You are on page 1of 8

4.

Qúa trình làm chặt đất


a. Độ chặt của đất
- Độ chặt của đất là do sự nén một khối lượng đất nhất định xuống
một thể tích nhỏ hơn và đặc trưng bằng dung trọng của đất, độ xốp hoặc
khả năng chống lại sự đâm xuyên.
- Mức độ bị nén phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là thành
phần cơ học và cấu trúc đất.
b. Nguyên nhân làm chặt đất
- Do sử dụng các máy móc trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
nghiêm trọng là phần đất bị nén bởi bánh xe.
- Chế độ nước tưới:
Qúa trình làm đất hay trồng cấy khi đất có độ ẩm gần với độ trữ ẩm
đồng ruộng thì sự phá hủy cấu trúc đất và làm chặt đất ít xảy ra.
- Sự chăn thả súc vật (nhất là trong điều kiện đất ẩm).
- Các quá trình trồng rừng, khai thác rừng (do sử dụng các loại máy
móc, xe cộ vận chuyển, sản phẩm khai thác).
c. Ảnh hưởng của sự nén chặt đất
- Có ảnh hưởng không tốt đến tính chất của đất:
Làm tăng dung trọng và giảm độ xốp, ảnh hưởng đến độ ẩm và độ
thoáng khí, chế độ nhiệt của đất.
- Về góc độ kinh tế: làm giảm hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất
nông nghiệp (do làm tăng cao mức đầu tư cho làm đất và tưới tiêu nên sẽ
giảm hiệu quả phân bón và năng suất cây trồng).
d. Biện pháp quản lý và cải tạo đất chặt
- Tăng cường cấu trúc đất: để tăng cường khả năng giữ nước, tăng độ
thoáng và giữ các chất dinh dưỡng trong đất.
Do đó, phải có biện pháp sử dụng cây trồng hợp lý, tăng cường bón
phân hữu cơ cho đất.
- Cày bừa, làm đất hợp lý: để làm cho đất tơi xốp, hạt dễ nảy mầm,
tiêu diệt cỏ dại giúp cây sinh trưởng tốt hơn.
Cần chú ý khi làm đất, phải lựa chọn công cụ, máy móc và thời điểm
làm đất thích hợp (không nên làm đất khi độ ẩm quá lớn, vùng đất dốc
cần hạn chế việc cày xới).
5. Qúa trình laterit hóa
Laterit thường được gọi là đá ong hay kết von – đá ong.
Qúa trình laterit còn gọi là quá trình kết von đá ong.
a. Bản chất của quá trình laterit
Là quá trình rửa trôi và tích tụ tuyệt đối các cation Fe3+,
Fe2+, Al3+, Mn6+. Các cation này có sẵn trong môi trường
đất nhiệt đới do mưa và tác động dòng nước thấm, nước
ngầm, chúng có cơ hội tập trung lại một chỗ trong đất với
mật độ cao. Các cation này hấp thụ vào một nhóm mang
điện tích âm (keo sét hoặc oxit sắt) hoặc một tác nhân khác
kết dính giữa các cation đó để tạo nên những liên kết
tương đối bền vững. Khi nhiệt độ môi trường lên cao, độ
ẩm giảm thấp, các liên kết này mất nước, sẽ tạo nên những
oxit kim loại cứng chắc, do đó độ cứng cao và rất cao.
b. Qúa trình hình thành kết von đá ong

Trong đá ong thành phần chủ yếu là hydroxit sắt ngậm


nước hay không ngậm nước hoặc mangan, một phần rất ít
oxit nhôm. Sự hình thành đá ong thường xảy ra trong điều
kiện môi trường tích tụ rất nhiều cation Fe2+, thường tập
trung ở các vùng tương đối thấp, có thể là từ một dòng nước
thổ nhưỡng hoặc dòng nước mặt trong mùa mưa. Trong
tầng nước gần mặt đất chứa nhiều Fe2+, khi tiếp xúc với
không khí, các Fe2+ dễ dàng bị oxi hóa thành Fe3+. Các oxit
của chúng sẽ liên kết với các nhân là hạt keo sét kaolinit để
tạo thành một mạng lưới dày đặc, khi mất nước chúng liên
kết ngày càng chặt hơn.
c. Phân loại kết von
* Đá ong
Người ta chia làm 3 loại :
- Đá ong tảng kiểu buhanran.
- Đá ong tảng tổ ong (có nhiều lỗ, lỗ nhỏ như tổ ong).
- Đá ong hạt đậu.
Các điều kiện hình thành đá ong
- Dòng mang đến phải giàu Fe (nước mặt hoặc dòng sườn
dưới đất).
- Có sự thay đổi phản ứng môi trường (từ chua đến kiềm)
trên đường di chuyển của nước sắt, hoặc thay đổi trạng thái
oxy hóa khử.
- Thành phần cơ giới cát thô ở trên mặt chuyển sang cát
nặng ở dưới phẫu diện làm yếu sự trực di (di chuyển thẳng)
và đẩy mạnh sự dịch chuyển của dòng sườn.
- Môi trường sinh thái đã và đang bị phá hủy mạnh
mẽ, khả năng bốc hơi lớn, mạch nước ngầm rút
xuống rất sâu vào mùa khô.
- Đá mẹ: đá mẹ trên phù sa cổ, phiến thạch sét và
một ít bazan tầng mỏng hay xuất hiện đá ong, trên
đá vôi hình thành nên đá ong hạt đậu, kết quả của sự
tích tụ tuyệt đối Mn6+, Mn4+, Fe3+, Al3+.
* Các loại kết von và điều kiện hình thành
Hình dạng của các hạt kết von đã nói lên một phần
về quá trình hình thành chúng. Người ta chia ra các
loại :
- Kết von hạt tròn đầu ruồi:
Ở giữa trung tâm hạt là một nhân, có thể là một hay
nhiêu hạt keo kaolinit làm nhân. Fe và Mn bám chặt
xung quanh tâm tạo nên những lớp hình cầu rắn
chăc.
+ Trong đất feralit, vùng đồi núi và cao nguyên, sự rửa trôi
và tích tụ Fe, Mn tạo ra hạt kết von có màu nâu xám, không
bóng.
+ Trong vùng đất bazan, sự rửa trôi nhiều Mn2+ và tích tụ
chúng ở thung lũng chân đồi, Mn2+ gặp điều kiện môi
trường pH: 5 – 6 sẽ oxi hóa, bám xung quanh một nhân keo
và tạo thành các lớp Mn6+ với oxit của chúng tạo nên hạt
tròn, trơn bóng, màu đen như đâu ruồi.
- Kết von hình ống:
Thường gặp ở vùng đồng bằng hoặc vùng ven biển mà quá
trình thoái hóa môi trường đã và đang diễn ra. Sự tích tụ
tuyệt đối các cation Mn, Fe, Al quanh rễ, cành cây, hoặc
vùng bán ngập, quanh rễ cây lúa, cây tràm. Sau khi tập
trung cao độ, các ion này bị oxy hóa thành các oxit bền
vững mà ruột của chúng là các cành cây, rễ cây bị mục nát,
rời khỏi chúng tạo nên hình ống.
- Kết von đa giác, đa dạng:
Những hạt kết von này xuất hiện ở vùng môi trường đất đồi
núi bát úp phù sa cổ, bazan, đá trung tính bị thoái hóa
nghiêm trọng. Chúng tích tụ xung quanh một mảnh vỡ của
đá mẹ, không theo một trật tự nào: dạng củ gừng, dạng hạt
điều, đậu phộng… không đồng tâm nhưng lại có trọng tâm.
- Kết von giả:
Kết von thật có cấu trúc lớp thành các vòng đồng tâm, các
lớp kết von này hình thành chặt chẽ. Kết von giả là sự kết tụ
Fe, Al, Mn quanh một mảnh đá mẹ hay vật cứng nào đó,
không có vòng tròn đồng tâm.
d. Biện pháp cải tạo
- Trồng cây gây rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn.
- Nghiêm cấm việc chặt phá rừng bừa bãi, bảo vệ rừng.
- Hạn chế quá trình du canh du cư của đồng bào dân tộc ít
người.

You might also like