You are on page 1of 34

Hội nghị hàng năm lần thứ 33 – Liên đoàn các hiệp hội

khoa học kinh tế ASEAN


“Hợp tác và phát triển nông nghiệp và nông thôn của
ASEAN trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”

An ninh lương thực ở các nước ASEAN:


Quan điểm của Malaixia
CHAMHURI SIWAR VÀ ROSPIDAH GHAZALI
Đại học Kebangsaan, Malaysia

HỘI KHOA HỌC KINH TẾ VIỆT NAM


Hà Nội, 27-28 tháng 11 năm 2008
1
An ninh lương thực ở các nước ASEAN: Quan điểm của Malaixia
Chamhuri Siwar1 và Rospidah Ghazali2
Viện môi trường và phát triển (LESTARI)
Đại học Kebangsaan Malaysia
43600 Bangi Selangor MALAYSIA
Telephone: 06-03-8921 4154
Fax: 06-03-8925 5104
csiwar@ukm.my và rospidah@ukm.my

Tóm tắt
An ninh lương thực là chính sách quan trọng của các nước châu Á mặc dù các nền kinh tế ở đây
đang thay đổi nhanh chóng từ chỗ dựa vào nguồn tài nguyên tự nhiên và nông nghiệp sang các lĩnh
vực công nghiệp và dịch vụ. Lý do chủ yếu khiến đây vẫn là chính sách phát triển vì nó có vai trò
quan trọng đối với nguồn lương thực, thực phẩm liên quan đến cuộc sống của hàng triệu người dân,
đặc biệt là nhóm người nghèo ở nông thôn và để đáp ứng nhu cầu lương thực của dân số thế giới
đang tăng chưa từng có, liên quan đến xuất khẩu phần lương thực dư thừa, các lợi thế về điều kiện
sinh học (như độ màu mỡ của đất đai và nguồn nước) và duy trì các điều kiện cơ sở hạ tầng (hệ
thống thuỷ lợi, đất canh tác và xay xát). Trong khi đó, sinh tồn của khu vực nông thôn, đặc biệt là
của nhóm người nghèo phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động nông nghiệp. Cuộc khủng hoảng lương
thực gần đây đã báo động thế giới và nhiều nước về tình hình bất ổn do thiếu lương thực và tăng vọt
giá lương thực, thực phẩm. Nhóm người bị tác động nhiều nhất là trẻ em, phụ nữ có mang và người
già. Theo FAO, chỉ số giá lương thực năm 2007 đã tăng gần 40% so với 9% một năm trước đó.
Trong các tháng đầu năm 2008 giá cả lại tiếp tục tăng chóng mặt. Các tổ chức quốc tế đã kêu gọi
tình trạng khẩn cấp để thảo luận các vấn đề khủng hoảng và an ninh lương thực để đưa ra các chiến
lược đối phó với các vấn đề này. Có nhiều yếu tố gây ra khủng hoảng, trong đó có: (i) sản xuất
lương thực, nhất là ngũ cốc, trì trệ, (ii) dân số của thế giới ngày một tăng đòi hỏi nhiều và nhiều loại
thực phẩm hơn (iii) đầu tư vào nghiên cứu triển khai thấp và hoạt động này trì trệ (như thiếu các
động lực phát triển các loại cây, con mới), (iv) nhu cầu cao của các ngành công nghiệp sử dụng
nhiên liệu sinh học do tăng giá năng lượng, (v) các thảm hoạ tự nhiên và thay đổi khí hậu (như lốc
xoáy ở Mianma và hạn hán nghiêm trọng ở Ốtxtrâylia). Bài viết này sẽ thảo luận vấn đề an ninh
lương thực của các nước ASEAN, các yếu tố gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay và các đối sách của
Malaixia trước tình hình này.

1
Giáo sư và Nghiên cứu viên chính
2
Nghiên cứu viên

2
1. Mở đầu
Năm 1974, các chính phủ tham dự Hội nghị lương thực thế giới đã tuyên bố rằng "mỗi người
đàn ông, phụ nữ và trẻ em có quyền không thể tách rời được là không bị nghèo đói và suy
dinh dưỡng để phát triển các năng lực tinh thần và thể chất." Hội nghị cũng đặt ra mục tiêu
xoá đói, mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng trong vòng một thập kỷ. Tuy nhiên, do
nhiều lý do trong số đó có thất bại về chính sách và tài chính nên mục tiêu này đã không
hoàn thành. FAO ước tính rằng trừ phi các có các tiến bộ tăng tốc, vẫn sẽ còn khoảng 680
triệu người đói trên thế giới vào năm 2010, trong số đó hơn 250 triệu người sống ở vùng
châu Phi dưới Sahara và Châu Phi (World Food Summit, 1999).
Để đối phó với các thách thức này, Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới (WFS) diễn ra
từ ngày 13 đến 17/11/1996 xác định mục tiêu giảm một nửa số người suy dinh dưỡng kinh
niên trên trái đất vào năm 2015. Mục tiêu này sau đó đã được thông qua tại Hội nghị thượng
đỉnh thiên niên kỷ năm 2000. Năm năm sau đó (tháng 6/2005), tiến trình này được đánh giá
lại và người ta đã kết luận rằng số người đói và thiếu ăn vẫn không giảm. Trong giai đoạn
2001–2003, FAO ước tính rằng vẫn còn khoảng 854 triệu người thiếu ăn trên toàn thế giới:
trong đó 820 triệu ở các nước đang phát triển, 25 triệu ở các nước đang chuyển đổi và 9 triệu
ở các nước công nghiệp hoá (FAO, 2006). Xu hướng này đặt ra nhiều vấn đề cho các tổ chức
quốc tế và các nước liên quan. Mặc dù có các chính sách được thi hành ở các cấp quốc gia
và toàn cầu, số người đói và thiếu ăn đặc biệt là trẻ em, phụ nữ có mang, phụ nữ đang cho
con bú và người già vẫn tiếp tục tăng. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu gần
đây đã đạt tới ngưỡng báo động và đe doạ xoá sạch bảy năm tiến bộ trong cuộc chiến chống
lại nghèo khổ (Ban Ki-moon, 2008).
Loại trừ nghèo đói và đảm bảo an ninh lương thực là trách nhiệm chính của nhà nước đối
với người dân (Vyas, 2002) ở các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Các loại ngũ cốc như
lúa mỳ, ngô và lúa gạo là các nông sản chính và luôn gắn liền với mục tiêu an ninh lương
thực. Ở châu Á, đặc biệt là ở các nước ASEAN, đảm bảo an ninh lương thực vẫn là chính
sách phát triển mặc dù các nền kinh tế ở đây đang chuyển từ việc dựa vào các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Lúa gạo là
nông sản chiến lược của ASEAN. Lý do chủ yếu là lúa gạo đóng vai trò là nguồn lương
thực, liên quan đến cuộc sống của hàng triệu người dân, đặc biệt là nhóm người nghèo ở
nông thôn, liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu lương thực của dân số thế giới đang tăng lên
chưa từng có, xuất khẩu phần lương thực dư thừa, các lợi thế về điều kiện sinh học (như độ
màu mỡ của đất đai và nguồn nước) và duy trì các điều kiện cơ sở hạ tầng (hệ thống thuỷ lợi,
đất canh tác và xay xát). Trong khi đó, sinh tồn của khu vực nông thôn, đặc biệt là của các
nhóm người nghèo phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động nông nghiệp.
Bài này thảo luận các vấn đề đang nổi lên liên quan đến an ninh lương thực, đặc biệt trong
bối cảnh cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay và tăng giá nông sản. Bài viết được
chia làm chín phần chính. Phần một thảo luận khái niệm an ninh lương thực dựa trên nhiều
nguồn tài liệu khác nhau. Phần hai sẽ điểm lại động thái của các chính sách an ninh lương
thực ở châu Á đặc biệt là ở các nước ASEAN, tập trung vào lúa gạo với vai trò là nguồn
lương thực chủ chốt của khu vực này. Phần ba sẽ tìm hiểu các yếu tố gây ra cuộc khủng

3
hoảng nông nghiệp và lương thực toàn cầu hiện nay. Các phần tiếp theo gồm đánh giá tác
động của cuộc khủng hoảng này đối với các nhóm người và nhóm nước, động thái chính
sách trong ngắn hạn và dài hạn, kinh nghiệm của Malaixia đối với các vấn đề về an ninh
lương thực, đặc biệt là đối với lúa gạo, các chính sách và biện pháp của chính phủ Malaixia
nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu và tăng giá lương thực.

2. Khái niệm về an ninh lương thực


An ninh lương thực là khái niệm linh hoạt, được thể hiện khác nhau trong nhiều định nghĩa
của các nghiên cứu và chính sách. Ngay cả một thập kỷ trước thì cũng đã có đến khoảng 200
định nghĩa trong các bài viết được xuất bản (Maxwell & Smith, 1992). Vì thế khái niệm này
được diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Maxwell (1996) cho rằng bất cứ khi nào quan
niệm này được đề cập đến trong tiêu đề của một nghiên cứu thì nên đưa ra các định nghĩa rõ
ràng hoặc ngầm định cho sát với thực tế.
An ninh lương thực là quan niệm chỉ mới xuất hiện vào giữa những năm 70 trong các thảo
luận về tình hình lương thực thế giới và là phản ứng trước cuộc khủng hoảng lương thực
toàn cầu vào thời điểm đó. Quan tâm ban đầu chủ yếu tập trung các vấn đề cung lương thực
- đảm bảo nguồn cung cấp và ở một mức độ nào đó là ổn định giá cả của nguồn thực phẩm
chủ yếu ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Mối quan ngại về cung của các tổ chức quốc tế bắt
nguồn từ việc thay đổi tổ chức của nền kinh tế lương thực toàn cầu và điều này đã gây ra
khủng hoảng. Sau đó đã diễn ra các vòng đàm phán quốc tế dẫn đến việc tổ chức Hội nghị
lương thực thế giới năm 1974 và các hệ thống thể chế mới liên quan đến thông tin, nguồn
lực để đảm bảo an toàn lương thực và các diễn đàn thảo luận chính sách.
Là một trong những khái niệm ứng dụng trong chính sách công, quan niệm về an ninh lương
thực tiếp tục được phát triển để phản ánh được độ phức tạp của các vấn đề chính sách và kỹ
thuật có liên quan (FAO, 2003).
Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới năm 1974 định nghĩa an ninh lương thực là:
“lúc nào cũng có đủ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cơ bản của thế
giới để đảm bảo việc tiêu dùng lương thực, thực phẩm ngày một nhiều hơn
và để bù đắp được những biến động trong sản xuất và giá cả” (UN, 1975).
Năm 1983, FAO mở rộng quan niệm này để tính thêm cả việc đảm bảo cho những người dễ
bị tổn thương tiếp cận được với các nguồn cung cấp sẵn có, hàm ý rằng cần phải quan tâm
đến sự cân bằng giữa cầu và cung trong phương trình an ninh lương thực:
“đảm bảo tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý và kinh
tế đối với nguồn lương thực mà họ cần”.
Sau đó, Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) năm 1986 với tiêu đề “Đói nghèo” đã tập
trung vào tính linh hoạt theo thời gian của mất an ninh lương thực. Báo cáo này đã đưa ra sự
phân biệt giữa mất an ninh lương thực kinh niên, gắn liền với các vấn đề về nghèo khổ lâu
năm hoặc nghèo khổ cơ cấu và thu nhập thấp và mất an ninh lương thực đang chuyển đổi
liên quan đến các giai đoạn khi thảm hoạ thiên nhiên, kinh tế sụp đổ hoặc xung đột gây ra
4
các sức ép lớn; và điều này đã được chấp thuận rộng rãi. Quan niệm về an ninh lương thực
được cụ thể hoá hơn theo nghĩa:
“tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được với đủ lương thực, thực phẩm
để đảm bảo một cuộc sống khoẻ mạnh và năng động.”
Đến giữa những năm 1990, an ninh lương thực được xem là mối quan ngại nghiêm trọng,
trải nhiều cấp độ từ cấp cá nhân lên đến cấp toàn cầu. Tuy nhiên, vấn đề “tiếp cận” trong an
ninh lương thực hiện nay còn bao gồm cả vấn đề có đủ lương thực và điều này cho thấy
người ta vẫn lo ngại về suy dinh dưỡng prôtêin. Việc mở rộng quan niệm bao gồm các khía
cạnh an toàn lương thực, cân bằng dinh dưỡng cũng cho thấy quan ngại về thành phần lương
thực, thực phẩm gồm các điều kiện về dinh dưỡng vi mô và vĩ mô cần thiết cho một cuộc
sống năng động và khoẻ mạnh. Người ta cũng khuyến cáo các hộ gia đình để đảm bảo cho
con em mình có cân bằng dinh dưỡng và thực phẩm, đặc biệt trong giai đoạn phát triển ban
đầu. Các tổ chức quốc tế liên quan đến các vấn đề về lương thực và y tế như Tổ chức nông
lương thế giới (FAO), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Chương trình lương thực thế giới
(WFP), Viện nghiên cứu và chính sách lương thực thế giới (IFPRI) và nhiều tổ chức khác
kêu gọi phát triển nguồn lương thực, thực phẩm cân bằng và đời sống khoẻ mạnh. Người ta
cũng quan tâm nhiều hơn đến sở thích đối với lương thực, thực phẩm theo truyền thống văn
hoá hoặc xã hội. Mức độ phức tạp và cụ thể theo từng hoàn cảnh của an ninh lương thực cho
thấy rằng quan niệm này không còn đơn giản và tự nó không phải là mục đích mà nó là một
loạt các hành động trung gian nhằm đạt được một đời sống năng động và khoẻ mạnh.
Báo cáo phát triển con người của UNDP năm 1994 cổ vũ cho quan niệm về an ninh con
người, bao gồm một loạt khía cạnh trong đó có an ninh lương thực. Quan niệm này cũng liên
quan chặt chẽ đến quan điểm về quyền con người trong phát triển đã có ảnh hưởng đến đến
các thảo luận về an ninh lương thực.
Hội nghị lương thực thế giới năm 1996 sử dụng một khái niệm thậm chí còn phức tạp hơn:
“an ninh lương thực ở các cấp độ cá nhân, gia đình, khu vực và toàn cầu [đạt
được] khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý và kinh
tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng, để đáp
ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích đối với thức ăn, nhằm đảm bảo một cuộc
sống năng động và khoẻ mạnh” (FAO, 1996).
Báo cáo về tình hình mất an ninh lương thực năm 2001 đã chỉnh sửa lại quan niệm này như
sau:
“An ninh lương thực [là] tình trạng khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp
cận được về mặt vật lý, xã hội và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ,
an toàn và đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích đối
với thức ăn nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh”
Đặc biệt, an ninh lương thực có thể được xem là một hiện tượng liên quan đến các cá nhân.
Đây là tình trạng dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình (mục tiêu cuối cùng) và rủi
ro không đạt được tình trạng này thoả đáng hoặc tình trạng thoả đáng này bị suy yếu. Rủi ro
thứ hai phản ánh sự tổn thương của các cá nhân trong bối cảnh này. Các tổn thương có thể
5
xuất hiện như là các hiện tượng kinh niên hoặc tạm thời. Người ta ít quan tâm đến tình trạng
mất an ninh lương thực tạm thời và rủi ro khủng hoảng lương thực. Theo WB năm 1986
“nguyên nhân chính của mất an ninh lương thực tạm thời là thay đổi hàng năm của giá nông
sản quốc tế, nguồn ngoại tệ thu được, sản xuất lương thực trong nước và thu nhập của các hộ
gia đình. Các yếu tố này thường liên quan với nhau. Khả năng của người dân sản xuất hoặc
mua lương thực hoặc các nhu yếu phẩm khác tạm thời giảm sút sẽ làm suy yếu sự phát triển
dài hạn và gây tổn thất về nguồn vốn con người mà phải mất nhiều năm mới phục hồi được
(FAO, 2003).
Trong các định nghĩa về an ninh lương thực có ba biến số riêng biệt ảnh hưởng đến an ninh
lương thực: sẵn có, tiếp cận được và sử dụng. Các biến số này được định nghĩa trên thực tế
như sau:
Sẵn có lương thực: đảm bảo có đủ khối lượng lương thực ở một mức độ chất lượng phù hợp
từ các nguồn sản xuất hoặc đầu vào khác ở trong nước.
Tiếp cận lương thực: khía cạnh tiếp cận lương thực của an ninh lương thực liên quan đến
khả năng của các cá nhân tiếp cận được với nguồn tài nguyên và các tài sản sở hữu khác để
có được một lượng lương thực thích hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng. “Tài sản sở hữu” là
một loạt hàng hoá mà một người có thể thiết lập được quyền kiểm soát đối với chúng trong
bối cảnh luật pháp, chính trị, kinh tế và xã hội của cộng đồng nơi người đó đang sinh sống
(bao gồm cả các quyền truyền thống như sử dụng các nguồn tài nguyên chung). Ở cấp độ
quốc gia, tiếp cận đối với lương thực được tính dựa trên mức giá của lương thực nhập khẩu
và tỷ lệ nguồn chi cho lương thực nhập khẩu so với nguồn thu được từ xuất khẩu lương thực.
Ổn định lương thực: khía cạnh ổn định lương thực hàm ý một dân tộc hoặc một hộ gia đình
hoặc một cá nhân lúc nào cũng phải tiếp cận được với nguồn lương thực phù hợp. Những
người này không gặp phải rủi ro không tiếp cận được với lương thực do các cú sốc bất
thường (như khủng hoảng khí hậu hoặc kinh tế) hoặc các hiện tượng chu kỳ (như mất an
ninh lương thực theo mùa). Bên cạnh các cuộc tranh cãi về khả năng của môi trường có thể
đảm bảo được nhu cầu lương thực toàn cầu thì cũng có các yếu tố mới tác động đến độ ổn
định của nguồn cung lương thực, bao gồm:
• thay đổi khí hậu và các biến động hàng năm và các tác động không thuận đối với ổn
định sản lượng và tăng khả năng mất an ninh lương thực;
• tình trạng suy thoái ở mức độ báo động về môi trường cũng như là tính tự túc của hệ
thống sinh thái và nông-sinh thái toàn cầu;
• tác động của cải cách thương mại đối với giá cả và sản lượng (có thể do thay đổi mùa
vụ), đặc biệt là tác động tiêu cực đến an ninh lương thực ở nông thôn nếu như điều
này làm giảm giá cả thực tế theo hướng bất lợi cho nông dân trong nước
Tiêu dùng lương thực: tiêu dùng lương thực thông qua các chế độ ăn uống hợp lý, nước
sạch, đảm bảo vệ sinh và y tế để đảm bảo dinh dưỡng khi tất cả các nhu cầu tâm sinh lý
được đáp ứng. Điều này khiến cho các yếu tố phi lương thực cũng có vai trò quan trọng đối
với an ninh lương thực.

6
Tóm lại, an ninh lương thực là khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý,
xã hội và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng để đáp
ứng nhu cầu ăn uống và khẩu vị thức ăn nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ
mạnh. Mặc dù trong nhiều năm an ninh lương thực được xem là vấn đề của một số nước
đang phát triển song gần đây nó đã trở thành mối quan tâm toàn cầu. Thay đổi khí hậu nhanh
chóng, nguy cơ khủng hoảng nguồn nước và nhu cầu ngày càng lớn đối với nguồn thịt gia
súc, gia cầm và năng lượng sinh học đang tạo ra những bất ổn mới đối với đảm bảo nguồn
lương thực cho nền kinh tế toàn cầu (AusAid, 2008).

3. Bối cảnh chung của ASEAN


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á còn gọi là ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 ở
Băng Kốc bởi năm thành viên sáng lập là Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái
Lan. Brunây Đaruxalam gia nhập ngày 8/1/1984, Việt Nam ngày 28/7/1995, Lào và Mianma
ngày 23/7/1997 và Campuchia vào 30/4/1999. Tính tới năm 2006, khu vực ASEAN có tổng
số dân khoảng 560 triệu người, tổng diện tích 4,5 triệu km2 và tổng GDP khoảng US$ 1.100
tỷ, tổng thương mại khoảng US$ 1.400 tỷ. Có một điều thú vị về ASEAN là trong số 10
nước thành viên thì có năm nước sản xuất gạo: Thái Lan, Mianma, Việt nam, Campuchia
and Philíppin. Trong đó, Thái lan và Việt nam là các nước sản xuất gạo hàng đầu của thế
giới. Bảng 1 nêu ra một số chỉ số cơ bản của các nước này.
i) Xingapo
Xingapo là nước giàu nhất trong số các nước ASEAN với GDP bình quân đầu người đạt hơn
US$30.000. Hơn nữa, Xingapo là một trong những nền kinh tế công nghiệp, thương mại, tài
chính và tiêu dùng phát triển nhất thế giới. GDP thực tế tăng 7,7% năm 2007 và ước đạt 4%
- 6% trong năm 2008 theo các dự báo chính thức. Xingapo là thị trường tuyệt vời cho nhiều
hàng hoá và dịch vụ của Mỹ và nước này là điểm dừng đầu tiên của bất cứ nhà xuất khẩu
sang châu Á nào. Theo các số liệu điều tra thương mại của Mỹ, năm 2007 đây là thị trường
xuất khẩu lớn thứ 11 và đối tác thương mại lớn thứ 15 của Mỹ. Malaixia là nước nhập khẩu
nhiều nhất của Xingapo, tiếp theo là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Inđônêxia, Hàn
Quốc, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Thái lan và Đức.
ii) Brunây Đaruxalam
Brunây là nước ASEAN nhỏ nhất với diện tích 5.765 km2. Brunây có nguồn tài nguyên dầu
khí, chiếm tới 2/3 GDP danh nghĩa và trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu và thu nhập của
chính phủ. Brunây có dân số ít, chỉ khoảng 357.800 người. Nguồn thu từ dầu khí đem lại cho
số dân ít ỏi của Brunây một mức sống tương đối cao so với các nước ASEAN láng giềng.
Khu vực nông nghiệp của Brunây rất nhỏ, chiếm dưới 1% GDP danh nghĩa năm 2006; nước
này nhập khẩu hơn 80% nhu cầu lương thực của mình. Nghề nông chỉ là công việc bán thời
gian của hầu hết các gia đình ở nông thôn do có nhiều công việc đem lại thu nhập cao hơn.
(www.wto.org/english/tratop_e/tpr_e/s196-04_e.doc).

7
iii) Inđônêxia
Quần đảo này gồm 17.508 hòn đảo. Inđônêxia là nước lớn nhất trong khu vực xét về mặt dân
số và lớn thứ 5 trên thế giới. Với số dân 222 triệu người vào năm 2006, đây là nước có số
dân đứng thứ 4 trên thế giới và nước có đa số dân theo đạo Hồi đông nhất thế giới. Nước này
có đường biên giới chung với Papua New Guinea, Đông Timor và Malaixia. Trong nhiều
năm, Inđônêxia đã có nỗ lực rất lớn nhằm phi tập trung hóa chiến lược phát triển để cải thiện
cuộc sống người dân và xóa nghèo khổ. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề phức tạp, Inđônêxia vẫn
chỉ là một nước nghèo trong khu vực và đang phải chịu ghánh nặng nợ nước ngoài ngày một
nhiều hơn. Mặc dù có số dân đông và có những khu vực có mật độ dân cư cao, Inđônêxia
vẫn có nhiều khu vực hoang dã rộng lớn và là nước có mức độ đa dạng sinh học cao thứ hai
trên thế giới. Mặc dù nước này có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có song hiện vẫn mang
đặc điểm nổi bật là nghèo đói.
iv) Philíppin
Vào đầu những năm 1970, Philíppin là một trong những quốc gia giàu có nhất châu Á, chỉ
sau Nhật Bản và Malaixia, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 5-6%/năm. Sau đó, kinh tế
nước này bắt đầu trượt dốc và trong giai đoạn 1980-85 đã có tốc độ tăng trưởng âm khoảng -
1.88%/năm. Tuy nhiên, kinh tế đã khôi phục lại và vào nửa cuối những năm 1990, tăng
trưởng đã đạt 5%/năm.
v) Malaixia
Malaixia đã tiến hành mở cửa nền kinh tế sau khi giành được độc lập và đã nhận được nhiều
FDI chủ yếu từ Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Á khác. Với GDP bình quân đầu người đạt
mức US$10.318 (năm 2005), nước này từng bước được xem là một nước công nghiệp hóa
mới. Vào trước giữa những năm 1980, kinh tế Malaixia chủ yếu dựa vào khu vực nông
nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay, khu vực nông nghiệp chỉ là động lực tăng
trưởng lớn thứ ba của nước này, đóng góp khoảng 8,2% tổng GDP. Kinh tế Malaixia chủ
yếu do hai khu vực dịch vụ và chế tạo thúc đẩy, chiếm tương ứng 58,1% và 31,4% GDP.
vi) Thái lan
Thái lan có GDP đạt $8,5 nghìn tỷ Bạt, tương đương US$ 627 tỷ. Vì thế nước này là nền
kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á sau Inđônêxia. Tuy nhiên, Thái lan chỉ nằm ở mức giữa trên
thang bậc giàu có ở Đông Nam Á, cụ thể là nước giàu thứ tư nếu tính theo GDP bình quân
đầu người, sau Xingapo, Brunây và Malaixia. Năm 2007, các ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp và ngư nghiệp chỉ đóng góp 11,4% GDP. Thái lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu
thế giới và là nước xuất khẩu tôm lớn. Khoảng 49% lực lượng lao động của nước này làm
nông nghiệp.
vii) Mianma
Nông nghiệp là khu vực kinh tế lớn nhất, chiếm tới 48,4% GDP năm 2004, sau đó là ngành
chế tạo chiếm 11,6%, giao thông vận tải và thông tin liên lạc 10,3%. Nông nghiệp sử dụng
70% lực lượng lao động, dịch vụ chiếm 23%, và công nghiệp chỉ chiếm 7%. Các loại nông
sản chính gồm có gạo, mía đường, lạc và bông. Tài nguyên thiên nhiên gồm dầu lửa, gỗ,
8
nhôm, kẽm, đồng, vônfam, chì, than, đá hoa cương, đá vôi, các loại đá quý, khí ga tự nhiên
và thủy điện. Các ngành công nghiệp chính gồm có đánh bắt cá, chế biến thực phẩm, sả
phẩm gỗ, mỏ, xi măng, phân bón và dệt may.
viii) Lào
So với các nước ASEAN khác (trừ Xingapo và Brunây), Cách mạng Xanh đã được tiến hành
ở Lào muộn, sau gần 20 năm sau khi mang lại lợi ích cho cả châu Á. Cách mạng Xanh đã
giúp cho đất nước nhỏ bé này – một trong những nước nghèo nhất châu Á – nền tảng an ninh
lương thực cần cho phát triển kinh tế trong tương lai. Trong giai đoạn 1990 - 2004, sản xuất
gạo của Lào đã tăng từ 1,5 triệu tấn lên 2,5 triệu tấn – với mức tăng bình quân hơn 5%/năm,
giúp cho đất nước kém phát triển nhỏ bé này trở thành một trong những nước đi đầu châu Á
trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển lúa gạo.
ix) Việt nam
Việt nam trở thành thành viên của ASEAN vào tháng 7 năm 1995. Việt nam vẫn còn là một
nước tương đối nghèo với tăng trưởng thực tế đạt mức 8,5%/năm. Ước tính lạm phát năm
2006 là 7,5%. Nghèo khổ sâu, được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm dân số sống dưới mức
$1/ngày, đã giảm mạnh và hiện tại còn thấp hơn mức của Trung Quốc, Ấn Độ và Philíppin.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam đã phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa, thi hành tập
thể hóa các trang trại, nhà máy và nguồn vốn và đưa hàng triệu người vào làm việc trong các
chương trình của chính phủ. Nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên vẫn là lĩnh vực chủ yếu
của nền kinh tế, chiếm 20,25% GDP năm 2007.
x) Campuchia
Vương quốc Cambodia, trước đây là Kampuchea, có số dân trên 14 triệu người. Năm 2006,
GDP của Campuchia tăng trưởng 10,8%, đạt US$7,265 tỷ và GDP bình quân đầu người đạt
US$513. Năm 2006, lạm phát là 2,6%, ước tính lạm phát năm 2007 tăng lên là 6,2%. Trồng
lúa gạo có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh
song vẫn còn thấp so với các nước khác trong khu vực. Phần lớn các hộ gia đình nông thôn
lệ thuộc vào nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan. Gạo, cá, gỗ, dệt may và cao su là các sản
phẩm xuất khẩu chính của Campuchia.

9
Bảng 1: Một số chỉ số cơ bản của ASEAN
Tăng GDP bình quân đầu Thương mại hang hóa6/ FDI7/
trưởng người theo giá hiện tại
Tộng diện Tổng dân Mật độ GDP theo giá Tổng kim
dân số
tích số 3/ dân số3/ hiện tại4/ Xuất khẩu Nhập khẩu ngạch thương
hang
Nước năm3/ mại

Người/km
km2 nghìn 2 % Triệu US$ US$ US$ PPP 5/
Triệu US$ Triệu US$ Triệu US$ Triệu US$ Triệu US$

2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2006 2006 2006 2005 2006
Brunây
5,765 396 69 3.5 12,317.0 31,076.1 25,191.4 7,619.4 1,488.9 9,108.3 288.5 433.5
Đaruxalam
1
Campuchia
/ 181,035 14,475 80 2.2 8,662.3 598.4 3,777.9 3,514.4 2,923.0 6,437.4 381.2 483.2

Inđônêxia 1,890,754 224,905 119 1.2 431,717.7 1,919.6 4,931.0 100,798.6 61,065.5 161,864.1 8,336.0 5,556.2
Lào 236,800 5,608 24 2.8 4,128.1 736.1 2,839.5 402.7 587.5 990.2 27.7 187.4
Malaixia 330,252 27,174 82 2.0 186,960.7 6,880.2 14,256.4 157,226.9 128,316.1 285,543.0 3,964.8 6,059.7
Mianma2/ 676,577 58,605 87 2.3 12,632.7 215.6 2,193.2 3,514.8 2,115.5 5,630.3 235.9 143.0
Philíppin 300,000 88,875 296 2.0 146,894.8 1,652.8 5,918.2 47,410.1 51,773.7 99,183.8 1,854.0 2,345.0
Xingapo 704 4,589 6,518 2.3 161,546.6 35,206.1 37,359.9 271,607.9 238,482.0 510,089.9 15,001.9 24,055.4
Thái lan 513,120 65,694 128 4.6 245,701.9 3,740.1 10,677.7 121,579.5 127,108.8 248,688.3 8,957.0 10,756.1
Việt Nam 329,315 85,205 259 1.2 71,292.1 836.7 3,835.7 37,033.7 40,236.8 77,270.5 2,020.8 2,360.0
ASEAN 4,464,322 575,525 129 1.9 1,281,853.9 2,227.3 5,961.9 750,708.0 654,097.8 1,404,805.8 41,067.8 52,379.5

Nguồn: ASEAN web site (http://www.aseansec.org/19226.htm)


Notes
1/ GDP bình quân đầu người được tính sơ bộ dựa trên số liệu mới nhất/sửa đổi về GDP mà Campuchia gửi ngày 16/7/2007 và ước tính sô dân của NIS (Điều tra
dân số liên hệ thống năm 2004)
2/ GDP của Mianma được tính dựa theo năm tài chính Tháng 4 (năm trước) – Tháng 3 (năm sau), sử dụng tỷ giá hối đoái của IMF WEO, tháng 10/2007 là Kyats
1274/US$ (tỷ giá chính thức là Kyats 5.72/US$)
3/ Dựa trên số liệu giữa năm về dân số của AMC, tháng 11/2007
4/ GDP năm 2007 của Lào và Mianam ước tính dựa trên mức tăng trưởng GDP mà IMF-WEO đưa ra tháng 10/2007
5/ Tính lại dựa trên số liệu của IMF WEO tháng 10/2007 và số liệu thực tế của đất nước
6/ Dựa trên số liệu thực tế ngày 18/7/2007
7/ Số liệu bao gồm các khoản cho vay cố phiếu và liên công ty. Brunây, Campuchia, Malaixia, and Inđônêxia (2004-2006 Quý 1), Philíppin (1999-2006 Quý 1) và
Mianma và Việt Nam (2003-2005) bao gồm tái đầu tư. Inđônêxia (2005), Philíppin (2005), Xingapo (2002-2005) và Thái lan (2001-2005) được tính toán lại do
các điều tra (khảo sát) về cán cân thanh toán ở các nước này.

11
4. An ninh lương thực ở các nước ASEAN
Đảm bảo an ninh lương thực ở cấp độ quốc gia và hộ gia đình là ưu tiên hàng đầu
của nhiều nước châu Á vì cuộc sống tốt đẹp hơn của những người nghèo và vì ổn
định chính trị. Lúa gạo là một trong những hàng hoá quan trọng nhất ở châu Á,
đặc biệt là ở những nước nghèo. Lúa gạo chiếm trên 70% lượng calo của người
dân Miama và Bănglađét và khoảng gần 2/3 đối với người dân Việt Nam. Ngay cả
đối với những nước tương đối giàu có hơn như Malaixia, Thái lan và Inđônêxia thì
lúa gạo vẫn chiếm gần 50% lượng calo (FAO, 1999 in Dawe, 2001). Theo Báo cáo
phát triển con người (UNDP, 1997), 70% của tổng số 1,3 tỷ người nghèo trên thế
giới sống ở châu Ám nơi gạo là nguồn lương thực chủ yếu hàng ngày (Bảng 2).
Lúa gạo ở châu Á được sản xuất bởi hàng triệu nông dân (đây cũng là đối tượng
tiêu dùng). Gạo cũng quan trọng đối với hàng triệu hộ gia đình nông dân nhỏ khác
đang canh tác trên hàng triệu hécta đất rải rác trong khu vực và đối với nhiều
người lao động không có đất khác đang làm thuê tại những trang trại này. Nghiên
cứu của FAO-WB (FAO, 2001) ước tính 80% dân số nông nghiệp ở châu Á liên
quan đến các hệ thống nông nghiệp dựa vào lúa gạo và chủ yếu là những người
nông dân nhỏ. Khoảng 50% diện tích nông nghiệp của châu Á trồng lúa. Năng suất
trong nông nghiệp đã tăng mạnh nhờ Cách mạng Xanh diễn ra vào đầu những năm
1970 và 1980 và tiếp tục tăng sau thời kỳ này (Bảng 3). Nhiều nước đã chuyển từ
chỗ là nước nhập khẩu nông nghiệp ròng sang tự túc và thậm chí là nước xuất
khẩu ròng (trong ASEAN là các nước Việt nam, Mianma và Thái lan).
Bên cạnh các chính sách thúc đẩy sản xuất, nhiều chính sách về giá cả và can thiệp
thị trường cũng được thường xuyên ban hành nhằm ổn định giá cả và đảm bảo
nguồn cung lương thực ổn định cho người tiêu dùng, nhất là nguồn lương thực
chính như gạo. Ngoài ra còn có các chính sách nhằm thúc đẩy giáo dục và nhân
thức dinh dưỡng.
Các công cụ chủ chốt được sử dụng nhằm đảm bảo an ninh lương thực bao gồm:
các biện pháp củng cố cung (bằng cách thúc đẩy sản xuất trong nước và nhập
khẩu); một loạt các biện pháp trợ cấp đầu vào để giữ chi phí thấp và kiểm soát giá
đầu ra giúp người tiêu dùng (nhất là người tiêu dùng thành thị) có được lương thực
ở mức giá hợp lý. Các chính sách kinh tế và cơ chế thị trường được sử dụng nhiều
hơn các biện pháp can thiệp hành chính trong việc đảm bảo nguồn cung lương
thực cho người nghèo, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt. Một mục tiêu chính
sách lớn khác là ổn định giá gạo - mục tiêu này rất quan trọng trong bối cảnh giá
gạo thế giới dao động mạnh. Giá gạo thế giới đã biến động mạnh trong thập kỷ 70
và 80; hệ số dao động là 39%. Ngược lại, trong cùng thời kỳ hệ số dao động này
của Inđônêxia, Philíppin và Thái lan lần lượt là 19%, 25% và 13%. Điều này cho
thấy chính sách ổn định giá của các nước Đông Nam Á tương rất thành công
(được trình bày dưới đây).
Bảng 2: Tiêu dùng gạo ở một số nước châu Á
Nước Tiêu dùng Tiêu dùng bình quân đầu người Thay đổi dân số (%)
gạo (kg/người/năm)
1999-2001 1970-72 1989-91 1999- 1970-2000 2000-
(tấn) 2001 2030
Các nước ASEAN
Inđônêxia 31.62 105 147 149 77 33
Việt nam 13.03 157 154 167 82 41
Mianma 9.71 160 209 203 78 31
Philíppin 7.65 86 96 101 107 49
Thái lan 6.83 152 110 109 74 27
Campuchia 2.03 163 158 155 89 82
Malaixia 1.96 123 81 88 105 48
Các nước châu Á khác
Trung Quốc 113.51 79 93 89 54 17
Ấn Độ 76.45 69 79 76 82 40
Bănglađét 21.37 150 153 155 94 43
Nhật Bản 7.53 89 65 59 22 -5
Hàn Quốc 4.12 119 104 88 46 12
Nêpan 2.27 82 106 99 94 81
Pakítxtan 1.78 29 14 13 128 93
Sri Lanca 1.77 95 93 94 54 21
CHDCND 1.73 82 73 78 55 19
Triều Tiên
Iran 1.89 25 31 27 144 49
Các tiểu vương 0.79 23 27 39 254 120
quốc Ả Rập
Nguồn: FAOSTAT database, FAO, 2004

13
Bảng 3: Các nước sản xuất gạo hàng đầu, Một số giai đoạn, với mức sản xuất
bình quân trong mỗi giai đoạn (triệu tấn gạo)

Nước 1950-1964 1965-1981 1985-1998


Trung Quốc 73.5 120.4 184.8
Ấn Độ 44.8 64.7 111.1
Inđônêxia 11.3 21.3 45.5
Bănglađét 12.6 17.6 26.1
Việt nam 7.6 10.3 21.3
Thái lan 9.3 14.3 20.5
Mianma 6.4 9.2 15.4
Nhật Bản 14.2 16.0 12.9
Braxin 4.2 7.5 9.7
Philíppin 3.4 5.8 9.7
Hàn Quốc 4.0 6.2 7.521.64
Thế giới 215.0 331.0 521.6
Tỷ lệ so với thế giới
5 nước nhiều nhất 73 73 75
10 nước nhiều nhất 87 87 88
Nguồn: Palacpac (1977) for 1950-1960, FAO. Stat on-line electronic database (2002) for
1961-1998 in Dawe, 2002

Inđônêxia bảo hộ nền nông nghiệp, chủ yếu là lúa (cạn) bằng các chính sách trợ
cấp đầu vào (chủ yếu đối với phân bón, các loại hạt giống hiện đại, thuốc diệt
khuẩn và thuốc trừ sâu). Nước này đã thành lập Cục hậu cần quốc gia (BULOG)
để tìm kiếm các thị trường cho xuất khẩu gạo (nhằm tránh giảm sút lượng bán ra)
và định ra “giá sàn” cần phải trả cho nông dân. Kể từ năm 1970, BULOG đã có
chính sách tích cực nhằm đảm bảo mức giá hỗ trợ tối thiểu. Chương trình này
được tiến hành thông qua các hợp tác xã ở cấp làng (KUD). Sản lượng của KUDs
được BULOG tích trữ và được sử dụng nhằm phòng ngừa tình trạng khan hiếm và
tiến hành các biện pháp thị trường mở để điều tiết giá cả. Tỷ lệ bảo hộ giá gạo (thí
dụ chênh lệch giữa giá gạo trong và ngoài nước), được thiết lập chủ yếu thông qua
các cơ chế hỗ trợ giá, là 19% trong thập kỷ 80 và 9% trong thập kỷ 90. Vì vậy, sau
khi thu nhập tăng và sản lượng nông nghiệp tăng trưởng ở mức hợp lý thì nước
này đã chuyển sang tập trung vào cạnh tranh quốc tế. Từ góc độ của người mua
lương thực ròng, đặc biệt là người nghèo, mối quan hệ tích cực giữa các chính
sách giảm chi phí sản xuất (nâng cao sản lượng mùa vụ, trợ cấp đầu vào v.v...) và
giảm giá gạo tương đối giúp người dân tiếp cận với nguồn lương thực tốt hơn
(Anderson and Pangestu, 1995).

14
Ở Philíppin, chính phủ đã can thiệp vào thị trường nông nghiệp và cố định giá cả,
chủ yếu để giảm thiểu tác động tiêu cực thí dụ như của “sốc giá,” đối với người
tiêu dùng và nhà sản xuất. Tuy nhiên, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt,
Philíppin không đề ra các mục tiêu phân phối lương thực nhằm vào người nghèo.
Giá gạo trong nước ở Philíppin trong suốt thập kỷ 70 và 80 chủ yếu được quy định
ở mức thấp hơn giá bên ngoài nhờ các trợ cấp đầu vào (đối với phân bón, tín dụng
và các đầu vào khác) và chiến lược “thu gom và bán ra” của chính phủ. Tác động
đối với thu nhập của người nghèo của các biện pháp can thiệp như vậy ước đạt
5,48% còn đối với nhóm người có mức thu nhập thấp trung bình là 3,83%; đối với
nhóm người có thu nhập trên mức trung bình là 2,75%; và đối với người giàu là
1,36% (Ponciano and Power 1991). Các biện pháp bảo hộ đối với sản xuất gạo
được giảm dần vào những năm 1990 khi các hàng rào thương mại được dỡ bỏ từng
bước.

5. An ninh lương thực: Khủng hoảng lương thực hiện nay và


tăng giá nông sản
Phần này sẽ thảo luận các yếu tố làm tăng giá lương thực và các nông sản khác
dựa trên thực tế và các nguồn thông tin. Giá lương thực tăng vọt trong một vài
năm trước đã gây ra lo ngại về tình trạng lương thực và dinh dưỡng của người
nghèo ở các nước đang phát triển, về lạm phát và - ở một số nước là về dân biến
(von Braun, 2008). 800 triệu người hiện đang bị thiếu đói kinh niên và giá lương
thực cao hơn có thể gây ra tác động nghiêm trọng. Theo Chỉ số nghèo đói toàn cầu
năm 2008 (GHI), Cộng hoà dân chủ Công gô có chỉ số GHI thấp nhất, tiếp theo là
Êritơria, Burundi, Nigiêria, Sierra Leone, Libêria và Êtiôpia (IFPRI, 2008).
Trong ba tháng đầu năm 2008, giá quốc tế danh nghĩa của tất cả mặt hàng lương
thực chủ chốt đã tăng cao nhất trong gần 50 năm còn giá thực tế tăng cao nhất
trong vòng 30 năm trở lại đây. Mặc dù tình trạng thị trường lương thực của các
nước khác nhau có khác nhau và diễn biến trong tương lai vẫn còn chưa chắc chắn
song các dự báo tốt nhất cho thấy giá lương thực tiếp tục còn cao trong vài năm tới
và giá lương thực cao sẽ tác động đến hầu hết các thị trường của các nước đang
phát triển (FAO, 2008).
Kể từ năm 2003, giá ngô và gạo thế giới đã tăng hơn gấp đôi (Hình 1). Giá gạo
tăng ở mức chưa từng thấy và gấp đôi chỉ trong vòng 4 tháng trở lại đây. Các mặt
hàng nông sản khác như sữa, thịt gia cầm, dầu cọ, sắn cũng tăng giá. Kể từ đầu
năm 2003, giá bơ và sữa đã tăng gấp 3 lần và giá thịt gia cầm tăng gấp hai lần.
Nếu điều chỉnh theo lạm phát và theo mức mất giá của đồng Đôla Mỹ (thí dụ so
với đồng EURO) thì giá lương thực tăng ít hơn song vẫn còn là nhiều. Điều này
ảnh hưởng đến sức mua của nhóm người nghèo. Một số tác động kiểu này được
thể hiện qua việc giảm tỷ lệ tiền công của lao động không có tay nghề so với giá
lương thực. Theo phân tích về kịch bản toàn cầu của IFPRI, giá nông sản toàn cầu

15
cao chưa thể giảm xuống mức của giai đoạn 2000–03 và thậm chí còn có thể tăng
cao hơn (von Braun và những người khác, 2008).
5.1 Dân số tăng
Tăng dân số thế giới cũng làm tăng nhu cầu lương thực, đặc biệt đối với ngũ cốc.
Năm 1950, dân số thế giới là 2,5 tỷ người, tăng lên 4,1 tỷ năm 1975 và 6,1 tỷ năm
2000. Ước tính, dân số thế giới sẽ tăng lên đến 8 tỷ người vào năm 2025 và 9,2 tỷ
vào năm 2050. Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi dưới Sahara là các khu vực có tỷ
lệ tăng dân số cao.
Tại các nước châu Phi, xu hướng tiêu dùng lương thực đã chuyển từ lúa mỳ sang
gạo do giá lúa mỳ tăng. Liên quan đến yếu tố này, dân số tăng và tăng tỷ trọng của
gạo trong hàm lượng calo đã làm tăng nhập khẩu nông sản của các nước châu Phi.
Thí dụ, gạo chỉ chiếm 2% hàm lượng calo của người dân Nigiêria vào thập kỷ 60,
song đã tăng lên 9% vào cuối thập kỷ 90. Mức tăng này còn lớn hơn ở Mauritania
và Mali, với gạo chiếm trên 1/5 hàm lượng calo hiện nay so với ít hơn 10% vào
cuối thập kỷ 60. Tại các nước như Xênêgan, Bờ biển Ngà, Guinê và Guinê Bítxao,
tầm quan trọng của gạo trong bữa ăn cũng tăng lên. Tuy nhiên, ở Trung Đông như
Các tiểu vương quốc Ả rập và Iran, tăng nhập khẩu chủ yếu là do tăng dân số và tỷ
lệ gạo trong hàm lượng calo không khác mấy so với trước khi các nước này gia
nhập OPEC. Tỷ lệ gạo trong hàm lượng calo của người dân I rắc có tăng một chút
song không nhiều như các nước châu Phi (Dawe, 2004).

Hình 1: Giá hàng hoá thế giới, tháng 1/2000 – tháng 4/2008
Nguồn: điều chỉnh từ Von Braun, 2008

16
5.2 Trì trệ sản xuất và tích trữ
Về mặt cung, sản xuất toàn cầu chậm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng. Tuy nhiên, sản
xuất chỉ tăng chậm ở các nước xuất khẩu lúa gạo hoặc đạt dư thừa lúa gạo truyền thống.
Năm 2006, sản xuất ngũ cốc của thế giới đạt khoảng 2 tỷ tấn, ít hơn mức của năm 2005 là
2,4% (Hình 2). Sản lượng giảm sút ở Ốtxtrâylia do hạn hán nghiêm trọng và trì trệ ở
Trung Quốc, EU, Ấn Độ và Mỹ. Ước tính sản lượng sẽ phục hồi một mức nào đó trong
năm 2008 song tăng trưởng năng suất toàn phần của nông nghiệp như trước đây là quá
thấp để đáp ứng tăng cầu. Mặc dù, nguồn cung lương thực toàn cầu tăng từ 1 đến 2% khi
giá tăng 10% (von Braun và những người khác, 2008c) song vẫn chưa thể biết được trong
tình trạng giá cao thì phản ứng của người nông dân sẽ mạnh mẽ đến mức nào. Nông dân
ở các nước nông nghiệp truyền thống (như Thái lan, Việt nam, Mianma, Trung Quốc, Ấn
Độ và Braxin) là những nước có hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc, dịch vụ phát triển và
chính phủ có năng lực có thể phản ứng nhanh song nông dân ở châu Phi có thể bị bỏ lại
đằng sau nhiều hơn nữa. Ở một số khu vực như Trung Á, Đông Âu và Nga, giá lương
thực cao như hiện nay là yếu tố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (đem theo các hỗ trợ
về kỹ thuật, quản lý và tiếp thị) vào lĩnh vực nông nghiệp song vẫn chưa có kết quả về
sản lượng.

Hình 2: Sản xuất ngũ cốc của thế giới, 2000-2007 (triệu tấn)
Nguồn: von Braun, 2008

17
Hình 3: Dự trữ ngũ cốc của thế giới, 2000-2007
Nguồn: von Braun, 2008

Hình 4: Dự trữ lúa gạo, 1990-2007


Nguồn: IRRI, 2008

18
Năm 2006, dự trữ ngũ cốc, đặc biệt là lúa mỳ, của thế giới ở mức thấp nhất kể từ đầu thập
kỷ 80. Nguồn dự trữ của Trung Quốc, chiếm khoảng 40% tổng lượng dự trữ của thế giới,
giảm mạnh trong giai đoạn 2000 – 2004 và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi trong những
năm gần đây (Hình 3). Các diễn biến ngắn hạn và dài hạn về tình hình lúa gạo cũng là
nguyên nhân gây nên khủng hoảng. Giá gạo tăng liên tục trong vòng 7-8 năm qua cho
thấy về cơ bản chúng ta đang tiêu dùng nhiều hơn số lượng được sản xuất ra. Mất cân
bằng giữa cung và cầu còn được biểu hiện bởi giảm dự trữ lúa gạo. Trên thực tế, dự trữ
lúa gạo đã giảm nhanh chóng và hiện ở mức thấp nhất kể từ năm 1988 (Hình 4). Giảm sút
dự trữ này đã kiềm chế mức tăng giá gạo có thể đã xảy ra nhanh hơn song dự trữ lúa gạo
thấp như hiện nay lại làm giảm hiệu quả kiềm chế này và tăng rủi ro tăng mạnh giá gạo
trong tương lai (IRRI, 2008).

5.3 Xu hướng sản xuất nhiên liệu sinh học


Thị trường nhiên liệu sinh học mới nổi là một nguồn nhu cầu mới và quan trọng đối với
một số hàng hóa nông nghiệp như đường, ngô, sắn, các hạt có dầu, và cọ dầu. Tăng cầu
đối với các hàng hóa này là một trong những yếu tố chủ chốt làm tăng giá trên thị trường
thế giới và làm tăng giá lương thực. Các mặt hàng này vốn chủ yếu được sử dụng làm
thực phẩm và/hoặc thức ăn cho gia súc/gia cầm nay được trồng làm nguyên liệu thô cho
sản xuất nhiên liệu sinh học. Nghiên cứu của IFPRI cho thấy sản xuất nhiên liệu sinh học
chiếm đến 30% tăng giá ngũ cốc bình quân trong giai đoạn 2000 - 2007 (von Braun,
2008c).
Trong khi đó, giá dầu mỏ đã tăng đến 19% chỉ trong tháng 2/2008 và đạt mức đỉnh là
UDS160. Vì thế, chuyển các lọai sản phẩm lương thực sang làm nguyên liệu cho sản xuất
nhiên liệu sinh học sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn. Ngoài ra, các khoản trợ cấp mới cho
nhiên liệu sinh học cũng khuyến khích việc làm này. Năm 2007, Mỹ đã thu hoạch được
vụ ngô kỷ lục song 1/3 sản lượng lại được dùng làm sản xuất ethanol.
Cũng giống nhu Inđônêxia và Thái lan, Malaixia có vai trò quan trọng trong sản xuất các
nguồn năng lượng thay thế. Cả Malaixia và Inđônêxia là những nước sản xuất dầu cọ lớn
của thế giới. Thái lan không sản xuất nhiều dầu cọ song lại là nước xuất khẩu sắn lớn
nhất. Cả ba nước này đều sản xuất mía và cây jatropha có thể được sử dụng làm nhiên
liệu sinh học.
Trong chính sách nhiên liệu sinh học, Inđônêxia ưu tiên sử dụng dầu cọ làm nguyên liệu,
với mục tiêu đạt 62 triệu lít. Jatropha là nguồn nguyên liệu thứ hai. Năm 2006, Inđônêxia
thông qua Chính sách nhiên liệu sinh học quốc gia (Malaixia đã thông qua tháng 8/2005).
Mục đích của chính sách này là khuyến khích sản xuất và sử dụng diesel sinh học được
sản xuất từ cọ dầu như một nguồn năng lượng thay thế thân thiện với môi trường và như
là một biện pháp nhằm giữ giá cầu cọ ổn định ở mức cao. Chính phủ cũng muốn cung cấp
nhiên liệu cho giao thông vận tải trong nước rồi tiếp đó hướng tới mục tiêu xuất khẩu
diesel sinh học chủ yếu sang thị trường châu Âu.

19
5.4 Thay đổi khí hậu
Báo cáo phát triển con người của UNDP nêu rõ “thay đổi khí hậu là thách thức đối với sự
phát triển của con người trong thế kỷ 21. Thất bại không đối phó được với thách thức này
sẽ cản trở và sau đó đảo ngược các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm giảm nghèo
khổ…Trong tương lai, không một quốc gia nào – bất kể giàu nghèo – có thể tránh khỏi
tác động của việc trái đất nóng lên.”
Các rủi ro về thay đổi khí hậu sẽ có tác động tiêu cực đến sản xuất lương thực và làm
tăng thách thức đáp ứng nhu cầu lương thực toàn cầu. Hậu quả là người ta ước tính nhiều
nước đang phát triển sẽ phải tăng lệ thuộc vào nhập khẩu lương thực (IPCC 2007). Tăng
nhiệt độ khí quyển khiến cho rủi ro hạn hán và lũ lụt cao hơn và gây ra mất mùa. Sản
lượng ngũ cốc ước sẽ giảm sút tại hơn 40 nước đang phát triển, chủ yếu ở vùng châu Phi
dưới Sahara, với mức bình quân khoảng 15% vào năm 2080 (Fischer et al. 2005). Các
ước tính khác cho rằng mặc dù tác động toàn phần đối với sản xuất ngũ cốc trong giai
đoạn 1990 – 2080 có thể nhỏ (sản lượng có thể chỉ giảm dưới 1%) song mức giảm này ở
Nam Á có thể lên tới 22% (Bảng 4). Tổng sản lượng ở Ốtxtrâylia và Canađa có thể giảm
1/5, và sản lượng của nhiều nước khác có xu hướng giảm, thậm chí còn hơn mức thông
thường (FAO, 2008). Ngược lại, các nước phát triển và Mỹ Latinh ước sẽ có lợi. Các
nước này có thể phản ứng nhanh nhạy nhờ đã áp dụng các yếu tố đầu vào, cơ sở hạ tầng,
tiếp thị và cơ chế quản lý tiên tiến và hiện đại. Sản xuất ngô của Mỹ ước tính sẽ tăng
trong bối cảnh giá tăng. Tác động đối với sản xuất ngũ cốc cũng sẽ tùy theo lọai sản
phẩm. Các ước tính cho rằng hầu như sẽ không còn đất đai phù hợp cho trồng lúa mỳ ở
châu Phi. Việc sử dụng đất đai toàn cầu ước tính cũng sẽ chỉ tăng rất ít khoảng ít hơn 1%
do thay đổi khí hậu. Ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt ở châu Phi, diện tích đất đai
khô cằn sẽ tăng lên tới 8% vào năm 2080 (Fischer và những người khác, 2005).
Bảng 4: Dự báo tác động của thay đổi khí hậu đối với sản xuất ngũ cốc toàn cầu
Khu vực 1990-2080 (% thay đổi)
Thế giới -0.6 to -0.9
Các nước phát triển 2.7 to 9.0
Các nước đang phát triển -3.3 to -7.2
Đông Nam Á -2.5 to -7.8
Nam Á -18.2 to -22.1
Châu Phi dưới Sahara -3.9 to -7.5
Mỹ Latinh 5.2 to 12.5
Nguồn: Dựa theo von Braun, 2007

5.5 Giảm sút đầu tư


Trong thập kỷ 70, các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đã đầu tư và giành cho lĩnh
vực nghiên cứu nông nghiệp tương đối nhiều ưu tiên. Thí dụ, tại châu Á, chi tiêu ngân

20
sách thực tế cho hoạt động nghiên cứu và triển khai nông nghiệp tăng bình quân 8,7/năm.
Tuy nhiên, trong thập kỷ 80, chi tiêu thực tế ở châu Á giảm xuống còn 6,2%/năm. Chi
tiêu của châu Phi dưới Sahara thậm chí còn thấp hơn nữa, từ 2,5%/năm trong thập kỷ 70
xuống còn 0,8% trong thập kỷ 80. Tăng trưởng đầu tư của các nước phát triển cũng giảm,
từ 2,7%/năm trong thập kỷ 70 xuống còn 1,7%/năm trong thập kỷ 80 (Alston, Pardey, và
Smith 1998). Do thiếu đầu tư vào hoạt động nghiên cứu để phát triển các công nghệ cao
sản và các tập quán quản lý nông nghiệp bền vững khiến cho tăng sản lượng bị trì trệ và
độ màu mỡ của đất bị suy thoái đến mức độ khó phục hồi.
Đầu tư vào hệ thống thủy lợi cũng giảm từ đỉnh cao trong cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ
80. Cả mức đầu tư chính phủ hàng năm và viện trợ/cho vay của các tổ chức phát triển
quốc tế nhằm phát triển hệ thống thủy lợi đều giảm sút. Nhiều yếu tố gây ra giảm sút đầu
tư vào hệ thống thủy lợi, bao gồm đầu tư không hiệu quả trước đây, còn ít khu vực thủy
lợi cần ít vốn đầu tư, tăng chi phí vốn cho việc xây dựng các hệ thống thủy lợi mới và các
mối quan ngại về môi trường như mở rộng diện tích muối hóa (Rosegrant and Pingali
1994; Rosegrant and Svendsen 1993).
Xu hướng này cũng diễn ra ở châu Á. Đầu tư vào nông nghiệp liên tục giảm sút trên thực
tế. Đầu tư của chính phủ cho nghiên cứu nông nghiệp ở châu Á tăng bình quân 3,9%/năm
trong thập kỷ 90 so với 4,3%/năm trong thập kỷ trước. Trong năm 2000, tổng mật độ
nghiên cứu của nhà nước, tính bằng tỷ lệ phần trăm của GDP nông nghiệp đầu tư cho
nghiên cứu nông nghiệp, chỉ đạt mức thấp 0,53 ở toàn bộ các nước đang phát triển.

6. Tác động đối với tăng giá lương thực và các sản phẩm nông
nghiệp
6.1 Tác động đối với các nhóm người/nước có thu nhập thấp
Đối với một số nước, tăng nhập khẩu lương thực có thể làm cho tăng thâm hụt tài khoản
vãng lai và tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô khác như tỷ giá hối đoái, dự trữ của
ngân hàng hoặc làm tăng nợ.
Giá lương thực cao làm thâm hụt thu nhập của người nghèo là đối tượng có tỷ lệ chi tiêu
cho lương thực nhiều hơn người giàu. Hơn nữa, các sản phẩm ngũ cốc như ngô và gạo lại
thường là nguồn lương thực chính của những người nghèo nhất, chiếm đến 63% lượng
calo ở các nước châu Á có thu nhập thấp, gần 50% ở châu Phi dưới Sahara và 43% ở các
nước châu Mỹ Latinh có thu nhập thấp. Ở Bănglađét, gạo chiếm gần 40% chi tiêu của 3/5
số dân thành thị nghèo nhất (Bangladesh Bureau of Statistics, 1998 in Dawe, 2004). Theo
nghiên cứu của Cục nghiên cứu kinh tế của Bộ nông nghiệp Mỹ thì 5 nước có thu nhập
thấp (Burundi, Êritơria, Haiti, Libêria và Zimbabuê là những nơi mà người dân tiêu thụ
mức dưới 2.200 calo/ngày) nhập khẩu hơn 40% lương thực. Giá lương thực tăng vọt có
thể gây ra nạn đói cho những người không đủ tiền để đối phó với giá cả cao hoặc với
những khó khăn nghiêm trọng. Ngay cả khi tăng giá không làm giảm tiêu dùng gạo thì
tác động thu nhập sẽ làm giảm tiêu thụ các mặt hàng lương thực, thực phẩm khác có hàm
lượng protein, vitamin và khoáng chất cao như thị và sữa. Các chi phí cho dịch vụ xã hội
như giáo dục và y tế cũng sẽ giảm. Cắt giảm tiêu dùng lương thực có thể gây ra các vấn

21
đề như còi cọc và thiếu máu ảnh hưởng lâu dài, đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ có
mang.
Ở các nước ASEAN, tình hình không nghiêm trọng vì đây là các nước sản xuất ngũ cốc,
nhất là gạo. Giá lương thực tăng trên thị trường thế giới là cơ hội cho những nước này
nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, cần ghi nhớ rằng những người nông dân nghèo cũng là
những người mua các sản phẩm nông nghiệp khác ròng mà giá cả cũng đã tăng. Trong
thời kỳ bất ổn (hạn hán nghiêm trọng, mất mùa do dịch bệnh), nông dân bị ảnh hưởng do
giá lương thực tăng vọt do thiếu cung. Cùng lúc, các hàng hóa nông nghiệp tăng giá cũng
làm tăng giá các yếu tố đầu vào, thuê đất và tiền công lao động.
6.2 Bất ổn chính trị và xã hội
Bất ổn giá lương thực đẩy thế giới đặc biệt là những nước nghèo và các nước nhập khẩu
ròng vào bất ổn chính trị xã hội. Các cuộc biểu tình trên đường phố liên quan đến lương
thực và nông nghiệp đã xuất hiện ở trên 50 nước từ tháng 1/2007 cho đến tháng 6/2008.
Các cuộc biểu tình về tăng giá lương thực và nông sản ở nhiều nước đã gây ra các thiệt
hại về tài sản và tính mạng. Các nước như Haiti, Mauritania, Marốc, Xênêgan,
Udơbêkítxtan và Yêmen đã phải đối mặt với tình trạng bạo lực cao do thiếu lương thực
và một số nước đã gặp nạn đói.

6.3 Cơ hội cho nông dân


Giá lương thực cao tạo ra cơ hội vàng cho nông dân nghèo tăng cường sản xuất và thu lợi
nhuận. Một số quốc gia đã tăng sản xuất nông nghiệp. Ước tính, Nam Phi sẽ tăng diện
tích canh tác lên 8% và nông dân ở Malawi and Dămbia cũng có khả năng tăng cường
sản xuất nhờ có các chương trình trợ cấp đầu vào. Nhiều nước, đặc biệt ở châu Á, đã có
được các vụ mùa bộ thu trong những năm gần đây vì thế các vụ mùa lớn trong tương lai
có thể không tăng quá nhiều so với sản lượng trước đây.

7. Hành động chính sách ngắn hạn và dài hạn


Các nguyên nhân phức tạp của khủng hoảng lương thực và nông nghiệp hiện nay cần các
đối sách toàn diện (von Braun và những người khác, 2008). Có hai nhóm chính sách đối
phó với khủng hoảng hiện nay. Nhóm thứ nhất nhằm vào nhóm người và các nước bị
khủng hoảng tác động nhiều nhất, gọi là chính sách khẩn cấp cả gói. Các hành động được
triển khai tức thời trong gói chính sách này gồm:
i. mở rộng đối sách khẩn cấp và viện trợ nhân đạo đối với nhóm người mất an ninh
lương thực và nhóm người dễ đe dọa sự chính đáng của chính phủ
ii. dỡ bỏ các biện pháp cấm hoặc hạn chế xuất khẩu nông nghiệp,
iii. thi hành các chương trình sản xuất lương thực có tác động nhanh ở các vùng chủ
chốt, và
iv. thay đổi chính sách nhiên liệu sinh học.
Nhóm hành động chính sách thứ hai gọi là gói chính sách tự túc, gồm các nội dung:

22
i. điều tiết ổn định thị trường bằng các biện pháp quản lý có định hướng thị trường
đối với các hoạt động đầu cơ, chia sẻ dự trữ ngũ cốc của chính phủ, tăng cường hỗ
trợ tài chính cho nhập khẩu lương thực, tăng cường viện trợ lương thực đáng tin
cậy;
ii. đầu tư vào an sinh xã hội;
iii. tăng đầu tư cho tăng trưởng nông nghiệp bền vững; và
iv. hoàn thành vòng đàm phán Doha của WTO.

7.1 Gói đối sách tức thời


i) Mở rộng các đối sách khẩn cấp và viện trợ nhân đạo
Phản ứng toàn cầu khẩn cấp bao gồm tăng nguồn tài chính của các tổ chức nhân đạo và
cải thiện khả năng của thế giới để sẵn sàng đối phó với khủng hoảng giá lương thực. Các
tổ chức khẩn cấp quốc gia thường phản ứng tốt với các tình huống nhân đạo khẩn cấp và
thảm họa tự nhiên chứ không phải là các thảm họa từ từ như khủng hoảng giá cả hiện nay
và cần phải thay đổi khuynh hướng này. Các tổ chức khẩn cấp cần sử dụng các cơ chế
cho phép phản ứng tốt với các cuộc khủng hoảng như hiện nay, cần đầu tư nhiều hơn vào
khả năng sẵn sàng đối phó và huy động năng lực của mình để giám sát và hỗ trợ cho
nhóm dân cư cần ưu tiên. Các tổ chức khẩn cấp quốc gia cần phối hợp với các tổ chức
chuyên môn trong các vấn đề dinh dưỡng, nông nghiệp và lương thực ở cấp độ quốc gia,
giống như các nỗ lực của Liên hợp quốc cùng với Chương trình lương thực thế giới
(WFP) cải thiện hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực lương thực. Do tính chất của cuộc khủng
hoảng giá hiện nay, các nhà hoạch định chính sách cần tập trung ưu tiên cho dân nghèo
đô thị. Cần mở rộng các chương trình cấp tiền và lương thực cho những người nghèo
nhất, tập trung vào dinh dưỡng trẻ em, các khu vực gặp khó khăn, bữa ăn trường học có
phần mang về nhà và làm việc được trả công bởi lương thực và tiền. Các tổ chức phi
chính phủ (NGOs) và xã hội dân sự cũng có vai trò quan trọng trong các hành động này.
ii) Dỡ bỏ các biện pháp cấm và hạn chế xuất khẩu nông nghiệp
Một số quốc gia đã có những biện pháp mãnh liệt để đối phó với tình trạng đầu cơ vào sự
thiếu hụt lương thực. Các nước xuất khẩu lớn như Việt nam và Ấn Độ đã cắt giảm xuất
khẩu để đảm bảo có đủ lương thực cho nhu cầu trong nước. Các nước khác cũng tăng
thuế nhập khẩu hoặc ban hành các biện pháp hạn chế xuất khẩu. Các chính phủ thường
quan tâm đến người dân của mình trước song hạn chế xuất khẩu đã làm giảm cung lương
thực trên thị trường thế giới trong khi các chính sách nhập khẩu gây thêm sức ép đối với
nguồn cung đang thu hẹp.
Dỡ bỏ các biện pháp cấm xuất khẩu sẽ giúp cho giá lương thực ổn định và có thể làm
giảm giá khoảng 30% trong năm 2007–08. Đây là kết quả có lợi cho mọi nước. Các cơ
hội buôn bán lương thực nhiều hơn cũng sẽ khuyến khích nông dân trên thế giới tăng sản
lượng. Trong dài hạn, thương mại là công cụ đáng giá để đối phó với biến động của cung
lương thực quốc gia và khu vực và biến động giá cả.

23
iii) Năng suất và nghiên cứu
Gồm việc tiến hành các chương trình sản xuất lương thực có tác động nhanh trong các lĩnh
vực chủ chốt và tăng cường đầu tư để duy trì năng suất nông nghiệp, bao gồm các chính sách
khoa học nông nghiệp và tài chính phù hợp, thí dụ, để phát triển các giống lúa mới có thể
chịu hạn, lụt, lạnh và xâm nhiễm nguồn nước do muối và sắt. Cần tiến hành các nghiên cứu
khoa học dài hạn và các tổ chức nghiên cứu nông nghiệp quốc gia và quốc tế cần có vai trò
lớn nhằm thực hiện chương trình này.
iv) Thay đổi chính sách nhiên liệu sinh học
Cần xem xét một lọat biện pháp nhằm tạo ra nhiều ngũ cốc và các hạt có dầu, hiện đang
được dùng làm nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu, để sử dụng làm lương thực hoặc
nguồn thức ăn cho gia súc/cầm. Các biện pháp này bao gồm giữ mức sản xuất nhiên liệu
sinh học ở mức hiện tại, giảm hoạt động này hoặc áp đặt các biện pháp hoãn tạm thời đối
với nhiên liệu sinh học sản xuất từ ngũ cốc và hạt có dầu (tạm thời hoãn sử dụng ngũ cốc
và các hạt có dầu làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học) cho đến khi giá cả giảm
xuống mức hợp lý phù hợp với cung và cầu dài hạn. Biện pháp hoãn tạm thời này có phí
tổn do cần phải bồi thường các nhà đầu tư cho lĩnh vực đang phát triển nhanh này (do kết
quả của chính sách hiện nay). Đồng thời, cần hỗ trợ nhiều hơn đối với việc phát triển các
công nghệ năng lượng sinh học không cạnh tranh với sản xuất lương thực.
7.2 Gói đối sách tự túc
i) Điều tiết ổn định thị trường bằng các biện pháp quản lý có định hướng thị trường
đối với các hoạt động đầu cơ, chia sẻ dự trữ ngũ cốc của chính phủ, tăng cường hỗ
trợ tài chính cho nhập khẩu lương thực, tăng cường viện trợ lương thực đáng tin
cậy
Trong điều kiện thị trường thắt chặt hiện nay sẽ không thực tế nếu như thu gom lượng dự
trữ ngũ cốc toàn cầu để làm ổn định tâm lý thị trường do không có nguồn cung tăng thêm
cần thiết. Tuy nhiên, có thể thực hiện các thỏa thuận nhằm cùng đóng góp một phần trữ
lượng quốc gia vào quỹ dự trữ khu vực hoặc toàn cầu. Các nước sản xuất ngũ cốc có thể
thỏa thuận ở cấp độ khu vực hoặc toàn cầu chỉ dự trữ một lượng vừa đủ và cùng phối hợp
bán ra từ lượng dữ trữ này trong trường hợp khẩn cấp khi giá cả tăng mạnh theo các biểu
hiện cơ bản của thị trường. Cần có một mạng lưới tình báo toàn cầu để giúp điều hành
lượng dự trữ phối hợp quốc tế này.
ii) Đầu tư vào an sinh xã hội
Trọng tâm của các hành động an sinh là các chương trình cấp tiền có điều kiện, hệ thống
hưu trí và chương trình việc làm. Các chương trình này đã tồn tại ở nhiều nước có thu
nhập thấp và cần phải được tăng cường. Nếu như các biện pháp can thiệp này chưa có thì
cần có các chương trình cấp tiền có điều kiện nhằm vào một số đối tượng trong ngắn hạn.
Nếu như thị trường lương thực hoạt động không hiệu quả hoặc không tồn tại thì nên cung
cấp lương thực hơn là cung cấp tiền. Các biện pháp tài chính vi mô như tín dụng và tiết
kiệm cũng có ích giúp người nghèo tránh được các hành động thái quá như bán tháo các
công cụ sản xuất có thể gây ra tổn thất dài hạn cho khả năng thu nhập trong tương lai.
Các mạng lưới tổ chức tài chính vi mô rộng lớn toàn cầu cần xem xét đối phó với cuộc
khủng hoảng giá bằng cách tạm thời nới lỏng các điều kiện trả nợ do người nghèo đang

24
cần tín dụng và giảm nợ để mua lương thực. Cần tăng cường các chương trình dinh
dưỡng và bảo vệ sức khỏe nhằm vào nhóm người dễ bị tổn thương (như bà mẹ, trẻ em,
người mắc bệnh HIV/AIDS) để đảm bảo được tính bao quát rộng lớn. Biện pháp này
cũng rất quan trọng nhằm hạn chế tác động dài hạn của suy dinh dưỡng đối với sức khỏe
trong cả cuộc đời và năng suất kinh tế. Hơn nữa, các chương trình bữa ăn trường học có
vai trò quan trọng nhằm tăng số lượng học sinh đến trường, giữ cho trẻ em không bỏ học
và nâng cao thành tựu học vấn của các em.
iii) Tăng đầu tư cho tăng trưởng nông nghiệp bền vững
Để chuyển cuộc khủng hoảng thành cơ hội cho người nông dân và để tăng cường tính tự
cường đối với các cuộc khủng hoảng lương thực trong tương lai, cần gấp các khoản đầu
tư dài hạn và khả thi nhằm hỗ trợ tăng trưởng nông nghiệp bền vững. Các khoản đầu tư
này đặc biệt cần để đối phó với các yếu tố khó khăn đang nổi lên do thay đổi khí hậu làm
kéo dài cuộc khủng hoảng hiện nay. Đầu tư cho tăng trưởng nông nghiệp bền vững bao
gồm mở rộng chi tiêu của chính phủ đối với cơ sở hạ tầng nông thôn, dịch vụ, nghiên cứu
nông nghiệp và khoa học công nghệ
v) Hoàn thành vòng đàm phán Đôha của WTO
Hoàn thành vòng đàm phán Đôha trở nên cần thiết hơn trong bối cảnh giá lương thực cao.
Các nước sẽ dễ dàng đồng ý hạ thấp hàng rào thuế quan nông nghiệp khi giá thị trường,
nhất là khi giá các mặt hàng nhạy cảm cao. Khi giá lương thực toàn cầu cao, các nước
phát triển sẽ không cần phải cấp các khoản trợ cấp xuất khẩu hoặc hỗ trợ trong nước
nhiều đối với nông dân do các nhà hoạch định chính sách ở các nước này muốn có sự lựa
chọn mở khi giá giảm trở lại. Tuy nhiên, tình hình lương thực hiện nay nên được xem là
một cơ hội để tạo ra các thay đổi lớn trong đàm phán nông nghiệp liên quan đến thâm
nhập thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu.

8. Bối cảnh của khu vực nông nghiệp ở Malaixia


Trong thời kỳ thuộc địa, kinh tế Malaixia chủ yếu lệ thuộc vào khu vực tài nguyên thiên
nhiên và nông nghiệp. Cao su và thiếc là hai mặt hàng chủ yếu tạo ra sự giàu có của thuộc
địa của Anh quốc do Malaya (tên của Malaixia trước năm 1963) là xứ xuất khẩu hai mặt
hàng này lớn nhất thế giới. Sau khi giành được độc lập năm 1957, Malaixia tiếp tục tiến
hành phát triển với quy mô lớn hai loại hàng hóa xuất khẩu này (với một số đa dạng hóa).
Khu vực này chiếm 45% GDP của nền kinh tế Malaixia năm 1957. Cho đến ba thập kỷ
trước đây thì xuất khẩu nông nghiệp vẫn là nguồn đóng góp chủ yếu cho nền kinh tế.
Ngành này tạo ra nền tảng và nguồn tài chính cho sự phát triển đất nước. Bảng 5 cho thấy
đóng góp của các lĩnh vực cho GDP giai đoạn 1970-2010. Cho đến năm 1985, khu vực
nói trên vẫn đóng góp hơn 20% GDP. Song do hai sản phẩm chính (cao su và cacao)
giảm mạnh trên thị trường thế giới nên chính phủ đã quyết định chuyển cơ cấu của nền
kinh tế sang công nghiệp chủ yếu là lĩnh vực điện và điện tử. Cùng lúc, chính phủ
Malaixia cũng áp dụng chính sách tăng trưởng và công bằng để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế đồng thời cải thiện điều kiện kinh tế xã hội của người dân, đặc biệt là của nhóm người
nghèo. Xóa nghèo và cấu trúc lại xã hội là hai mục tiêu của Chính sách kinh tế mới
(1970-1991). Chính phủ cũng khuyến khích FDI thông qua nhiều biện pháp thu hút đầu
tư.

25
Mặc dù cấu trúc của nền kinh tế Malaixia được chuyển đổi sang lĩnh vực chế tạo và dịch
vụ song nông nghiệp vẫn còn có vai trò quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế Malaixia.
Lĩnh vực này là động lực thứ ba cho tăng trưởng, tuyển dụng 1,2 triệu (11,9%) tổng
nguồn lao động trong năm 2005. Có hai lĩnh vực chính trong khu vực nông nghiệp của
Malaixia, là lĩnh vực lương thực và lĩnh vực công nghiệp. Lĩnh vực lương thực bao gồm
gạo, rau, trái cây, vật nuôi, cá, gia cầm v.v…Lĩnh vực công nghiệp bao gồm cao su, dầu
cọ, cacao và hồ tiêu. Malaixia đã đạt được thành công trong các hàng hóa nông nghiệp
phục vụ công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp dầu cọ.
Bảng 5: GDP của các ngành công nghiệp 1970-2010
Các ngành công Năm
nghiệp
1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010
Nông nghiệp, 30.8 22.7 22.9 20.8 18.7 13.6 8.9 8.2 7.8
chăn nuôi, lâm
và ngư nghiệp.
Mỏ và khai thác 6.3 4.6 10.1 9.7 5.7 7.4 7.3 6.7 5.9
đá
Chế tạo 13.4 16.4 19.6 19.7 27.0 33.1 31.9 31.4 32.4
Xây dựng 3.9 3.8 4.6 4.8 3.5 4.4 3.3 2.7 2.4
Dịch vụ 41.9 45.1 40.1 43.6 42.3 44.1 53.9 58.1 59.2
Điện, khí ga và 1.9 2.1 1.4 1.7 1.9 2.3 3.9 4.1 4.1
nước
Vận tải, lưu 4.7 6.2 5.7 6.4 6.9 7.3 8.0 8.8 9.1
kho, viễn thông
Bán buôn và 13.4 12.8 12.8 12.1 11.0 12.1 14.8 14.7 15.2
bán lẻ
Tài chính, bảo 8.4 8.5 8.5 8.9 9.7 10.7 12.7 15.1 15.8
hiểm và bất
động sản
Dịch vụ của 11.1 12.7 12.7 12.2 10.7 9.7 6.8 7.6 7.0
chính phủ
Các dịch vụ 2.5 2.8 2.8 2.3 2.1 2.0 7.6 7.8 8.0
khác
Nguồn: Various Malaysia Plans

26
9. An ninh lương thực ở Malaixia: Trường hợp của lĩnh vực
trồng lúa gạo
Trong bối cảnh của Malaixia, không có một chính sách rõ ràng về an ninh lương thực
trong chính sách phát triển nói chung và chính sách nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên,
tầm quan trọng của chính sách an ninh lương thực được thể hiện trong chủ đề về tự túc
trong lĩnh vực trồng lúa gạo (Fatimah & Mad Nasir, 1997). Vì thế, phần này sẽ thảo luận
về sự phát triển của lĩnh vực trồng lúa gạo qua các giai đoạn thập kỷ 60, 70, 80, 90 và gần
đây.
Trong một giai đoạn dài, từ thời kỳ thuộc địa cho đến ngày nay, Malaixia đã dựa vào
nhập khẩu gạo. Theo Grist (1950), Malaixia đã nhập khẩu 453.000 tấn m3 gạo để nuôi
dân chúng khi đó. Năm 1934, khu vực trồng lúa gạo của Malaya rộng khoảng 765000
acres, trong đó 691000 là vùng đất ngập nước hoặc được thủy lợi hóa được sử dụng trồng
lúa nước, còn 74000 acres là vùng đất khô, thường thiếu nước, dành cho trồng lúa nương.
Đây là lĩnh vực chiến lược và được chính phủ bảo hộ cao (Selvadurai, 1972) vì ba lý do:
a) Gạo là nguồn lương thực cho 26 triệu dân; vì thế chính phủ có trách nhiệm đảm
bảo đầy đủ nguồn cung trên thị trường ở mức giá cả hợp lý.
b) Đáp ứng mục tiêu về mức độ tự túc (SSL).
c) Đây là lĩnh vực của người nghèo và cũng là một trong các nhóm đối tượng của
chính sách kinh tế mới (NEP), 1970-1990.
9.1 Diễn biến trong thập niên 60
Đạt được SSL là mục tiêu cơ bản trong sự phát triển của lĩnh vực này. Mục tiêu này gắn
liền với mục tiêu bình đẳng để đảm bảo thu nhập cao cho nông dân trồng lúa và cùng lúc
có nguồn gạo đầy đủ và ổn định đối với nhu cầu lương thực trong nước. Đã có các chiến
lược nhằm giảm tỷ lệ nghèo khổ và tăng thu nhập của nông dân nghèo trong lĩnh vực này.
Ổn định cung gạo trên thị trường là yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng, nhất là đối
với nhóm người có thu nhập thấp, chi hơn 40% thu nhập của mình cho lương thực. Nhằm
đạt được các mục tiêu này, chính phủ đã có những khoản đầu tư lớn để phát triển cơ sở hạ
tầng, chủ yếu là hệ thống thủy lợi hiện đại và cung cấp các dịch vụ cơ bản như đường,
trường học, ống dẫn nước, điện, bệnh viện, đồn công an v.v…Việc hoàn thành giai đoạn
đầu tiên của dự án thủy lợi MUDA (Bát gạo đầu tiên của Malaixia) đã đánh dấu bước
khởi đầu của hoạt động trồng lúa gạo hiện đại (đã làm tăng gấp đôi sản lượng). Tiếp đó,
nhiều hệ thống thủy lợi ở quy mô vừa và nhỏ cũng được tiến hành.
Lĩnh vực này cần các dịch vụ hỗ trợ và các biện pháp khuyến khích khác nhằm phát triển
thuận lợi. Trong khía cạnh này, chính phủ đã áp đặt chính sách Đảm bảo giá tối thiểu
(GMP)1 đối với việc mua gạo của nông dân địa phương và đưa ra các kế hoạch trợ cấp
bao gồm cả trợ cấp gạo và các hàng hóa khác như phân bón, hạt giống, tín dụng và thuốc
trừ sâu. Ngoài ra còn có các dự án dự trữ nhằm đảm bảo đủ lượng gạo cho thị trường nội

1
GMP bắt đầu với RM15 cho một pikul (60 kg) năm 1949 rồi sau đó tăng lên RM23/pikul (60 kg) vào năm 1973. Năm
1990, GMP được tăng lên RM49.06/100 kg. Năm 1997, GMP được chỉnh lại và tăng lên RM55.00 /100 kg. Tháng
9/2006, GMP lại được tăng lên với mức RM100/tấn khiến cho mức GMP mới là RM650/tấn. Hiện tại, do cuộc khủng
hoảng lương thực toàn cầu, GMP được tăng lên RM75.00 /tấn.

27
địa. Tuy nhiên, dự án này đã không được thi hành đúng do nhiều lý do như chi phí cho
việc duy trì cao và khối lượng gạo dự trữ ít không phản ánh đúng thực tế thị trường. Năm
1972, SSL đối với lúa gạo là 91% và là mức cao nhất đạt được từ trước cho tới thời điểm
đó.
9.2 Diễn biến trong thập kỷ 70
Trong thời kỳ này, chính phủ Malaixia vẫn tiếp tục chính sách an ninh lương thực. Chiến
lược chủ chốt là tiếp tục can thiệp vào quá trình sản xuất và tiếp thị của lĩnh vực này.
Trong khi đó, các gói Cách mạng xanh đã đến với người nông dân đặc biệt thông qua các
dự án thủy lợi quy mô lớn nhằm tăng cường sản xuất. Bên cạnh các biện pháp khuyến
khích trực tiếp, các cơ chế về mặt thể chế cũng được ban hành để hỗ trợ các chương trình
sản xuất. BERNAS (Hội đồng lúa gạo - LPN2) được lập ra nhằm hai mục tiêu: một là
đảm bảo giá cả cao nhất cho người nông dân trồng lúa; và hai là đảm bảo giá và chất
lượng gạo ở mức hợp lý cho người tiêu dùng. Các tổ chức khác cũng có vai trò quan
trọng hỗ trợ trực tiếp đối với hoạt động trồng lúa nhằm thúc đẩy sự phát triển của lĩnh
vực này như Cục nông nghiệp của Bộ nông nghiệp và các hoạt động dựa vào nông
nghiệp, Ngân hang nông nghiệp (trước đây là Bank Pertanian), Viện nghiên cứu nông
nghiệp Malaixia (MARDI), Cục thủy lợi (DID), Hội nông dân (LPP).
Kế hoạch Malaixia lần thứ ba (1976-1980) nhấn mạnh yêu cầu cần có một cách tiếp cận
kết hợp nhằm phát triển lĩnh vực này. Vì vậy, Chương trình phát triển nông nghiệp kết
hợp (IADPs) đã được lập ra để phát triển các khu vực nông nghiệp đã có song thiếu hệ
thống và trang thiết bị cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, IADPs cũng là cơ chế để giải quyết
vấn đề nghèo khổ ở nông thôn đặc biệt là của người nông dân trồng lúa. Chính phủ đã
đầu tư ồ ạt vào các cơ sở hạ tầng thủy lợi (trên phương diện sản xuất) cho đến các cơ sở
xay xát (trên phương diện chế biến). Đầu tiên Malaixia có tới 17 IADPs song sau này đã
giảm xuống còn 8 dự án do nhiều nguyên nhân.
9.3 Diễn biến trong thập kỷ 80
Chính phủ Malaixia công bố Chính sách nông nghiệp quốc gia (NAP1-1984) nhằm tối đa
hóa thu nhập nông nghiệp thông qua sử dụng hiệu quả các nguồn tai nguyên và khôi phục
lại đóng góp của lĩnh vực này cho nền kinh tế. Một trong những chiến lược chủ đạo của
NAP1 là đảm bảo an ninh cung lương thực, gồm có gạo và các sản phẩm lương thực khác
trong mục tiêu tự túc như gia súc, sản phẩm cá, sản phẩm sữa, rau, thịt bò, thịt cừu, thịt
lợn, thị gia cầm, trứng và sữa.
Mục tiêu phát triển chính của lĩnh vực trồng lúa gạo là đảm bảo SSL trong sản xuất lúa
gạo và xóa nghèo khổ của những người nông dân trồng lúa. Trong giai đoạn này, SSL
giảm xuống còn 65%. Mức giảm này phù hợp với thay đổi của cơ cấu nền kinh tế quốc
gia khi đóng góp của khu vực nông nghiệp trở nên ít quan trọng hơn. Tổng diện tích trồng
lúa được canh tác đã giảm do đất đai được chuyển sang cho các mục tiêu khác như công
nghiệp, nhà ở và các không gian đô thị. Các nguồn tài nguyên khác như vốn, lao động,
công nghệ cũng được đầu tư cho nhiều vụ mùa có giá trị khác như dầu cọ, cacao và hồ

2
LPN được thành lập năm 1971 nhằm đảm nhận chức năng tiếp thị lúa gạo từ Cục tiếp thị nông nghiệp liên bang
(FAMA). Năm 1994, LPN được công ty hóa và năm 1996 các hoạt động thương mại được chuyển cho khu vực tư nhân.
Chính phủ vẫn duy trì kiểm soát đối với LPN. Hành động này nhằm giảm sự tham gia trực tiếp của chính phủ vào ccs
hoạt động thương mại và tự do hóa ngành công nghiệp hơn nữa (Malaysia, 1999).

28
tiêu. Tổng diện tích đất trồng lúa giảm từ 335.340 ha năm 1978 còn 243.020 ha năm
1983. Thị trường gạo trong nước được mở cửa cho nhập khẩu gạo từ các nước láng giềng
như Thái lan, Việt nam, Mianma và Ấn Độ.
9.4 Diễn biến trong thập kỷ 90
Kế hoạch nông nghiệp quốc gia lần thứ hai (NAP2, 1992-2010) được đưa ra với mục tiêu
đạt sự cân bằng giữa lĩnh vực nông nghiệp và chế tạo, nhằm tăng kết nối giữa nông
nghiệp với các lĩnh vực khác, chủ yếu là chế tạo, phát triển các ngành công nghiệp thực
phẩm và để phát triển ngành nông nghiệp bền vững. NAP2 nêu rằng SSL đối với lúa gạo
cần được giảm tới mức tối thiểu: 65%. Kế hoạch này cũng nhấn mạnh rằng Malaixia cần
tập trung vào các sản phẩm và hàng hóa có giá trị cao nhiều hơn. Vì thế, hoạt động trồng
lúa gạo phát triển tương đối chậm hơn so với thập kỷ 60 và 70. Nhằm đảm bảo có đủ
cung gạo trên thị trường, chính phủ đã nhập khẩu gạo giá thấp hơn từ các nước láng
giềng. Trong giai đoạn này, chính phủ cũng quyết định rằng sản xuất gạo cần phải được
tập trung vào 8 vựa lúa lâu dài3. Năm 1995, Malaixia đã đạt được mức SSL 76,3% (Bảng
6), sau đó giảm xuống còn 70% và 72% vào các năm 2000 và 2005 tương ứng.
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tràn qua khu vực và Malaixia cũng phải đối mặt
với việc đồng Ringgit bị mất giá. Trong nhiều năm, Malaixia phải dựa vào lương thực
nhập khẩu để cung cấp cho người dân. Thí dụ, cán cân thanh toán lương thực bị thâm hụt
lớn, lên đến -RM4,3tỷ năm 1998 và nới rộng ra tới -RM6,6 tỷ năm 2004. Thâm hụt lên
tới RM7,1 tỷ năm 2007 (Malaysia, 2006). Chính sách nông nghiệp quốc gia lần thứ ba
(NAP3 1998-2010) được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính tác động đến
đất nước.
Bảng 6: Mức độ tự túc lương thực, 1995-2010 (%)
Hàng hóa 1995 2000 2005 2010*
Gạo 76.3 70 72 90
Trái cây 88.9 94 117 138
Rau 71.6 95 74 108
Sản phẩm sữa 92.2 86 91 104
Thịt bò 19.2 15 23 28
Thịt cừu 6.0 6.0 8 10
Thịt lợn 104.0 100 107 132
Thịt gia cầm 110.7 113 121 122
Trứng 110.3 116 113 115
Sữa 3.5 3 5 5
Nguồn: Malaysia 2001 & Malaysia 2006
* mục tiêu

3
Là MADA, KADA, KETARA, Kerian Sg Manik, Barat Laut Selangor, Seberang Prai, Seberang Perak và
Kemasin Semarak. Tất cả được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi và các trang thiết bị cơ bản hiện
đại.

29
9.5 Diễn biến hiện nay
An ninh lương thực là chương trình nghị sự chủ chốt trong sự phát triển của Malaixia nói
chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Năm 2005, SSL là 72%. Trong Kế hoạch
Malaixia lần thứ 9 (9th MP 2006-2010), chính phủ đặt ra mục tiêu tăng SSL lên 90% vào
năm 2010. Các chiến lược này sẽ tập trung vào làm tăng sản lượng hiện nay từ mức 3,47
tấn/ha lên 4,48 tấn/ha. Mục tiêu này phù hợp với cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay
đang tác động đến Malaixia. Để đạt được mục tiêu này, thông qua Bộ nông nghiệp, chính
phủ xây dựng Kế hoạch hành động và Thi hành chính sách quản lý khủng hoảng lương
thực, đầu tư RM2,5 tỷ nhằm thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp và gồm 3 mục tiêu:
i) Tăng sản lượng và năng suất lương thực nhằm đáp ứng SSL đối với các hàng hóa
ưu tiên
j) Đảm bảo đủ nguồn cung lương thực có chất lượng và an toàn
k) Đảm bảo những người sản xuất nông nghiệp có thu nhập hợp lý và đảm bảo đủ
nguồn cung lương thực
RM803.75 triệu cũng được đầu tư để thúc đẩy tiến bộ trong lĩnh vực trồng lúa gạo. Bảng
7 nêu chi tiết các mục được phân bổ kinh phí.
Bảng 7: Các nhóm trợ cấp cho lĩnh vực trồng lúa trong Chương trình hành động và
Thi hành chính sách quản lý khủng hoảng lương thực

Mục Tổng (RM)


Bảo hành 97.5
Hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi 150
Nâng cấp đất đai 35
Đầu vào nông nghiệp 24.9
Phân bón (NPK) 146.4
Thuốc trừ sâu 79.95
Cơ khí hóa nông trại 89.1
Khuyến khích và hỗ trợ 174.2
R&D 5.8
Nguồn: Ministry of Agricultural and Agro Based, 2008

Chính phủ cũng đưa ra nhiều biện pháp nhằm khuyến khích nông dân trồng lúa tăng sản
lượng (Bảng 6).

30
Bảng 6: Các sáng kiến khuyến khích sản xuất lúa gạo
Sáng kiến Nội dung
Chương trình phân bón cho lúa của chính 2 túi urê, 5 túi phân bón hỗn hợp (20kg cho mỗi acr
phủ liên bang diện tích đất)
Trợ cấp giá RM248.10 cho mỗi tấn ròng tại cửa nhà máy
Đảm bảo giá tối thiểu (GMP) RM750 /tấn
Sáng kiến sản xuất gạo Trả tiền cày bừa (tối đa RM100.00 /ha) và đầu vào
(thuốc sâu và phân bón), tối đa RM140.00/ha
Sáng kiến tăng sản lượng RM650.00 đối với mỗi tấn tăng thêm

9.6 Nghèo khổ trong nghề trồng lúa gạo


Một trong những đặc điểm chính của nghề trồng lúa gạo là tỷ lệ nghèo khổ của những
người làm nghề này cao (Bảng 8). Năm 1970, tỷ lệ nghèo khổ của nghề trồng lúa là
88,1%, mức cao nhất so với các nghề khác. Lĩnh vực trồng lúa chiếm 15,6% tổng số hộ
gia đình nghèo ở Bán đảo Malaxia vào thời điểm này. 20 năm sau, khi Chính sách kinh tế
mới (NEP) hoàn thành (năm 1990), tỷ lệ nghèo khổ giảm mạnh còn 29,0%. Con số này
cao hơn đáng kể mức nghèo khổ toàn quốc (15%) vào cùng năm theo số liệu chính thức
do chính phủ công bố. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu vi mô về nghèo khổ và các vấn
đề kinh tế xã hội được tiến hành ở cả các khu vực được thủy lợi hóa và được hưởng mưa
tự nhiên.
Bảng 8: tỷ lệ nghèo khổ theo các lĩnh vực, 1970-2004
Lĩnh vực 1970 1976 1984 1987 1990 1995 1999 2002 2004
Nông thôn 58.7 47.8 24.7 22.4 19.3 14.1 13.2 11.4 11.9

Chủ cao su nhỏ 64.7 58.2 43.4 40.0 24.0 - - 23.9 0.841
Nông dân trồng lúa 88.1 80.3 57.7 52.0 29.0 - - - -
Công nhân xây dựng 40.0 - 19.7 15.0 29.0 - - - -
Ngư dân 73.2 62.7 27.7 24.5 39.0 - - - -
Chủ trang trại trồng 52.9 64.0 46.9 39.2 27.1 - - - -
dừa
Các lĩnh vực khác 89.0 52.1 10.0 - - - - - -
Các ngành công 35.2 27.3 10.0 - - - - - -
nghiệp khác
Thành thị 21.3 17.9 8.2 8.2 7.3 4.1 3.8 2.0 2.5
Tổng 49.3 39.6 18.4 17.3 15.0 10.0 8.1 5.1 5.7
1
Số liệu của năm 2006 (Berita Harian, Tháng 4/2007)

Nguồn: Malaysian (Various Plans)

31
Gạo chủ yếu do những người nông dân nhỏ sản xuất trong các nông trại có quy mô bình
quân khoảng 1,06 ha. Có khoảng 296.000 nông dân trồng lúa, trong số đó có 116.000
nông dân làm việc cả ngày, sống dựa chủ yếu vào nghề này. Hơn 60% nông dân trồng lúa
có các nông trại với diện tích ít hơn 1 ha và chỉ có 4% có trang trại rộng hơn 3 ha
(Malaysia, 1999).

10. Kết luận


Nền nông nghiệp thế giới đang phải đối mặt với các thách thức mới, cùng với các yếu tố
hiện nay, đang tạo ra những rủi ro cho cuộc sống của người nghèo và an ninh lương thực.
Bối cảnh mới này cần có các hành động chính sách trong ba lĩnh vực:
1. Các sáng kiến bảo hộ xã hội và dinh dưỡng lương thực toàn diện để đáp ứng nhu
cầu ngắn hạn và dài hạn của người nghèo;
2. Đầu tư vào nông nghiệp, chủ yếu vào khoa học và công nghệ nông nghiệp và vào
thâm nhập thị trường ở cả mức quốc gia và toàn cầu để giải quyết vấn đề dài hạn là
làm tăng cung lương thực; và
3. Cải cách chính sách thương mại, trong đó các nước phát triển sẽ xem xét lại chính
sách nhiên liệu sinh học và chính sách thương mại nông sản và các nước đang phát
triển sẽ chấm dứt các chính sách thương mại mới bị bóp méo khi mà hai nhóm
nước này đang tác động tiêu cực đến nhau.
Trong bối cảnh của Malaixia, chính phủ đã có nhiều biện pháp để đối phó với cuộc khủng
hoảng hiện nay. Các biện pháp này bao gồm củng cố lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là
lĩnh vực lương thực, trong đó chú trọng đến lĩnh vực lúa gạo thông qua các gói hỗ trợ tài
chính và nhiều sáng kiến hỗ trợ khác đối với người nông dân.

32
REFERENCES
ASEAN web site (http://www.aseansec.org/19226.htm)
Dréze, J & Sen A. 1989. Hunger and Public Action. Oxford: Clarendon Press.
FAO. 1996. Rome Declaration on World Food Security and World Food Summit Plan of Action.
World Food Summit 13-17 November 1996. Rome.
FAO. 2002. The State of Food Insecurity in the World 2001. Rome. Food and Agriculture
Organization of the United Nations.
FAO. 2003. Trade Reforms and Food Security: Conceptualizing the Linkages. Rome: Food and
Agriculture Organization of the United Nations.
FAO. 2008. High-Level Conference on World Food Security: The Challenges of Climate
Change and Bioenergy: Soaring Food Prices: Facts, Perspectives, Impacts and Actions
Required. Rome: Food and Agriculture Organization of the United Nations.
IRRI (International Rice Research Institute). 2008. Background Paper: The rice crisis: What
needs to be done? Los Banos (Philippines): IRRI. 12 p. www.irri.org.
Maxwell, S. & Smith, M. 1992. Household food security; a conceptual review. In S. Maxwell &
T.R. Frankenberger, eds. Household Food Security: Concepts, Indicators, Measurements: A
Technical Review. New York and Rome: UNICEF and IFAD
Maxwell, S. 1996. Food Security: a Post-modern Perspective. Food Policy. 21 (2): 155-170.
Dawe D. 2002. The Changing Structure of the World Rice Market, 1950-2000. Food Policy 27:
355-370
Malaysia. 1965. First Malaysia Plan, 1965-1970. Kuala Lumpur: National Printing Malaysia
Berhad.
Malaysia. 1971. Second Malaysia Plan, 1971-1975. Kuala Lumpur: National Printing Malaysia
Berhad,
Malaysia. 1981. Fourth Malaysia Plan, 1981-1986. Kuala Lumpur: National Printing Malaysia
Berhad.
Malaysia. 1986. Fifth Malaysia Plan, 1986-1990. Kuala Lumpur: National Printing Malaysia
Berhad.
Malaysia. 1991b. Sixth Malaysia Plan, 1991-1995. Kuala Lumpur: National Printing Malaysia
Berhad,
Malaysia. 1996. Seventh Malaysia Plan, 1996-2000. Kuala Lumpur: National Printing Malaysia
Berhad,
Malaysia. 1998. Mid-term Review of the Seventh Malaysia Plan (1998-2000). Kuala Lumpur:
Government Printers.
Malaysia. 1999b. Third National Agricultural Policy 1998-2010. Kuala Lumpur: Ministry of
Agriculture.-
Malaysia. 2001a. Eighth Malaysia Plan, 2001-2005. Kuala Lumpur: National Printing Malaysia
Berhad.

33
Malaysia. 2001b. Economic Report, 2001-2002. Kuala Lumpur: National Printing Malaysia
Berhad.
Malaysia. 2001c. Third Outline Perspective Plan, 2001-2010, Kuala Lumpur: Percetakan
Nasional Malaysia Bhd.
Malaysia. 2003. Midterm Review of Eight Malaysia Plan, 2003-2005. Government Printers.
Kuala Lumpur.
Malaysia 2006. Ninth Malaysia Plan, 2005-2010, Economic Planning Unit, Prime Minister’s
Department, Putrajaya.
Ministry of Agricultural and Agro Based, 2008. The Action Plan and Policy Implementation for
Managing Food Crisis (In Bahasa).
Rosegrant, M. W., and P. L. Pingali. 1994. Policy and technology for rice productivity growth in
Asia. Journal of International Development 6 (6).
Rosegrant, M. W., and M. Svendsen. 1993. Asian food production in the 1990s: Irrigation
investment and management policy. Food Policy 18(1).
Selvadurai S. 1972. Padi Production in West Malaysia.
United Nations. 1975. Report of the World Food Conference, Rome 5-16 November 1974. New
York
von Braun J. 2007. The World Food Situation: New Driving Forces and Required Actions.
Washington, D.C: International Food Policy Research Institute
von Braun, Ahmed A, Asenso-Okyere, K, Fan S, Gulati A, Hoddinott, J, Pandya-Lorch, R,
Rosegrant, MW, Ruel, M, Torero, M, van Rheenen, T, von Grebmer1, K. 2008. High Food
Prices: The What, Who, and How of Proposed Policy Actions. Washington DC: International
Food Policy Research Institute.
von Braun J. 2008c. Responding to the World Food Crisis: Getting on the Right Track.
Washington DC: International Food Policy Research Institute

34

You might also like