You are on page 1of 23

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo

TiÓu luËn
TRUYEÀN THOÂNG QUOÁC
TEÁ
 *****

Đề tài: Cách nhìn nhận của giới truyền thông xung


quanh thông tin Facebook bị chặn ở Việt Nam

Họ tên : Vò Hoµng Phong


Lớp : Quaûng Caùo_K28
GVHD: Th.s Ph¹m H¶i Chung

1
Hà Nội, tháng 11 năm 2009

2
MUÏC LUÏC

MỞ ĐẦU..............................................................................................trang 2

I – GIỚI THIỆU VỀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK.......................trang 3

II - ĐÔI NÉT VỀ TRỤC TRẶC CỦA FACEBOOK

Ở VIỆT NAM.....................................................................................trang 5

III – CÁCH NHÌN NHẬN CỦA GIỚI TRUYỀN THÔNG XUNG

QUANH THÔNG TIN FACEBOOK BỊ CHẶN Ở VIỆT NAM....trang 6

1. Truyền thông quốc tế........................................................................trang 6

a) BBC Tiếng Việt..........................................................................trang 6

b) BBC News..................................................................................trang 9

c) Associated Press......................................................................trang 10

2. Báo chí công dân............................................................................trang 14

a) CNN iReport............................................................................trang 15

b) Hiệu Minh Blog.......................................................................trang 17

IV – KẾT LUẬN................................................................................trang 19

Tài liệu tham khảo................................................................................trang 20

3
MÔÛ ÑAÀU

Đầu tháng 11 năm 2008, mạng xã hội Facebook tại Việt Nam gặp
sự cố khiến cho rất nhiều người không thể truy cập vào địa chỉ
http://facebook.com cũng như các ứng dụng trong mạng xã hội này.
Với vai trò là mạng xã hội lớn nhất Việt Nam gồm hơn 1 triệu thành
viên, việc Facebook gặp sự cố đã gây không ít khó khăn cho cộng
đồng người dùng.

Trên mạng Internet xuất hiện thông tin được cho là nguyên nhân
của sự cố này, đó là: Việt Nam đã chặn Facebook…Thông tin này đã
nhanh chóng lan truyền trong cộng đồng mạng: từ các trang blog, diễn
đàn đến các mạng xã hội khác và trở thành chủ đề được khai thác khá
nhiều trên các trang báo điện tử quốc tế.

Phần dưới đây sẽ tập trung phân tích về đánh giá của dư luận đối
với với sự cố của Facebook tại Việt Nam qua cái nhìn nhiều chiều của
báo chí thế giới cũng như trong nước.

4
I - GIỚI THIỆU VỀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK

Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty
Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các mạng
lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường hợp và khu vực để liên kết
và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ,
cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng(1).
Ngày thành lập: 4/2/2004
Trụ sở chính: Palo Alto, California
Điều hành: Mark Zuckerberg (CEO)
Dustin Moskovitz, Chris Hughes (Đồng sáng lập)
Sheryl Sandberg (Giám đốc hoạt động)
Matt Cohler (Phó giám đốc quản lý sản phẩm)
Lợi nhuận: 300 triệu USD (2008)
Số nhân công: hơn 900 người (2009)(2)
Website: http://facebook.com

Số liệu: Facebook có hơn 300 triệu người sử dụng trên toàn thế giới (9/2009)
Tính trung bình mỗi người sử dụng có 130 người bạn trên Facebook.
Thế giới dành hơn 8 triệu phút để vào mạng Facebook mỗi ngày.
Hơn 2 tỷ bức ảnh, 14 triệu video được đưa lên Facebook mỗi tháng.(3)
Hiện Facebook đã hỗ trợ 70 ngôn ngữ.
Website: http://facebook.com xếp thứ 2 về tổng số lượt người truy
cập, đứng sau http://google.com (theo Alexa)(4)
____________________________
(1) theo Wikipedia tiếng Việt – http://vi.wikipedia.org/facebook
(2) theo Wikipedia tiếng Anh – http://en.wikipedia.org/facebook
(3) Facebook statistics – http://www.facebook.com/press/info.php?statistics
(4) Alexa, Top sites – http://alexa.com

5
Tại Việt Nam, số người sử dụng Facebook đang tăng lên một cách nhanh
chóng(1) sau khi mạng xã hội này bổ sung thêm ngôn ngữ tiếng Việt, tạo điều kiện
cho mọi users Việt Nam dễ dàng sử dụng Facebook mà không gặp trở ngại về mặt
ngôn ngữ. Theo thống kê trên Facebook – Advertising, hiện có khoảng 1.100.000
người Việt Nam đăng ký sử dụng Facebook; trong đó phụ nữ chiếm hơn 50 %. (2)

Lượng người sử dụng mạng xã hội


Facebook ở Việt Nam có mức tăng Tỉ lệ nữ giới sử dụng mạng xã hội
nhanh nhất thế giới Facebook tại Việt Nam nhiều hơn nam
giới

Có thể thấy rất rõ tầm ảnh hưởng của Facebook đối với xã hội Việt Nam: từ
học sinh, sinh viên đến nhân viên công sở; người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
hay những người có người thân đang học tập và làm việc ở nước ngoài… Họ sử
dụng Facebook như một phương tiện để liên lạc, để làm quen, kết bạn, tìm đối tác
kinh doanh, quảng bá hình ảnh của sản phẩm và công ty, đơn giản hơn nữa là chỉ
để chơi game.
II – ĐÔI NÉT VỀ TRỤC TRẶC CỦA FACEBOOK Ở VIỆT NAM
6
Theo nhiều người, vào ngày 4 tháng 11 năm 2009, người dùng Viettel và
SCTV/VDC không thể truy cập vào Facebook, nhưng buổi tối cùng ngày đã có thể
truy cập được. Ngày 10 tháng 11 năm 2009, tới phiên người dùng FPT và VNPT
không thể truy cập vào Facebook, và chiều hôm đó lại có thể vào được bình
thường. Từ ngày 16 tháng 11 năm 2009 đến hiện tại, người dùng tất cả các mạng
FPT, VNPT, Viettel, SCTV/VDC, và EVN đều không thể truy cập trực tiếp vào
Facebook. Nhiều người phải vượt tường lửa mới có thể truy cập được.
Nhìn biểu đồ (3) (trang 4), ta có thể thấy rõ được tình hình:
Số người sử dụng Facebook tại Việt Nam tính đến ngày 3 tháng 11 năm 2009 là
1.101.700 người. Sang đến ngày 4 tháng 11 năm 2009, con số này bất ngờ tụt xuống
còn 0. Đây chính là thời điểm bắt đầu xảy ra trục trặc của Facebook ở Việt Nam.
Những ngày sau đó dư luận quốc tế bắt đầu đưa tin về sự kiện này, với nội
dung : Facebook đã bị chặn ở Việt Nam. Trong khi đó, không có một tờ báo mạng
nào ở trong nước đưa tin về sự kiện này. Trên các trang web, diễn đàn và blog của
Việt Nam, nhiều vấn đề được đưa ra bàn luận: “Đâu là nguyên nhân dẫn đến trục
trặc của Facebook ở Việt Nam ?” hay “Các cách vượt tường lửa để vào
Facebook”… Có thông tin cho rằng đây là chủ trương kiểm duyệt từ phía chính phủ
và các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam. Nhưng các nhà chức trách của
Việt Nam, cụ thể là Bộ Thông tin và Truyền thông lại phủ nhận việc ngăn chặn
người dùng truy cập trang Facebook. Dịch vụ Internet FPT nói rằng họ đang phối
hợp với ISP nước ngoài để xử lý tình trạng này.
Để biết dư luận quốc tế và trong nước nói gì về vụ việc này, chúng ta cần đi
sâu phân tích từng bài viết. Những trang báo được chọn để phân tích đều có uy tín
và nằm ở những nước được đánh giá là tự do báo chí cao. Còn ở Việt Nam, do các
trang báo mạng không hề đưa tin về vụ việc này nên chỉ có thể phân tích được cách
nhìn nhận của báo chí công dân, cụ thể là blog.

III - CÁCH NHÌN NHẬN CỦA GIỚI TRUYỀN THÔNG XUNG QUANH
THÔNG TIN FACEBOOK BỊ CHẶN Ở VIỆT NAM

7
1. Truyền thông quốc tế:
a) BBC Tiếng Việt:
Nguyên văn bài viết trên BBC Tiếng Việt vào ngày 18 tháng 11 năm 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/11/091118_facebook_uncertainty

Cộng đồng Facebook VN lo ngại

Người sử dụng internet ở Việt Nam đang


lo ngại trước thông tin chính quyền có thể
ngăn chặn mạng xã hội Facebook.
Việc truy cập trang mạng ngày càng thông
dụng này thời gian gần đây gặp nhiều vấn đề.
Một số người than phiền họ không thể vào
được Facebook như mọi khi mà phải thông
qua đường proxy.
Cũng có người nói sau khi chỉnh sửa một số Facebook có một triệu người sử dụng ở
thông số kỹ thuật họ có thể vào lại Facebook Việt Nam
như thường.
Các trung tâm dịch vụ khách hàng của FPT và Viettel nhận được nhiều yêu cầu của
người sử dụng internet hỏi về khó khăn khi truy cập.
Chưa có bất kỳ thông báo hay quyết định chính thức nào từ phía Nhà nước liên
quan tới Facebook, mà theo thống kê có tới một triệu người đăng ký sử dụng tại
Việt Nam.
Số người tham gia Facebook tại Việt Nam đang tăng nhanh, chủ yếu dùng công cụ
này để liên lạc với bạn bè và người thân, chia sẻ thông tin trên mạng.
Nhưng không chỉ vậy, ngày càng có nhiều người tìm cách gia tăng cơ hội kinh
doanh, làm PR hay tiếp thị thông qua các mạng xã hội.

Mục đích kinh doanh

8
Hãng thông tấn Associated Press trích lời một người phát ngôn của Facebook từ trụ
sở chính của hãng này tại Palo Alto, California, nói rằng họ chưa nhận được tin về
khó khăn trong truy cập ở Việt Nam.
Bà Debbie Frost được trích lời nói: "Chúng tôi sẽ rất thất vọng khi người sử dụng
không vào được Facebook ở bất kỳ quốc gia nào".
''Chúng ta cần biết là có thể trông cậy vào Facebook để liên lạc với các đối tác hay
quảng cáo cho các sự kiện tương lai hay không'' Huy Zing, một chuyên gia về
internet viết trên mạng.
''Bất kỳ thời gian chết nào trên mạng đều làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của
việc tiếp thị trên mạng, đến công việc tổ chức, chứ chưa nói đến khả năng có thể
giữ liên lạc thường xuyên với bạn bè và gia đình.''
Người nước ngoài sống tại Việt Nam cũng thường sử dụng Facebook để giữ liên
lạc với gia đình.
Chính phủ Việt Nam gần đây đã siết chặt kiểm soát việc sử dụng internet, đặc biệt
là các blog cá nhân, mà đôi khi được sử dụng để đăng tải các thông tin được cho là
không chính thống và "tế nhị về chính trị". Nhưng không mấy ai dùng Facebook để
viết blog.
Việt Nam luôn nói muốn ngăn chặn các trang web có "nội dung xấu". Nhưng ra
quyết định ngăn chặn một mạng xã hội phổ cập như Facebook thì không phải là
điều đơn giản.
Việt Nam, với 86 triệu dân, có 22 triệu người sử dụng internet, được cho là tỷ lệ
lớn trong các nước đang phát triển.
Trung Quốc đã chặn Facebook từ tháng Bảy năm nay, sau đó là các dịch vụ khác
như Twitter và YouTube./.

Phân tích cách nhìn nhận của BBC Tiếng Việt:


Bài viết được đăng trên BBC Tiếng Việt vào ngày 18 tháng 11 năm 2009, tức
là sau khi người dùng Internet ở hầu hết các mạng đều không thể vào được
Facebook theo cách thông thường và khoảng thời xuất hiện thông tin rằng chính
phủ Việt Nam đã chặn Facebook.

9
Do chưa nắm được thông tin chính thức hoặc để đảm bảo tính khách quan nên
BBC Tiếng Việt mới chỉ nêu một cách khái quát rằng: “Người sử dụng internet ở
Việt Nam đang lo ngại trước thông tin chính quyền có thể ngăn chặn mạng xã hội
Facebook”.
Ngoài việc chỉ ra tầm quan trọng của mạng xã hội Facebook đối với cư dân
mạng ở Việt Nam, bài viết này còn đề cập đến khía cạnh chính trị: “Chính phủ Việt
Nam gần đây đã siết chặt kiểm soát việc sử dụng internet, đặc biệt là các blog cá
nhân, mà đôi khi được sử dụng để đăng tải các thông tin được cho là không chính
thống và "tế nhị về chính trị"…”. Một cách gián tiếp, bài viết đã nêu ra những quan
ngại rằng nay mai Việt Nam sẽ làm theo cách của Trung Quốc - một đất nước có
nền chính trị gần giống của Việt Nam: “Trung Quốc đã chặn Facebook từ tháng
Bảy năm nay, sau đó là các dịch vụ khác như Twitter và YouTube”.
Do người viết đưa ra những thông tin hơi chung chung nên những nhận xét
của độc giả sau khi đọc bài viết này cũng có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau (1):

01:49 25-11-2009 GMT

Như vậy, Chính phủ VN đã có chủ trương chặn FB. Vậy người dùng internet nói chung
và cộng đồng người dùng FB nói riêng phải làm gì để Chính phủ VN thay đổi chính kiến
đây? FB nào có tội tình gì đâu. Vấn đề là nhận thức của người dùng internet chứ.

Bảo, TP.HCM

09:50 26-11-2009 GMT

Tôi ở Hà nội và dùng mạng Mega VNN của VNPT. Tôi vào Facebook bình thường.
Trang FB cũng là một trang bình thường thôi, đâu cần phải cấm. VNPT hay các công ty
khác cũng đâu có gì khác nhau. Lúc thì lỗi, lúc thì không, đây là chuyện nhỏ mà.
Trần Trung, Hà Nội

05:37 24-11-2009 GMT

Tôi ko biêt chính xác việc này như thế nào nhưng sau khi đổi proxy tôi vẫn rất khó khăn
để vào được FB,phải kiên nhẫn mở đi mở lại,mình chỉ trồng trọt thôi mà vào được cũng
không đơn giản!

Tran, vinh long

________________________________
(1) trích ba ý kiến của độc giả BBC tại http://newsforums.bbc.co.uk/ws/vi/thread.jspa?forumID=10412

10
b) BBC News: http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/8370762.stm

11
Phân tích:
Bài báo được đăng trên BBC News vào ngày 20 tháng 11 năm 2009, hai ngày
sau bài viết “Cộng đồng Facebook VN lo ngại” (trên BBC Tiếng Việt) với
tiêu đề: “Vietnam government denies blocking networking site”(Chính phủ
Việt Nam phủ nhận việc chặn trang web mạng xã hội).
Bài viết thứ nhất đưa ra nghi vấn về việc Facebook gặp sự cố ở Việt Nam là do
chính phủ đã chỉ thị các nhà cung cấp dịch vụ Internet chặn không cho người dùng
truy cập vào trang mạng xã hội này. Nối tiếp sau bài viết trên BBC Tiếng Việt là
bài đăng trên BBC News, với tittle và lead là sự khẳng định của chính phủ Việt
Nam trước nghi vấn của quốc tế và cộng đồng mạng trước vụ việc nhưng chưa dẫn
được thông tin cụ thể từ người phát ngôn: “Vietnamese officials have denied they
are deliberately blocking access to social networking site Facebook”. Phần sau
gần như là lời cáo buộc về những sai sót trong khâu quản lý của Facebook tiếng
Việt, về quyền tự do ngôn luận trên Internet khi chính phủ Việt Nam bắt giữ các
blogger vì bị nghi là có những lời lẽ chống phá nhà nước. Không khó để thấy rằng
bài viết trên BBC có chiều hướng nghiêng về ủng hộ tự do ngôn luận ở Việt Nam
mặc dù nó không phù hợp với tình hình chính trị ở quốc gia này.

c) Associated Press: Bài đăng ngày 17 tháng 11 năm 2009, tức là ngay sau khi
người dùng của tất cả các nhà mạng Internet tại Việt Nam không thể vào được
Facebook theo cách thông thường.
http://hosted.ap.org/dynamic/stories/A/AS_VIETNAM_FACEBOOK?
SITE=ORBEN&SECTION=HOME&TEMPLATE=DEFAULT
Vietnam Facebook fans fear government
blackout as problems plague the site
HANOI, Vietnam (AP) -- Vietnam's growing legions of Facebook users fear that the
country's communist government might be blocking the popular social networking
Web site, which has become difficult to access over the past few weeks.
Facebook has more than 1 million users in Vietnam, and the number has been
growing quickly since the company recently added a Vietnamese language version
of the site.

12
Over the last week, access to Facebook has been intermittent in the country, whose
government tightly controls the flow of information. The severity of the problem
appears to depend on which Internet service provider a customer uses.
Access to other popular Web sites appears to be uninterrupted in Vietnam, a nation
of 86 million with 22 million Internet users.
Government officials and managers at several of Vietnam's state-controlled Internet
service providers did not respond to a request for comment.
But technicians at two of Vietnam's largest Internet service providers said they had
been swamped with calls from customers complaining they could not access
Facebook during the last week.
A technician at Vietnam Data Corp. said government officials had ordered his firm
to block access to Facebook and that VDC instituted a block on the site Nov. 11.
He declined to give his name because he was not authorized to speak to the media.
However, Vu Hoang Lien, the firm's top executive, said he was unaware of any
such order.
"I don't know anything about that" he said.
Word of the access problems has not yet filtered back to Facebook's headquarters
in Palo Alto, California, said Debbie Frost, a company spokeswoman.
"We would be very disappointed if users in any country were to have difficulties
accessing Facebook," she said.
Most Facebook users in Vietnam utilize the site to communicate with friends and
family, and to expand their social network, sharing photos, Internet links and blogs.
Earlier this year, Vietnam's government tightened restrictions on blogging, banning
political discussion and restricting postings to personal matters. Police have
arrested several bloggers for writing about politically sensitive subjects.
It appears that Vietnam might be following in the footsteps of China, its massive
northern neighbor, with whom it shares a similar economic and political system.
China has blocked Facebook since July and has also shut down Twitter and
YouTube.
One Western diplomat said he was aware of the Facebook access problems but did
not know what had caused them.

13
The diplomat, who declined to be identified, citing embassy protocol, said
Vietnam's government might be concerned about Facebook blogs and that the site
facilitates communication between Vietnamese citizens and overseas Vietnamese
who fled after the war, whom the government often views with suspicion.
An unauthenticated document circulating on the Internet - which says it was issued
by Vietnam's Ministry of Public Security - has fueled fears of a shutdown. The
document, dated Aug. 27, instructs Internet service providers to block Facebook
and a handful of other lesser-known Web sites.
The document does not appear to bear the official security ministry seal, however,
and was issued weeks before Facebook users began reporting problems.
Vietnamese Facebook users have been chatting about their access problems online,
and some who have managed to get onto the site have voiced their frustrations.
"Why do you block Facebook, Vietnam? Why? What's next?" wrote a despondent
Vietnamese Facebook user who managed to get onto the site.
Users also vented their frustrations in a Yahoo chat room.
"I spent all afternoon trying to log on to Facebook but couldn't get in," one user
wrote: "What's going on?"
Some tech - savvy Facebook fans have found ways around access problems by
readjusting their Web browsers to a different configuration. They have been
sharing instructions for doing so online.
The Facebook problems have also frustrated tourists and expatriates living in
Vietnam.
An expatriate living in the capital, Hanoi, who was unable to access the site said it
was a huge inconvenience as it meant he could not use Facebook to keep in touch
with his extended family back home.
He declined to give his name for fear of government reprisal.

Phân tích cách nhìn nhận của AP:


AP luôn được coi là thông tấn xã của thế giới, với hơn 4000 nhà báo làm việc
trong hơn 200 văn phòng đại diện trên khắp hành tinh. Đây là hãng tin luôn cung
cấp những thông tin mới nhất, nhanh nhất và có độ chính xác cao. Phần lớn tin tức
trên mặt báo thế giới đều được cung cấp bởi AP.
14
Chính vì lẽ đó, những thông tin về sự cố của Facebook ở Việt Nam cũng được
AP chuyển tải một cách đầy đủ và tiếp cận nhiều góc cạnh của vấn đề. Từ tiêu đề
đến nội dung của bài “Vietnam Facebook fans fear government blackout as
problems plague the site” trên AP đều có những nét giống với bài: “Cộng đồng
Facebook VN lo ngại” trên BBC Tiếng Việt nhưng bài trên AP cụ thể hơn.
Khá nhiều dẫn chứng được AP đưa ra, gợi cho độc giả thấy chính phủ Việt
Nam thực sự có can thiệp vào vụ việc này:
Đó là ý kiến của các kỹ thuật viên từ ba nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn ở
Việt Nam cho rằng chính phủ đã gửi công văn yêu cầu công ty của họ phải chặn
các trang web có nội dung xấu, trong đó có mạng xã hội Facebook. Nhưng tiếp sau
đó là câu trả lời Giám đốc VDC, Vũ Hoàng Liên: “Tôi không biết bất cứ cái gì về
chuyện này”. Sự trái ngược này gây nên hoài nghi ở người đọc, từ đó họ càng tin
tưởng vào việc chính phủ Việt Nam đã chặn trang Facebook, đồng thời lo ngại cho
cộng đồng Facebook Việt Nam khi họ mất đi một nơi để liên lạc, kết bạn, trao đổi
thông tin, và quan trọng hơn là quyền tự do ngôn luận.
Tiếp sau đó, bài viết nói về những hành động của chính phủ Việt Nam nhằm
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ blog: “Earlier this year, Vietnam's government
tightened restrictions on blogging, banning political discussion and restricting
postings to personal matters. Police have arrested several bloggers for writing
about politically sensitive subjects”. Và cũng giống với BBC,
Gần cuối bài có đoạn nói về một văn bản không rõ nguồn gốc được lưu truyền
trên Internet từ tháng 8 năm 2009, được cho là lệnh của chính phủ Việt Nam đến
các nhà cung cấp dịch vụ Internet, yêu cầu các nhà mạng này chặn 8 trang web có
nội dung xấu (trong đó có mạng xã hội Facebook). Mặc dù nguồn gốc và thông tin
của văn bản này còn rất mập mờ, gây nhiều tranh cãi nhưng cũng góp phần đổ dồn
sự nghi ngờ về phía chính phủ Việt Nam…

15
2. Báo chí công dân:
Báo chí công dân luôn được đánh giá là một bộ phận quan trọng trong lĩnh
vực truyền thông. Nhưng việc quản lý thông tin và độ tin cậy của nguồn thông tin
rất khó khăn. Dưới đây là 2 loại hình báo chí công dân ở nước ngoài và Việt Nam:
CNN iReport và blog.
a) CNN iReport: http://www.ireport.com/docs/DOC-354181
Dưới đây là nguyên văn bài viết:
Vietnam to block Facebook
On 27, August, 2009, Vietnam’s
1
Ministry of Public Security sent out an
official dispatch to prominent internet
providers in Vietnam, ordering them to
halt their users’ access to 8 websites,
including facebook.com. And starting
yesterday, two out of ten providers who
received the note, namely FPT and
Viettel, have started enacting the
correspondence. The reason behind this
order is explicitly stated in the dispatch:
“For security reasons and to fight against
propagative activities that oppose the
Party and the government, Department of
Professional Technology – Office of
Security Administration – Ministry of
Public Security suggests that the
addressed companies to apply technical
methods to block thoroughly these
following websites.”

________________________
(1) xem ảnh lớn ở trang sau

16
This act of political censorship clearly manifest the government’s recognition
of the threat posed by Facebook, specifically its power to communicate and
publicize. Although Vietnamese internet users have already found back doors to
access Facebook by changing DNS information from browser or using another
proxy, nevertheless, the Vietnamese government still achieves its ultimate goal: to
arrest the spread of "malicious" information.
I was wondering if the government has considered Facebook’s benefits, such
as uniting people, communicating, sharing knowledge or allowing a playground for
creativity, etc. And doesn't this act also mean intentionally pulling Vietnam out of
the world's moving forward motion? The best line to sum up my point is a quote of
George Shaw: "Consequently the first condition of progress is the removal of
censorship".
Ảnh tại trang:
http://vozforums.com/showthread.php
?t=434488
Văn bản này xuất hiện trên
Internet vào khoảng tháng 8 năm
2009. Nó được coi nguyên nhân của
mọi nghi ngờ liên quan đến việc
Facebook bị chặn ở Việt Nam, là do
chính phủ chỉ thị cho các nhà cung cấp
dịch vụ chặn Facebook.
Mặc dù vậy, cộng đồng mạng
vẫn đưa lên những ý kiến chứng minh
rằng văn bản này là giả:
- Thiếu "CHXHCN VIỆT NAM"
- Thiếu tiêu đề.
- "Nhà nước ta" là nhà nước nào? Ta
có thể ngầm hiểu nhưng trong công
văn thì phải ghi đầy đủ.
- Đoạn cuối của công văn phải có dòng
"Lưu công văn" ở đâu.
- công văn phải được yêu cầu gửi đích
xác đến phòng nào chứ ko phải gửi
chung chung đến công ty.
Phân tích:
Những bài viết được đăng trên CNN iReport đa phần là của độc giả CNN
đóng góp nên thường là nhận định mang tính cảm quan từ chính tác giả. Do đó tính
khách quan cũng như độ chính xác của nguồn thông tin cũng không được bảo đảm.

17
Tất cả ảnh tư liệu được đăng kèm bài viết trên CNN iReport nếu chưa rõ nguồn
gốc và tính chính xác sẽ được CNN ghi thêm dòng chữ “not vetted by CNN”. Ở bức
ảnh trong bài viết này cũng vậy, chưa thể chứng minh được tính xác thực nhưng tác
giả lại nghiễm nhiên thừa nhận văn bản mà chính phủ Việt Nam, cụ thể là Bộ Công an
gửi cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet, yêu cầu chặn 8 trang web, bao gồm
http://Facebook.com và http://apps.facebook.com là hoàn toàn có thật.
Phần dưới của bài viết là bình luận của độc giả và những người có chung mối
quan tâm đến sự việc, trong đó có thể thấy người đọc rất cân nhắc trong việc tiếp
nhận thông tin, nhất là những bài viết chưa có sự xác minh về nội dung và nguồn
gốc thông tin từ CNN:

18
b) Blog Hiệu Minh: Bài viết của tác giả Hiệu Minh đăng trên:
http://hieuminh.org/2009/11/19/facebook-losing-face/#comments

Facebook losing face


Mấy hôm trước, đọc tin trên BBC mới biết là người sử dụng internet ở Việt Nam
đang gặp khó khăn khi dùng Facebook. Có người phải thông qua đường proxy.
Đọc tin trên mạng mới biết sự việc đã nghiêm trọng hơn mình tưởng.
Đến nay, cư dân mạng đã rõ Facebook có face (mặt mũi) như thế nào. Có
khoảng hơn 1 triệu người sử dụng Facebook tại Việt Nam. Ít ai dùng Facebook
để viết blog (blog mới nguy hiểm) mà mục đích chính là để kết nối với gia
đình, bạn bè, trao đổi tri thức, giao dịch buôn bán.
Tác dụng tốt đẹp khỏi phải bàn cãi, dù rằng,
kẻ xấu dùng cho mục đích xấu cũng có.
Nhưng chả lẽ vì vài kẻ mà “giết nhầm
còn hơn bỏ sót”. Được biết, Trung Quốc,
Iran, Syria đã cấm Facebook. Những
quốc gia này che giấu rất nhiều điều
trước nhân loại.
Mới đây, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, Bộ 4T,
đăng đàn trước Quốc hội: “Sử dụng biện
pháp kỹ thuật (để ngăn chặn cái xấu trên
internet) không phải là biện pháp tối ưu”.
Ông phát biểu như thế có nghĩa là Việt Nam
Chiến tranh Iraq - Losing Face
đang đi theo xu hướng thời đại như phần
lớn thế giới coi internet là phương tiện liên lạc tuyệt vời để chia sẻ thông tin,
phát triển kinh tế xã hội, giúp con người xích lại gần nhau. Lẽ nào ta lại bắt
chước “trục quỉ” Syria, Iran cấm Facebook.
Mạng xã hội Facebook này không thể là mối đe dọa quốc gia như người ta từng
lầm tưởng 12 năm trước (1997) khi Việt Nam lần đầu mở cổng Internet. Lúc đó
nhiều người lo ngại, internet mở ra sẽ làm mất ổn định chính trị, rác rưởi theo

19
vào, diễn biến hòa bình. Sau hơn một thập kỷ, Việt Nam đâu có mất mà phát
triển mạnh gấp 10 lần.
Với những khó khăn truy nhập Facebook hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ không
trả lời chính thức đây là lỗi “kỹ thuật” hay đứng sau “trục trặc” đó là gì. Trong
lúc đó, Facebook như Phantom face, lúc ẩn lúc hiện như ma chơi tại Việt Nam.
Trong bối cảnh đất nước muốn hòa nhập với thế giới, mọi động thái cấm đoán về
trao đổi thông tin internet dễ bị đối tác chiến lược hay các bạn đa phương hiểu
lầm.
Hơn một triệu người dùng Facebook đang lo bị mất face (mặt) của mình trên mạng.
Vì “con sâu làm rầu nồi canh” mà phải cấm đoán Facebook như Syria hay Iran,
thì sự mất thể diện tầm quốc gia mới đáng lo hơn cả.
Facebook có thể giúp cho bộ mặt của quốc gia được cải thiện. Nếu không cẩn thận,
chỉ vì cấm đoán, Facebook trở thành losing face của một dân tộc trong mắt bạn
bè.
Hiệu Minh

Cách nhìn nhận của blogger Hiệu Minh:


Bài viết của blogger Hiệu Minh cho thấy một cái nhìn khách quan và sâu xa
của một người Việt Nam nhưng đang sống ở nước ngoài.
Trích câu nói của Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, Bộ TT&TT trả lời trước Quốc hội:
“Sử dụng biện pháp kỹ thuật (để ngăn chặn cái xấu trên internet) không phải
là biện pháp tối ưu” phần nào làm cho người đọc tin rằng Việt Nam sẽ không đi
theo con đường của “trục quỉ” Syria, Iran cấm Facebook.
Tác giả không đưa ra ý kiến cá nhân xung quanh thông tin chính phủ Việt Nam
chặn Facebook là đúng hay sai mà chỉ phân tích tầm quan trọng của Facebook đối
với Việt Nam và điều gì sẽ xảy ra nếu nghi ngờ của dư luận quốc tế và cộng đồng
người dùng là sự thật.

20
Qua lối phân tích khách quan và nhìn nhận thực tế, thông tin chi tiết và cập
nhật, blogger Hiệu Minh cùng với rất nhiều blogger khác, cho ta thấy một nền báo
chí công dân phát triển mạnh mẽ phát triển song song với sự phát triển của xã hội.

IV – KẾT LUẬN
Qua việc phân tích hai bài viết trên trang báo điện tử BBC nổi tiếng của Anh
và hãng tin AP của Mỹ, ta có thể phần này hiểu được dư luận quốc tế nói gì về vụ
trục trặc của Facebook ở Việt Nam. Xuất phát từ những nơi được coi là có nền báo
chí phát triển và tự do báo chí cao, thông tin của BBC và AP đưa đến cho người
đọc cái nhìn nhiều chiều và khá khách quan về thực trạng sử dụng Facebook ở Việt
Nam và những ý kiến của người sử dụng xoay quanh thông tin chính phủ Việt Nam
chặn Facebook.
Không giống như “báo chí tự do” ở các nước phương Tây (vẫn mang hơi
hướng của CNTB, bài kích các nước XHCN); cũng không giống “báo chí mất tự
do” ở các nước XHCN (thông tin nằm dưới sự quản lý chặt chẽ của chính phủ), báo
chí công dân luôn đi vào quyền lợi của số đông, đó chính là: nhân dân. Thông tin
mà báo chí công dân cung cấp luôn nhanh nhất, với số lượng thông tin lớn, thâu
tóm được những sự kiện vừa xảy ra trên khắp thế giới, mặc dù chất lượng thông tin
vẫn chưa được đảm bảo và rất khó xác minh nguồn gốc.
Cũng giống với blog - một loại hình báo chí công dân, mạng xã hội cũng là
một trong những nỗi lo hàng đầu của các nước có mức độ tự do báo chí thấp vì
thông tin của nó rất khó quản lý. Điển hình như Trung Quốc, nước này đã chặn
Twitter, Youtube, Facebook. Đây là ba trang web được coi là chiếc cầu nối kết mọi
người trên toàn thế giới lại với nhau nhưng đã bị chặn lại với lý do gây nguy hại
cho an ninh quốc gia.
Không khó để hiểu tại sao dư luận quốc tế lại phản ứng khá mạnh mẽ với
thông tin Việt Nam đã chặn Facebook. Họ ủng hộ tự do báo chí, do đó bất kì hành
động nào nhằm hạn chế sự tự do ấy đều được đưa lên công luận. Mặc dù chính phủ
Việt Nam từ chối sự liên quan trong vấn đề trục trặc của Facebook nhưng vẫn gây
nên rất nhiều mối nghi ngờ ở cả trong nước cũng như quốc tế, nhất là khi báo chí
trong nước vẫn im hơi lặng tiếng về một vấn đề mà quốc tế đang xôn xao như vậy.

21
Tất nhiên, rồi thời gian sẽ trả lời xem ai đúng ai sai, nhưng trước hết người chịu
thiệt vẫn là cộng đồng Facebook ở Việt Nam./.

Tài liệu tham khảo

1. Trang web từ điển bách khoa toàn thư tiếng Việt http://vi.wikipedia.org
2. Trang web từ điển bách khoa toàn thư tiếng Anh http://en.wikipedia.org
3. Alexa the Web Information Company http://www.alexa.com/
4. CNN.com - Breaking News, U.S., World, Weather, Entertainment & Video
News http://www.cnn.com/
5. Vietnam to block Facebook - CNN iReport
http://www.ireport.com/docs/DOC-354181
6. Tổng cục An ninh Bộ Công An yêu cầu chặn Facebook ? - vozForums
http://vozforums.com/showthread.php?t=434488
7. Facebook & Losing Face « Hiệu Minh Blog
http://hieuminh.org/2009/11/19/facebook-losing-face/#comments
8. Facebook statistics http://www.facebook.com/press/info.php?statistics
9. The Associated Press http://ap.org
10. BBC Tiếng Việt
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/11/091118_facebook_uncertainty
11. BBC News
http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/8370762.stm
http://newsforums.bbc.co.uk/ws/vi/thread.jspa?forumID=10412

22
**********

23

You might also like