You are on page 1of 4

Mạnh Nội dung

Dùng giả thuyết hạt photon ánh sáng, ta có thể giải thích hiệu ứng quang điện và sự tạo thành tia
X. Sau đó vào năm 1923, A. H. Compton thông báo về kết quả nghiên cứu tán xạ của tia X thì
các nhà khoa học đã có cơ sở để giải thích bản chất hạt của ánh sáng.

Theo Compton, hạt lượng tử năng lượng của tia X khi va chạm vào các hạt khác cũng bị tán xạ
giống như hạt electron. Ở đây sự tán xạ của hạt photon là sự thay đổi đường đi của chùm tia
phôtôn khi gặp phải một môi trường có sự không đồng nhất về chiết suất với những khoảng cách
mà chiết suất thay đổi gần bằng độ dài bước sóng photon. Thực ra sự tán xạ là sự lan truyền của
sóng trong những môi trường có hằng số điện và hằng số từ thay đổi hỗn loạn, rất phức tạp nếu
sử dụng các hệ phương trình Maxwell để giải và tìm chiết suất hiệu dụng của môi trường. Sự tán
xạ có thể xem đơn giản như sự va chạm đàn hồi của các quả bóng trong một môi trường. Khi
xem xét sự va chạm đó, định luật bảo toàn năng lượng và xung lượng vẫn được áp dụng.

Ví dụ ta có một lượng tử năng lượng của tia X, va chạm vào một electron đứng yên. Một phần
năng lượng và xung lượng của tia X chuyển vào cho electron và sau khi tán xạ thì lượng tử năng
lượng tán xạ (hạt hình thành sau tán xạ) có năng lượng và xung lượng nhỏ hơn của lượng tử năng
lượng ban đầu (tia X). Vì năng lượng của lượng tử tán xạ nhỏ hơn năng lượng của lượng tử ban
đầu nên tần số của lượng tử tán xạ nhỏ hơn tần số của lượng tử ban đầu và khi đó bước sóng của
lượng tử tán xạ lại lớn hơn bước sóng của lượng tử ban đầu.

[sửa] Cơ chế tán xạ Compton


Trong tán xạ Compton, năng lượng của lượng tử tia X đã chuyển hóa một phần thành năng lượng
của electron. Electron dao động phát ra sóng điện từ, sóng điện từ chuyển một phần năng lượng
cho một lượng tử, vì thế lượng tử bức xạ có bước sóng nhỏ hơn lượng tử ban đầu.

Như đã trình bày, khi tia X va chạm, một phần năng lượng tia X chuyển hóa cho electron. Năng
lượng này phụ thuộc vào góc tán xạ tức là phương của lượng tử năng lượng tán xạ so với phương
ban đầu:
Áp dụng công thức bảo toàn năng lượng và xung lượng ta tính được độ biến thiên của bước sóng
của lượng tử năng lượng (Hình 2.10) sau khi tán xạ và lệch đi một góc θ so với phương ban đầu
là:

Lưu ý, công thức trên có thể viết dưới dạng:

Công thức này được xây dựng từ sự bảo toàn năng lượng và xung lượng trong hệ quy chiếu gắn

với khối tâm của hệ; mo là khối lượng nghỉ của electron, đại lượng được hiểu là
bước sóng compton, nếu thay các giá trị này và tính toán thì độ lớn λc là: λc = 2,42.10-12m.

Giá trị này là rất nhỏ so với bước sóng của ánh sáng khả kiến vì thế nếu dùng ánh sáng làm thí
nghiệm Compton ta sẽ không thấy sự biến đổi của độ dài sóng. Tức là không quan sát được hiệu
ứng Compton.

Ngược lại, nếu dùng bước sóng của tia X trong khoảng (10-9 đến 10-12m) thì độ biến thiên bước
sóng trong trường hợp này là khá lớn nên có thể quan sát được.

Hiệu ứng Compton đã thực sự thuyết phục các nhà vật lý rằng sóng điện từ thực sự thể hiện một
tính chất giống như một chùm hạt chuyển động với vận tốc ánh sáng. Hay nói khác đi sóng và
hạt là hai thuộc tính cùng tồn tại trong các quá trình biến đổi năng lượng.

Ví dụ: Trong thí nghiệm tán xạ Compton, người ta thấy bước song tia X thay đổi 1% với
góc tán xạ là θ=120°. Hãy tìm ra giá trị bước sóng dùng trong thí nghiệm này. Ứng với
bước sóng đó, hiệu điện thế phải đặt ở hai đầu Anod và Kathod là bao nhiêu?
Lời giải:sự thay đổi bước sóng tuân theo công thức:

Với giá trị bước sóng như trên ống phóng tia X phải đặt vào một hiệu điện thế

bai ve tiên đề einstein


 REF: 119627
 01/17/2007

           
Đúng, nên ông mới sáng chế ra "lý thuyết tương đối".Bao gồm 2 lý thuyết đó là :
a/Thuyết tương đối hẹp:
Cơ học Newton cho rằng các hiện tượng cơ học chỉ liên quan đến các lực cơ bản đều xảy ra
như nhau trong mọi hệ qui chiếu quán tính, nhưng không nói rõ các hiện tượng khác trong
nhiệt động lực học, điện từ học... có xảy ra như nhau trong mọi hệ qui chiếu quán tính hay
không. Điện từ học chỉ ra rằng tương tác từ xảy ra chủ yếu là do chuyển động của các hạt
mang điện. Như vậy có thể trong các hệ qui chiếu quán tính khác nhau các hiện tượng điện
từ sẽ xảy ra khác nhau. Nhiều thí nghiệm được thực hiện với các hệ qui chiếu quán tính
khác nhau với mục đích tìm ra một hệ qui chiếu quán tính mà ở đó tốc độ ánh sáng khác
hẳn với tốc độ ánh sáng trong các hệ qui chiếu quán tính khác. Nhưng những thí nghiệm đó
không đạt được kết quả.

Năm 1905 Einstein phát biểu nguyên lý tương đối về sự bình đẳng của các hệ qui chiếu
quán tính với hai tiên đề.

Trong tiên đề đầu tiên:

Mọi hiện tượng vật lý (cơ học, nhiệt động lực học, điện từ học...) đều xảy ra như nhau trong
các hệ qui chiếu quán tính.

Tiên đề này chỉ ra rằng các phương trình mô tả các hiện tượng tự nhiên đều có cùng dạng
như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính. Nó cũng phủ định sự tồn tại của một hệ qui
chiếu quán tính đặc biệt, như một hệ qui chiếu đứng yên thật sự. Nói cách khác mọi hệ qui
chiếu quán tính là hoàn toàn tương đương nhau. Từ tiên đề này các nhà khoa học khẳng
định không thể tồn tại một môi trường ête truyền sóng điện từ (ánh sáng) với một vận tốc
khác biệt các hệ qui chiếu khác.

Phép biến đổi của Galileo Galilei làm cho các phương trình Newton trở nên bất biến. Điều đó
không có gì mâu thuẫn so với giả thuyết thứ nhất của Einstein tuy nhiên khi xét đến tham
số thời gian thì định luật 2 của Newton chỉ áp dụng một cách tổng quát cho biến thiên động
lượng.

Trong tiên đề thứ hai, theo phát biểu ban đầu của Einstein:

Tốc độ ánh sáng trong chân không là một đại lượng không đổi trong tất cả các hệ qui chiếu
quán tính.

Giả thuyết này giải thích cho kết quả của thí nghiệm Michelson-Morley và thí nghiệm Sitter
vì vận tốc truyền ánh sáng là như nhau theo mọi phương nên không thể sử dụng công thức
cộng vận tốc Galileo cho ánh sáng.

Thực tế giả thuyết này có thể suy trực tiếp từ tiên đề đầu tiên. Mọi phương trình vật lý
không thay đổi khi đi từ hệ quy chiếu quán tính này sang hệ quy chiếu quán tính khác,
nghĩa là các phương trình Maxwell cũng bất biến, và một kết quả của nó là tiên đoán về tốc
độ ánh sáng cũng phải bất biến. Do đó giả thuyết này không thể là tiên đề, chỉ là hệ quả
của tiên đề tổng quát đầu tiên, nếu coi lý thuyết điện từ Maxwell là đúng.

Cũng có thể chú ý rằng, giả thuyết thứ hai có thể đứng độc lập thành một tiên đề, nếu
không công nhận lý thuyết điện từ Maxwell hoặc không cần dùng đến hiểu biết về trường
điện từ.

You might also like