You are on page 1of 6

DIỄN GIẢI MỨC THU - CHI

CỦA MỘT GIA ĐÌNH

Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 1.4.2009, TP.HCM có 7.123.340 người. So với 10
năm trước, dân số TP tăng thêm 2,086 triệu người (tăng 41,4%) và chiếm 22% số dân tăng
thêm của cả nước. Mật độ dân số lên đến 3.400 người/km 2, tăng bình quân 1.000 người/km2
so với 10 năm trước là 2.404,4 người/km2.

Thành phố HCM với dân số như trên, có những quận huyện số người dân nhập cư sinh
sống chiếm 2/3 so với số dân địa phương vì nhu cầu tuyển dụng của cơ quan xí nghiệp tại
đó. Chính vì thế cuộc sống với mọi sinh hoạt đều rất khó khăn không chỉ đối với dân
thường trú tại đó mà còn cho cả những người đến đó ở vì nhu cầu công việc.

Làm công nhân, tuy thu nhập thấp nhưng còn ổn định. Còn các nghề khác thì khó khăn
hơn. Do đó họ phải phấn đấu rât nhiều mời giải quyến đủ các nhu cầu đời sống của gia
đình.

Nơi ở của những người nhập cư này, kể cả người diện nghèo đã sống lâu năm trong TP mà
không có nhà ở , họ phải sống thuê trong các nhà trọ mỗi căn phòng không tới 10 m vuông.
Đây là những căn phòng với hai mức giá khác nhau :
1. Phòng trọ có nhà vệ sinh trong phòng . Giá không dưới 1 triệu ở những vùng gần
ngoại thành như Gò Vấp, Bình Thạnh , Q12, Hóc Môn… Còn ở trong TP có giá cao
hơn .
2. Phòng trọ phải sử dụng nhà vệ sinh chung cùng với nhiều phòng trọ khác.
3. Có cả người không khả năng thuê phòng trọ, mà chỉ “ ngủ nhờ “ qua đêm và đóng
tiền chỗ để ngủ với giá 20 ngàn đồng/đêm. Dù sao ở đó còn có chỗ tiêu tiểu, vệ sinh
và không bị đuổi vì ngủ đường ngủ chợ…

TÌM NGƯỜI NGHÈO THU NHẬP THẤP, KHÔNG ỔN ĐỊNH Ở ĐÂU ?

Ngoại trừ những căn phòng trọ, còn có các căn nhà “ Ổ chuột “ thường là ở những nơi hẻo
lánh, gần bờ sông, bờ kênh. Các căn nhà này diện tích cũng nhỏ hẹp, nhưng thường che
bằng những vật liệu tạm bợ như tôn cũ, bạt …Có cả những “ khu ổ chuột “ ngay tại phía
sau lưng của các khu nhà lớn, cao , đẹp và sang trọng. Những khu đó nằm ngay chính giữa
thành phố HCM ở Q1, Q3, Q5, Q7, Q11…Những người này sống tại Thành phố với các
nghề : bán vé số, đánh giầy, bán hoa, bán đậu phõng , bánh tráng, trứng cút luộc…

Nhằm mục đích mình hoạ về cuộc sống tinh thần và vật chất của những hộ gia đình mà chủ
hộ trong độ tuổi lao động có thu nhập trung bình và thấp. Đây là thành phần chiếm tỉ lệ
khá cao trong TP hoa lệ này. Nhưng họ “ vẫn phải sống “ sao cho đủ no, và có một chỗ
chui rúc sao cho các thành viên gia đình khỏi nắng mưa và nằm lề đường ! . Có nhiều trẻ
em trong những gia đình này không được đi học ( vì nghèo, vì không hộ khẩu dù là KT3 ),
có khi các em còn phải đi bán như người lớn hoặc làm công cho chủ do cha mẹ xin việc cho.

1
PHÂN LOẠI GIA ĐÌNH : ( mà chủ hộ trong độ tuổi lao động )

1. Gia đình có hai vợ chồng và 01 con .


2. Gia đình có hai vợ chồng và 02 con . ( khó khăn hơn một chút )
3. Gia đình có hai vợ chồng và 03 con trở lên . ( càng khó khăn )
4. Gia đình còn có ông hoặc bà nội, ngoại cùng sống chung . ( càng khó khăn )
5. Gia đình có một hoặc hai , ba người bị bịnh nặng, khuyết tật…( càng khó khăn )

MÚC THU NHẬP CHUNG :

• Thu nhập của chồng : mức trung bình của lao động tay chân hiện nay là khoảng
2.000.000 đ/tháng ( các nghề chạy honda ôm, phụ hồ, làm mướn…). Nếu là thành
phần có học và có nghề nghiệp : chừng 4.000.000 - 5.000.000 đ/tháng.
• Thu nhập của vợ : người vợ làm công, làm mướn cũng có thể thu nhập 1.200.000 đ
cho đến 2.000.000 đ/tháng ( ví dụ : phụ bán quán ăn, làm việc nhà, phụ hồ, buôn
bán nhỏ…). Tuy nhiên , nếu gia đình có 02 con còn nhỏ trở lên hoặc có người già,
người dau bệnh thì người phụ nữ thường phải ở nhà để chăm lo cho con, cho người
già hoặc bệnh nhân nên chỉ còn 01 nguồn thu nhập của chồng là chính. Phụ nữ có
nghề hoặc có công việc tốt cũng có thể thu nhập bằng với nam giới ( khoảng 4 – 5
triệu/tháng ).
• Bình quân mỗi người : Theo cách tính của chương trình XĐGN thì lấy cộng chung
các nguồn thu nhập của từng người trong hộ, sau đó chia ra cho tất cả mọi thành
viên gia đình cùng ăn chung một nồi, ta sẽ có “ Mức thu nhập bình quân đầu người
“ ( Đây là cách tính bình quân của chương trình XĐGN ). Ví dụ :

Thu nhập của chồng : 2,000,000


Thu nhập của vợ : 1,500,000
Số con : 02
Tổng số người ăn chung : 04
Tổng thu nhập của gia đình : 3,500,000
Vậy, bình quân mỗi người được trong tháng : 3.500.000 : 4 875,000
=

MỨC CHI PHÍ CẦN THIẾT :

Nội dung chi Thành tiền

1 Tiền ăn trong tháng ( 300.000 đ x 4 người ) 1,200,000

2 Tìền điện nước trong tháng 300,000

Tiền thuê nhà mỗi tháng ( nếu không có nhà ) : loại phòng trọ hẹp, không có
3 700,000
phòng vệ sinh riêng mà phải sử dụng nhà vệ sinh tập thể.

4 Đóng học cho con 1,2,3 con ( ví dụ 02 con x 500.000 đ ) Đầu năm học 1,000,000

2
5 Mua bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm tai nạn . 0

Học thêm cũng là một nhu cầu chính đáng ( vì cha mẹ nghèo thường ít học nên
6 200,000
không biết day con ). Đóng từng tháng cho 02 con.

7 Mua sắm quần áo cần thiết , chỉ kể đến quần áo thiết thực để phục vụ đời sống 0

Mua sắm cần thiết không tính chung với tiền ăn bình quân mỗi bữa : nước
8 mắm, 100,000
đường, sữa, trà , cà phê, xà bông các loại ( giặt, tắm, rửa chén ..) v.v…

9 Ốm đau , thuốc thang chữa bệnh, tai nạn. 0


Đóng các khoản của Nhà Nước yêu cầu qua tổ dân phố … trong đó các khoản :
10 200,000
dân phòng, LĐCI, các phong trào trong chế độ chính sách ( năm/lần )
Đóng các khoản của giáo xứ yêu cầu do các ông trùm đến nhà thu ( năm/lần ),
11 100,000
không kể đột xuất.
Những nhu cầu mua sắm xe để đi làm hay đi học, các trang bị tiện nghi cần thiết
12 0
để phục vụ gia đình như tủ lạnh, TV máy móc khác…

12 Các đóng góp đột xuất như bão lụt, hoả hoạn, tang ma , cưới hỏi v.v… 0

TỔNG CỘNG : 3,800,000

Qua bảng trên, vẫn còn những khoản chi tiêu rất cần thiết cho một gia đình nhưng cột chi
lại là số 0. Nghĩa là “ không có tiền “ để chi dù là rất cần thiết ! Và con số TỔNG CỘNG ở
bảng trên đã nói lên là “ Bội chi “ rồi !

Thực tế, người nghèo lao động thu nhập thấp luôn có cuộc sống làm việc bấp bênh vì chỉ có
công việc thời vụ cho họ, nên khi không việc thì cả nhà …đói ! Trời mưa trời nắng cũng
không bán buôn được , bán hàng thường là chạy rông, ngồi lề đường, có khi bị “ công an
hốt “ vì ngồi bán ở những nơi “ Cấm ngồi “. Nghèo làm gì có sạp hoặc nơi chốn ổn định mà
buôn bán ?!

Như vậy số tiền thu nhập bình quân ở trên cũng chỉ “ Là lý thuyết “ chứ chưa phải thực tế.
Nhưng chi tiền ăn là một thực tế. Tiền thuê nhà là một thực tế thứ hai. Vì thế việc học hành
cho con hay các nhu cầu khác không được xem là thiết yếu…

PHẢI VAY NỢ ĐỂ ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU TRÊN :

Khi gia đình người nghèo có một người bị tai nạn, đau ốm nặng phải nhập viện thì hoàn
toàn không có “ tiền để dành “ hoặc khi cần một số vốn để buôn bán nhỏ như hàng ăn, bán
rau, bán chè, bán vé số v.v… : thì họ phải vay nợ để giải quyết chuyện trước mắt. Nhưng
nếu không là hộ trong chương trình XĐGN tại địa phương thì “ không có cửa “ để vay các
nguồn quỹ XĐGN, Tín dụng phụ nữ, Thanh niên và các nguồn vay khác . Đó là nguyên
nhân họ buộc phải vay nơi nguồn của “ Xã hội đen “ vì nguồn vay này bất cứ ở đâu , lúc

3
nào cũng có ngay ! “ Người cho vay “ đó ngồi thường trực ở quán cà phê trong xóm , đầu
hẻm, cuối xóm , tiệm hủ tíu, uốn tóc,,,

Chúng ta cần biết về thể lệ vay xã hội đen mà người nghèo phải gánh chịu : thông thường
tỉ lệ vay lời xã hội đen “ nhẹ nhất “ là 20%, và 30,40,50% đó là chuyện thường tình !

Cách tính vay – trả vốn lãi như sau :


• Nếu vay 1.000.00 đ , lãi 20% tức lãi 200.000 đ/tháng . Số tiền cả vốn lẫn lãi phải trả
là 1.200.000 đ Nhưng vòng vay dành cho họ là 1 tháng ( 30 ngày ). “ Ngặt “ là ở chỗ
mỗi ngày phải bán buôn, làm ra cho được 40.000 đ x 30 ngày = 1.200.000. đ. để trả
nợ. Vậy buôn bán nhỏ hay làm công làm mướn làm sao cho đủ mỗi ngày số tiền
40.000 đ để nộp vốn + lãi ?! chưa kể những rủi ro khách quan như mưa bão, ốm
đau … nên không kiếm được đủ 40.000 đ/ngày để nộp trả , chưa kể gia đình họ còn
phải ăn và trả tiền thuê nhà hay chi phí khác.
• Hoặc vay 1.000.000 đ, lãi 30% tức là 300.000/tháng. Mỗi ngày phải trả góp cả vốn
lẫn lãi là 60.000 đ/ngày.
• Cuối cùng , “ nợ “ chồng lên “ nợ “ và luôn luôn họ ( người nghèo ) phải căng
thẳng và sợ hãi vì cuộc sống có nhiều áp lực quá. Có người đã tự tử vì “ nợ đè “
không còn lối thoát ! Cũng có người vì lý do đó mà buôn bán phạm pháp ! ( ma tuý,
buôn lậu …), có cả người đã từng phải bán máu để kiếm chút tiền mua cái ăn hoặc
thuốc thang chữa bệnh cho chồng, con mình. Có cả phụ nữ phải bán dâm để giải
quyết cuộc sống gia đình …

NGƯỜI NGHÈO THU NHẬP THẤP HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ GÌ ĐỂ TỰ BẢO VỆ :

1. BHYT, BH tai nạn, BH xe cộ : người nghèo đã “ phớt lờ “ mọi lời kêu gọi của Nhà
Nước để bảo vệ cuộc sống chính mình và gia đình mình. Vì một lý do đơn giản :
“ Ăn còn không đủ, lấy đâu ra mà tiền đóng các thứ đó ?! “. Nhưng không phải
“ muốn mua bảo hiểm là được ngay đâu “ vì đối tượng nghèo : mọi người dân phải
mua BHYT tại nơi có hộ khẩu thường trú, nếu họ ở quê như tỉnh, thành khác thì
không thể mua tại TP ( Đây là luật và là chính sách Nhà Nước ) và mua ở đâu phải
khám và chữa bệnh ở nơi đó, vậy người ở tỉnh khác không được chữa bệnh bằng
BHYT ở TP HCM.
2. Người nghèo lại luôn gặp nhiều rủi ro hơn những người trung bình và khá giả :
công việc không tốt và thu nhập thấp không ổn định., vì họ học ít, không có nghề
nghiệp chuyên môn và không có hộ khẩu tại TP nên mọi ưu tiên phải lùi xa họ.
Hoàn cảnh khách quan thêm vào cho họ : vì thiếu thốn nên phải làm những nghề
lao động không hề cần chứng mình nhân thân, hộ khẩu… không vào cơ quan xí
nghiệp hay đi làm tại cơ quan chính thức được . Có người phải mượn CMND, hộ
khẩu để xin việc làm với những tên họ của người khác …vậy họ có là một công dân
đúng nghĩa không ? Khi gặp rủi ro, tai nạn nghề nghiệp, thường bị chủ “ phủi tay “
về trách nhiệm dành cho họ.
3. Phải là người từng “ sát cánh bện người nghèo thường xuyên và lâu dài “ như
chúng tôi mới hiểu được về các trường hợp :
• Có những người mẹ sinh con ở bệnh viện xong, chỉ chờ đến ngày hôm sau là
“ bỏ viện về nhà “ , vì họ không thể thanh toán tiền viện phí nên đã “ trốn

4
viện “ . Biện pháp mà bệnh viện dành cho họ là họ không được cấp “ Giấy
chứng sanh “, mà không có giấy chứng sanh thì không thể làm Giấy khai
sinh cho con.. Không có khai sinh thì không được vào hộ khẩu. Hậu quả cuối
cùng là con họ lớn lên không được hưởng những quyền lợi của một người
công dân bình thường : Không có khai sinh thì không được đi học ở trường .
Lớn lên không được cấp CMND. Mà không có CMND và hộ khẩu thì không
được đi làm cơ quan xí nghiệp, hay làm Giấy kết hôn hay các quyền lợi khác

• Người nhà của hộ nghèo bị bệnh nặng hay tai nạn , khi đưa vào bệnh viện, sẽ
không được cấp cứu đầy đủ nếu họ không đóng tạm ứng sơ khởi viện phí
chừng 2.000.000 đ và mọi xét nghiệm, X quang hoặc sử dụng thuốc men sẽ
phải đứng sau việc đóng ứng trước các khoản tiền phí cần phải có ấy. Và
không ít người nghèo đã “ trốn viện “ vì không thể đóng các chi phí của BV
yêu cầu, như vậy, họ cũng sẽ không có giấy chứng từ bệnh trạng của mình
để cầu cứu người khác hỗ trợ chữa bệnh…Người nghèo có hộ khẩu tại TP
còn đỡ khổ hơn người nhập cư vì người nhập cư chẳng hề có chế độ nào đãi
ngộ cả !

NGƯỜI CÙNG KHỔ ĐƯỢC QUAN TÂM THẾ NÀO TRONG XÃ HỘI , CÁC GIÁO
HỘI ?
1. Các chế độ chính sách dành cho người nghèo của Nhà Nước : có chương trình vay
quỹ XĐGN, Tín dụng tiết kiệm phụ nữ, Thanh niên, các ngân hàng của nhà nước và
tư nhân. Nhưng vẫn “ không có cửa “ cho người nghèo loại ba không : không hộ
khẩu, không CMND, không chủ quyền nhà “. Nhưng họ có được chính quyền và
những mạnh thường quân hỗ trợ : gạo, thực phẩm, tiền v.v…trong những đợt phát
quà tại địa phương.
2. Các tổ chức bác ái từ thiện trong giáo xứ và tôn giáo khác : có những đợt vận động
và phát quà hay hổ trợ cho người nghèo theo các ngày “ Đại lễ “ hoặc định kỳ gồm
các hiện vật như gạo, mì, thực phẩm khác kể cả tiền , tuy không ai phân biệt tôn
giáo nhưng “ cùng đạo “ vẫn được quan tâm hơn, chính vì thế đã có cả trường hợp :
theo đạo để được quan tâm giúp đỡ nhiều hơn …
3. Xã hội quan tâm : Qua báo chí hoặc người giới thiệu, có những mạnh thường quân
đã trợ giúp mổ tim, chữa bệnh ung thư và bệnh nặng khác …. Đó là những việc làm
rất đáng trân trọng.
4. “ Nhà tình thương “, “ Bữa ăn tình thương “ tại bệnh viện đều là những việc làm
rất thiết thực và đáng trân trọng để giúp người nghèo.
5. Có trường hợp ( rất hạn chế ) được miễn tiền viện phí vì quá nghèo dù không hộ
khẩu. Tất nhiên là “có mức độ “ vì bệnh viện cũng phải có doanh thu bắt buộc để
hoạt động.

Nhưng chưa bao giờ là “ Đã đủ “ vì những người nghèo cứ mãi khốn khổ, thiếu thốn và
gặp nhiều rủi ro , người ta nói “ nghèo lại mắc cái eo “ và “ phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn
chí “ thật là đúng. đối với thân phận của người nghèo…

KHÔNG BIẾT KÊU LA VỀ NHỮNG KHỐN KHỔ CỦA MÌNH Vì :

5
- Có kêu than cũng chẳng ai cứu được.
- Không dám đòi hỏi bất cứ quyền lợi gì vì biết mình “ không đủ quyền “ đối với
chính quyền và giáo quyền…
- Im lặng, cúi đầu … không tham gia các việc thiêng liêng vì làm “ Giấy xin gia nhập
giáo xứ “ sẽ kéo theo các nhiệm vụ đóng góp của nhà thờ, họ không kham nổi !

Những người nghèo, người vô gia cư, người phạm pháp , người tù tội, người HIV /AIDS ,
người đau bệnh nặng, người thiếu ăn, người đau khổ v.v đều mang “ Hình ảnh của Chúa
“ …có ai công nhận điều này ?! Mà đã công nhận thì sẽ phải hành động : “ yêu mến anh
em mình như yêu mến Chúa vậy “. Đức tin Kitô giáo thể hiện ở nơi đây.

NGƯỜI KITÔ HỮU PHẢI LÀM GÌ TRƯỚC THỰC TẠI NÀY :

Chúng ta phải “ Cấy vào lòng những nghười nghèo khổ “ cho được niềm tin :
1. Tìn vào lòng “ Chúa nhân hậu và công bình “.
2. Tin vào xã hội có những người thương yêu mình và muốn cứu giúp mình.,
3. Tin vào chính mình có thể vươn lên mà sống, có thể “ làm tốt “ với bổn phận làm
người.

Tôi không muốn nói “ Giáo điều “ , chỉ muốn được sống thực hành “ YÊU THUƠNG VÀ
PHỤC VỤ CHÚA TRONG ANH EM “ . Trong TIN MỪNG TÂN ƯỚC, Chúa Giêsu luôn
đã quan tâm đến : người nghèo, người đau khổ, tàn tật, bệnh hoạn yếu đau, kẻ bị ngược
đãi, những kẻ tội lỗi… Ngài đã luôn “ CHẠNH LÒNG THƯƠNG HỌ “ . Vậy chúng ta có
nhiệm vụ SỐNG THEO NGÀI. Không còn con đường nào khác, vì : “ Theo Thầy là phải
Sống và hành động như Thầy !

Xin Chúa chúc lành cho những ai ĐỌC và HIỂU CHO tâm nguyện của tôi .

Ngày 4 tháng 10 năm 2010

Maria Kim Hồi


mariakimhoi2010@gmail.com

You might also like