You are on page 1of 26

A- Quá trình hình thành đường lối cách mạng giải

phóng dân tộc của Đảng giai đoạn 1930-1935


I- Hoàn cảnh lịch sử
Trong quá trình hoàn thiện đường lối Cách Mạng giải phóng dân tộc, Đảng ta
đã có những chủ trương phù hợp qua các thời kì 1930-1935, 1936-1939, 1939-1945. Các
nghị quyết của Đảng trong thời kì này đánh dấu bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng,
thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, mở ra cao trào mới của đất nước.

II- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Năm 1930, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ đòi hỏi
phải có sự lãnh đạo của một đảng cộng sản thống nhất. Sự tồn tại và hoạt động riêng rẽ
của ba tổ chức cộng sản làm cho lực lượng và sức mạnh của phong trào cách mạng bị
phân tán. Điều đó không phù hợp với lợi ích của cách mạng và nguyên tắc tổ chức của
đảng cộng sản. Hội nghị thành lập Đảng 1930 đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt và Chương trình tóm tắt do Nguyễn ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp
thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta - Cương lĩnh Hồ Chí Minh. Nội dung cơ
bản như sau:
* Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là "làm tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".
Xác định những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng:
+ Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước
Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội
công nông.
+ Về kinh tế: tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ
công nông binh; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày
nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật
ngày làm tám giờ.
+ Về văn hóa xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông

1
giáo dục theo hướng công nông hoá.
Những nhiệm vụ trên đây bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc,
chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân
tộc.
+ Về lực lượng cách mạng:, Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công
nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng
ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông... đi vào phe vô sản giai cấp; đối với
phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải
lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng
(như Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ.
Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản. "Đảng là đội tiền
phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm
cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng". Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của
cách mạng thế giới, "liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế
giới nhất là với quần chúng vô sản Pháp".Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một
cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí
Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của
lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm đượm tinh thần dân tộc vì độc lập tự
do, tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng
sản là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này. Nhờ sự thống nhất về tổ chức và cương lĩnh
chính trị đúng đắn, ngay từ khi ra đời Đảng đã quy tụ được lực lượng và sức mạnh của
giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam. Đó là một đặc điểm và đồng thời là một
ưu điểm của Đảng, làm cho Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng
Việt Nam, sớm được nhân dân thừa nhận là đội tiền phong của mình, tiêu biểu cho lợi
ích, danh dự, lương tâm và trí tuệ của dân tộc.

Tuy bị phê phán, nhưng thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh cho sự đúng
đắn, sáng tạo của Cương lĩnh đầu tiên.
Sau 30 nǎm đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh; (tức
đồng chí Nguyễn Ái Quốc) đã viết: "Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha

2
của đại đa số nhân dân ta... Vì vậy, Đảng ta đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng
to lớn chung quanh giai cấp mình.

III- Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930

Tháng 10-1930, giữa lúc phong trào cách mạng đang diễn ra sôi nổi trên cả nước,
Ban chấp hành trung ương Đảng lâm thời của Đảng cộng sản Việt Nam họp hội nghị lần
thứ nhất tai Hương Cảng (Trung Quốc). Hội nghị quyết định đổi tên Đảng thành Đảng
Cộng Sản Đông Dương, thông qua luận cương chính trị, bầu ra Ban Chấp Hành TW
chính thức do tổng Bí thư Trần Phú đứng đầu.

Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và Đông Dương, vận dụng những
nguyên lí phổ biến của CN Mác-Lênin và đề cương Cách Mạng thuộc địa của quốc tế
cộng sản, Luận cương chính trị đã xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của
Cách Mạng Đông Dương. Luận cương đã xác định cách mạng Đông Dương là cuộc cách
mạng dân quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo, là thời kì dự bị để làm xã hội cách mạng
, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Nhiệm vụ của Cách
Mạng Đông Dương thời kì đầu là đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc và đánh đổ
phong kiến mang lại ruộng đất cho dân cày. Luận cương đã xác định:” Coi giai cấp vô
sản và nông dân là hai lực lượng chính, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì CM mới
thắng lợi được và cuối cùng, Luận cương đã xác định phương pháp giành chính quyền là
khởi nghĩa vũ trang.”
Luận cương chính trị tháng 10-1930 đã góp phần quan trọng vào lí luận CM
Việt Nam , trang bị cho những người Cộng sản Đông Dương vũ khí tư tưởng sắc bén để
đấu tranh thắng lợi .
Tuy nhiên luận cương chính trị còn hạn chế ở những điểm sau:
Luận cương không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn chủ yếu là
mẫu thuẫn giữa dân tộc việt nam và đế quốc pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế
quốc lên hàng đầu, đánh giá không đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, phủ
nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc và chưa thấy được khả năng phân hóa, lôi khéo một
bộ phận vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc, từ đó luận cương đã không đề ra

3
được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế
quốc xâm lược và tay sai.
Ngay sau khi thành lập, Đảng đã đề ra chủ trương khôi phục tổ chức đảng và
phong trào cách mạng. Đảng ta đã phát động được phong trào cách mạng rộng lớn mà
đỉnh cao là xô viết Nghệ - Tĩnh. Thực dân pháp đã thẳng tay đàn áp, khủng bố ác liệt
hòng dập tắt phong trào cách mạng việt nam và tiêu diệt Đảng Cộng Sản Đông Dương.
Mặc dù vậy, một số cuộc đấu tranh vẫn nổ ra, nhiều chi bộ Đảng trong nhà tù vẫn được
thành lập hệ thống tổ chức Đảng từng bước được phục hồi.
Tháng 6- 1932, Ban lãnh đạo trung ương đã công bố chương trình hành động
của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Chương trình đã khẳng định công nông Đông Dương
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản sẽ nổi lên vũ trang bạo động thực hiện nhiệm vụ
chống đế quốc, chống phong kiến và tiến lên thực hiện Chủ Nghĩa Xã Hội.

B- Quá trình hình thành đường lối cách mạng giải


phóng dân tộc của Đảng giai đoạn 1936-1939
I- Hoàn cảnh lịch sử
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động sâu sắc không những đến đời
sống các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động, mà còn đến cả những nhà tư sản, địa chủ
hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ
vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp
phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Tình hình trên đây làm cho các giai cấp và tầng lớp tuy có quyền lợi khác nhau ,
nhưng đều căm thù thực dân, tư bản độc quyền Pháp, và đều có nguyện vọng chung trước
mắt là đấu tranh đòi được quyền sống, quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình. Trong
lúc này, hệ thống tổ chức của Đảng và các cơ sở cách mạng của quần chúng đã được khôi
phục. Đây là yếu tố rất quan trọng, quyết định bước phát triển mới của phong trào cách
mạng nước ta.
Trước những chuyển biến của tình hình trong nước và thế giới, đặc biệt dưới ánh
sáng của chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản,

4
trong những năm 1936 – 1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
đã họp hội nghị lần thứ 2 (7 – 1936), lần thứ 3 (3 – 1937), lần thứ 4 (9 1937), lần thứ 5 (3
– 1938)… đề ra những chủ chương mới về chính trị, tổ chức và hình thức đấu tranh mới
phù hợp với tình hình cách mạng nước ta.
II. Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ 2 (7/1936)
Tháng 7 – 1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ban Chỉ huy ở ngoài họp
Hội nghị tại Thượng Hải (Trung Quốc), dưới sự chủ trì của Lê Hồng Phong và Hà Huy
Tập để xác định chủ trương mới của Đảng. Xuất phát từ đặc điểm tình hình Đông
Dương và thế giới, vận dụng nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị
vạch rõ nhiệm vụ dân tộc, dân chủ của cách mạng:
“ Nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến mà Đảng ta đề ra từ khi mới thành
lập đến nay vẫn không thay đổi. Nhưng căn cứ vào tình hình mới, Hội nghị xác định mục
tiêu trước mắt là đấu tranh chống phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi
tự do cơm áo hoà bình. Kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản
động thuộc địa và bè lũ tay sai. Do đó, tạm thời chưa nêu khẩu hiệu đấu tranh “Đánh đổ
đế quốc Pháp” và khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày” mà nên:
“Đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình”. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận nhân
dân thống nhất phản đế Đông Dương. “Mặt trận nhân dân phản đế là cuộc liên hợp hết
các giai cấp trong toàn dân tộc bị áp bức đang tranh đấu đòi nnững điều quyền lợi hang
ngày cho cho toàn dân, chống chế độ vô nhân đạo, để dự bị điều kiện cho cuộc vận động
dân tộc giải phóng được phát triển”
Để cô lập và chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn phản động thuộc địa và tay sai của
chúng, đòi các quyền dân chủ, dân sinh, không những phải đoàn kết chặt chẽ với giai cấp
công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, “ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp”, mà còn đề ra khẩu
hiệu “Ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp” để cùng nhau chống lại kẻ thù chung là
bọn phát xít ở Pháp và bọn phản động thuộc địa.
Hoàn cảnh mới, chủ trương mới đòi hỏi phải có một đường lối tổ chức mới. Vì
vậy, Hội nghị chủ trương phải chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các
hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp,

5
nhằm làm cho Đảng mở rộng sự quan hệ với quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo
quần chúng đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp.
=>Hội nghị Trung ương tháng 7 – 1936 đánh dấu sự trưởng thành của Đảng
tromg việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể
trước mắt; giữa chủ trương mới và hình thức tổ chức đấu tranh mới; giữa củng cố khối
liên minh công nông và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất; giữa phong trào cách mạng
ở Đông Dương và cách mạng Pháp, cách mạng thế giới; giữa vấn đề độc lập dân tộc và
vấn đề dân chủ.
Tuy vậy hội nghị vẫn còn một số hạn chế: chưa nêu ra khẩu hiệu về dân tộc thích
hợp; chưa tìm được hình thức Mặt trận phù hợp với mục tiêu đâu tranh mới.
Tháng 10 – 1936, Trung ương Đảng được tổ chức lại do đồng chí Hà Huy Tập
làm tổng bí thư. Cùng với việc đề ra chủ trương mới để lãnh đạo nhân dân thành lập Mặt
trận nhân dân rộng rãi, đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đã đặt vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân
chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng ở Đông Dương.
Tháng 10 – 1936 văn kiện “ Chung quanh vấn đề chiến sách mớ”i được công bố,
Đảng nêu một quan điểm mới: “Cuộc dân tộc giải phóng không nhất thiết phải kết chặt
với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần
phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế
quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng”.Vì rằng, tuỳ hoàn cảnh bắt buộc, nếu nhiệm
vụ chống đế quốc là cần kíp cho lúc hiện thời, còn vấn đề điền địa tuy quan trọng nhưng
chưa phải trực tiếp bắt buộc, thì có thể trước hết tập trung đánh đổ đế quốc, rồi sau đó
mới giải quyết vấn đề điền địa. Nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế phải liên
tiếp giải quyết, vấn đề này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích cuả cuộc vận động.
Nghĩa là cuộc phản đế phát triển đến trình độ vũ trang tranh đấu kịch liệt, đồng thời vì
muốn tăng thêm lực lượng tranh đấu chống đế quốc, cần phải phát triển cuộc cách mạng
điền địa.
Những nội dung cơ bản của Hội nghị Trung ương tháng 7 – 1936 được bổ sung,
phát triển trong các hội nghị tiếp theo của Trung ương Đảng. Các Hội nghị lần thứ 3
(3 – 1937) và lần thứ 4 (9 – 1937) đã đi sâu hơn về công tác tổ chức của Đảng, quyết định

6
phải chuyển mạnh hơn nữa về phương pháp tổ chức và hoạt động để tập hợp được đông
đảo quần chúng trong mặt trận chóng phản động thuộc địa, chống phát xít, đòi tự do, cơm
áo, hoà bình.

III. HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG LẦN V (Từ 29-
30/3/1938)

29-30/3/1938, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và quyết định tổ chức Mặt
trận thống nhất dân chủ, coi đó là một nhiệm vụ
trung tâm của Đảng trong giai đoạn đó. Đảng phải
củng cố những cơ sở đã có, lập thêm cơ sở mới,
chú trọng phát triển cơ sở ở các châu thành, các
đồn điền và các vùng kỹ nghệ tập trung. Các tổ
chức cơ sở dù hoạt động công khai hay bí mật đều
phải phục tùng cơ quan chỉ huy của Đảng ở các cấp. Tại Hội nghị này, đồng chí Nguyễn
Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng thay đồng chí Hà Huy Tập.

Theo báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng gửi Quốc tế Cộng sản, đến
tháng 3/1938, Đảng bộ Nam kỳ có 655 đảng viên, Đảng bộ Trung kỳ có 740 đảng viên và
Đảng bộ Bắc kỳ có 202 đảng viên. Ở ba kỳ đều có xứ uỷ, Nam kỳ có 4 liên tỉnh uỷ, 11
tỉnh uỷ và 122 chi bộ. Trung kỳ có tỉnh uỷ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị,
Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Bắc kỳ đã có đảng bộ Hà Nội, Hải Phòng, Nam
Định, Phủ Lý, Thái Bình, Cao Bằng. Ban Chấp hành Trung ương Đảng có 11 uỷ viên,
trong đó 9 uỷ viên hoạt động ở trong nước và 2 uỷ viên hoạt động ở ngoài nước.

Tại Hội nghị, Nguyễn Văn Cừ đã cùng BCHTƯ Đảng ta xây dựng Nghị quyết
kiểm điểm các công tác, vạch ra nhiệm vụ của Đảng trong thời kỳ mới, xác định “vấn đề
lập Mặt trận dân chủ thống nhất là một nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn
hiện tại” và chỉ rõ rằng “cần đưa hết toàn lực của Đảng”, “dùng hết phương pháp làm
thế nào cho thực hiện được Mặt trận dân chủ, ấy là công cuộc của Đảng ta trong lúc
này”.

7
Xây dựng Mặt trận dân chủ Đông Dương, một hình thức mặt trận đoàn kết dân
tộc thay thế cho Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương trước đó, là chủ
trương hết sức đúng đắn và kịp thời của Đảng và Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trước sự
vận động nhanh chóng của tình hình mới trong nước và thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ
này, đồng chí Nguyễn Văn Cừ và Đảng đã chủ trương phải tiến hành cuộc đấu tranh
chống khuynh hướng “tả”- đưa ra những khẩu hiệu quá cao, và đề phòng khuynh hướng
“hữu”- không chú trọng phong trào quần chúng công nông. Nghị quyết Hội nghị
BCHTƯ (3/1938) còn thể hiện những chủ trương cụ thể về công tác quần chúng: củng
cố, chỉnh đốn công tác vận động công nhân; đề ra các biện pháp cụ thể đẩy mạnh công
tác vận động nông dân ở ba miền; “xây dựng một đoàn thể thanh niên có tính chất chính
trị và quần chúng rộng rãi”; đẩy mạnh công tác vận động phụ nữ làm cho phong trào
phát triển cả về chiều rộng và bề sâu.

Nghị quyết của Hội nghị còn tập trung đề ra những biện pháp cụ thể nhằm củng
cố, phát triển đều khắp các tổ chức cơ sở Đảng, củng cố cơ quan lãnh đạo các cấp, giải
quyết một cách đúng đắn các phương thức hoạt động và mối quan hệ của các hình thức
hoạt dộng bí mật và công khai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện cán bộ và
tăng cường chỉ đạo công tác vận động quần chúng của Đảng trước tình hình mới. Nghị
quyết đặc biệt nhấn mạnh: “để củng cố, mở rộng Mặt trận dân chủ Đông Dương và để
cho mọi chủ trương chính sách của Đảng được thực hiện, cần phải triệt để chống lại
chủ nghĩa trốtkít, đi sâu vào quần chúng để vạch mặt bọn chống Đảng bằng những lời
nói cực tả”. Mặt khác, Nghị quyết cũng chỉ rõ từng nhiệm vụ để củng cố nội bộ Đảng về
tổ chức, giao thông liên lạc, phương thức hoạt động bí mật và công khai, công tác tuyên
truyền, huấn luyện cán bộ, công tác chỉ đạo quần chúng…Đặc biệt, Đảng phải kiên
quyết tiến hành cuộc đấu tranh chống bọn tờrốtkit, “phải tẩy sạch những phần tử
tờrốtkít đã lọt vào trong Đảng” và chỉ rõ “muốn đấu tranh chống chủ nghĩa Tơrớtxky
phải nghiên cứu sự khác nhau giữa chủ nghĩa Tơrốtxky và chủ nghĩa Mác-Lênin”.

Không chỉ với nhiệm vụ hoạch định chủ trương, chính sách lớn của Đảng, trên
cương vị Tổng bí thư, đồng chí Nguyền Văn Cừ đã lập tức chỉ đạo việc thực hiện nghị

8
quyết của Đảng. Ngay sau Hội nghị BCHTW, đồng chí đã xúc tiến ngay việc thành lập
Mặt trận dân chủ Đông Dương. Việc chỉ đạo xuất bản báo “Tin tức” (Hà nội) và báo
“Dân chúng” (Sài Gòn) cũng như lãnh đạo Đảng tham gia đấu tranh nghị trường ở thời
kỳ này là những quyết định sáng suốt, kiên quyết của đồng chí Nguyên Văn Cừ. Điều đó
đã góp phần quan trọng trong việc giác ngộ chính trị, giáo dục đảng viên, tập hợp lực
lượng quần chúng trong Mặt trận dân chủ Đông Dương, chống lại bọn trôtkit và khắc
phục tình trạng bất đồng ý kiến xuất hiện trong Đảng lúc đó. Chính Tổng Bí thư Nguyễn
Văn Cừ đã trực tiếp tham gia vào cuộc bút chiến phê phán những sai lầm “tả” khuynh về
quan điểm chính trị, sai lầm về nguyên tắc tổ chức, về phê bình và tự phê bình, về đoàn
kết trong Đảng, đồng thời xác định rõ những vấn đề chiến lược, sách lược của Đảng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, thắng
lợi của phong trào Mặt trận dân chủ đã biến những chủ trương của Đảng thành hiện thực
và không chỉ dừng lại ở việc giành được những quyền dân chủ, dân sinh tối thiểu mà
chính là ở chỗ, đã làm rực cháy lên ngọn lửa tinh thần dân tộc và đoàn kết dân tộc dưới
những hình thức mới, phương pháp mới. Qua hoạt động thực tiễn từ phong trào, Đảng ta
có thêm nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo chiến lược, trong tìm tòi sáng tạo các hình
thức, biện pháp dấu tranh và đồng thời còn đào tạo được nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc
cho Đảng như các đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn...

Từ 10/1938, một năm trước chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, trong
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thời cuộc”, Tổng bí thư Nguyên
Văn Cừ và BCHTƯ Đảng đã nhận định rất chính xác về tình hình thế giới trước ngọn
lửa chiến tranh của chủ nghĩa phát xít và những dự báo về sự thất bại của chính sách
ngoại giao thoả hiệp của các nước đế quốc với chủ nghĩa phát xít và những chính sách
hy sinh quyền lợi của dân tộc khác cho chủ nghĩa phát xít là chính sách phản động tất
yếu sẽ phải trả giá đắt là hoàn toàn chính xác. Dự báo chiến lược đó đã chuẩn bị cho
Đảng ta có sự chuyển hướng chiến lược nhanh chóng và đúng đắn trước sự vận động vô
cùng nhanh chóng của tình hình thế giới. Tháng 6/1939, đồng chí Nguyễn Văn Cừ viết:
“Người cộng sản chẳng bao giờ hô hào những chuyện cao xa viển vông cho sướng

9
miệng, nhưng căn cứ vào sự thực, đồng thời nắm lấy sự di tới (le dvenir) của sự vật,
hiểu thấu luật tiến hóa của xã hội... (để) khi tình thế thay đổi thì chính sách sẽ thay đổi”.

IV. HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG LẦN VI (TỪ 6-
8/11/1939)

1/9/1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan, mở màn cuộc Chiến tranh thế giới lần
hai. Ở Đông Dương, thực dân Pháp ra sức vơ vét của cải, tiền bạc, sức người để phục vụ
cho chiến tranh. Chúng thẳng tay đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng, thủ tiêu những
quyền dân chủ tối thiểu mà nhân dân ta đã giành được trong những năm 1936-1938. Mâu
thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với thực dân Pháp ngày càng trở nên gay gắt.

 Do đó, trong các ngày 6, 7, 8/11/1939, Trung ương Đảng họp ở Bà Điểm, Hóc
Môn (Gia Định) để bàn các chủ trương của Đảng trong tình hình mới, dưới sự chủ trì của
đồng chí Nguyễn Văn Cừ. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu,
Võ Văn Tần...

Hội nghị phân tích sâu sắc tính chất, hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới; vai
trò, vị trí của Đông Dương trong cuộc chiến tranh đó; bản chất sâu xa trong các chính
sách phản động của thực dân Pháp; thái độ chính trị của các giai cấp trong xã hội Việt
Nam trước biến động của thời cuộc và vạch ra đường lối chính trị, phương hướng, nhiệm
vụ cách mạng Việt Nam trong tình hình mới. Hội nghị nhận định, phát xít Nhật sẽ chiếm
Đông Dương. Bộ máy cai trị ở Đông Dương đang từng bước phát xít hoá, một thứ phát
xít thuộc địa tàn bạo và những kẻ đứng đầu bộ máy đó đang mưu toan thoả hiệp, đầu
hàng phát xít Nhật. Các chính sách phản động của đế quốc Pháp đẩy nhân dân đến chỗ
cùng cực, lay động hầu hết các giai cấp, tầng lớp xã hội, làm cho mâu thuẫn xã hội vốn
sâu sắc giữa Pháp với các tầng lớp nhân dân càng thêm sâu sắc, đòi hỏi được giải quyết.

10
 Những nhận định và phân tích tình hình trên là cơ sở cho việc định ra phương
hướng hành động của toàn Đảng, toàn dân đi tới giải phóng dân tộc, giành chính quyền
về tay nhân dân.

Hội nghị khẳng định 2 nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền là
đánh đổ đế quốc và giai cấp địa chủ phong kiến không thay đổi, nhưng phải được áp
dụng cho phù hợp với tình hình mới. Trong điều kiện chiến tranh thế giới đã nổ ra và bọn
thống trị ở Đông Dương thi hành các chính sách vô cùng tàn bạo, chà đạp lên mọi quyền
sống của nhân dân, Hội nghị xác định:

+ Kẻ thù cụ thể, nguy hiểm nhất của cách mạng Đông Dương lúc này là chủ
nghĩa đế quốc và bọn tay sai phản bội dân tộc, tính chất của cuộc cách mạng hiện tại là
cách mạng giải phóng dân tộc.

+ Nhiệm vụ trung tâm trước mắt của cách mạng Việt Nam nói riêng và cách
mạng Đông Dương nói chung là đánh đổ đế quốc và tay sai, giành hoàn toàn độc lập cho
dân tộc: "Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường
nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận
da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập"

Trong tiểu sử tóm tắt của đồng chí Trường Chinh, cố vấn Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam, công bố ngày 1-10-1998, khi đồng chí qua đời, có ghi :
"Năm 1941, tại Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng, đồng chí được bầu là Tổng Bí
thư Ban Chấp hành Trung ương, Trưởng Ban tuyên huấn kiêm chủ bút báo Cờ giải
phóng, cơ quan Trung ương của Đảng và Tạp chí Cộng sản, cơ quan Trung ương của
Đảng.

Để tập trung đông đảo lực lượng dân tộc, Hội nghị quyết định thay đổi một số
khẩu hiệu, chuyển hướng hình thức tổ chức và hình thức đấu tranh:
+ Tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ; chỉ chủ trương tịch thu
ruộng đất của đế quốc và tay sai.
+ Không nêu khẩu hiệu lập Chính phủ Xô viết công nông mà đề ra khẩu hiệu thành lập

11
Chính phủ Liên bang Cộng hoà dân chủ Đông Dương.
+ Quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt
trận dân chủ Đông Dương, nhằm liên hiệp các lực lượng dân chủ và tiến bộ, kể cả các tổ
chức cải lương, đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
+ Về Đảng, Hội nghị đã có nhiều chủ trương củng cố Đảng, làm cho Đảng phải thống
nhất ý chí và hành động, phải mật thiết liên lạc với quần chúng, phải có vũ trang lý luận
cách mệnh, phải biết lựa chọn cán bộ mới, phải củng cố hệ thống tổ chức khắp các vùng
và miền trong cả nước, phải chú ý chống nạn khiêu khích mật thám, tự chỉ trích và đấu
tranh nhằm chống cả biểu hiện hữu khuynh và "tả" khuynh,... để bảo đảm Đảng vững
mạnh làm tròn sứ mệnh lịch sử khi cao trào giải phóng dân tộc được đẩy mạnh.
Như vậy, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ, Nghị quyết Hội
nghị của BCHTƯ (tháng 11-1939) đã quyết định những vấn đề cực kỳ quan trọng trong
chuyển hướng chiến lược cách mạng, mà nội dung trọng yếu là giải quyết đúng đắn mối
quan hệ giữa vấn đề dân tộc – giai cấp,giai cấp-dân tộc, vấn đề xây dựng Đảng, Mặt
trận và phương pháp cách mạng trong tình hình lịch sử mới. Đây là những quyết định
hoàn toàn chính xác, kịp thời và phù hợp với sự biến đổi của tình hình quốc tế và trong
nước. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939 đánh dấu sự trưởng thành của
Đảng, cụ thể hoá một bước đường lối cứu nước trên tinh thần của Cương lĩnh đầu tiên
được hoạch định từ khi thành lập Đảng. Đây là sự chuyển hướng từ đấu tranh chính trị,
hoà bình đòi quyền dân sinh dân chủ sang đấu tranh vũ trang - bạo lực, kết hợp đấu tranh
chính trị với đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền; từ hoạt
động công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp là chủ yếu chuyển sang hoạt động bí mật, bất
hợp pháp là chủ yếu. Những chủ trương của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng
11-1939 tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh ở Hội nghị Trung ương VII (tháng 11-1940)
và Hội nghị Trung ương VIII (tháng 5-1941).

V. TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG ĐỐI VỚI
THỜI CUỘC

12
Tháng 3/1939, Đảng ra bản “Tuyên ngôn của đảng cộng sản đông dương đối với
thời cuộc”. Trong bản này, Đảng nêu rõ họa phátxit đang tới gần, chính phủ Pháp hiện
đã nghiêng về phía hữu, ra sức bóp nghẹt tự do dân chủ, tăng cường bóc lột nhân dân
tavaf ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Bên cạnh đó, tuyên ngôn còn kêu gọi các tầng lớp
nhân dân phải thống nhất hành động hơn nữa trong việc đòi các quyền tự do dân chủ,
chống nguy cơ chiến tranh đế quốc.

Sau đây là bản đầy đủ của “Tuyên ngôn của đảng cộng sản đông dương đối với
thời cuộc”

I) Chiến tranh nguy ngập

Tình hình thế giới ngày nay đã tới thời kì đặc biệt nghiêm trọng, ngòi lửa chiến
tranh xâm lược do phatxit gây ra đã cháy rải rác khắp thế giới, sự chia lại thị trường đã
thực hiện từng bộ phận ở Phi châu, Á châu và Âu châu

Trước tình thế ấy, thái độ rụt rè đầu hàng của Anh, Pháp lại càng thúc giục cho
ngòi lửa chiến tranh của đế quốc càng nguy cấp trong từng giờ, từng phút; mặc dầu tình
thế chiến tranh có khicawng thẳng, có khi êm dịu, nhung sự êm dịu ấy chính là sự dự
định để làm cho trình độ căng thẳng lại càng căng thẳng tới cực điểm, tới bộc phát đại
chiến.

Chính sách ngoại giao hòa bình của Anh, Pháp, kết quả trước hết sẽ mang tới cho
Anh, Pháp, cuộc tấn công thảm hại! Đồng thời, chính sách ngoại giao nhu nhược đầu
hang của Anh, Pháp sẽ thúc giục cuộc chiến tranh phản cách mạng tiến đánh xứ xã hội
chủ nghĩa chóng thực hiện, cuộc chiến tranh do các nước phatxit cầm đầu sẽ lôi cuốn các
nước đế quốc khác phụ theo

Bởi vậy, chúng tôi cho rằng cái chính sách ngoại giao thỏa hiệp, mập mờ, sai lầm
của Anh, Pháp, chia rẽ mặt trận hòa bình, hi sinh quyền lợi Tiệp Khắc và các nước hèn
yếu để cầu sự hòa bình trong giây phút, chính sách ấy chính là chính sách phản động, rất
nguy hiểm về các phương diện, nuôi mạnh nạn chiến tranh, tăng them sức tàn phá.

13
Thương thay những kẻ không thấy xa, không nghĩ kĩ đã vội hoan hô rằng: “Nền
hòa bình đã cứu vớt lại được rồi”.

Chúng tôi, những người cộng sản, căn cứ theo duy vật biện chứng luận nhận thấy:
chính vì chánh sách hòa bình mở rộng ấy mà nạn chiến tranh lúc này ngày càng nguy cấp
hơn lúc nào hết: ở Trung Âu, Ý, Ba Lan, Hung Gia Lợi đương khánh thành và củng cố
những sự thắng lợi của họ đã chiếm được, và kết thêm vây cánh của họ để dự bị đi tới
cuộc tấn công nới! Ở Viến Đông, phatxit Nhật vì sự khó khăn trên bước đường chinh
phục xứ Trung Hoa, vì nhận rõ thái độ nhu nhược của Anh, Pháp nên lại rangd hết sức
mở rộng cuộc tấn công xuống Hoa Nam.

Muốn lấy sự khó khăn giải quyết vấn đề khó khăn, Nhật dung chiến thuật mạo
hiểm phạm đến quyền lợi của Anh, Pháp để tuyệt đường cung cấp quân khí của Trung
Quốc, mong buộc chính phủ Trung Quốc phải hang phục để kết thúc chiến tranh

Đồng thời, chánh sách xâm lược của Nhật ở Trung Quốc mà nhất là Hoa Nam
càng trực tiếp hăm dọa xứ Đông Dương. Căn cứ theo kế hoạch xâm lược lục địa của Á
châu của Nhật và chiến thuật chiến tranh của Nhật ở Hoa Nam, Đông Dương sẽ không
chắc gì khỏi bị đánh phá. Căn cứ theo tình hình quốc tế đã gây ra, chúng tôi hô hào các
lớp dân chúng, vì ủng hộ nền hòa bình thế giới và nền hòa bình ở Viền Đông, vì ủng hộ
Liên bang Xô viết, cột trụ của hòa bình, hãy kịch liệt phản đối chính sách đầu hang thỏa
hiệp và tán thành “tập thể an toàn” để trừng phạt bọn xâm lược bằng kinh tế, bằng quân
sự và bằng các phương pháp khác

II) Sự phòng thủ Đông Dương

Đứng trước tình thế Viễn Đông ngày nay, Đảng chúng tôi tán thành phòng thủ
Đông Dương, chống xâm lược phát xít. Chúng tôi cho rằng những phương pháp Chính
phủ đã thi hành hoàn toàn chưa đủ, còn cần phải có lực lượng của quần chúng giúp đỡ về
đường tinh thần và vậ chất. Muốn thế, Chánh phủ phải có trách nhiệm ban bố các quyền
tự do dân chủ và cải thiện sinh hoạt cho dân chúng để tăng them lực lượng phòng thủ,

14
Đồng thời phải tổ chức quần chúng vào các hội quốc phòng, lúc có chiến tranh cần phải
vũ trang dân chúng thì mới đủ sức phòng thủ.

Chúng tôi thành thật tuyên bố rằng: Chính phủ phòng thủ Đông Dương mà không
ban bố các quyền tự do, không cải thiện sinh hoạt dân chúng, đó là phòng thủ một cách
không chắc chắn.

Dân chúng phòng thủ Đông Dương mà không tranh đấu đòi tự do dân chủ, đòi cải
thiện sinh hoạt, đòi vũ trang để phòng thủ thì sự phòng thủ ấy là phòng thủ suông, và
không có ý nghĩa.

Phòng thủ mà không đề phòng bọn thân Nhật, bọn thân Xiêm hay bọn phá hoại,
bọn khiêu khích tờrốtkít, thì cuộc phòng thủ rất nguy hiểm. Trái lại mượn tiếng phòng thủ
mà thẳng tay đàn áp quần chúng, những đảng phái ủng hộ Mặt trận bình dân, Mặt trận
dân chủ thì sự phòng thủ sẽ mất hết lực lượng và lối phòng thủ ấy là phòng thủ cả địch
nhân và hết thảy các lớp dân chúng. Ấy là con đường thất bại, con đường tự sát.

Chúng tôi kêu gọi các lớp nhân dân, các đảng phái dân chủ Tây, Nam, các đoàn
thể, các cá nhân hãy khăng khít đoànkeets nhau xung quanh Mặt trận dân chủ Đông
Dương, để vì tự do hòa bình và cơm áo mà tranh đấu phòng thủ xứ sở.

Giữa lúc này ta không nên lửng lơ với vấn đề phòng thủ, ta không nên ngồi chờ
sự ban bố các quyền tự do dân chủ, ta cần phải trăm ngàn người như một liên hợp hành
động để đòi thực hiện các quyền tự do dân chủ, để phòng thủ Đông Dương, để chống
phatxit, chống thế lực phản động, chống chiến tranh một cách tích cực hơn.

Thì giờ đã gấp lắm rồi! Không thể chần chờ nữa, cần phải hành động!

Chần chờ, trung lập là tự mình đầu hang phatxit, đầu hang thế lực phản động ở
thuộc địa, đưa nhân loại, đưa dân tộc vào con đường dã man, tối tăm của chế độ phatxit.

VI. TÁC PHẨM “TỰ CHỈ TRÍCH”

15
Cùng với các Nghị quyết của Hội nghị BCHTW tháng 3/1938 và Hội nghị
BCHTW tháng 11/1939 tác phẩm Tự chỉ trích (7/1939) của đồng chí Nguyễn Văn Cừ
thể hiện sự vận dụng nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác - Lê nin và những vấn đề chiến lược
và chỉ đạo chiến lược trong phong trào cách mạng. Bối cảnh lịch sử lúc này cho thấy, ở
châu Âu ngày 25/11/1936 Đức, Nhật ký hiệp ước chống quốc tế Cộng sản, rồi cùng
Italia (1937) Tây Ban Nha (1937) tạo ra liên minh phát xít, rắp tâm phát động chiến
tranh thế giới. Tác phẩm này không chỉ thể hiện sự sắc sảo về chính trị, 1í luận mà còn
là những chỉ dẫn cho chúng ta về tính đảng, tính nguyên tắc, tính kiên định cách mạng,
về đạo đức trong phê bình và tự phê bình.

Phải có can đảm mở to mắt ra nhìn sự thật

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã viết: “Người cộng sản có bổn phận nói sự thật
với quần chúng chớ không phải theo đuôi họ hay phỉnh phờ họ”. Và dầu cho có sai lầm,
có thất bại thì “phải có can đảm mở to mắt ra nhìn sự thật”. “Chúng ta không bao giờ có
thể đổ hết những nguyên nhân thất bại cho việc quân thù đàn áp và cử tri chưa giác ngộ.
Chúng ta phải biết nhìn nhận những khuyết điểm về chủ quan mà chính ta gây ra, chính
ta phải chịu hoàn toàn trách nhiệm”.

Đồng chí cho rằng Đảng “có bổn phận phải phân tích xác thực hoàn cảnh, không
bi quan hoảng hốt mà cũng không đắc chí tự mãn, để tìm ra những nguyên nhân thất bại
và nghiên cứu phương pháp sửa lỗi và tiến thủ”. Do dó, đồng chí yêu cầu Đảng phải:
“Công khai, mạnh dạn, thành thực vạch những nhầm lỗi của mình và tìm phương châm
sửa đổi, chống những xu hướng hoạt đầu, thoả hiệp, như thế không phải làm yếu Đảng,
mà là làm cho Đảng được thống nhất mạnh mẽ”.

Theo đồng chí, đó là sự Tự chỉ trích bônsêvích và làm như vậy không sợ địch
nhân lợi dụng, chửi rủa vu cáo Đảng, không sợ lối giáo cho giặc.Trái lại, nếu chỉ “đóng
kín cửa bảo nhau”, giữ cái vỏ thống nhất mà bề trong thì hổ lốn một cục đầy rẫy bọn
hoạt đầu, đó mới chính là để cho quân thù chửi rủa; hơn nữa, đó tỏ ra không phải một
đảng tiền phong cách mạng, mà là một đảng hoạt đầu cải lương”.

16
Đứng về lợi ích của dân chúng
Theo những nguyên tắc lêninnít trong xây dựng đảng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ
cho rằng “bao giờ sự chỉ trích cũng là tự chỉ trích bônsêvích, nghĩa là để huấn luyện quần
chúng và giúp đảng viên tự huấn luyện, để làm tăng uy tín và ảnh hưởng của Đẩng, để
cho Đảng được càng thống nhất và củng cố, để đưa phong trào phát triển lên, đưa cách
mạng tới thắng lợi; chớ không phải đặt cá nhân mình lên trên Đảng, đem ý kiến riêng - dù
cho đúng - đối chọi với Đảng, vin vào một vài khuyết điểm mà mạt sát Đảng, phá hoại
ảnh hưởng của Đảng, gieo mối hoài nghi, lộn xộn trong quần chúng, gây mầm bè phái,
chia rẽ trong hàng ngũ Đảng”.

Và sự chỉ trích của người cách mệnh phải là để tìm tòi những lầm lỗi của mình,
nghiên cứu phương pháp để sửa đổi để tiến lên và “phải đứng về lợi ích về công cuộc của
dân chúng mà chỉ trích những khuyết điểm, những chỗ lừng chừng hoặc hèn nhát để đẩy
phong trào phát triển mạnh mẽ rộng rãi hơn”. Đồng chí khẳng định: “mỗi đảng viên có
quyền tự do thảo luận và chỉ trích, nhưng phải có nguyên tác”. Đó chính là những nguyên
tắc trọng yếu nhất để xựng đảng vững mạnh.
Trong lời kết của tác phẩm Tự chỉ trích viết cách đây 68 năm, Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Cừ như đã để lại di huấn cho Đảng ta: “Chúng ta đã phải chiến thắng những
xu hướng sai lầm trong hàng ngũ: xu hướng “tả khuynh”, cô độc nó muốn làm Đảng co
bé, rút hẹp bởi biệt phái, cách xa quần chúng và xu hướng thoả hiệp hữu khuynh, lung lay
trước những tình hình nghiêm trọng nhãng quên hoặc che lấp sự tuyên truyền của Chủ
nghĩa Mác - Lê nin, lăm le rời bỏ những nguyên tắc cách mệnh”.

 Tác phẩm nổi tiếng “Tự chỉ trích” của đồng chí Nguyễn Văn Cừ là mẫu mực
về tinh thần tự phê bình của Đảng, tinh thần kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện
cơ hội chủ nghĩa, cả tả khuynh và hữu khuynh, bảo đảm tính đúng đắn, trong sáng và tất
thắng trong đường lối chính trị của Đảng. Những luận điểm trong tác phẩm “Tự chỉ trích”
không chỉ có giá trị đấu tranh đối với những quan điểm sai trái và củng cố nội bộ Đảng
lúc bấy giờ mà đến nay vẫn còn tính thời sự nóng hổi trong cuộc vận động xây dựng,
chỉnh đốn Đảng hiện nay.

17
 Tóm lại, cuộc vận động dân chủ của Đảng trong những năm 1936-1939
diễn ra sôi nổi, rộng lớn đã minh chứng chủ trương chuyển hướng mới của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng là đúng, hợp với ý nguyện của dân chúng và phù hợp
với tình hình đất nước.

VII. TẠP CHÍ CỘNG SẢN (1941)

Trong những năm cao trào của Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 - 1939),
Trung ương Đảng đă quyết định xuất bản tạp chí lý luận nghị quyết Hội nghị toàn thể
của Trung ương Đảng (29-30 tháng 3 - 1938) ghi rõ: "Ban Trung ương cần ra một tạp
chí bí mật để để giải thích những vấn đề mà các sách báo công khai không thể bàn đến
được". Tuy vậy, do hoàn cảnh khó khăn lúc bấy giờ, Đảng không thể xuất bản được tạp
chí như đã ghi trong nghị quyết.

Cuối năm 1940, đầu năm 1941, tình hình quốc tế và trong
nước có những diễn biến mới. Tháng 6-1940, nước Pháp bị quân
phát xít Hítle chiếm đóng. Phát xít Nhật nhân cơ hội đó xâm lược
Đông Dương. Thực dân Pháp đầu hàng quân Nhật. Nhân dân Việt
Nam bất khuất đã nổi dậy chống cả Nhật lẫn Pháp. Tháng 9-1940,
nổ ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Tháng 11-1940, khởi nghĩa Nam
Kỳ. Tháng 1-1941, binh biến ở Đô Lương. Cách mạng Đông
Dương đang tiến bước đến những thời cơ mới.

18
Ngày 8-2-1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng
Việt Nam.

Tháng 5-1941, Hội nghị Trung ương Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại biểu
của Quốc tế cộng sản, triệu tập và chủ trì họp tại Pắc Bó (Hà Quảng, Cao Bằng). Hội nghị
quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) và vạch rõ
nhiệm vụ trung tâm của Đảng và dân ta lúc đó là chuẩn bị khởi nghĩa. Hội nghị cử ra Ban
Chấp hành Trung ương chính thức và bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của
Đảng.

Cuối tháng 9-1941, Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận và chính trị của Trung
ương Đảng do đồng chí Trường Chinh trực tiếp phụ trách, ra số 1 . Hiện nay tạp chí
không còn trong các kho lưu trữ của ta. Chúng ta được biết có Tạp chí Cộng sản (10-
1941) do hai nguồn:

Một là, gần chín năm sau đó, trong Tạp chí Cộng sản (số 1, năm thứ nhất), ra
tháng 7-1950 có viết ở lời mở đầu : "Năm 1941, Trung ương Đảng đã ra một tờ tạp chí
cũng lấy tên là Tạp chí Cộng sản".

Hai là, một tài liệu của mật thám Pháp đã dịch ra tiếng Pháp mục lục số 1 của
Tạp chí Cộng sản (1941). Nếu dịch lại theo tiếng Việt thì bản mục lục đó gồm các phần:

1- Cùng bạn đọc

2- Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương.

3- Để thực hiện tổ chức chính trị mới.

4- Phần phụ lục: Những tài liệu của Đảng.

5- Giải thích những từ ngữ khó.

Tài liệu đó của mật thám Pháp cũng tóm tắt từng bài của mục lục nói trên. Bài
"Cùng bạn đọc" đã mở đầu bằng câu "Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận của Đảng ...

19
Tạp chí sẽ phấn đấu trở thành cơ quan giáo dục của Đảng, giúp cán bộ đảng viên hiểu rõ
chính sách, sinh hoạt, sự nghiệp và tổ chức của Đảng".

Bài "Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng" cho biết, hội nghị diễn ra trong
hoàn cảnh đặc biệt của Đông Dương (các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và Đô
Lương bị thất bại ; đế quốc Pháp tổ chức một đợt tiến công các lực lượng cộng sản). Hội
nghị có mục đích định ra đường lối và sách lược của Đảng, tập trung các lực lượng chống
đế quốc chung quanh giai cấp vô sản.

Bài báo cho biết hội nghị đã xem xét tình hình một cách khách quan, Đảng quyết
định từ bỏ các quan niệm hẹp hòi, khắc phục các sai lầm khuyết điểm, đề ra phương
hướng sửa chữa để Đảng không những là người lãnh đạo cách mạng Đông Dương, mà
còn là người đại diện cho toàn thể các dân tộc ở Đông Dương. Đảng viên phải làm tròn
nhiệm vụ, không sợ khủng bố, không sợ chết chóc, vì tương lai thuộc về họ.

Bài "Chính sách mới của Đảng" đề ngày 23-9-1941 cho biết ở Đông Dương đang
có những biến đổi lớn. Pháp bị bại trận, dân Đông Dương trở thành nô lệ của những kẻ
nô lệ. Nhiều cuộc nổi dậy đã diễn ra, chứng tỏ sự phát triển của các lực lượng cách mạng
trong nước. Chính sách mới của Đảng phải vạch ra những phương hướng kịp thời cho
chiến lược và sách lược của Đảng, huy động một cách tốt nhất những lực lượng ủng hộ
của quần chúng cùng tiến công vào những điểm yếu của quân thù.

Đảng phải bỏ những khẩu hiệu đã lỗi thời, nêu cao những khẩu hiệu mới : đánh
đổ đế quốc Pháp, Nhật, đánh đổ Việt gian. Quốc hữu hóa tài sản của bọn đế quốc và bọn
Việt gian. Thành lập chính quyền nhân dân cách mạng. Ngày làm 8 giờ, có bảo hiểm xã
hội. Thủ tiêu mọi thứ thuế hiện hành, thực hiện đánh thuế theo thu nhập. Chia đất của bọn
đế quốc và Việt gian cho dân cày và binh lính. Nam nữ bình quyền.

Tổ chức một mặt trận chống Pháp và chống Nhật, phát động cao trào cứu nước,
xây dựng lực lượng vũ trang. Tóm lại chính sách mới của Đảng là chính sách "tất cả cho
việc giải phóng đất nước".

20
Phần phụ lục các văn kiện của Đảng đề ngày 9-9-1941 nêu rõ phải đề cao kỷ luật
trong Đảng, chống các khuynh hướng chia rẽ, vô kỷ luật. Phải bảo đảm kỷ luật của Đảng
theo đúng điều lệ. Bài đó cũng cho biết vì vậy ba thành viên của lâm thời xứ ủy Bắc Kỳ
phải tạm đình chỉ công tác cho đến khi có quyết định mới.

C- Quá trình hình thành đường lối cách mạng giải


phóng dân tộc của Đảng giai đoạn 1939-1945

I- Hoàn cảnh lịch sử


1.1 Hoàn cảnh thế giới
Đế quốc chiến tranh lần thứ hai đã lan khắp thế giới và bước vào một giai
đoạn khác
Từ ngày phát xít Nhật bắn phát súng đầu tiên ở miền Đông Bắc Trung Quốc
(18/9/1931) để mở màn cho cuộc đế quốc chiến tranh lần thứ hai thì một số các nước
hèn yếu kế tiếp bị xâm lược. Năm 1935 Ý đánh Á (Êtiopia ngày nay), 1936 Đức – Ý
đánh Tây Ban Nha, 1937 Nhật lại đánh Trung Quốc, 1938 Đức nuốt Áo, 1939 lại nuốt
luôn Tiệp và tháng 4 năm ấy Ý tiêu diệt Anbani. Cuộc chiến tranh cứ liên miên hoài
cho tới ngày Đức đánh Balan và Pháp- Anh tuyên chiến với Đức (đầu tháng 9-1939)
thì nó đã lan rộng khắp thế giới và bước qua một giai đoạn khác. Chính phủ Pháp đã
thi hành biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng ở
thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ. Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng
pháp luật.
Tháng 6/1940, Đức tấn công Pháp, Chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Ngày
22/6/1941, quân phát xít Đức xâm lược Liên Xô, tính chất chiến tranh đế quốc chuyển
thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng
phatxit do Đức cầm đầu.
1.2. Tình hình trong nước
Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến Đông
Dương và Việt Nam. Chính phủ Pháp đã đưa ra nhiều chính sách cai trị tàn nhẫn

21
“khủng bố, lừa gạt chưa đủ, đế quốc Pháp còn dùng chính sách chia rẽ. Chia rẽ dân
Việt Nam với dân Việt Nam, chia rẽ dân Việt Nam với các dân tộc Miên- Lào và các
dân tộc thiểu số khác (chúng lợi dụng người dân tộc này bằn người dân tộc kia)” 1.
Ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản,
cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài
vòng pháp luật, giải tán các hội hữu ái, nghiệp đoàn và tịch thu tài sản của các tổ chức
đó, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội họp và tụ tập đông người.
Trong thực tế, ở Việt Nam và Đông Dương, thực dân Pháp đã thi hành chính
sách thời chiến rất trắng trợn. Chúng phatxit hóa bộ máy chính trị, thẳng tay đàn áp
phong trào cách mạng của nhân dân, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng Sản
Đông Dương. Hàng nghìn cuộc khám xét bất ngờ đã diễn ra khắp nơi. Một số quyền
tự do, dân chủ đã giành được trong thời kì 1936-1939 bị thủ tiêu. Chúng ban bố lệnh
tổng động viên, thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm tăng cường vơ vét sức
người, sức của để phục vụ chiến tranh của đế quốc. Hơn bảy vạn thanh niên bị bắt
sang Pháp để làm bia đỡ đạn.
Lợi dụng lúc Pháp thua Đức, ngày 22-9-1940, phát xít Nhật đã tiến vào Lạng
Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng. Ngày 23-9-1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu
hàng Nhật. Từ đó nhân dân ta chịu cảnh một cổ hai tròng áp bức bóc lột của Pháp,
Nhật. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít Nhật – Pháp trở nên gay gắt hơn
bao giờ hết.
II. Hội nghị TW Đảng lần thứ 6 (11/ 1939)
Tháng 11/ 1939, Ban Chấp Hành (BCH) Trung ương Đảng họp hội nghị lần
thứ sáu tại Bà Điểm (HoocMon- Gia Định) do đồng chí Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ
chủ trì. Hội nghị nhận định: trong điều kiện lịch sử mới, nhiệm vụ giải phóng dân tộc
là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhất của cách mạng Đông Dương. “Bước đường
sinh tồn của cách mạng Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con
đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả các ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay
da vàng để giành lấy giải phóng độc lập”. Vì vậy tất cả mọi vấn đề cách mạng, kể cả
vấn đề về ruộng đất cũng phải nhằm mục đích ấy mà giải quyết. Khẩu hiệu “Cách
mạng ruộng đất” phải tạm gác lại và thay bằng khẩu hiệu “chống địa tô cao, chống

22
cho vay lãi nặng, tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và bọn địa chủ phản bội
quyền lợi dân tộc đem chia cho dân nghèo.
Để thực hiện nhiệm vụ trung tâm ấy, hội nghị chủ trương chống đế quốc và tay
sai vào mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi lấy tên là Mặt trận dân tộc thống nhất
phản đế Đông Dương, thu hút tất cả các dân tộc, các giai cấp, đảng phái và cá nhân
yêu nước ở Đông Dương. Hội nghị chủ trương đem khẩu hiệu chính phủ Liên bang
cộng hòa dân chủ Đông Dương thay cho khẩu hiệu thành lập chính quyền công nông.
Hội nghị nhấn mạnh Đảng phải kiên quyết tập trung mũi nhọn đấu tranh của
quần chúng vào việc chống đế quốc tay sai, chuẩn bị những điều kiện tiến tới làm
cuộc bạo động cách mạng để giải phóng dân tộc. Hội nghị đặc biệt coi trọng công tác
xây dựng Đảng về mọi mặt, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động, làm cho
Đảng đủ sức gánh vác nhiệm vụ nặng nề trước thời cuộc mới.
Hội nghị lần thứ sáu đánh dấu sự thay đổi cơ bản về chiến lược cách mạng, và
mở ra một thời kì đấu tranh mới, thời kì trực tiếp xúc tiến chuẩn bị lực lượng để khởi
nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân
Tháng 6/1940, Phát xít Đức đánh chiếm Pháp. Nhân cơ hội đó, phát xít Nhật đã
nhanh chóng xâm lược Đông Dương. Ở một số địa phương, quần chúng cách mạng có
khuynh hướng muốn khởi nghĩa vũ trang.
Ngày 27-9-1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Bắc Sơn chiếm đồn
Mỏ Nhài, làm chủ châu lỵ Bắc Sơn. Cuộc khởi nghĩa tuy không phát triển rộng rãi
nhưng có tiếng vang lớn. Nó thức tỉnh đồng bào cả nước và đẩy nhanh phong trào của
nhân dân ta từ hình thức đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu
tranh vũ trang, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Sau cuộc khởi nghĩa,
đội du kích Bắc Sơn được thành lập. Ở Nam Kỳ, phong trào cách mạng của quần
chúng cũng lan rộng ở nhiều nơi.
III. Hội nghị TW Đảng lần thứ 7 (11/1940)
Tháng 11/ 1940, Hội nghị lần thứ 7 của BCH TW Đảng họp ở làng Đình Bảng (Từ
Sơn, Bắc Ninh). Tham gia hội nghị có Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ,
Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh. Hội nghị khẳng định nhiệm vụ trước mắt của Đảng
là chuẩn bị lãnh đạo cuộc “võ trang bạo động giành lấy quyền tự do dân tộc”.

23
Hội nghị quyết định duy trì và củng cố đội du kích Bắc Sơn và đình chỉ chủ
trương phát động khởi nghĩa ở Nam Kỳ. Để kiện toàn cơ quan lãnh đạo của Đảng, Hội
nghị cử BCH TW lâm thời. Trường Chinh được phân công làm Quyền Bí thư TW
Đảng.
Nghị quyết của BCH TW Đảng về việc đình chỉ kế hoạch khởi nghĩa Nam Kỳ
chưa được triển khai thì cuộc khởi nghĩa đã nổ ra đêm ngày 23/11/ 1940. Quân khởi
nghĩa đánh chiếm nhiều đồn bốt và tiến công nhiều quận lỵ. Chính quyền cách mạng
được thành lập ở nhiều địa phương và ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân,
mở các phiên tòa để trừng trị bọn phản cách mạng…cuộc khởi nghĩa bị đế quốc Pháp
và tay sai đàn áp đẫm máu và thất bại.
Khói lửa của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chưa tan, ngày 13/ 1/1941, một cuộc
binh biến nảy ra ở Chợ Rạng thuộc huyện Đô Lương, Nghệ An, do Đội Cung chỉ huy.
Nhưng cuộc nổi dậy này bị thực dân Pháp đàn áp nhanh chóng.
Ba cuộc nổi dậy trên là những đòn tấn công trực diện vào nền thống trị của thực
dân Pháp. Đó là “Những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước
đấu tranh bằng võ lực của các dân tộc của một nước Đông Dương”.

IV Hội nghị TW Đảng lần thứ 8 (5/1941)


Tháng 5/1941, với tư cách là đại diện cho Quốc tế Cộng Sản, Nguyễn Ái Quốc
chủ trì hội nghị lần thứ 8 của BCH TW tại khu rừng Khuổi Nậm, Pắc Bó (Hà Quảng,
Cao Bằng). Dự hội nghị có Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Phùng Chí Kiên, Hoàng
Quốc Việt, cùng một số đại biểu của xứ ủy Bắc kỳ, Trung kỳ và đại biểu tổ chức Đảng
hoạt động ở ngoài nước.
Hội nghị nhận định rằng Chiến tranh thế giới đã lan rộng, phát xít Đức đang
chuẩn bị đánh Liên Xô và chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương sẽ bùng nổ. Chiến
tranh sẽ làm cho các nước đế quốc bị suy yếu, Liên Xô nhất định thắng và phong trào
cách mạng thế giới sẽ phát triển nhanh chóng, cách mạng nhiều nước sẽ thành công và
một loạt các nước XHCN sẽ ra đời.
Trên cơ sở phân tích thái độ, chính trị của các giai cấp, tầng lớp, Hội nghị nêu
rõ ở nước ta mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn

24
giữa dân tộc ta với bọn đế quốc phát xít. “Cần thay đổi chiến lược, sự thay đổi về kinh
tế chính trị Đông Dương, lực lượng giai cấp Đông Dương, buộc Đảng ta phải thay đổi
chính sách cách mạng ở Đông Dương cho phù hợp với nguyện vọng chung của toàn
thể nhân dân”. Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật “không phải riêng của giai cấp vô sản
và dân cày, mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Đông Dương”, “cuộc cách
mạng Đông Dương hiện tại không phải là một cuộc CMTS dân quyền, cuộc cách
mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là một cuộc cách mạng
chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng” vậy …cuộc cách mạng
Đông Dương hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”.
Hội nghị chủ trương “trong lúc này, khẩu hiệu của Đảng ta là trước hết phải làm
sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách của giặc Pháp- Nhật…
nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do
cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp
ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đổi lại được”.
Vì vậy, Hội nghị tiếp tục đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu
hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng các khẩu hiệu tịch thu
ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công
cho công bằng, giảm tô, giảm tức.
Căn cứ vào hoàn cảnh mới của thế giới và Đông Dương, Hội nghị chủ trương
giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương cốt làm sao để
thức tỉnh tinh thần dân tộc ở các nước Đông Dương. Trên tinh thần đó, Hội nghị quyết
định thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng: “Việt Nam độc lập đồng minh, Ai Lao
độc lập đồng minh và Cao Miên độc lập đồng minh. Trên cơ sở sự ra đời mặt trận ở
mỗi nước, sẽ tiến tới thành lập mặt trận chung của ba nước là Đông Dương độc lập
đồng minh. Hội nghị nhấn mạnh rằng các dân tộc trên bán đảo Đông Dương đều cùng
chịu ách thống trị của đế quốc Pháp-Nhật cho nên các dân tộc ở Đông Dương phải
đoàn kết thống nhất lực lượng đánh đuổi kể thù chung. Song, nói đến vấn đề dân tộc
lúc này là nói đến sự tự do, độc lập của mỗi dân tộc. Vì thế, Đảng phải hết sức tôn
trọng và thi hành đúng chính sách “dân tộc tự quyết” đối với các dân tộc ở Đông
Dương. Sau khi đánh đuổi Pháp- Nhật thì “các dân tộc trên cõi Đông Dương sẽ tùy ý

25
theo ý muốn, tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành lập một
quốc gia tùy ý”. “Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng”.
Riêng đối với Việt Nam, Hội nghị chủ trương sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ.
Hội nghị quyết định phải xúc tiến ngay công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang,
coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và của nhân đân ta trong giai đoạn hiện đại.
Để đưa cuộc khởi nghĩa vũ trang đến thắng lợi, cần phải ra sức phát triển lực lượng
cách mạng và hình thức tổ chức thích hợp, tiến hành xây dựng căn cứ địa. Nghị quyết
Hội nghị ghi rõ: “Phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sang, nhằm vào cơ hội
thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù …”. Trong những hoàn cảnh nhất định “với
lực lượng sẵn có ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa
phương, cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to
lớn”.
Hội nghị đặc biệt coi trọng công tác đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực tổ chức
và lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng. Hội nghị cử ra BCH
TW chính thức do Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết
thống nhất đánh đuổi Pháp- Nhật, Người viết: “Trong lúc quyền lợi dân tộc giải phóng
cao hơn hết thảy, chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian
đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sâu lửa nóng”.
Hội nghị lần thứ tám của BCH TW được vạch ra từ Hội nghị lần thứ sáu (tháng
11-1939). Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng
dân tộc, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, xây
dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ
địa cách mạng và lực lượng vũ trang, là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên
giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự
do cho nhân dân.

26

You might also like