You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING


TIỂU LUẬN

NGUYÊN LÝ 80/20

GVHD: Lê Việt Hưng


SVTH: Đoàn Thị Bảo Ngọc
Lớp: Thương mại 2

Tp. Hồ Chí Minh 2009

1
LỜI MỞ ĐẦU

"Đừng nói rằng bạn không có đủ thời gian. Cuộc sống tặng cho bạn, cũng như cho Helen
Keller, Louis Pasteur, Michelangelo, Mẹ Teresa, Leonardo da Vinci, Thomas Jefferson
và Albert Einstein, mỗi ngày 24 giờ như nhau.”
H. Jackson Brown

Cuộc sống ngày nay với sự đòi hỏi ngày càng cao trong công việc bắt buộc chúng ta phải
có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó, đạt được kết quả cao trong công
việc cũng như cân bằng được cuộc sống cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, với quỹ thời gian
bất biến thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giải quyết hài hoà được việc này.
Mỗi ngày có 24 tiếng, một tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày và một năm qua đi chỉ sau
365 ngày. Vậy thì tại sao trong một chừng mực thời gian nhất định, có người chẳng làm
nên trò trống gì trong khi một số người làm được vô khối việc lớn lao to tát? Phải chăng
họ có một khả năng siêu phàm và quỹ thời gian nhiều hơn so với những người bình
thường khác? Quỹ thời gian của mọi người là như nhau, vì thế, câu trả lời không nằm ở
chỗ chúng ta có bao nhiêu thời gian mà là sắp xếp và làm các công việc như thế nào cho
hiệu quả.

Richard Kock, người sáng lập ra Bain & Co. và BCG Consultant, từng khẳng định rằng:
“20% việc chúng ta làm tạo ra 80% kết quả, nhưng 80% công việc còn lại chỉ tạo được
20% kết quả cuối cùng mà thôi. Chúng ta đang phí phạm 80% thời gian của mình vào
những việc kém hiệu quả”. Điều đó có nghĩa là, thay vì cật lực theo đuổi tất cả các cơ hội
sẵn có, chúng ta hãy bình tĩnh hơn, làm việc ít hơn và tập trung định hướng vào những
mục tiêu có giá trị nhất dựa trên cách suy nghĩ của quy luật 80/20.

Vậy, quy luật 80/20 là gì? Và chúng ta phải vận dụng nó như thế nào để thoát khỏi sự
kém hiệu quả và nâng cao năng suất làm việc. Bài tiểu luận này hy vọng sẽ giúp mọi
người hiểu rõ và giải quyết những vấn đề đó.

2
MỤC LỤC

Lời mở đầu

1. Lý luận chung về nguyên lý 80/20


1.1. Lịch sử ra đời
 Khám phá của Pareto
 Nguyên lý Thiểu công của Zipf
 Quy luật về số ít quan yếu của Juran và sự hưng phát của Nhật Bản

1.2. Khái niệm chung về nguyên lý 80/20


1.3. Các thập niên 1960 – 1990: những tiến bộ từ việc áp dụng nguyên lý

2. Nguyên lý 80/20 quan trọng như thế nào với chúng ta ?

3. Một số vấn đề lạm bàn về nguyên lý 80/20


3.1. Sai lầm thường gặp khi vận dụng nguyên lý 80/20 trong kinh doanh
3.2. Quy luật Pareto – Quy luật Parkinson: Hai quan niệm trong một vấn đề

Kết luận
Tài liệu tham khảo

3
Trong một thời gian dài, định luật Pareto (Nguyên lý 80/20) cứ lừng lững tồn tại trong
lĩnh vực kinh tế như một tảng đá bất trị không mời mà đến trên một khoảng sân đã ngăn
nắp đâu vào đó, một định luật thực chứng không ai có thể giải thích nổi.

1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN LÝ 80/20

1.1. Lịch sử ra đời

 Khám phá của Pareto


Cơ sở nền tảng của nguyên lý 80/20 được Vilfredo Pareto (1848-1923) – nhà kinh tế học
người Ý – khám phá ra năm 1897. Khám phá của ông cho đến nay đã có nhiều tên gọi
khác nhau, như Nguyên lý Pareto (Pareto Principle), Định luật Pareto (Pareto Law), Qui
tắc 80/20 (80/20 Rule), Nguyên lý thiểu công (Principle of Least Effort), và Nguyên lý
bất cân bằng (Principle of Imbalance). Qua cả một quá trình ảnh hưởng ngấm ngầm đối
với nhiều người thành đạt quan trọng, nhất là những người làm kinh doanh, những người
say mê máy tính, và những kỹ sư phụ trách về chất lượng, nguyên lý 80/20 đã góp phần
tác động đến thế giới hiện đại. Tuy nhiên, nó hãy còn là một trong những bí ẩn lớn nhất
trong thời đại chúng ta – và ngay cả một số ít người biết và sử dụng nguyên lý 80/20
cũng chỉ khai thác được một phần nhỏ nhoi sức mạnh của nó.

Như vậy Vilfredo Pareto đã khám phá ra cái gì ? Ông đã tình cờ nghiên cứu những quy
luật về của cải và thu nhập ở nước Anh thế kỷ XIX. Ông nhận thấy rằng, theo mẫu
nghiên cứu của ông, hầu hết lượng thu nhập và của cải về tay một nhóm người thiểu số.
Có lẽ chuyện này cũng không có gì đáng ngạc nhiên cho lắm. Nhưng ông cũng khám phá
ra hai điều khác mà ông cho là rất có ý nghĩa.

• Một là, có một mối quan hệ nhất quán, có tính toán giữa tỷ lệ người (lượng phần
trăm trong tổng số đối tượng nghiên cứu đang xét) và lượng thu nhập hoặc của cải
mà nhóm này được hưởng: 80% của cải và thu nhập được tạo ra và sở hữu bởi

4
20% dân số. Hay như chỉ 20% cây đậu Hà Lan mà Pareto trồng trong vườn đã cho
ra đến 80% hạt đậu mà ông thu hoạch được.

• Khám phá thứ hai của Pareto, một khám phá thật sự làm ông phấn khích, là quy
luật bất cân đối này lặp đi lặp lại một cách ổn định bất cứ khi nào ông xem xét
những dữ liệu liên quan đến những giai đoạn lịch sử khác nhau hoặc những quốc
gia khác nhau. Dù nghiên cứu nước Anh trong những giai đoạn đầu, hoặc bất cứ
dữ liệu nào có thể có được về những nước khác trong thời đại của ông hoặc trước
đó, ông đều thấy có một quy luật chung lặp đi lặp lại, nhiều lần, với một sự chính
xác toán học.

Đây là một sự trùng hợp lạ kỳ, hay là một điều gì đó có một tầm quan trọng lớn lao đối
với kinh tế học và xã hội ? Quy luật này có còn đúng không nếu áp dụng vào những tập
hợp dữ liệu có liên quan đến những vấn đề khác ngoài của cải hoặc thu nhập? Pareto là
một nhà cách tân đại tài, vì trước ông ta chưa có ai từng xem xét hai tập hợp dữ liệu có
liên quan với nhau – trong trường hợp này là so sánh phân phối thu nhập hoặc của cải với
số người có thu nhập hoặc chủ sở hữu tài sản – và so sánh tỷ lệ phần trăm giữa hai tập
hợp dữ liệu này.

Mặc dù Pareto đã nhận thấy tầm quan trọng và phạm vi áp dụng rộng lớn của khám phá
của ông nhưng, thật đáng tiếc, ông lại rất kém trong việc giải thích nó. Sau đó ông tiếp
tục đưa ra hàng loạt những lý thuyết xã hội học kỳ thú nhưng lan man, chẳng đâu vào
đâu, tập trung vào vai trò của bộ phận tinh hoa của xã hội, để rồi cuối đời ông, những tư
tưởng ấy đã bị những tên phát xít theo phe Mussolini lạm dụng và bóp méo. Ý nghĩa của
nguyên lý 80/20 đã bị “trùm mền” cả một thế hệ. Trong khi một vài nhà kinh tế học, đặc
biệt là ở Hoa Kỳ đã nhận thấy tầm quan trọng của nó nhưng mãi đến sau Chiến tranh Thế
giới thứ hai mới có hai người đi tiên phong cùng lúc nhưng hoàn toàn khác nhau bắt đầu
tạo ra được những đợt sóng gây chú ý dư luận với nguyên lý 80/20.

5
 1949: Nguyên lý Thiểu công của Zipf

Một trong những người đi tiên phong là giáo sư ngữ văn dạy ở Đại học Harvard, George
K. Zipf. Năm 1949, giáo sư Zipf khám phá ra “Nguyên lý thiểu công” vốn thật ra là một
tái khám phá và cụ thể hóa nguyên lý của Pareto. Nguyên lý của Pareto phát biểu rằng
nguồn lực (con người, hàng hóa, thời gian, kỹ năng, hoặc bất cứ thứ gì khác có khả năng
sản sinh thêm giá trị mới) thường có khuynh hướng tự sắp xếp chính mình để giảm thiểu
công việc, để rồi chừng 20-30% của bất cứ nguồn lực nào chiếm 70-80% hoạt động liên
quan đến nguồn lực ấy.

Giáo sư Zipf sử dụng những con số thống kê về dân số, sách vở, tư liệu ngữ văn, và
những hành vi cá nhân để chỉ ra sự lặp đi lặp lại rất ổn định của quy luật bất cân đối ấy.
Chẳng hạn, ông phân tích tất cả những tờ hôn thú được cấp bởi chính quyền Philadelphia
trong năm 1931 ở một khu vực gồm 20 dãy nhà, qua đó cho thấy rằng 70% những vụ kết
hôn là giữa những người sống trong vòng 30% của khoảng cách.

Rất tình cờ, Zipf cũng cung cấp được những giải thích khoa học cho một bàn làm việc
bừa bộn bằng cách “bào chữa” cho sự bừa bộn ấy với một quy luật khác: tần suất sử dụng
đem những thứ thường xuyên được sử dụng lại gần với chúng ta. Những thư ký thông
minh từ lâu đã biết không nên sắp xếp quá đâu vào đấy đối với những tài liệu, giấy tờ
thường cần tham khảo.

 1951: Quy luật về số ít quan yếu của Juran và sự hưng phát của Nhật Bản

Một nhân vật tiên phong khác của nguyên lý 80/20 là một người được xem là tổ sư về
chất lượng, kỹ sư Joseph Juran (sinh năm 1904), một người Mỹ gốc Ru-ma-ni, một nhân
vật quan trọng đứng sau cuộc Cách mạng Chất lượng trong giai đoạn 1950-1990. Ông đã
làm cho cái mà ông gọi là “Nguyên lý Pareto” hoặc “Quy luật về số ít quan yếu” (Rule of
the Vital Few) hầu như đồng nghĩa với cuộc đi tìm chất lượng cao cho sản phẩm.

6
Năm 1924, Juran vào làm việc ở Western Electric, bộ phận chế tạo sản xuất của Bell
Telephone System, khởi đầu sự nghiệp là một kỹ sư trong một công ty và về sau đã thành
danh như là một trong những chuyên gia tư vấn về chất lượng hàng đầu của thế giới.

Ý tưởng tuyệt vời của ông là sử dụng nguyên lý 80/20, cùng với những phương pháp
thống kê khác, để tìm và khắc phục những lỗi chất lượng và cải thiện độ tin cậy và giá trị
của các hàng hóa công nghiệp và tiêu dùng. Sổ tay kiểm soát chất lượng, tác phẩm có tính
mở đường của Juran, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1951 và đã tán dương nguyên
lý 80/20 bằng những lời lẽ rất hào phóng:

“Nhà kinh tế học Pareto đã phát hiện ra rằng của cải cũng được phân phối một cách thiên
lệch. Ta có thể tìm thấy những trường hợp tương tự – sự phân bố tội phạm giữa những tội
nhân, sự phân bố tai nạn giữa những qui trình tiềm ẩn nguy cơ, v.v... Nguyên lý của
Pareto về sự phân bố không đồng đều áp dụng cho sự phân bố của cải và cho sự phân bố
tổn thất chất lượng”.

Không có nhà công nghiệp tai to mặt lớn nào ở Mỹ quan tâm đến những lý thuyết của
Juran. Năm 1953 ông được mời đến Nhật Bản để thuyết giảng và được nhiều người đón
nhận ý tưởng của mình. Ông đã ở lại làm việc với mấy tập đoàn của Nhật, làm biến
chuyển giá trị và chất lượng những hàng hóa tiêu dùng của họ. Mãi cho đến khi mối đe
dọa của người Nhật đối với nền công nghiệp Hoa Kỳ đã hiển hiện, thời gian sau năm
1970 thì ở phương Tây người ta mới xem trọng Juran. Ông về nước để làm cho nền công
nghiệp Hoa Kỳ những gì ông đã làm cho người Nhật. Nguyên lý 80/20 chính là linh hồn
của cuộc cách mạng chất lượng toàn cầu.

1.2. Khái niệm chung về nguyên lý 80/20

Nguyên lý 80/20 khẳng định rằng một thiểu số nguyên nhân, “nguyên liệu đầu vào” hoặc
công sức thường dẫn đến đa số những kết quả, “sản phẩm đầu ra” hoặc những thành quả.

7
Điều này có nghĩa là, chẳng hạn 80% những gì các bạn đạt được trong công việc của
mình là kết quả của 20% lượng thời gian các bạn đã bỏ ra. Có thể nói 4/5 những nỗ lực
mà các bạn đã bỏ ra – chiếm một tỷ lệ rất lớn – đều chủ yếu không đem lại hiệu quả
mong đợi. Thực tế này trái ngược với những gì người ta thường nghĩ.

Như vậy, nguyên lý 80/20 khẳng định rằng tự trong nội tại quan hệ giữa nguyên nhân và
kết quả, giữa “nguyên liệu đầu vào” và “sản phẩm đầu ra”, giữa công sức bỏ ra và thành
quả thu được đã có một tình trạng mất cân đối, và một chuẩn mức rất rõ cho tình trạng
mất cân đối này có thể thấy qua quan hệ 80/20. Công thức điển hình sẽ cho thấy rằng
80% sản lượng đầu ra là kết quả của 20% đầu vào; 80% các kết quả xuất phát từ 20% các
nguyên nhân; hoặc 80% những thành quả có được từ 20% công sức đã đầu tư.

Trong kinh doanh, nhiều ví dụ minh họa cho nguyên lý 80/20 đã được kiểm chứng. 20%
các sản phẩm thường chiếm 80% doanh số tính theo đô-la Mỹ, và 20% các khách hàng
cũng có một tầm quan trọng tương tự. 20% các sản phẩm hoặc khách hàng thường chiếm
khoảng 80% lợi nhuận của đơn vị.

Trong xã hội, 20% các tội phạm chiếm 80% giá trị của tất cả các tội phạm. 20% người lái
xe gây ra 80% số tai nạn. 20% số người kết hôn cấu thành 80% số người ly dị (những kẻ
cứ tái hôn rồi lại ly dị đã làm méo lệch các con số thống kê, gây ra một cảm giác bi quan
sai lệch về mức độ chung thủy trong hôn nhân). 20% các học sinh, sinh viên nắm giữ
80% những bằng cấp, chứng chỉ được phát ra.

Trong cuộc sống gia đình, 20% những tấm thảm trải trong nhà thường xuyên có những
bước chân giẫm lên. Và 20% số quần áo được đem ra mặc trong 80% lượng thời gian.

Động cơ đốt trong cũng là một minh họa tuyệt vời cho nguyên lý 80/20. 80% lượng năng
lượng bị bỏ phí trong quá trình đốt nhiên liệu và chỉ có 20% là được chuyển thành năng

8
lượng đẩy cho bánh xe chạy; số 20% “nguyên liệu đầu vào” này tạo ra 100% “sản phẩm
đầu ra”!

Danh sách này còn kéo dài và rất đa dạng, ngay cả tỷ lệ trên cũng được bóp méo khá lớn
như 90/10 , 95/5 và 99/1.

1.3. Các thập niên 1960-1990: những tiến bộ từ việc áp dụng nguyên lý

Trong lĩnh vực kinh doanh, IBM là một trong những tập đoàn đầu tiên và thành công nhất
đã phát hiện và đưa vào áp dụng nguyên lý 80/20, một điều giúp giải thích tại sao hầu hết
các chuyên gia hệ thống máy tính được đào tạo ở hai thập niên 1960 và 1970 đều biết đến
ý tưởng này.

Năm 1963, IBM phát hiện ra rằng chừng 80% thời gian của một máy tính được dành để
thực hiện chừng 20% mã điều hành. Công ty ngay lập tức viết lại phần mềm điều hành để
20% mã điều hành sử dụng thường xuyên nhất ấy dễ tiếp cận và thân thiện với người sử
dụng nhất, qua đó làm cho những chiếc máy tính IBM trở nên hiệu quả hơn và nhanh hơn
những chiếc máy tính của các công ty đối thủ cạnh tranh trong đa số những chương trình
ứng dụng.

Những tập đoàn chế tạo máy tính cá nhân (PC) và viết phần mềm sử dụng cho chúng ở
thế hệ kế tiếp, như Apple, Lotus, và Microsoft, còn sốt sắng hơn trong việc áp dụng
nguyên lý 80/20 để làm cho những chiếc máy tính của mình rẻ hơn và dễ sử dụng hơn
cho một lớp người sử dụng mới, trong đó có những người “dốt máy tính” hiện được ca
ngợi, o bế mà trước đây nhác thấy chiếc máy chỉ dám “kính nhi viễn chi”.

Sau Pareto một thế kỷ, ý nghĩa của nguyên lý 80/20 lại hồi sinh trong những tranh luận
gần đây về mức thu nhập cao ngất trời và luôn tăng cao của những siêu sao và những cá
nhân rất thiểu số đầu ngành ở ngày một nhiều các ngành nghề.

9
Đạo diễn phim Steven Spielberg kiếm được 165 triệu đô-la trong năm 1994. Joseph
Jamial, luật sư tố tụng được trả thù lao hậu hĩ nhất, 90 triệu đô-la. Lẽ đương nhiên, những
đạo diễn phim hay luật sư thường thường bậc trung chỉ có được một mức thu nhập bé tẻo
teo so với những món tiền cỡ đó.

Thế kỷ XX đã có những nỗ lực to lớn nhằm cân bằng các mức thu nhập, nhưng tình trạng
bất đồng đều vừa mới được san phẳng chỗ này lại cứ nổi lên chỗ khác.

Ở Hoa Kỳ, từ 1973 đến 1995, thu nhập thực trung bình tăng 36%, nhưng con số tương
ứng của các công nhân không có một chức vụ quản lý gì lại giảm 14%. Trong thập niên
1980, tất cả của cải đã về tay 20% những người thu nhập cao nhất, và 64% của tổng mức
tăng – một điều không thể không để ý – lại vào tay 1% những người thu nhập cao nhất.

Quyền sở hữu các cổ phần ở Hoa Kỳ cũng tập trung chủ yếu trong một thiểu số các hộ
gia đình: 5% số hộ gia đình Hoa Kỳ sở hữu chừng 75% giá trị trong ngành hàng tiêu
dùng. Chúng ta cũng có thể thấy một tác động tương tự trong vai trò của đồng đô-la:
chừng 50% các giao dịch thương mại của thế giới được tính bằng đô-la, vượt xa con số
13% là tỷ lệ xuất khẩu Hoa Kỳ so với thế giới. Và trong khi tỷ lệ của đồng đô-la so với
mức dự trữ ngoại hối là 64%, tỷ suất của GDP Hoa Kỳ với tổng sản lượng toàn cầu cũng
chỉ vừa qua 20%. Nguyên lý 80/20 lúc nào cũng tự khẳng định giá trị của mình, trừ phi
con người có những nỗ lực lớn, tự giác và nhất quán, duy trì qua một thời gian dài để phủ
định nó.

2. Nguyên lý 80/20 quan trọng với chúng ta như thế nào ?

Lý do làm cho Nguyên lý 80/20 có giá trị đến thế là do nó đi ngược lại với những gì chỉ
cảm nhận bằng trực giác. Chúng ta thường cứ hay nghĩ rằng tất cả các nguyên nhân sẽ
dẫn đến những kết quả với một tầm quan trọng gần như nhau. Tất cả các khách hàng đều
có giá trị như nhau. Mỗi doanh nghiệp, mỗi sản phẩm, và mỗi đồng tiền kiếm được từ lợi

10
nhuận doanh số đều có giá trị ngang nhau. Tất cả mọi cơ hội đều có giá trị gần như nhau,
do vậy chúng ta đều xử lý chúng như nhau.

Chúng ta có khuynh hướng cho rằng 50% các nguyên nhân hoặc tác động đầu vào tạo ra
50% kết quả hoặc sản phẩm đầu ra. Dường như có một tư tưởng tự nhiên cho rằng
nguyên nhân và kết quả nói chung cân bằng nhau. Nhưng ảo tưởng về quan hệ 50/50 này
là một trong những điều sai lạc nhất, có hại nhất, đồng thời là nếp nghĩ thâm căn cố đế
nhất, trong bản đồ tư duy của chúng ta. Nguyên lý 80/20 khẳng định rằng khi hai tập hợp
dữ liệu, liên quan đến nguyên nhân và kết quả, có thể được xem xét và phân tích thì kết
quả khả hữu nhất là sẽ có một mô hình, quy luật chung về sự mất cân bằng. Sự mất cân
bằng ấy có thể là 65/35; 70/30; 75/25; 80/20; 95/5 hoặc 99,1/0,1 hay bất cứ một tỷ lệ nào
nằm trong khoảng ấy. Tuy nhiên, tổng hai con số được đem ra so sánh không nhất thiết
phải là 100.

Lời ăn tiếng nói thường nhật là một minh họa rất rõ cho thực tế này. Issac Pitman, người
phát minh ra tốc ký, khám phá ra rằng chỉ có 700 từ thông dụng mà đã chiếm đến 2/3 các
từ ngữ dùng trong những cuộc nói chuyện trao đổi qua lại giữa chúng ta với nhau. Pitman
nhận thấy rằng, những từ ngữ này, kể cả những từ ngữ phái sinh của chúng, chiếm 80%
trong lời ăn tiếng nói thông thường. Trong trường hợp này, không tới 1% từ ngữ (bộ từ
điển New Oxford Shorter English Dictionary tập hợp nửa triệu từ) được sử dụng trong
80% lượng thời gian. Chúng ta có thể gọi đây là nguyên lý 80/1. Tương tự, trên 99%
những trao đổi, chuyện trò sử dụng không tới 20% vốn từ, chúng ta có thể gọi đây là
nguyên lý 99/20.

Nguyên lý 80/20 cũng khẳng định rằng khi chúng ta biết mối quan hệ thật sự thì thường
chúng ta lấy làm ngạc nhiên trước tình trạng mất cân bằng giữa hai bên. Dù mức chênh
lệch là gì thì thông thường sự mất cân bằng ấy cũng vượt ra khỏi những ước định của
chúng ta trước đó. Các nhà quản lý có thể đã ngờ ngợ thấy rằng một số khách hàng và
một số sản phẩm có khả năng sinh lợi nhuận cao hơn những khách hàng và sản phẩm

11
khác, nhưng khi đã được chứng minh cho thấy mức độ khác biệt thì họ thường lấy làm rất
ngạc nhiên và có khi ngơ ngẩn trước kết quả ấy. Các giáo viên có thể đã biết rằng đa số
những vấn đề vi phạm kỷ luật hoặc hầu hết các vụ trốn học đều xuất phát từ một thiểu số
các học sinh, nhưng nếu phân tích sổ sách ghi chép lại các vụ việc ấy thì sự khác biệt
giữa hai con số có lẽ sẽ lớn hơn mức người ta vẫn hằng tưởng. Có thể chúng ta cũng thấy
được rằng một phần quỹ thời gian của chúng ta có giá trị hơn phần còn lại, nhưng nếu
chúng ta đo lường hai phần thời gian đầu tư và kết quả thu được thì sự khác biệt giữa các
con số cũng sẽ làm cho chúng ta sững sờ.

Tại sao bạn lại phải quan tâm đến nguyên lý 80/20 ? Cho dù bạn có nhận ra hay không thì
nguyên lý này vẫn áp dụng với cuộc đời của bạn, cho xã hội của bạn và cho nơi làm việc
của bạn. Hiểu được nguyên lý 80/20 sẽ cho phép bạn có được những cái nhìn sâu sắc về
những gì đang thật sự diễn ra trong thế giới chung quanh chúng ta.

Cuộc sống thường nhật của chúng ta có thể được cải thiện rất nhiều bằng cách sử dụng
nguyên lý 80/20. Mỗi cá nhân có thể hiệu quả hơn và hạnh phúc hơn. Mỗi công ty mong
muốn có lợi nhuận có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Mỗi tổ chức phi lợi nhuận
cũng có thể có được những kết quả hữu ích hơn. Mỗi chính phủ đều có thể đảm bảo rằng
mỗi công dân của mình đều được hưởng nhiều quyền lợi hơn khi có chính phủ ấy cai
quản. Từng người và từng tổ chức đều có thể đạt được nhiều điều hơn, tất cả đều có giá
trị và né tránh được những tiêu cực, với ít công sức hơn, ít chi phí hơn, và ít vốn đầu tư
hơn.

Tâm điểm của những tiến bộ ấy là một quy trình thay thế. Những nguồn lực có tác động
yếu trong bất cứ công dụng nào đều không nên sử dụng, hoặc chỉ sử dụng dè dặt. Những
nguồn lực có tác động mạnh mẽ phải được sử dụng càng nhiều càng tốt. Một cách lý
tưởng, mỗi nguồn lực phải được sử dụng vào những chỗ có thể phát huy và đem lại giá trị
cao nhất. Ở bất kỳ chỗ nào có thể, những nguồn lực yếu kém cần được bồi dưỡng và phát
triển để chúng có thể mang lại hiệu quả cao hơn.

12
Sản xuất kinh doanh và thị trường đã sử dụng qui trình này, và đã thu được những tác
dụng lớn lao từ hàng trăm năm nay. Nhà kinh tế học người Pháp J-B Say, người đã tạo ra
từ entrepreneur (nhà doanh nghiệp) vào khoảng năm 1800, đã nói rằng “Nhà doanh
nghiệp chuyển vận nguồn lực kinh tế ra khỏi khu vực có năng suất thấp để bước lên một
khu vực có năng suất và sản lượng cao”. Nhưng một ý nghĩa thú vị khác của nguyên lý
80/20 là các doanh nghiệp và thị trường vẫn còn phải vượt qua một khoảng cách xa nữa
mới đưa ra được những giải pháp tối ưu.

Ví dụ, nguyên lý 80/20 khẳng định rằng 20% sản phẩm, hoặc khách hàng, hoặc nhân
viên, mới thật sự tạo ra 80% lợi nhuận. Nếu điều này là đúng và những nghiên cứu
thường khẳng định những tỷ lệ bất tương xứng như thế quả có tồn tại – thì còn lâu ta mới
đạt đến mức có hiệu quả tối ưu. Điều có ý nghĩa ở đây là 80% các sản phẩm hoặc khách
hàng hoặc nhân viên chỉ đóng góp 20% lợi nhuận. Đang có một sự lãng phí lớn. Những
nguồn lực mạnh mẽ nhất của công ty đang bị níu lại bởi một đa số những nguồn lực kém
hiệu quả hơn rất nhiều. Lợi nhuận có thể được nhân lên nếu có nhiều hơn những sản
phẩm tốt nhất có thể được đem bán ra, những nhân viên “xịn” nhất được tuyển dụng,
hoặc những khách hàng “béo bở” được thu hút.

Trong trường hợp này người ta có thể đặt một câu hỏi rất xác đáng: tại sao lại tiếp tục làm
ra mớ sản phẩm chiếm 80% mà chỉ đem về 20% lợi nhuận kia? Các công ty ít khi đặt ra
câu hỏi này, bởi vì trả lời câu hỏi ấy sẽ có nghĩa là phải hành động một cách quyết liệt.
Mà việc ngưng làm 4/5 những gì bạn đang làm thì không phải là một thay đổi nhỏ nhặt
nếu không muốn nói là rất khó thực hiện.

Điều J-B Say gọi là công việc của những nhà doanh nghiệp thì những nhà tài chính hiện
đại gọi là “nghiệp vụ ác-bít” (kinh doanh chênh lệch tỷ giá). Thị trường tài chính quốc tế
rất nhanh nhạy trong việc điều chỉnh những hiện tượng bất thường trong việc định giá trị,
chẳng hạn giữa các tỷ giá hối đoái. Nhưng các tổ chức doanh thương và các cá nhân nói
chung thường rất kém về nghiệp vụ ác-bít hoặc nghệ thuật làm nhà doanh nghiệp, trong

13
việc chuyển dịch nguồn lực từ chỗ chúng có giá trị kém đến chỗ chúng có thể đem lại
những kết quả tốt hoặc trong việc cắt bỏ những nguồn lực giá trị thấp và mua vào những
nguồn lực có giá trị cao hơn. Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không nhận ra mức
độ mà một số nguồn lực, dù chỉ là một thiểu số nhỏ, lại có một năng suất siêu cao – cái
mà Joseph Juran gọi là “số ít quan yếu” – trong khi những cái đa số – “số nhiều tào lao” –
lại đem lại rất ít năng suất hoặc có thể gây ra những tác động tiêu cực. Nếu chúng ta có
thể nhận ra sự khác biệt giữa “số ít quan yếu” và “số nhiều tào lao” trong tất cả các bình
diện của đời sống chúng ta, và nếu chúng ta có làm một cái gì đó trước hiện tượng ấy thì
chúng ta có thể nhân rộng những gì chúng ta xem là quan trọng lên một giá trị gấp bội.

Như vậy, đến đây xem như ta phần nào hiểu rõ nguyên lý 80/20 và biết rằng nguyên nhân
gây stress thường xuyên cho mọi người ( nhất là những nhà quản lý ) chủ yếu là do không
xác định được đâu là 20% quan trọng và cần làm nhất. Vì vậy, để đối phó lại nguy cơ suy
nhược tinh thần thì ngay từ bây giờ, bạn hãy thử phân tích cuộc sống riêng và công việc
của mình dựa trên 2 câu hỏi:

• Đâu là 20% dẫn tới 80% vấn đề rắc rối và bất hạnh của tôi?
• Đâu là 20% đem lại 80% thu nhập và hạnh phúc cho tôi?

Sau khi trả lời xong 2 câu hỏi trên hy vọng bạn sẽ tìm ra phương thức sống và làm việc
hiệu quả hơn.

3. Một số vấn đề lạm bàn về nguyên lý 80/20

3.1. Sai lầm thường gặp khi vận dụng nguyên lý 80/20 trong kinh doanh

Mọi người có thể thấy rằng nguyên lý 80/20 là đúng trong thực tiễn cuộc sống. Song, khi
vận dụng nó ta phải hết sức cẩn thận. Hãy xem xét trường hợp sau:

14
Trong kinh doanh, quy luật 80/20 thường được diễn đạt là : 80% doanh thu hay lợi nhuận
của doanh nghiệp thường do 20% số khách hàng thường xuyên tạo ra (tính thường xuyên
này được xác định theo doanh số mua hàng của từng khách hàng).

Từ đó, các doanh nghiệp thường nghĩ rằng tăng doanh số bán cho nhóm 20% khách hàng
thường xuyên là cách làm dễ dàng và ít tốn kém nhất để thúc đẩy doanh nghiệp tăng
trưởng. Vì vậy, họ thường xây dựng các chiến dịch tiếp thị hay các chương trình khuyến
mãi nhắm vào nhóm khách hàng này.

Tuy nhiên, theo Geoff Dliion, một chuyên gia marketing ở Toronto (Canada) thì khi áp
dụng quy luật trên, các doanh nghiệp thường chỉ xác định nhóm 20% khách hàng thường
xuyên dựa trên doanh số của nhóm khách hàng này mà không để ý đến một điều trái
ngược khác. Đó là tuy nhóm khách hàng thường xuyên có thể tạo ra phần lớn thu nhập
cho doanh nghiệp nhưng tỷ suất lợi nhuận trên mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp bán thêm
cho nhóm khách hàng này có thể giảm dần.

Nói cách khác, càng đầu tư nhiều cho các hoạt động tiếp thị nhằm nhắm đến 20% khách
hàng thường xuyên theo doanh số bán, tính hiệu quả của việc đầu tư càng giảm. Hiện
tượng này xảy ra do hai nguyên nhân:

• Thứ nhất, có quá nhiều đối thủ cạnh tranh và thị trường đã gần bão hoà. Trong
trường hợp đó, dù cho doanh nghiệp có nổ lực tiếp thị nhắm đến đối tượng khách
hàng thường xuyên nhiều đến mấy, doanh số bán cũng không tăng thêm được bao
nhiêu.

• Thứ hai, rất có thể doanh nghiệp đang tăng doanh thu bằng hình thức giảm giá
theo số lượng bán ra. Điều đó có nghĩa là khách hàng mua hàng càng nhiều thì tỷ
suất lợi nhuận trên mỗi sản phẩm bán ra cũng giảm và những khách hàng được

15
xếp vào nhóm khách hàng thường xuyên không phải là những khách hàng tạo ra
nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp.

Không những thế, nếu bạn chỉ chăm chăm vào 20% khách hàng này mà quên đi 80%
khách hàng còn lại thì sớm muộn gì, công ty của bạn cũng sẽ bị thu hẹp thị trường.
Những người khách hàng đem lại ít lợi nhuận kia lại chính là kênh quảng cáo, giúp bạn
liên hệ được với những khách hàng tiềm năng khác. Nếu bạn không chú ý tới họ thì quả
là tổn thất lớn cho công ty của bạn.

Vì vậy, theo Dillion, có thể áp dụng hai phương pháp sau đây để khắc phục nghịch lý
trên:

 Nghĩ đến tỷ lệ lợi nhuận thay vì số lượng

Có nghĩa là thay vì xác định 20% khách hàng đóng góp nhiều nhất về doanh thu, doanh
nghiệp nên xác định ưu tiên cho các khách hàng theo chỉ tiêu về lợi nhuận. Khi lập lại hai
danh sách 20% khách hàng thường xuyên theo hai chỉ tiêu này và so sánh kết quả, chắc
chắn doanh nghiệp sẽ nhận ra nhiều điểm khác biệt.

Lý do chính đáng để đầu tư vào các hoạt động tiếp thị nhằm khuyến khích những khách
hàng đang mua ít hàng nhưng tạo ra tỷ lệ lợi nhuận cao cho doanh nghiệp là nhu cầu của
họ vẫn còn nhiều và nhu cầu đó rất có khả năng tăng lên nếu nó được kích thích. Mặt
khác, nhóm khách hàng này vẫn đang là những khách hàng hiện tại của doanh nghiệp nên
chi phí cho các chương trình tiếp thị và khuyến mãi để kích cầu từ họ vẫn thấp hơn so với
chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tìm những khách hàng mới.

 Áp dụng quy luật 90/30

16
Có nghĩa là xác định nhóm 30% khách hàng tạo ra 90% doanh thu cho doanh nghiệp. Khi
đưa tỷ lệ nhóm khách hàng thường xuyên ra khỏi mức giới hạn 20% , doanh nghiệp sẽ
phát hiện được những khách hàng còn sức mua rất lớn và có thể kích thích nhu cầu của
họ mà không cần phải giảm giá bán.

Hiển nhiên, để giành được những khách hàng này, doanh nghiệp phải có nhiều nổ lực tiếp
thị nhằm lôi kéo họ và ngăn chặn việc họ chuyển sang sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của
các đối thủ cạnh tranh.

3.2. Quy luật Pareto - Quy luật Parkinson: 2 quan niệm trong một vấn đề

Bạn có chắc rằng mình đã tận dụng tốt 8 tiếng mỗi ngày để làm việc mà không hề lãng
phí nó. Nếu chỉ là nhân viên, xét ở khía cạnh nào đó, chuyện phải dành thời gian cho
những việc vô bổ trong một ngày làm việc ở công ty không phải là lỗi của bạn. Dường
như cả thế giới đều quy định giờ hành chính là từ 8h (hoặc 8h30) sáng đến 5h (5h30)
chiều (hay còn gọi là văn hóa 8-5). Bị "mắc kẹt" trong văn phòng suốt thời gian đó, bạn
buộc phải tìm ra việc gì đó để giết thời gian. Đó là điều dễ hiểu.

Không ít doanh nhân đã từng đi làm thuê và đều xuất phát từ nền văn hóa 8-5. Do vậy, họ
cũng thích nghi với một lịch trình tương tự, dù cần hay không, họ vẫn thường bắt đầu làm
việc lúc 8 giờ sáng hoặc cần 8 tiếng để đạt được chỉ tiêu thu nhập. Làm sao mà tất cả mọi
người trên trái đất này đều cần đến chính xác 8 tiếng để hoàn thành công việc được? Hãy
xem xét vài điều sau: Do có 8 tiếng làm việc mỗi ngày, nên chúng ta luôn làm cho hết 8
tiếng đó. Nếu có 15 tiếng, chúng ta cũng sẽ làm việc đủ 15 tiếng. Nhưng nếu có việc gấp
và đột ngột phải rời công sở trong 2 giờ nữa, trong khi công việc được giao vẫn chưa
hoàn thành, chắc chắn chúng ta sẽ cố gắng làm xong trong 2 giờ đó.

17
Ông Steve Gandy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Metso Automation (Mỹ), cho biết. "Chúng ta
đã quá quen với văn hóa 8-5. Công ty càng lớn, bài toán làm thế nào để hiệu quả hơn
luôn khiến các nhà quản lý đau đầu".

Một trong những quy luật kinh tế học đề cập đến việc khắc phục tình trạng lãng phí này
là Parkinson, ra đời năm 1958. Cha đẻ của nó là Cyril Northcote Parkinson, nhà sử học
người Anh. Theo quy luật Parkinson, một nhiệm vụ được xem là quan trọng hay phức tạp
tỉ lệ thuận với thời gian được giao để hoàn thành nó. Đó chính là sự thần kỳ của thời hạn
cuối cùng.

Ví dụ như nếu được cho 24 giờ để hoàn thành 1 báo cáo thì áp lực thời gian sẽ buộc bạn
phải tập trung thực hiện những việc cần thiết nhất. Nhưng với cùng bản báo cáo đó, nếu
cho thời hạn 1 tuần, bạn sẽ có quá nhiều thời gian để làm những việc lan man. Và khi đó,
hiệu quả công việc cũng chưa chắc cao hơn. Như vậy, nếu tập trung nỗ lực trong khoảng
thời gian hợp lý, bạn sẽ gặt hái thành công mỹ mãn nhất.

Điều này cũng nêu ra một hiện tượng kì lạ. Tồn tại 2 xu hướng đồng vận mà lại nghịch
đảo nhau:

1. Rút gọn các nhiệm vụ thành quan trọng để giảm bớt thời gian làm việc (80/20)
2. Giảm bớt thời gian làm việc nhằm rút gọn các nhiệm vụ thành quan trọng (Parkinson)

Tốt nhất, bạn nên xác định những nhiệm vụ tối quan trọng, đem lại nhiều thu nhập nhất
và lên lịch làm việc trong thời hạn hợp lý và rõ ràng.

18
KẾT LUẬN

Nguyên lý 80/20 cho chúng ta biết rằng trong bất cứ một nhóm nào cũng đếu có một số
đối tượng đóng vai trò quan trọng hơn những đối tượng khác rất nhiều. Một mức chuẩn
hoặc giả thuyết phù hợp là 80% những kết quả hoặc sản phẩm được sản sinh ra từ 20%
những nguyên nhân, và nhiều khi từ một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều những động lực có sức tác
động lớn.

Nguyên lý 80/20 không phải là một công thức huyền bí gì. Mối quan hệ giữa kết quả và
nguyên nhân có thể dao động quanh tỷ lệ 80/20. Nhưng có một thực tế là ít khi nào xảy ra
trường hợp 50% các nguyên nhân dẫn đến 50% kết quả. Chúng ta có thể thấy được vũ trụ
này không cân đối, không bằng cân. Một thiểu số lại đóng vai trò quan yếu.

Nắm vững nguyên lý 80/20 là việc cần thiết với mọi người, nhất là trong thời đại ngày
nay. Những con người và tổ chức thật sự có hiệu quả đều biết bám sát, tận dụng một số ít
những động lực quan trọng có thể phát huy hiệu quả trong lĩnh vực, thế giới của họ và
chuyển chúng thành những lợi thế của họ.

Và cuối cùng, hãy nhớ rằng nếu bạn cố gắng 100% thì trong 20% cố gắng của bạn, sẽ
đem lại 80% thành công của bạn, thế thôi.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

www.nhantrachoc.net.vn
www.saga.vn
http://www.quantri.com.vn
www.kinangmem.com
Báo Nhịp cầu Đầu tư
Doanh nhân SG cuối tuần

20

You might also like