , b, c , α , β , γ gọi là các hằng số mạng. Chúng ta có thể tạo
nên toàn bộ mạng tinh thể bằng cách dịch chuyển ô mạng cơ sở dọc theo ba phương
với những khoảng dịch chuyển bằng các vectơ a , b, c .

2.1.1.1.2. Phân loại mạng tinh thể


Cuối thế kỷ XIX, nhà tinh thể học người Pháp Bravais (1811-1863) đã tìm
cách phân loại tinh thể và chứng minh được rằng về cơ bản có 14 loại mạng tương
ứng 14 loại ô cơ sở. Căn cứ vào tính chất đối xứng của các loại mạng không gian ông
chia chúng thành 7 hệ :
- Tam tà

- Đơn tà

- Trực thoi

- Tứ giác

Lê Hữu Nghị 6
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

- Lục giác

- Lập phương

2.1.1.2. Các loại mạng vật lý


Tuỳ theo bản chất của các hạt cấu tạo tinh thể và đặc trưng của các lực liên kết
giữa các hạt có thể chia các tinh thể thành các loại: tinh thể ion, tinh thể nguyên tử,
tinh thể kim loại, tinh thể phân tử, tinh thể có liên kết hyđro.
2.1.1.2.1. Tinh thể ion
Trong loại tinh thể này các hạt ở nút mạng là các ion dương hay âm. Bản chất
lực liên kết là lực tương tác tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu. Các tinh thể ion
dẫn điện kém ở nhiệt độ thấp và dẫn điện tốt ở nhiệt độ cao. Chúng hấp thụ mạnh các
bức xạ trong dải hồng ngoại.
Ví dụ tinh thể muối ăn NaCl có dạng khối lập phương

Lê Hữu Nghị 7
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

2.1.1.2.2. Tinh thể nguyên tử


Các nút mạng ở loại tinh thể này bị chiếm bởi các nguyên tử trung hoà, giữa
chúng có liên kết cộng hoá trị, liên kết này sinh ra nhờ có những cặp điện tử góp
chung của từng cặp nguyên tử gần nhau, số cặp điện tử tương ứng với hoá trị của
nguyên tử. Tinh thể kim cương là tinh thể có liên kết cộng hóa trị. Tinh thể loại này có
độ cứng cao và dẫn điện kém ở nhiệt độ thấp.
2.1.1.2.3. Tinh thể kim loại
Loại tinh thể này đặc trưng cho cấu trúc của kim loại. Các hạt chiếm các vị trí
xác định trong mạng là các ion dương kim loại. Đó là các nguyên tử kim loại mà một
hay một số electron ở lớp ngoài cùng của chúng tách ra và trở thành electron tự do.
Các electron này có thể dịch chuyển tự do trong toàn bộ mạng tinh thể (khí electron tự
do). Trong tinh thể kim loại, các nguyên tử liên kết nhau do tương tác giữa các ion
dương với khí electron tự do.Tinh thể kim loại có tính dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt và có
độ dẻo cao.
2.1.1.2.4. Tinh thể phân tử
Các nút mạng của tinh thể này bị chiếm bởi các phân tử trung hoà. Lực liên
kết giữa các phân tử trong tinh thể này gọi chung là liên kết Van Der Waals. Liên kết
này yếu vì thế các chất rắn có tinh thể phân tử thường kém bền vững và có nhiệt độ
nóng chảy thấp.
1.1.2.5. Tinh thể có liên kết hiđro
Nguyên tử hiđro trung hòa có một electron. Trong một số trường hợp, nguyên
tử hiđro có thể liên kết bằng một lực hút đáng kể với hai nguyên tử khác tạo thành liên
kết hiđro giữa chúng. Nó liên kết được vì electron của nguyên tử hiđro liên kết với

Lê Hữu Nghị 8
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

một nguyên tử còn proton thì liên kết với nguyên tử thứ hai nên kết quả là hiđro liên
kết với hai nguyên tử.
Liên kết này tồn tại trong các hợp chất có chứa hiđro cùng với các nguyên tố á
kim như F, O, N... tạo nên sự kết hợp phân tử, sự polime hóa…
2.1.1.3. Các đặc điểm của tinh thể
2.1.1.3.1. Tính dị hướng của tinh thể
Các tính chất vật lý của tinh thể như tính chất cơ học, tính dẫn nhiệt, dẫn điện,
sự khúc xạ ánh sáng… theo các phương khác nhau không giống nhau gọi là tính dị
hướng, ví dụ như tinh thể than chì (graphit).
2.1.1.3.2. Chất đơn tinh thể và đa tinh thể
Vật rắn được cấu tạo chỉ từ một tinh thể gọi là vật rắn đơn tinh thể, ví dụ như
hạt muối, thạch anh…
Vật rắn gồm nhiều tinh thể liên kết hỗn độn với nhau gọi là vật rắn đa tinh thể,
ví dụ như các kim loại…
2.1.1.3.3. Chuyển động nhiệt trong tinh thể
Các hạt cấu tạo nên tinh thể luôn chuyển động xung quanh vị trí cân bằng của
chúng gọi là dao động nhiệt. Vì giữa các hạt có liên kết nên tinh thể là một hệ các dao
động tử liên kết. Vì có những sai hỏng trong tinh thể nên ở tinh thể có những nút trống
do đó trong khi dao động các hạt có thể dời chỗ.
2.1.2. Chất rắn vô định hình
Vật rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, nghĩa là các hạt cấu tạo vật
được phân bố hỗn độn bên trong vật. Chính xác hơn là sự phân bố các hạt chỉ có trật
tự gần, tức là nếu một số hạt gần nhau thì chúng cũng phân bố theo một trật tự nào đó,
song trật tự này không lan rộng ra cho thể tích lớn hay toàn vật. Ví dụ như thủy tinh,
nhựa thông, hắc ín,…
Các vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, nghĩa là tính chất vật lý của
chúng giống nhau theo mọi phương. Căn cứ vào cấu trúc bên trong người ta coi vật
rắn vô định hình như khối lỏng có độ nhớt lớn đến mức mất khả năng chảy và có thể
giữ nguyên hình dạng hoặc coi chúng là một khối lỏng quá lạnh bị đông cứng. Vật rắn
vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Suốt trong quá trình nóng chảy
nhiệt độ biến thiên liên tục, khác với quá trình nóng chảy của chất rắn kết tinh, ở đó có

Lê Hữu Nghị 9
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

sự thay đổi không liên tục từ rắn sang lỏng ở nhiệt độ không đổi ứng với lúc tinh thể
bị phá vỡ chuyển sang cấu trúc của chất lỏng.
Có một số chất như lưu huỳnh, thạch anh, đường có thể tồn tại ở cả dạng tinh
thể và ở dạng vô định hình. Dạng vô định hình của chất rắn kém bền hơn dạng tinh thể
bởi vì ở dạng vô định hình thế năng tương tác giữa các hạt lớn hơn ở dạng tinh thể. Vì
vậy, khi để lâu một số chất vô định hình có thể tự chuyển sang dạng tinh thể.
2.1.3. Các sai hỏng ở mạng tinh thể
Các mạng tinh thể có cấu trúc hoàn chỉnh đúng như mô tả hình học của nó gọi
là các mạng tinh thể lý tưởng. Trong thực tế, tinh thể của các chất có nhiều sai hỏng
do sự phá vỡ sắp xếp trật tự, đều đặn của mạng. Sai hỏng có thể xảy ra trên từng điểm
hoặc trên toàn đường mạng hay mặt mạng.
• Sai hỏng điểm là sai hỏng liên quan đến sự phá vỡ cấu trúc tinh thể tại những
điểm riêng biệt, như tại các nút mạng. Có thể có nhiều sai hỏng điểm khác nhau, thứ
nhất là do các nút mạng tinh thể bị bỏ trống (các nút trống), thứ hai là nút mạng bị
chiếm bởi một chất khác (tạp chất), thứ ba là do tong cấu trúc trật tự của mạng bị xen
vào những nguyên tử có kích thước bé hơn (tạp chất chen vào).
• Lệch mạng là sự phá hỏng cấu trúc tinh thể dọc theo đường mạng. Có hai loại
lệch mạng là lệch mạng bờ và lệch mạng xoắn.
• Sai hỏng mặt là do sai hỏng ở các mặt tiếp giáp giữa các tinh thể con trong vật
rắn đa tinh thể. Mặt mạng tinh thể chứa các hạt nằm ở biên giới của tinh thể con là
miền của các sai hỏng mặt. Những miền này bảo đảm sự tiếp nối các tinh thể con định
hướng khác nhau.
2.1.4. Biến dạng của vật rắn
Là sự thay đổi hình dạng, kích thước của vật rắn dưới tác dụng của các yếu tố
bên ngoài. Sự biến dạng của vật rắn được phân thành hai loại là biến dạng cơ và biến
dạng nhiệt.
2.1.4.1. Biến dạng cơ
Biến dạng cơ của vật rắn là biến dạng khi vật chịu tác dụng của ngoại lực,
khoảng cách giữa các phần tử của nó thay đổi. Hệ lực liên kết nội tại của các phần tử
cũng thay đổi theo, có xu hướng, chống lại biến dạng do ngoại lực gây ra.

Lê Hữu Nghị 10
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

2.1.4.1.1. Biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo


Biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo liên quan đến tính chất (tính đàn hồi và
tính dẻo) của vật rắn, tức là liên quan đến cấu trúc bên trong của vật rắn.
- Biến dạng là đàn hồi nếu nó xuất hiện khi có lực tác dụng, rồi mất đi khi lực
ngừng tác dụng. Khi vật bị biến dạng đàn hồi thì xuất hiện lực đàn hồi.
- Biến dạng là dẻo nếu nó xuất hiện khi có lực tác dụng và vẫn còn tồn tại sau
khi lực ngừng tác dụng.
Những vật đàn hồi bị biến dạng quá mức, vượt quá một giới hạn nào đó, thì
biến dạng không còn là đàn hồi mà trở thành biến dạng dẻo.
Trong biến dạng đàn hồi có thể phân làm nhiều loại biến dạng: kéo, nén, lệch
(cắt), xoắn, uốn,…

2.1.4.1.2. Biến dạng kéo, biến dạng nén


Xét một thanh đồng chất, tiết diện S, đầu trên được dính chặt vào một xà cố
định và đầu dưới chịu tác dụng một lực kéo (lực nén) F . Thanh bị biến dạng, đó là
biến dạng kéo (biến dạng nén) về một phía. Trong thanh xuất hiện những lực đàn hồi
chống lại lực F . Thanh sẽ dài thêm (ngắn đi) đến khi lực đàn hồi bằng lực F .

Lê Hữu Nghị 11
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

Với cùng một lực kéo F thì độ dài thêm hay độ ngắn lại của thanh còn phụ
thuộc vào tiết diện S của thanh. Vì vậy, để đặc trưng cho tác dụng kéo hay nén ta đưa
vào khái niệm ứng suất kéo hay nén. Trong trường hợp này, F vuông góc với tiết
diện S ta gọi là ứng suất kéo (hay nén) pháp tuyến σ , và được định nghĩa là lực kéo

F
(hay nén) ứng với một đơn vị diện tích vuông góc với lực, σ = .
S

Một cách tổng quát thì ứng suất là lực gây biến dạng trên một đơn vị diện
tích. Đơn vị của ứng suất là paxcan (1Pa = 1N/m2).
Gọi l0 là độ dài của thanh khi không có lực kéo (hay nén), l là độ dài khi có
lực kéo (hay nén) và ∆l = l −l0 là độ biến dạng của thanh, thì độ biến dạng tỉ đối

∆l
được định nghĩa là tỉ số .
l0

Trong giới hạn những biến dạng nhỏ (đoạn OA) độ biến dạng tỉ đối (độ giãn)

∆l
ε= tăng tỉ lệ với ứng suất theo định luật Húc.
l0

Lê Hữu Nghị 12
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

Nội dung của định luật được phát biểu như sau : Trong giới hạn đàn hồi,
độ biến dạng tỉ đối kéo hay nén của thanh rắn tiết diện đều tỉ lệ thuận với ứng suất
gây ra nó. Biểu thức của định luật:
∆l F

l0 S

F ∆l
Ta có thể thực hiện các phép biến đổi : S = E. l hoặc σ = Eε
0

Trong đó E đặc trưng cho cho tính đàn hồi của chất làm thanh rắn gọi là suất
đàn hồi hay suất Y-âng (do Thomas Yoong, 1773-1829, nhà vật lý học người Anh tìm
ra).
Áp dụng định luật III Niu-tơn có thể suy ra biểu thức định luật Húc như sau :
S
Fđh=k|∆ l|=E l |∆ l|.
0

Ta có thể giải thích cơ chế vi mô của biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo
như sau :

Bình thường trong mạng tinh thể vật rắn, những lực hút Fh và lực đẩy Fđ
giữa các hạt cân bằng nhau. Khi mạng tinh thể ion bị bị nén chẳng hạn thì khoảng
cách giữa các ion giảm. Khi đó lực đẩy giữa các ion lớn hơn lực hút nên lực tổng hợp
F là lực đẩy và có tác dụng chống lại ngoại lực Fn tác dụng lên ion gây nên biến
dạng. Các ion sẽ nằm ở vị trí cân bằng mới dưới tác dụng của lực tổng hợp. Biến dạng
càng mạnh, các ion bị lệch khỏi vị trí cân bằng ban đầu càng nhiều và lực tổng hợp
càng lớn. Trong giới hạn đàn hồi, sự thay đổi khoảng cách giữa các ion trong mạng
tinh thể chưa đủ để phá hủy sự cân bằng giữa ngoại lực tổng hợp của các ion với ngoại
lực. Vì vậy các ion vẫn dao động quanh vị trí cân bằng mới. Khi ngoại lực ngừng tác
dụng, lực tổng hợp đẩy các ion về vị trí cân bằng cũ nên mạng tinh thể phục hồi lại

Lê Hữu Nghị 13
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

như ban đầu. Nếu mạng tinh thể bị nén mạnh, các ion mạng của nó bị thay đổi hình
dạng đến mức phá vỡ sự liên kết cân bằng giữa các ion. Khi đó, các ô mạng bị dịch
chuyển những khoảng bằng bội số nguyên lần của hằng số mạng và tới trùng khớp với
ô mạng khác nên chúng không trở lại vị trí ban đầu được nữa. Khi đó biến dạng của
vật trở thành biến dạng dẻo.
2.1.4.1.3. Biến dạng lệch (hay biến dạng truợt)
Biến dạng lệch là biến dạng mà ở đó có sự lệch đi giữa các lớp vật rắn đối với
nhau. Biến dạng lệch còn được gọi là biến dạng trượt hay biến dạng cắt.

Trong trường hợp biến dạng lệch thì lực F tác dụng song song trên toàn mặt

F
S, khi đó ứng suất pháp tuyến thay bằng ứng suất tiếp tuyến σ t = và độ biến dạng tỉ
S
đối được xác định như sau:
AA '
= tanψ , với góc ψ bé thì tanψ ≈ ψ , được gọi là góc lệch.
OA
Áp dụng định luật húc cho biến dạng lệch: Trong biến dạng đàn hồi lệch, góc

1
lệch tỉ lệ với ứng suất tiếp tuyến. Do đó ψ = σ t hay σ t = Gψ , ở đây G là hệ số tỉ lệ
G
và được gọi là môđun lệch.
2.1.4.1.4. Biến dạng xoắn và uốn
Các biến dạng khác như biến dạng xoắn, biến dạng uốn đều có thể quy về hai
loại biến dạng kéo (nén) và biến dạng lệch. Ví dụ, biến dạng uốn của một tấm kim
loại, được chia nhiều lớp song song, có thể quy về biến dạng kéo của các lớp dưới và
biến dạng nén của các lớp trên. Biến dạng xoắn có thể quy về biến dạng lệch của các
tiết diện của vật bị xoắn.

Lê Hữu Nghị 14
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

2.1.4.1.5. Giới hạn bền


Giá trị ứng suất lớn nhất σ n tại điểm A gọi là giới hạn tỉ lệ. Khi ngoại lực tác
dụng lên vật rắn tăng, tức ứng suất σ tăng lớn hơn giá trị σ n thì định lật Húc không
còn đúng nữa, nhưng biến dạng vẫn có tính đàn hồi (đoạn AB). Tới giá trị σ > σ đn

biến dạng bắt đầu tăng nhanh và mất tính đàn hồi, nó chuyển sang biến dạng không
đàn hồi nên σ đn gọi là giới hạn đàn hồi. Trong đoạn CD, biến dạng tăng mà không
cần tăng ứng suất đó là quá trình biến dạng “chảy” của thanh thép. Sau đó, độ giãn tỉ
đối tiếp tục tăng theo ứng suất σ cho đến điểm H, tại đó σ = σ b. Vượt quá giới hạn
σ b thanh thép bị đứt nên giá trị σ b gọi là giới hạn bền của thanh thép.
2.1.4.2. Biến dạng nhiệt
Biến dạng nhiệt của vật rắn là biến dạng khi khoảng cách trung bình giữa hai
nguyên tử tăng hoặc giảm khi nhiệt độ thay đổi.
Về cơ chế của sự nở vì nhiệt của vật rắn, nguyên nhân của sự nở được giải
thích bằng sự không đối xứng của đường cong thế năng tương tác giữa các hạt cấu tạo
nên vật rắn.
Nếu các hạt không dao động thì khoảng cách giữa chúng là r0 ứng với cực tiểu
của thế năng tương tác. Giả sử ở nhiệt độ t1, đoạn nằm ngang AB biểu thị mức năng
lượng toàn phần E1 Các khoảng cách OA và OB là những khoảng cách tương đối nhỏ
nhất và lớn nhất giữa hai hạt kề nhau trong mạng tinh thể và khoảng cách trung bình
giữa hai hạt đó là:
OA+OB
r1 =OM= , ở đây M là điểm giữa của AB.
2

Lê Hữu Nghị 15
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

Khi tăng nhiệt độ đến t2 (t2>t1), động năng trung bình của các hạt tăng lên làm
cho năng lượng toàn phần E2 tăng lên. Đường biểu diễn CD của nó ở đồ thị nằm cao
hơn đường cũ AB, điều đó biểu thị sự tăng biên độ dao động của hạt. Do tính chất
không đối xứng của của đường cong thế năng Et nên khoảng cách trung bình giữa các
hạt r2 bây giờ tăng lên (r2>r1). Do đó có sự tăng kích thước của vật rắn khi đốt nóng.
Như vậy, khoảng cách trung bình giữa các hạt trong mạng tăng khi vật rắn bị
nung nóng. Sự giãn nở vì nhiệt của vật rắn được phân thành giãn nở dài và giãn nở
khối.
2.1.4.2.1. Sự nở dài
Sự nở dài là sự tăng kích thước của vật rắn theo một phương đã chọn.
Xét một vật có chiều dài vượt trội so với chiều ngang. Gọi l0 là chiều dài của
vật ở nhiệt độ t0 0C, lt là chiều dài của vật ở t 0C. Như vậy khi nhiệt độ tăng từ t0 0C lên
t 0C thì chiều dài của vật tăng lên một lượng ∆ l = lt – l0 = α l0(t – t0).
Vậy chiều dài của vật ở t 0C là :
lt = l0[1 + α (t – t0)].
với α là hệ số nở dài phụ thuộc bản chất vật rắn có đơn vị đo là K-1.
Thực ra hệ thức trên không được thoả mãn một cách hoàn toàn chính xác, hệ
số nở α dài phụ thuộc ít nhiều vào nhiệt độ. Tuy nhiên, thực tế đa số các chất rắn thì
sự phụ thuộc của α vào nhiệt độ là không nhiều nên ta có thể coi α là không đổi.
Đối với các vật rắn trị số α rất bé vào khoảng bậc 10-6 đến 10-5K-1.
2.1.4.2.2. Sự nở khối
Sự nở khối của vật tuân theo định luật của sự nở dài. Thực tế khi đun nóng vật
rắn thì sự giãn nở dài xảy ra đồng thời theo mọi hướng do đó làm xuất hiện sự giãn nở

Lê Hữu Nghị 16
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

khối. Ta khảo sát sự giãn nở nhiệt của một khối lập phương cạnh là l0 khi vật ở t0 0C ,

lúc đó thể tích của vật rắn là: V0 = l03 . Khi nhiệt độ tăng lên t 0C, thể tích của nó sẽ là:

Vt = lt3 = l03 [ 1 + α (t − t0 ) ] = l03 ( 1 + α∆t )


3 3

với ( 1 + α∆t ) = 1 + 3α t + 3α 2t 2 + α 3t 3 . Vì α có giá trị nhỏ nên ta có thể bỏ qua các số


3

hạng chứa α 2 , α 3 , vậy:


Vt = l03 ( 1 + 3α∆t ) = V0 [ 1 + 3α (t − t0 )] = V0 [ 1 + β (t − t0 ) ] , với β = 3α và được gọi là hệ số

nở khối của vật rắn.


Đối với chất rắn có tính dị hướng, nói chung hệ số nở dài α là khác nhau đối
với các phương khác nhau nên vật bị giãn nở sẽ không đồng dạng với dạng ban đầu
của vật.
2.1.4.2.3. Ứng dụng
Sự nở vì nhiệt của vật rắn có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng trong cuộc
sống. Trong một số trường hợp sự giãn nở có lợi được ứng dụng trong việc chế tạo
các thiết bị như loại role nhiệt... Một số trường hợp giãn nở có hại cần phải khắc phục
như đường ống dẫn khí, thanh ray đường sắt…

2.2. Chất lỏng


2.2.1. Khái niệm chất lỏng
Chất ở trạng trạng thái trung gian giữa các trạng thái rắn và khí, giống chất rắn
ở chỗ có thể tích nhất định và khó nén, nhưng lại giống chất khí ở chỗ không có hình
dạng nhất định và dễ chảy. Khoảng cách giữa các phân tử của chất lỏng vào cỡ kích
thước của chính phân tử nên lực tương tác giữa các phân tử khá lớn [1].
2.2.2. Cấu trúc của chất lỏng
Bằng phương pháp nhiễu xạ tia X nơtron hay electron người ta quan sát thấy
chất lỏng có cấu trúc trật tự gần, nghĩa là xét trong một thể tích rất nhỏ bao quanh một
hạt nào đó thì sự phân bố của hạt ở đó có một trật tự nhất định.
Các phân tử chất lỏng thực hiện các dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của
nó với tần số trung bình gần với tần số dao động của các hạt ở nút mạng tinh thể và
thỉnh thoảng các phân tử dịch chuyển đi một khoảng 10-8cm. Các phân tử dịch chuyển
trong chất lỏng bằng những “bước nhảy” qua hàng rào thế tạo ra giữa phân tử đó với
các phân tử xung quanh. Sự dịch chuyển này càng nhiều khi nhiệt độ tăng. Chính nhờ

Lê Hữu Nghị 17
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

vào dao động nhiệt và dịch chuyển của hạt mà chất lỏng có tính linh động cao, chảy
dễ dàng.
2.2.3. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng
Trong thực tế, bề mặt chất lỏng có những biểu hiện khá đa dạng : bề mặt của
nó có thể là mặt phẳng, có thể là mặt cong lồi, có thể là mặt cong lõm … Bề mặt của
chất lỏng được coi như một màng căng. Có thể giải thích hiện tượng căng mặt ngoài
của chất lỏng theo hai phương pháp.
Thứ nhất là phương pháp cấu trúc phân tử, trong chất lỏng, nếu bỏ qua dao
động nhiệt thì giữa các phân tử luôn luôn có lực tương tác tổng hợp là lực hút. Lực
này giảm nhanh khi khoảng cách tăng lên nên thực tế khi xét đến lực tương tác lên
một phần tử ta chỉ cần xét đến tác dụng của các phân tử khác khá gần với nó. Gọi r là
khoảng cách mà lực tương tác tổng hợp giữa hai phân tử khi chúng cách nhau một
khoảng lớn hơn r là rất nhỏ, có thể bỏ qua được.

Xét phân tử A nào đó, ta chỉ cần nghiên cứu tác dụng của tất cả những phân tử
nằm trong hình cầu bán kính r có tâm là phân tử A. Khi phân tử ở sâu trong lòng chất
lỏng thì lực hút của các phân tử khác lên nó cân bằng nhau. Khi phân tử ở gần mặt
thoáng thì hợp lực các lực hút phân tử lên nó không cần bằng nhau mà phần tử A chịu
r
tác dụng của một hợp lực F hướng vào trong chất lỏng. Độ lớn của hợp lực này càng
tăng khi phân tử A càng đến gần mặt giới hạn (mặt thoáng). Do đó các phân tử sát mặt
thoáng có xu hướng bị kéo vào trong lòng chất lỏng, nghĩa là có xu hướng làm cho
diện tích mặt thoáng chất lỏng giảm đi và căng ra. Một khối lỏng bao giờ cũng có mặt
thoáng ở dạng sao cho diện tích nhỏ nhất có thể được. Nếu không có ngoại lực tác
dụng thì mặt thoáng là mặt cầu.

Lê Hữu Nghị 18
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

Thứ hai là phương pháp năng lượng. Các phân tử ở mặt ngoài luôn có xu
hướng bị kéo vào trong. Muốn duy trì diện tích mặt ngoài không đổi, phải tốn công
trong việc di chuyển các phân tử ra lớp mặt ngoài, công này làm tăng thế năng phân
tử. Tổng thế năng tăng thêm khi các phân tử tạo thành lớp mặt ngoài gọi là năng lượng
mặt ngoài. Hệ sẽ cân bằng bền khi năng lượng có giá trị cực tiểu. Do đó khối lỏng
luôn luôn có xu hướng chuyển về dạng sao cho năng lượng mặt ngoài có giá trị nhỏ
nhất có thể được.
Vì phần diện tích bề mặt tăng thêm ∆S tỉ lệ với số phần tử tăng thêm ở lớp bề
mặt và công đã tiêu tốn cho việc đó, nên độ biến thiên năng lượng bề mặt ∆W cũng tỉ
lệ với độ biến thiên diện tích ∆S .
∆S
Do đó ∆W = σ∆ S , suy ra σ = , trong đó σ chính là hệ số căng bề mặt.
∆W
Nếu ∆S =1 đơn vị thì σ = ∆W
Hệ số căng bề mặt của một chất lỏng là đại lượng có độ lớn bằng công phải
tiêu tốn để làm diện tích bề mặt khối lỏng ấy tăng thêm 1 đơn vị diện tích.
2.2.4. Lực căng bề mặt
Lực căng bề mặt là đại lượng có nguồn góc từ lực tương tác giữa các phần tử
của một chất lỏng.Lực căng bề mặt là một đại lượng được đặc trưng bằng một vectơ
tiếp tuyến với mặt ngoài khối lỏng và có xu hướng co nhỏ bề mặt ấy.
Để thiết lập biểu thức của lực căng mặt ngoài chất lỏng, ta xét thí nghiệm sau:

Trên một khung dây thép hình chữ U có đặt một thanh ngang l, có thể trượt
dọc theo hai nhánh hình chữ U. Nhúng khung dây vào nước xà phòng, rồi sau đó lấy
ra thì còn lại trên khung một màng xà phòng. Diện tích của màng có thể thay đổi bằng

Lê Hữu Nghị 19
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

cách dịch chuyển thanh ngang. Kết quả cho thấy thanh ngang màng xà phòng bị co lại.
r
Để chống lại sự co đó cần tác dụng một ngoại lực F đúng bằng lực căng mặt ngoài để
giữ thanh không chuyển động.
r
Giả sử màng xà phòng làm thanh l dịch chuyển một đoạn ∆x và ngoại lực F
kéo thanh l trở về vị trí ban đầu thì công thực hiện là:
∆A = F .∆x .
Công này làm tăng diện tích mặt ngoài màng xà phòng lên ∆S = 2l∆x (hệ số 2 là hai
mặt của màng xà phòng).
Như vậy, năng lượng mặt ngoài của màng được tăng thêm đúng bằng công mà
ngoại lực thực hiện để làm tăng diện tích của màng thêm một lượng bằng .
∆A = ∆W = σ∆ S = σ 2l∆ x = F∆ x
Vậy F = 2σ l
Màng xà phòng có hai mặt nên mỗi mặt kéo thanh với một lực là f = σ l , vậy
lực căng bề mặt được xác định theo công thức f = σ l .
2.2.5. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt
Hiện tượng làm mặt thoáng chất lỏng bị cong ở chỗ tiếp giáp với thành bình
do tương tác giữa các phân tử của chất lỏng và thành bình. Góc bờ là góc giữa thành

π
bình và tiếp tuyến với mép cong của mặt ngoài chất lỏng. Nếu θ < thì chất lỏng
2

π
dính ướt thành bình (ví dụ nước đựng trong bình thuỷ tinh). Nếu θ > thì chất lỏng
2

không dính ướt thành bình (ví dụ thuỷ ngân trong bình thuỷ tinh). Nếu θ = 0 thì chất
lỏng dính ướt hoàn toàn vật rắn, nếu θ = π thì chât lỏng không dính ướt hoàn toàn
vật rắn [1].

Lê Hữu Nghị 20
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

Giải thích hiện tượng dính ướt và không dính ướt


Xét phần tử A của chất lỏng tại chỗ tiếp giáp với thành bình. Phân tử A này
r r r
chịu tác dụng của hai lực Flr và Fll . Lực Fll là lực tương tác giữa phân tử A với các
r
phân tử chất lỏng, lực này hướng theo đường phân giác của góc vuông tại A. Lực Flr
là lực tương tác giữa phân tử A với các phân tử chất lỏng, lực này vuông góc với
r r
thành bình và kéo A về phía thành bình, tổng hợp lực của chúng sẽ là lực F . Nếu Flr
r
làm cho tổng hợp lực F lệch về phía thành bình ta nói có hiện tượng dính ướt vật rắn.

r
Dưới tác dụng của tổng hợp lực F phân tử A sẽ di chuyển theo thành bình lên
r
phía trên cho đến khi tổng hợp lực F vuông góc với mặt thoáng của chất lỏng tại chỗ
tiếp giáp. Kết quả là mặt thoáng của chất lỏng cong lên phía trên (mặt cong lõm).
r r
Trong trường hợp Fll làm cho tổng hợp lực F lệch về phía chất lỏng ta nói

có hiện tượng không dính ướt vật rắn.

Lê Hữu Nghị 21
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

r
Dưới tác dụng của tổng hợp lực F phân tử A sẽ di chuyển theo thành bình
r
hướng xuống dưới cho đến khi hợp lực F vuông góc với mặt thoáng chất lỏng tại chỗ
tiếp giáp. Kết quả là mặt thoáng chất lỏng cong xuống phía dưới (mặt cong lồi).
2.2.6. Hiện tượng mao dẫn
Hiện tượng mực chất lỏng dâng lên hoặc hạ xuống trong các ống có bán kính
nhỏ, trong các vách hẹp, khe hẹp … so với mực chất lỏng ở ngoài gọi là hiện tượng
mao dẫn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng mao dẫn là do các hiện tượng dính ướt và
không dính ướt, chúng làm cho mặt ngoài của chất lỏng trong ống bị cong đi và các
mặt cong này gây nên áp suất phụ. Trong trường hợp có áp suất phụ âm (mặt ngoài
lõm xuống) thì nó kéo cột chất lỏng trong ống lên cao. Trong trường hợp áp suất phụ
dương (mặt ngoài lồi lên) thì nó nén cột chất lỏng xuống thấp.
Công thức tính độ chênh lệch mực chất lỏng do hiện tượng mao dẫn
- Đối với chất lỏng làm ướt vật rắn
Ta lấy một ống mao dẫn tiết diện tròn, nhúng ống vào chất lỏng có hệ số căng
mặt ngoài σ . Mặt thoáng của chất lỏng là mặt cong lõm và có dạng một chỏm cầu.
Gọi tâm hình cầu là C, bán kính là R. Do hiện tượng căng bề mặt, mặt lõm của khối
lỏng ở trong ống có xu hướng trở thành phẳng để có diện tích bề mặt nhỏ nhất, nên nó
đã tác dụng lên phần nước bên dưới một áp suất phụ p’ hướng lên trên.

Lê Hữu Nghị 22
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

Áp suất phụ này có tác dụng ngược với áp suất ngoài lên mặt thoáng của chất
lỏng trong ống mao dẫn, do đó làm mất cân bằng thuỷ tĩnh và nước trong ống bị đẩy
lên cho đến khi áp suất thuỷ tĩnh trong ống mao dẫn bằng với độ lớn áp suất phụ p’.
Áp suất phụ mà bề mặt ngoài lõm tác dụng lên cột chất lỏng bên dưới bằng thương số
giữa lực kéo mép nước lên với tiết diện trong của ống mao dẫn. Lực kéo mép nước lên
có độ lớn bằng lực căng bề mặt của nước nhưng ngược chiều.
Lực căng bề mặt của nước trong ống mao dẫn:
F = σ l = σπ d , trong đó d là đường kính trong của ống.

Gọi F’ là lực kéo mép nước, thì: F = F . Do đó:


'

σπ d
p' =
 d  , còn áp suất thuỹ tĩnh p = ρ gh .
2

π 
2

Cho p = p , ta rút ra được:
'
h= , đó chính là công thức tính độ chênh
ρgd

lệch mực chất lỏng ở ống mao dẫn.


- Đối với trường hợp không dính ướt thì áp suất phụ p’ hướng xuống dưới
và cột chất lỏng trong ống tụt xuống cho đến khi có cân bằng áp suất thuỷ tĩnh trong
ống và ngoài chậu. Các lập luận cũng tương tự trường hợp trên.

2.3. Sự chuyển thể của các chất


2.3.1. Khái niệm về pha và sự chuyển pha
Pha là tập hợp các phần của một hệ nhiệt động, giống nhau về tất cả các tính
chất vật lí và hoá học, không phụ thuộc vào lượng chất. Các pha cùng tồn tại ngăn
cách nhau bằng những mặt ngăn cách có bề dày hữu hạn, tại đó ít nhất một trong các
thông số của hệ (thể tích, entrôpi,…) thay đổi một cách nhảy vọt theo hướng từ pha

Lê Hữu Nghị 23
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

này sang pha kia. Mặt phân giới các pha có một phần năng lượng gọi là năng lượng bề
mặt [1].
Ví dụ: một bình đựng nước và ở trên nước là hỗn hợp của không khí với hơi
nước là một hệ hai pha: pha lỏng tức là nước và pha khí (hơi) gồm có không khí và
hơi nước trộn lẫn đều nhau.
Sự chuyển pha là sự biến đổi vật chất từ một pha này sang một pha khác. Ví
dụ, sự biến đổi một chất từ trạng thái khí sang trạng thái rắn.
Biến đổi pha loại 1 là sự biến đổi pha có kèm theo sự nhận hoặc truyền nhiệt.
Đó là sự biến đổi trạng thái vật chất như nóng chảy, hoá hơi,… hoặc sự chuyển từ
biến thể tinh thể này sang biến thể tinh thể khác.
Biến đổi pha loại 2 là loại biến đổi pha không kèm theo sự nhận hoặc truyền
nhiệt. Biến đổi pha loại hai chỉ xảy ra đối với chất rắn (trừ trường hợp ngoại lệ là sự
biến đổi pha của hêli lỏng) [3].
2.3.2. Sự nóng chảy và sự đông đặc
2.3.2.1. Nhiệt độ nóng chảy
Sự nóng chảy là quá trình các chất biến đổi từ trạng thái rắn sang trạng thái
lỏng[4].
Một vật rắn tự nó không nóng chảy được, muốn nóng chảy nó cần nhận nhiệt
từ bên ngoài. Nhiệt độ mà tới đó vật rắn nóng chảy được gọi là nhiệt độ nóng chảy
hay điểm nóng chảy [4].
Dưới áp suất ngoài nhất định, vật rắn kết tinh của một chất có nhiệt độ nóng
chảy xác định và nhiệt độ đó không đổi trong suốt thời gian nóng chảy mặc dầu khi đó
vật vẫn luôn luôn nhận được nhiệt từ bên ngoài.
Sau khi vật rắn đã nóng chảy thì nhiệt của khối lỏng tiếp tục tăng nếu ta vẫn
đun nóng vật.
Quá trình các chất biến đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn gọi là sự
đông đặc. Sự đông đặc chỉ có thể xảy ra khi khối lỏng truyền nhiệt cho các vật ngoài.
Nhiệt độ đông đặc cũng không đổi trong suốt thời gian đông đặc mặc dù khối nhiệt
vẫn truyền cho vật ngoài.
Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ dưới cùng
những điều kiện như nhau.

Lê Hữu Nghị 24
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

Chất rắn vô định hình như nhựa đường, thuỷ tinh, nhựa thông,… bị nung nóng
thì mềm dần cho đến khi là lỏng và nhiệt độ tăng liên tục. Khi các vật này đông đặc
thì nhiệt độ của chúng giảm liên tục. Vậy các chất vô định hình không có nhiệt độ
nóng chảy hay đông đặc nhất định.
Sử dụng thuyết động học phân tử để giải thích hiện tượng nóng chảy và
đông đặc như sau: Khi nung nóng vật rắn kết tinh, động năng trung bình của mỗi hạt
cấu tạo vật rắn tăng lên và chúng sẽ xa nhau hơn làm cho vật giãn nở. Lúc đó một
phần của động năng tăng thêm dùng để thắng lực tương tác giữa các hạt (lúc này là
lực hút) làm cho thế năng tương tác tăng lên. Tiếp tục nung nóng thì cả thế năng tương
tác và động năng trung bình của hạt tiếp tục tăng và do đó nhiệt độ của vật tăng. Khi
động năng trung bình của hạt đủ lớn đến mức lực hút giữa các hạt không còn giữ được
chúng ở các nút mạng thì mạng tinh thể bị phá vỡ dần và bắt đầu sự nóng chảy. Tiếp
tục nung nóng thì thì hiện tượng nóng chảy cứ tiếp diễn cho đến khi vật rắn nóng chảy
hết. Trong quá trình nóng chảy nội năng của vật đã tăng lên nhờ năng lượng cung cấp
từ bên ngoài dưới dạng truyền nhiệt. Vì trong quá trình nóng chảy, nhiệt độ của hệ
không đổi nên phần nội năng tăng thêm này chỉ là tăng thế năng của các hạt. Hiện
tượng đông đặc cũng giải thích tương tự.
2.3.2.2. Nhiệt nóng chảy
Khi nóng chảy vật rắn kết tinh luôn nhận được nhiệt từ ngoài, khi đông đặc
khối lỏng luôn tỏa nhiệt ra. Lượng nhiệt nhận vào khi nóng chảy đúng bằng nhiệt
lượng toả ra khi đông đặc.
Nhiệt lượng cần để làm nóng chảy hoàn toàn một đơn vị khối lượng của một
chất ở nhiệt độ không đổi gọi là nhiệt nóng chảy riêng (nhiệt nóng chảy), ký hiệu là λ .
Đơn vị đo là J/kg [4].
Nhiệt nóng chảy được xác định bởi : Q = λ m
2.3.2.3. Sự biến đổi thể tích riêng khi chuyển thể
Trong đa số trường hợp, thể tích riêng của chất tăng lên khi nóng chảy và
giảm đi khi đông đặc. Song cũng có trường hợp bất thường : nước đá nổi trên nước,
bitsmút rắn nổi trên bitsmút lỏng, gang cục nổi trên gang lỏng … thì thể tích riêng của
chúng giảm đi khi nóng chảy và tăng lên khi đông đặc. Sở dĩ như thế vì cấu trúc pha
rắn đã “rỗng” hơn cấu trúc pha lỏng mặc dù thế năng tương tác của các hạt ở pha rắn
vẫn nhỏ hơn thế năng tương tác ở pha lỏng.

Lê Hữu Nghị 25
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

2.3.3. Sự hóa hơi và sự ngưng tụ


2.3.3.1. Sự hóa hơi
Sự hóa hơi là quá trình chất biến đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi. Sự
hóa hơi bao gồm sự bay hơi và sự sôi [4].
Sự bay hơi là sự hóa hơi xảy ra trên mặt thoáng chất lỏng ở nhiệt độ bất kỳ.
Hiện tượng bay hơi được giải thích như sau: Ở một nhiệt độ xác định, các
phân tử chất lỏng có động năng khác nhau. Vì vậy ở lớp mặt ngoài của khối chất lỏng
có những phân tử có động năng đủ lớn (lớn hơn động năng trung bình) có thể thắng
lực hút của các phân tử chất lỏng ở gần chúng và thoát ra khỏi khối lỏng tạo thành hơi
của chất đó ở trên mặt thoáng. Khi nhiệt độ tăng thì số phân tử có động năng đủ lớn
nhiều nên số phân tử thoát ra ngoài chất lỏng nhiều, tức tốc độ bay hơi tăng theo nhiệt
độ.
Khi đã chuyển sang trạng thái hơi, các phân tử chuyển động hỗn loạn trên bề
mặt khối lỏng và có thể quay trở về trong khối lỏng và trở thành phân tử của chất lỏng
gọi là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ xảy ra đồng thời trên mặt thoáng chất lỏng làm giảm
tốc độ bay hơi.
2.3.3.2. Nhiệt hóa hơi
Khi bay hơi, lượng chất lỏng lạnh dần đi và nó mất dần những phân tử có
động năng lớn nên động năng trung bình của các phân tử còn lại trong chất lỏng giảm
dần. Để giữ nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi khi bay hơi thì phải truyền nhiệt
cho nó. Nhiệt lượng đó gọi là nhiệt hóa hơi Q, nó bù vào phần nội năng bị tiêu thụ khi
bay hơi.
Nhiệt lượng cần để cung cấp cho một đơn vị khối lượng ở trạng thái lỏng
chuyển tất cả thành trạng thái hơi ở nhiệt độ không đổi gọi là nhiệt hóa hơi riêng L
(nhiệt hoá hơi) và đo bằng đơn vị J/kg.
Công thức tính nhiệt hóa hơi : Q = L.m
2.3.3.3. Hơi bão hòa
Trên mặt thoáng chất lỏng luôn xảy ra đồng thời cả hai quá trình bay hơi và
ngưng tụ. Ta giải thích sự tạo thành hơi bão hòa như sau: Khi bay hơi, số phân tử
thoát ra khỏi chất lỏng trong một đơn vị thời gian là n hh và qua một đơn vị mặt ngoài
(mặt thoáng) chất lỏng thì số phân tử bay hơi nhh tăng theo nhiệt độ. Ở cùng nhiệt độ
thì nhh phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. Số phân tử hơi bay vào trong chất lỏng

Lê Hữu Nghị 26
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị mặt thoáng là n hl. Khi nhiệt độ tăng thì số
phân tử ngưng tụ nhl tăng theo và mật độ phân tử n0 tăng lên. Lúc đầu nhh > nhl thì chất
lỏng hóa hơi. Khi ở một nhiệt độ nhất định nào đó, do chất lỏng bay hơi nên mật độ
phân tử hơi n0 tăng lên kéo theo số phân tử hóa lỏng nhl tăng lên đến khi nhh = nhl thì có
hơi bão hòa. Như vậy trạng thái hơi bão hòa là trạng thái hơi cân bằng động với chất
lỏng của nó.
Khi xảy ra trạng thái hơi bão hòa áp suất của hơi đạt giá trị cực đại gọi là áp
suất hơi bão hòa pbh. Hơi bão hòa có các đặc tính sau đây: Thứ nhất, ở nhiệt độ không
đổi áp suất hơi bão hòa của một chất có giá trị nhất định. Thứ hai, với cùng một chất
lỏng áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào nhiệt độ. Thứ ba, áp suất hơi bão hòa không
phụ thuộc vào thể tích hơi.
2.3.3.4. Sự sôi
Sự sôi của chất lỏng là quá trình hóa hơi mạnh bằng sự tạo thành các bọt hơi
trong lòng chất lỏng, các bọt hơi này thoát qua mặt thoáng ra ngoài [4].
Ta giải thích cơ chế của sự sôi như sau:
Để có sự sôi thì trong chất lỏng phải có bọt hơi. Điều kiện để có các bọt hơi
là áp suất hơi và khí bên trong bọt phải cân bằng với áp suất bên ngoài nén bọt hơi lại.
Các áp suất bên trong bọt khí gồm có áp suất hơi bão hòa của chất lỏng pbh, áp suất
của các khí khác hòa tan trong chất lỏng là p’. Các áp suất bên ngoài gồm có áp suất
khí quyển nén trên mặt thoáng chất lỏng p, áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng ρ gh và


áp suất phụ gây ra do mặt cầu của bọt . Như vậy, điều kiện tồn tại bọt khí là
R

2α 2α
pbh + p ' = p + ρ gh + . Khi bọt khí khá lớn thì có giá trị nhỏ, mặt khác độ sâu h
R R

cũng không lớn lắm nên ρ gh cũng nhỏ so với p và áp suất p’ cũng không lớn. Do độ
sai lệch không lớn nên ta có pbh ≈ p. Khi đã có điều kiện pbh ≈ p thì các bọt hơi không
bị bóp vỡ trong lòng chất lỏng mà nhờ lực đẩy Ác-si-mét nó đi lên mặt thoáng và vỡ
tung rồi tống hơi ra ngoài.
Căn cứ vào điều kiện sôi pbh ≈ p người ta rút ra định luật cơ bản về sự sôi :
Dưới áp suất ngoài xác định p, một chất lỏng sôi ở nhiệt độ t s ứng với áp suất hơi bão
hòa pbh của nó bằng áp suất ngoài p. Khi sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi
nên ts gọi là nhiệt độ sôi. Như vậy, nhiệt độ sôi phụ thuộc áp suất ngoài p [4].
Lê Hữu Nghị 27
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

2.4. Độ ẩm không khí


Độ ẩm không khí là một khía cạnh của sự bay hơi nước trong khí quyển. Hai
phần ba Trái Đất bị nước bao phủ. Lượng nước này không ngừng bay hơi tạo thành
một lớp hơi nước trong khí quyển dày từ 10 đến 17 km. Mọi quá trình bay hơi trong
khí quyển đều phụ thuộc độ ẩm của không khí. Việc khảo sát độ ẩm của không khí có
ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống và trong kỹ thuật.
2.4.1. Độ ẩm tuyệt đối
Độ ẩm tuyệt đối a của không khí cho biết khối lượng hơi nước tính ra gam
chứa trong 1m3 không khí.
2.4.2. Độ ẩm cực đại
Độ ẩm cực đại A của không khí ở một nhiệt độ nào đó cho biết khối lượng hơi
nước bão hòa tính ra gam chứa trong 1m3 không khí.
2.4.3. Độ ẩm tỉ đối
a
Độ ẩm tỉ đối f = mô tả mức độ ẩm của không khí ở nhiệt độ tương ứng.
A

Độ ẩm tỉ đối càng lớn, hơi nước trong không khí càng gần trạng thái bão hòa của nó
và nước càng khó tiếp tục bay hơi thêm trong không khí.
Những dự đoán thời tiết đòi hỏi phải xác định chính xác đồng thời cả độ ẩm
tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của không khí. Khi nhiệt độ tăng thì độ ẩm tuyệt đối và độ
ẩm cực đại đều tăng nhưng độ ẩm cực đại tăng nhanh hơn nên độ ẩm tương đối giảm
đi. Độ ẩm tương đối có giá trị càng lớn thì hơi nước trong không khí càng gần trạng
thái bão hòa hơn và nước càng khó tiếp tục bay hơi vào không khí. Độ ẩm tuyệt đối
vào buổi trưa thường cao hơn vào buổi chiều, ở miền nhiệt đới cao hơn miền ôn đới.
Ngược lại, độ ẩm tương đối thường có giá trị nhỏ vào buổi trưa, độ ẩm tương đối về
mùa đông thường lớn hơn về mùa hè. Độ ẩm tương đối của không khí thường rất cao
vào khoảng 80% đến 90% tùy theo vùng địa lý.
Sự bay hơi qua da có vai trò rất lớn trong việc điều hòa thân nhiệt. Mà sự bay
hơi qua da phụ thuộc độ ẩm tuyệt đối của không khí tức phụ thuộc vào độ ẩm tương
đối. Ngoài ra, hơi nước trong không khí còn có sự ảnh hưởng rất lớn đến độ bền vật
liệu, ảnh hưởng đến các quá trình sinh học…
2.4.4. Đo độ ẩm
Để đo độ ẩm của không khí người ta dùng ẩm kế nhưng cách đo này thường
chỉ cho các giá trị gần đúng. Muốn đo chính xác phải đo gián tiếp thông qua việc xác

Lê Hữu Nghị 28
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

định điểm sương. Biết nhiệt độ của điểm sương có thể dùng bảng ghi áp suất của hơi
nước bão hòa và độ ẩm cực đại ứng với một nhiệt độ xác định để suy ra độ ẩm tuyệt
đối và độ ẩm tương đối.

Lê Hữu Nghị 29
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

KẾT LUẬN

Nghiên cứu chương trình vật lý phổ thông là một nhiệm vụ quan trọng của
người giáo viên trong quá trình dạy học môn Vật lý ở trường THPT, đặc biệt đối với
những học viên cao học chuyên ngành LL & PPGD Vật lý. Tiểu luận đã đạt được một
số kết qủa:

 Tổng hợp và hệ thống được những kiến thức cơ bản trong chương VII
“Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” thuộc chương trình Vật lý 10 THPT.

 Đi sâu phân tích các kiến thức cơ bản thuộc phần “Chất rắn và chất lỏng.
Sự chuyển thể”

Qua tiểu luận, bản thân đã nắm vững, hiểu sâu sắc hơn và hệ thống hóa được
các kiến thức cơ bản của phần này.

Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân đã cố gắng tìm hiểu, học hỏi, đi sâu
hơn vào đề tài, song trong khuôn khổ của một tiểu luận môn học thời gian làm đề tài
ngắn và vốn kiến thức còn hạn hẹp chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.

Kính mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để tiểu luận được hoàn chỉnh
hơn.

Lê Hữu Nghị 30
Lớp LL&PPGD Vật lí K16
Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Trọng Bái, Vũ Thanh Khiết (đồng chủ biên), Từ điển giáo khoa vật lí,
nhà xuất bản giáo dục, 2007.

2. PSG. TS Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình nhiệt học, nhà xuất bản giáo dục,
2006.

3. Lê Văn, Vật lí phân tử và nhiệt học, nhà xuất bản giáo dục, 1978.

4. Bùi Trọng Tuân, Vật lí phân tử và nhiệt học, nhà xuất bản giáo dục, 1999.

5. Lê Công Triêm, Lê Thúc Tuấn, Bài giảng phân tích chương trình Vật lý trung
học phổ thông, ĐHSP Huế, 2001.

6. Nguyễn Thế Khôi (tổng chủ biên) và một số tác giả, Sách giáo khoa; Sách
giáo viên Vật lí 10 Nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục, 2006.

7. Lê Trọng Tường (chủ biên) và một số tác giả, Sách bài tập Vật lí 10 Nâng
cao, Nhà xuất bản giáo dục, 2006.

8. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên) và một số tác giả, Sách giáo khoa; Sách
giáo viên, sách bài tập Vật lí 10 , Nhà xuất bản giáo dục, 2006.

Lê Hữu Nghị 31
Lớp LL&PPGD Vật lí K16

You might also like