You are on page 1of 2

10 cái bẫy khi học ôn

1. "Tôi không biết bắt đầu học từ đâu"

Hãy tự kiểm soát việc học của mình. Bạn hãy lập một danh sách tất cả những việc mà
bạn cần phải làm. Sau đó chia nhỏ khối lượng công việc thành những phần nhỏ hơn dễ
hoàn thành hơn. Nhưng cũng phải học có ưu tiên. Bạn hãy lên kế hoạch của mình một
cách thực tế. Không nên bỏ tiết khi gần đến ngày thi bởi bạn có thể bỏ lỡ một số tiết
ôn tập trên lớp. Hãy dùng thời gian giữa giờ để ôn lại bài. Bạn có thể lên lịch cả giờ
giải lao trong quá trình học cho mình. Hãy học ôn sớm, ngay từ đầu từ 1-2 giờ/ngày và
dần dần xây dựng thành thói quen khi kì thi ngày càng đến gần.

2. "Tôi có quá nhiều thứ phải học mà thời gian lại thì lại còn quá ít"
Xem lại các bài đã học. Xem lại một cách kĩ lưỡng chương trình học, các tài liệu đọc
tham khảo và những bài ghi trên lớp của bạn. Cần phải xác định được những vấn đề
nào là quan trọng, đã được nhấn mạnh nhiều nhất và xác định những nội dung mà bạn
vẫn chưa hiểu rõ. Việc ôn tập lại những phần đã học sẽ tiết kiệm được thời gian đặc
biệt đối với những bài không phải là tác phẩm văn học bởi nó giúp bạn tổ chức sắp
xếp lại những nội dung chính và chú trọng vào chúng. Vì vậy bạn hãy áp dụng phương
pháp này vào cách học của riêng bạn, áp dụng nó vào những tài liệu bạn đang phải
học, nhưng cần phải nhớ là việc xem lại các bài đã học không phải là cách thay thế
hiệu quả cho việc đọc chúng từ trước.

3. "Phần này khô khan quá, tôi thậm chí không thể nào thức mà đọc được nó"
Tấn công vào các phần như vậy. Hãy chủ động với với những bài bạn đọc của bạn. Bạn
hãy tự hỏi mình xem "Cái gì quan trọng cần phải nhớ trong phần này?". Bạn cũng nên
ghi chú hay gạch chân những khái niệm chính trong bài. Sau đó hãy thảo luận chúng
với các bạn học trong lớp. Bạn nên học nhóm cùng nhau. Tuy nhiên lưu ý là bạn nên
đối mặt với những phần mà bạn thấy không hứng thú hơn là chỉ đọc chúng một cách
thụ động mà lại bỏ qua mất những ý quan trọng.

4. "Tôi đã đọc vấn đề đó. Tôi cũng hiểu. Nhưng tôi lại không thể nhập tâm được"

Hãy giải thích các vấn đề một cách cụ thể. Đối với những cái mà chúng ta đã hiểu thì
thông thường chúng ta sẽ nhớ rất lâu. Khi bạn đọc một vấn đề mới nên cố gắng giải
thích nó bằng những ví dụ của chính bạn. Hãy cố gắng kết hợp cái bạn đang học với
những gì bạn đã biết. Bạn sẽ có thể nhớ những vấn đề mới tốt hơn nếu bạn liên hệ nó
với điều gì đó mà bạn đã hiểu. Một số cách học như vậy bao gồm:

- Cách chia nhỏ vấn đề: đây là một cách hiệu quả để đơn giản hóa và làm cho lượng
thông tin mới trở nên có ý nghĩa hơn. Chẳng hạn như bạn muốn nhớ được các màu
trong quang phổ (đỏ,da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) bạn sẽ phải nhớ 7 từ theo
đúng thứ tự của chúng. Nhưng nếu bạn lấy chữ cái đầu tiên trong tên của mỗi màu thì
bạn có thể đánh vần chúng thành cái tên "Roy G. Biv ( cái này là viết từ tiếng Anh) :D"
và giảm luợng thông tin cần phải nhớ xuống còn mỗi 3 từ.

- Thuật nhớ: đó là bất cứ phương pháp trợ giúp trí nhớ nào mà giúp ta liên hệ thông tin
mới với những gì mà ta quen thuộc. Ví dụ như khi phải nhớ một công thức hay một
phương trình toán học nào đó, chúng ta có thể dùng những chữ cái trong bảng chữ cái
alphabet để thay thế cho những con số nhất định. Sau đó chúng ta có thể đổi những
công thức trừu tượng đó thành một từ hay một cụm từ có ý nghĩa hơn, nhờ đó mà
chúng ta sẽ nhớ nó tốt hơn. Những cách liên hệ tương tự như vậy cũng có thể đem lại
hiệu quả, đặc biệt khi ta đang cố gắng học một ngôn ngữ mới nào đó. Song vấn đề
mấu chốt ở đây lại là phải tạo ra sự liên hệ của riêng bạn, nhờ thế mà bạn sẽ không
quên mất chúng.

5. "Tôi đoán là tôi hiểu vấn đề đó"


Tự mình kiểm tra mình. Bạn hãy đặt ra các câu hỏi cho những nội dung chính trong bài
học hay trong bài ghi của bạn. Hãy luôn nhớ những gì mà thầy giáo bạn đã nhấn
mạnh trong quá trình học. Hãy thử kiểm tra mối quan hệ giữa các khái niệm với các
phần các chương. Thông thường bằng một cách đơn giản là thay đổi tiêu đề của các
phần các chương thì bạn có thể tạo ra rất nhiều câu hỏi có hiệu quả cho việc học. Ví
dụ như một phần có tiêu đề là "Hiện tượng tán sắc ánh sáng" có thể được đổi thành
các câu hỏi đại loại như "Hiện tượng tan sắc là gì?" "Nguyên nhân hiện tượng tán sắc
là gì?" "Nêu một vài ví dụ hiện tượng tán sắc?".

6. "Có quá nhiều thứ phải ghi nhớ"

Hệ thống lại những gì đã học. Bạn sẽ nhớ lại những kiến thức đã học tốt hơn, có hệ
thống hơn nếu chúng được trình bày trong một dàn ý có tổ chức. Có nhiều cách có thể
giúp bạn hệ thống tổ chức một lượng kiến thức mới, chúng bao gồm những cách sau:

- Lập dàn ý hay làm tóm tắt, chú trọng vào quan hệ giữa các phần các chương.

- Nhóm các ý thành từng nhóm, từng mục một nếu có thể.

- Sơ đồ hóa: bạn hãy vẽ sơ đồ để sắp xếp và liên kết các vấn đề với nhau.
- So sánh các hiện tượng tương tự : Bài viết về sự tương tự điện cơ là một ví dụ .

7. "Tôi mới biết được điều đó chỉ một phút trước"

Xem lại bài. Sau khi đọc xong một phần bạn nên cố gắng nhớ lại tất cả những gì đã
được đề cập trong phần đó. Rồi bạn hãy thử trả lời những câu hỏi mà bạn đã đặt ra
cho phần mình vừa đọc. Nếu bạn không thể nhớ được hết thì hãy đọc lại những phần
mà bạn thấy khó nhớ. Bạn dành càng nhiều thời gian để học thì thường sau đó bạn sẽ
càng phải xem lại chúng. Thậm chí với những chỗ bạn có thể nhớ ra ngay lập tức thì
học thêm sẽ làm cho khả năng đột nhiên bạn quên toàn bộ những gì đã học ít xảy ra
hơn. Nói cách khác là bạn không thể học quá nhiều. Tuy nhiên cách bạn sắp xếp tổ
chức và liên hệ các vấn đề với nhau như thế nào sẽ quan trọng hơn là bạn dành bao
nhiêu thời gian cho việc học.

8. "Nhưng tôi thích học ở trên giường"

Hãy chú ý đến điều kiện học. Việc ôn tập trước khi thi của bạn sẽ tốt hơn khi điều kiện
học tương tự điều kiện lúc thi (vị trí tự nhiên cũng như trạng thái cơ thể, tâm lí, tình
cảm). Nếu càng giống nhau bao nhiêu thì khi làm bài thi bạn sẽ cảm thấy nhớ lại
những gì bạn đã học ôn càng dễ dàng bấy nhiêu.

9. "Học nhồi nhét trước hôm đi thi sẽ giúp đầu óc tôi tỉnh táo hơn"

Hãy dãn thời gian học của mình - học ngay từ bây giờ. Bạn nên duy trì việc học ôn một
cách liên tục. Hãy bắt đầu với việc học 1-2 giờ/ngày trong khoảng một tuần trước kì
thi, sau đó hãy tăng thời gian học khi kì thi càng đến gần. Nhờ vậy mà lượng kiến thức
sẽ được tăng lên nếu thời gian học của bạn được dàn đều.

10. "Tôi sẽ thức cả đêm đến khi nào hiểu được vấn đề này thì thôi"

Hãy tránh tình trạng cơ thể bị kiệt sức. Trong khi học bạn hãy thường xuyên nghỉ giải
lao. Trước hôm thi bạn nên để đầu óc mình được nghỉ ngơi. Trong lúc giải lao và truớc
khi đi ngủ đừng nên nghĩ về chuyện bài vở học hành. Bạn hãy để cả đầu óc lẫn cơ thể
bạn được thư giãn. Nếu không, giờ giải lao cũng sẽ không làm bạn tỉnh táo hơn và bạn
sẽ thấy mất ngủ cả đêm. Lúc này tự chăm sóc bản thân bạn trước kì thi sẽ quan trọng
hơn bao giờ hết. Bạn nên có chế độ ăn ngủ tốt và học hành hợp lí.

You might also like