You are on page 1of 22

Event - Nền móng cho một game sinh động !

Vấn đề : Nào, bây giờ các bạn thử nghĩ xem : Trong một RPG (Role - Playing Game) mà các bạn chỉ đánh nhau
với quái vật để lên cấp và có thêm tiền thì sẽ "nhàm" đến cỡ nào ! Vì vậy, ta cần có thêm nhiều sự kiện khác như
vào một cửa hàng để mua đồ (có tiền mà không xài để cúng à ?), nói chuyện với ai đó để biết xem mình cần làm
gì hay nhận nhiệm vụ gì đó,... Để có thể làm những việc nêu trên, chúng ta cần sử dụng các lệnh Event.
Dựa vào vấn đề ở trên, ta kết luận rằng cần phải có các Event để có một Game nhập vai sinh động !
Khái niệm : Event có nghĩa là sự kiện. Sự kiện này khi được "khởi động" sẽ "chạy" theo dòng "lệnh" do người
làm Game "lập trình".
Sử dụng : Để tạo một Event, bạn chọn nút "Ev". Sau đó bạn sẽ thấy trên Map xuất hiện nhiều ô vuông nhỏ, mỗi ô
vuông nhỏ đó đại diện cho một "chỗ ở" của một Event hay nhấp đúp một ô vuông nhỏ là bạn đã bắt đầu tạo một
Event chỗ đó rồi đấy !

Sau khi tạo một Event, bảng điều khiển Event sẽ hiện lên (như trong hình).
Chú thích : Mỗi Event gồm các trang lệnh, các trang lệnh chứa các lệnh để "chạy" Event. Ở đây có chức năng :
+ Khung "Name" : tên của Event.
+ Nút New Event Page : tạo một trang lệnh mới.
+ Nút Copy Event Page : sao chép trang lệnh hiện tại.
+ Nút Paste Event Page : dán một trang lệnh đã sao chép.
+ Nút Delete Event Page : xóa trang lệnh hiện tại với điều kiện là Event có từ 2 trang lệnh trở lên.
+ Nút Clear Event Page : xóa toàn bộ lệnh trong trang lệnh hiện thời.
Chức năng chính :
- List of Event Commands : dòng lệnh.
+ Trong List of Event Commands có các dòng bắt đầu bằng "@>" : nơi tạo ra một lệnh. Nhấp đúp vào đây bạn sẽ
thấy bảng điều khiển "Event Commands" dùng để tạo ra các lệnh.

- Các nhóm lệnh trong bảng điều khiển Event Commands :


+ Message : nhóm lệnh về sự kiện hiện dòng chữ.
+ Game Progression : nhóm lệnh về các chức năng ngầm mà sau này tôi sẽ giải thích rõ hơn.
+ Flow Control : nhóm lệnh về các chức năng ngầm nhưng thường phụ trợ cho nhóm lệnh Game Progression.
+ Party : nhóm lệnh dùng thay đổi số lượng (vũ khí, áo giáp,...) hay thay đổi thành viên của một nhóm.
+ Actor : nhóm lệnh dùng thay đổi các chỉ số liên quan đến nhân vật như HP (máu), MP (mana) hoặc EXP
(điểm kinh nghiệm),...
+ Movement : nhóm lệnh điều khiển sự di chuyển.
+ Character : nhóm lệnh thực hiện các chức năng như hiện một Animation (hiệu ứng), hiện các Balloon Icon
(các biểu tưởng gọn biểu thị các cảm xúc) và lệnh bạn sẽ sử dụng khá nhiều là Erase Event tức xóa bỏ
Event.
+ Screen Effects : nhóm lệnh thuộc về hiệu ứng của màn hình như tắt đi, rung động,...
- Timing : nhóm lệnh có duy nhất một lệnh là đợi (wait).
- Picture and Weather : nhóm lệnh dùng để hiện ảnh, thay đổi... thời tiết và các chức năng liên quan.
+ Music and Sounds : nhóm lệnh điều khiển gần như toàn bộ âm thanh trong Game.
+ Scene Control : điều khiển một số chức năng như vào trận đấu với quái vật, vào cửa hàng (shop) hay mở
bảng điền tên,...
+ System Settings : nhóm lệnh thay đổi cơ sở dự liệu của hệ thống Game.
+ Advanced : nhóm lệnh này dành cho ai "biết nhiều" đây mà, nó chạy các Script được lập trình theo ngôn ngữ
Ruby (ngôn ngữ lập trình định hướng).
+ Battle Event : nhóm lệnh này điều khiển một số hoạt động trong khi bạn đang chiến đấu với quái vật (kẻ thù).

- Khung Conditions : chọn một số điều kiện để chạy trang lệnh Event hiện thời. Giải thích ti tí như lệnh
Switch ..... is On tức là trang lệnh hiện thời chỉ chạy khi Switch ..... đã bật lên thôi.

- Graphic : ảnh đại diện cho Event sẽ xuất hiện trên Map.

- Autonomous Movement : điều khiển lệnh làm cho Event di chuyển.

- Options : khung điều khiển kiểu di chuyển tại chỗ của ảnh của Event.
+ Walking Anim. : ảnh của Event sẽ đi vòng vòng và lúc này giống như các lệnh của Autonomous.
+ Stepping Anim. : ảnh của Event sẽ di chuyển trong phạm vi chuyển động là sang ngang nhưng tại chỗ (tương tự
như đi sang trái nhưng... vẫn ở tại chỗ). Chủ yếu dùng điều khiển khiến cho ảnh của Event trở nên sinh động hơn
do các cử động.

- Priority : quyết định vị trí của Event so với nhân vật.

- Trigger : điều kiện để khởi động Event.


Conditional Branch
Khái niệm : Lệnh "Conditional Branch..." thuộc nhóm lệnh Flow Control. Bạn có hiệu lệnh này có nghĩa là
"nếu ... thì ... (ngược lại thì ...)".
Ví dụ : Nếu bạn có 1000000G trở lên, bạn sẽ được chọn đi Hà Nội, ngược lại, bạn sẽ không được chọn đi.
Sử dụng : Bạn sử dụng nó như một điều kiện để chạy các dòng lệnh.
Áp dụng : Tạo một Event có tên là "đám cưới" và ảnh của Event này là một cô gái "xinh xinh" . Khi được khởi
động, sự kiện sẽ xảy ra là :
Nếu bạn có 10000G trong tay, cô gái (có hình dáng là ảnh của Event này) đồng ý... lấy bạn làm chồng !!?
Ngược lại, bạn sẽ bị... chửi cho một câu đại loại là "nghèo mà đòi trèo cao" và bạn thất vọng .
Bắt đầu :
1. Tạo một Event có tên là "cầu hôn". Ảnh của Event này là một cô gái xinh xinh .
2. Tạo lệnh Conditional Branch trong dãy lệnh. Chú ý chọn trang số 4 của bảng điều khiển này :

3. Chọn "Gold" trong bảng điều khiển, đặt chỉ số là 10000, cạnh là "or More"; (có nghĩa là 10000G hoặc nhiều
hơn).
4. Đánh dấu kiểm "Set handling when conditions do not apply" (có sẵn rùi) để có trường hợp ngược lại tức là
"nhỏ hơn 10000G".
5. Chọn nút OK. Mọi chuyện làm xong sẽ như sau :
6. Chú ý : Bắt đầu thiết lập lệnh sau dòng "Condition Branch: Gold 10000 or More".
- Đặt lệnh "Show Text..." để hiện dòng chữ. Đánh vào là "Ôi, anh thật giàu có, em sẽ cưới anh!" và đặt khuôn mặt
là mặt của cô gái chọn làm ảnh của Event "cầu hôn".
- Xong rồi đấy !
7. Chú ý : Bắt đầu thiết lập lệnh sau dòng "Else".
- Đặt lệnh "Show Text..." để hiện dòng chữ. Đánh vào là "Hứ! Anh nghèo thế, chỉ có 10000G cũng kiếm không
nổi. Còn lâu tôi mới cưới anh!" (Hết tả nổi) và đặt khuôn mặt như trên.
- Cho sinh động, bạn có thêm một lệnh "Show Text..." và hiện dòng chữ với khuôn mặt của nhân vật chính
"Ôi...".
- Xong rồi đấy.
Hoàn tất tất tần tật các việc trên, bạn sẽ có như hình sau :

Bây giờ hãy thử nhé ! Bạn có thể làm một chiếc rương sao cho có 10000G (tạo một Quick Event là Treasure
Chest... với 10000G khi mở ra, để tạo, tham khảo hình) và thử nhé !
Sau đây, theo yêu cầu, mình sẽ chỉ cho bạn cách làm cho nhân vật di chuyển từ Map này sang Map nọ mà trong
Game thì có thể xem là đi sân vào nhà và từ nhà ra ngoài sân vậy!!

Bước 1 : Tạo hai Map, một Map vẽ như một cái phòng (hoặc cái nhà cũng được) và đặt tên là "Nhà Bạn". Map
còn lại vẽ một ngôi nhà nhìn từ ngoài vào (chú ý, phần cửa của ngôi nhà không vẽ mà vẽ thành lối vào như hình
vẽ) và đặt tên là "Thị Trấn" (Đặt tên như vậy để dễ kiểm soát và dễ hướng dẫn).
Bước 2 :
- Nhấp nút "Ev" để Map chuyển sang trạng thái soạn thảo các Event. Tại Map Thị Trấn, nhấp chuột trái vào lối
vào của ngôi nhà (tức cái hình vuông đen xì) chọn Quick Event Creation, sau đó chọn "Door...". Sau đó, bạn sẽ
thấy khung điều khiển sau :

- Chú thích :
+ Khung Graphic : dùng chọn hình cánh cửa.
+ Khung Destination : vị trí chuyến đến khi "bước qua" cánh cửa này. Sau khi nhấp vào chỗ "..." (trên hình thì nó
nằm sau dòng "001:Thị Trấn 008,007" ấy) bạn sẽ được khung điều khiển sau, chọn vào Map "Nhà Bạn" để xác
định vị trí :

- Chọn vị trí trên hình để xác định nơi nhân vật sẽ chuyển đến sau khi "bước qua" cánh cửa này!!
Bước 3 :
- Ở Map "Nhà Bạn", tại vị trí mà khi nhân vật đi tới thì sẽ đi ra ngoài (theo cách hợp lí), nhấp chuột phải (chú ý,
khi Map đang trong trạng thái soạn thảo Event) và chọn Quick Event Creation, chọn Transfer... . Bạn sẽ thấy
được bảng điều khiển sau :

- Chú thích :
+ Khung Destination : chọn vị trí di chuyển đến, sử dụng tương tự như đã hướng dẫn.
+ Khung Direction : chọn hướng quay sau khi nhân vật di chuyển đến vị trí đã định (như quay sang trái, phải, hay
lên trên,...).

Bước 4 : Tất nhiên là chọn vị trí nhân vật sẽ di chuyển đến trên Map "Thị Trấn" rồi.

Bước 5 : Copy (sao chép) Event này dán vào các vị trí tương tự...
Bạn có thể tạo một cửa hàng bằng cách vận dụng cái tôi đã hướng dẫn ở trên. Sau đó làm theo các bước sau (khá
đơn giản nên không cần hình minh họa ) :

Bước 1 : Tạo một Event có tên là "Chủ Cửa Hàng" (hay tên gì cũng được). Nhớ đặt hình ảnh đại diện cho Event
này.
Bước 2 : Tạo các lệnh sau theo trình tự sau :
1. Lệnh Show Text... với dòng chữ "Kính chào quý khách!!".
2. Lệnh Show Text... với dòng chữ "Bạn có muốn mua vũ khí/khiên/áo giáp/vật dụng/phụ vật không?" (chọn một
trong những thứ đã liệt kê chứ không phải ghi vào y nguyên văn đâu nhe ).
3. Lệnh Show Choices... để tạo ra hai lựa chọn với hai hướng là "Có" và "Không".
4. Sau dòng "When [Có]", tạo các lệnh sau :
+ Lệnh Shop Processing... (xuất hiện khung điều khiển, sau đó thiết lập các đồ vật sẽ bán).
+ Lệnh Jump to Label... để sau khi chạy lệnh bên trên sẽ chuyển tới chạy tiếp các lệnh ở vị trí sau dòng Label: 1
(lúc sau sẽ tạo).
5. Sau dòng "When [Không]", đặt lệnh Exit Event Processing để các lệnh sau không chạy nữa.
6. Tạo lệnh Label... sau dòng "Branch End" và đặt Label là 1 (để khớp với lệnh Jump to Label: 1 đã tạo ở phía
trên).
7. Tạo lệnh Show Text... với dòng chữ "Bạn có muốn mua thêm vũ khí/khiên/áo giáp/vật dụng/phụ vật không?".
8. Làm tương tự như các bước 3 đến bước 5.
Sau khi làm xong, bạn sẽ có các dòng lệnh như sau :
Chúc các bạn thành công!!
Label... và Jump to Label...
Ứng dụng : Được dùng tạo các sử kiện lập đi lập lại. Ví dụ : Bắt đầu Game, [Chỗ 1] trò chơi sẽ hỏi tên bạn. Sau
đó bạn nhập tên. Nhập tên xong thì được hỏi lại lần nữa rằng có chắc đây là tên bạn muốn nhập vào không, nếu
"không" trở lại [Chỗ 1] còn nếu "có" thì xác nhận đó là tên bạn cần nhập.
Sử dụng : Lệnh "Label..." và "Jump to Label..." thuộc nhóm lệnh "Flow Control".
- Lệnh "Label..." : Dùng đặt trên (trước) những lệnh muốn chạy lại sau khi đã chạy qua.
+ Cách sử dụng : Đặt tên.
- Lệnh "Jump to Label..." : Dùng từ "nhảy" từ vị trí hiện tại (tức dòng lệnh trên lệnh "Jump to Label..." đã chạy
xong) tới vị trí Label đã gán.
+ Cách sử dụng : Ghi tên Label muốn "nhảy" tới vào.
Vận dụng : Nào!! Bây giờ, tôi sẽ hướng dẫn các bạn tạo ra một phần nhập tên trong một Role - Playing Game!!

Bước 1 : Tạo một Map có vẽ cái gì đẹp đẹp (tượng trưng) để hiện lúc nhập tên, giới tính (có thể đặt tên là "Bắt
Đầu"). Tạo thêm một Map nữa là Map khởi đầu của nhân vật của bạn sau khi đã nhập tên (có thể đặt tên Map là
"Thị Trấn").
Bước 2 : Tạo một Event, đặt điều kiện khởi động (Trigger) là Autorun (tự động khởi động).

Bước 3 : Lần lượt tạo các lệnh sau :


1. Lệnh Show Text... với dòng chữ "Chào mừng bạn đã đến với một Role - Playing Game!!".
2. Đặt lệnh Label... và đặt tên là "1" .
3. Lệnh Show Text... với dòng chữ "Tên bạn là gì?". (Bất lịch sự quá , bạn có thể chèn trước lệnh này là một
câu gì đó cho lịch sự hen ).
4. Đặt lệnh Name Input Processing... để xuất hiện bảng nhập tên.
+ Khung Actor : Chọn nhân vật bạn muốn nhập tên.
+ Khung Max characters : Chọn số kí tự tối đa có thể nhập cho tên.
5. Đặt lệnh Show Text... với dòng chữ "Bạn có chắc đây là tên bạn muốn xác nhận không?".
6. Đặt lệnh Show Choices với hai lựa chọn là "Đúng" và "Không".
+ Sau dòng "When [Đúng]" đặt các lệnh Transfer Player... và chọn vị trí nhân vật sẽ chuyển đến ở Map "Thị
Trấn" (đã hướng dẫn sử dụng lệnh Transfer Player!!).
+ Sau dòng "When [Không]" đặt lệnh Jump to Label... và đặt Label là "1" .

Bước 4 : Đặt lệnh ở cuối cùng - cúng cuồi là Erase Event (để xỏa bỏ Event này đi vì điều kiện khởi động là
Autorun nên nếu không chọn xóa Event thì nó cứ thể mà "phát huy khả năng" và... đứng Game luôn!! ).

Chú thích : Bạn có thể thay "1" bằng bất kì kí tự gì nhưng kí tự này phải trùng ở các hai lệnh "Label..." và
"Jump to Label...".

Xong tất tần tật tất bạn sẽ được các lệnh sau :
Chúc các bạn thành công vì tới đây là hoàn thành rùi đấy!!
Bạn hoàn toàn có thể tạo một nhân vật hoặc có thể gọi là Hero hoàn với phong cách riêng của bạn!
Để làm được điều này, bạn có thể nhấn nút F9 hoặc vào "Tools" - chọn "Database...".
Sau đó bạn sẽ nhận được bạn điều khiển sau :

Bạn có thể thấy rõ những thứ cần làm để tạo một Hero riêng của mình như trong hình (bạn tự tìm cách chỉnh sửa
nhé chứ tôi không thể hướng dẫn chi tiết hết được ). Ngoài ra, bạn còn có thể tùy ý tạo ra các loại vũ khí, áo
giáp, phụ tùng,... theo ý mình và hơn thế nữa tùy theo sự sáng tạo của bạn!!
Tuy nhiên, mình vẫn chú thích một tí :
- Name : tên nhân vật (bạn có thể để trống nếu nhân vật trong Game được đặt tên tùy ý bởi người chơi).
- Class : bạn có thể hiểu như là "trường phái" hay "nghề nghiệp" như "Paladin" có nghĩ là "Hiệp Khách".
- EXP Curve : điều chỉnh số điểm kinh nghiệm mà nếu đạt được, Hero sẽ lên Level.
- Character Graphic : đổi ảnh của Hero trong Game (lúc di chuyển trên Map).
- Face Graphic : đổi ảnh đại diện cho khuôn mặt của Hero (trong Menu).
- Parameter Curves : khung này bao gồm hiển thị và điều chỉnh điểm ATK, DEF, AGI, SPI của Hero ở mỗi Level.
Ví dụ : Level 1, điểm ATK sẽ là 15, Level 2 là 30, Level 3 là 60,...
- Starting Equipment : điều chỉnh những vũ khí được trang bị cho Hero từ đầu Game.
- Option : tùy chỉnh một vài thứ như :
+ Two Swords Style : sử dụng được cả hai thanh kiếm ở cả hai tay.
+ Critical Bonus : tăng tỉ lệ ra đòn đặc biệt (đòn có sức sát thương cao hơn bình thường).
+ Super Guard : khả năng phòng thủ tốt hơn (dùng cho Hero phòng thủ).
+ ...

Have some fun!!


Có đấy!! Tất nhiên cũng ở trong phần Database, bạn vào thẻ System. Trong khung Initial Party quy định số thành
viên và thành trong nhóm (Party) khi vào Game, bạn có thể tùy chỉnh số thành viên cũng như thành viên trong
nhóm trong khung này bằng cách nhấp đúp để thêm thành viên (khi số thành viên hiện tại dưới 4 người) cũng như
xóa thành viên bằng cách chọn một thành viên và nhấn nút Delete.

Số thành viên tối đa : 4 thành viên.


Số thành viên ít nhất : 1 thành viên (tất nhiên rùi!!).

Có gì không hiểu bạn có thể gửi thắc mắc, mình sẽ giải đáp!!

You might also like