You are on page 1of 12

Giữa nhịp sống đầy hối hả và bận rộn của thế kỷ XXI, bạn lăn

xả vào công việc mà đôi khi quên dành một chút thời gian cho
gia đình, bạn bè và những thú vui của chính bản thân mình. Và
đến khi cái chết cận kề mới kịp hiểu rằng mình đã không biết
cách sống sao cho có ý nghĩa. Toàn bộ cuộc đời bạn đã tiêu
tốn cho những mục đích và lý tưởng mà bạn cho là cao cả. Có
lẽ Henry David Thoreau đã rất đúng khi cho rằng: “Điều
khiến con người khiếp sợ nhất là khi đứng trước cái chết lại
cảm thấy mình không còn cơ hội để được sống và sống có ý
nghĩa nữa”.
Nếu đang ở cương vị quản lý, có phải bạn đang hăng say lao vào công việc, vượt lên trên
những thử thách, có khi một ngày 24 giờ cũng không đủ cho bạn làm việc. Hết thời gian
ở cơ quan, về nhà bạn lại tiếp tục biến ngôi nhà của mình thành một góc của văn phòng
để theo đuổi mục đích kiếm ra thật nhiều tiền. Ý nghĩ ám ảnh trong đầu bạn suốt ngày là
làm sao để tài khoản ở ngân hàng lúc nào cũng đầy tiền.

Vậy thì chắc chắn sẽ có một buổi sáng đẹp trời, bạn đứng ở cửa sổ phòng làm việc, nhìn
qua khung cửa và bỗng nhận ra rằng mình đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội để nhận được những
món quà vô giá mà cuộc sống trao tặng. Đó là vẻ đẹp huy hoàng và rực rỡ của ánh bình
minh, hay những nụ cười của con trẻ. Khi đó, bạn sẽ tự hỏi: “không biết bao lâu nay niềm
vui trong cuộc sống của ta là gì nhỉ?”, và trái tim sẽ cảm thấy nhói đau vì những câu hỏi
không ngừng xâm chiếm đầu óc: “Tại sao mình lại không dự những buổi hòa nhạc ấy
nhỉ?”; “Tại sao mình đã không đi cùng gia đình trong kỳ nghỉ hè ấy nhỉ?”; “Tại sao mình
lại đánh mất cái khoảnh khắc huyền ảo ấy nhỉ?”...

Đó chính là mặt trái của thành công. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều muốn có thành
công tột đỉnh mà lại vẫn được sống thảnh thơi, không chút căng thẳng. Nhưng đây là một
điều không thực tế. Chắc chắn sự luyến tiếc đối với cuộc sống sẽ được an ủi phần nào khi
bạn đạt được thành quả lớn từ những mục tiêu mà mình theo đuổi. Không biết có ai trong
số các bạn đã từng đọc cuốn sách “Thầy tu, người đã bán linh hồn của mình” sẽ thấy một
điều là nếu cuộc sống mà không có mục tiêu để theo đuổi và sự thành công trong nghề
nghiệp sẽ là một cuộc sống không hoàn chỉnh. Chắc hẳn bạn cũng giống như mọi người,
đều có khát vọng cháy bỏng là làm được một điều gì đó vĩ đại thông qua những công việc
mà bạn đang làm và tỏa sáng trong nghề nghiệp mà bạn đã lựa chọn.

Tuy nhiên, bạn đừng để mình rơi vào trạng thái không thỏa mãn với sự thành công, dù là
nhỏ nhặt nhất. Bởi vì như thế khát vọng của bạn sẽ như một chiếc thùng không đáy, cứ
rơi vào và lọt thỏm mà không có điểm dừng. Hãy học cách hân hoan, vui mừng với
những thành quả đạt được và tạo ra sự cân bằng giữa công việc, gia đình, bạn bè và
những thú vui đời thường của bản thân. Nếu như bạn không cân bằng được những giá trị
cốt lõi của đời sống, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mình hạnh phúc và thực sự sống.
Gandhi đã từng nói: “Con người đừng để rơi vào tình trạng: không thể làm tốt một lĩnh
vực trong cuộc sống, nhưng lại mất quá nhiều thời gian để làm sai trong một lĩnh vực
khác. Cuộc sống là một tổng thể không thể chia cắt được”.

Do vậy, để cân bằng và không chia cắt cuộc sống thành từng phần riêng lẻ, bạn nên quan
tâm đến bốn vấn đề quan trọng của sự cân bằng sau đây:

1. Cân bằng các mối quan hệ

Có một ý tưởng là “thời gian sống” là thời gian mà tất cả những ai yêu quý bạn đều cảm
nhận được sự quan tâm từ bạn và hài lòng với thái độ mà bạn dành cho họ. Và nếu đúng
như thế, thì khối lượng thời gian mà bạn dành để làm được điều đó có thể tính bằng hàng
nghìn dặm đường mà bạn phải đi qua để có thể xây dựng được niềm tin và tình yêu
thương ở tất cả những người mà bạn muốn.

Bạn có thể lấy những đứa trẻ con làm ví dụ, chúng luôn tin rằng nếu mà bạn bỏ nhiều
thời gian để chơi đùa và trò chuyện với chúng, đó chính là thước đo tình yêu mà bạn dành
cho chúng. Vậy thì, nếu như bạn muốn mình có được mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp với
người thân, lối xóm, bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên và cảm thấy dù ở đâu cũng có thể hòa
mình vào môi trường thân thiện với mọi người, bạn hãy dành mọi thời gian có thể để
mang đến niềm vui và sự hài hước cho họ. Nụ cười sẽ là cầu nối ngắn nhất khoảng cách
để hai người xích lại gần nhau. Và nếu bạn có thể làm cho những người xung quanh mình
cười, bạn sẽ dễ dàng xây dựng được mối quan hệ bền chặt.

Một khi, đã xây dựng và cân bằng được các mối quan hệ, bạn sẽ có cảm giác rõ rệt về sự
cộng hưởng của tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Ví dụ, khi cuộc sống trong gia đình
diễn ra êm ả, tốt đẹp, bạn sẽ có tinh tần tập trung và thảnh thơi suy nghĩ về những dự án
kinh doanh và công việc mà bạn biết mình có khả năng thực hiện tốt.

2. Cân bằng nghề nghiệp

Một khi, bạn dành quá nhiều thời gian để làm những công việc mà bạn yêu thích, bạn sẽ
làm cho cuộc sống mất đi sự cân bằng. Nếu muốn tất cả những gì mà bạn làm đều thành
công và hiệu quả, bạn sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng. Tất nhiên, điều mà bạn mong
muốn là đạt được nhiều thành quả trong công việc và làm gia tăng giá trị của cuộc sống
qua sự theo đuổi nghề nghiệp. Khi mà bạn không làm được điều đó, trái tim bạn sẽ cảm
thấy trống trải và vô nghĩa.

Bạn hãy thử suy nghĩ về ba thứ mà bạn có thể làm trong 90 ngày tới để tỏa sáng trong
công việc. Đó có phải là một kỹ năng mà bạn cần phải nâng cao? Đó là những cuốn sách
nghiên cứu mà bạn cần phải đọc? Hay là một khóa học mà nhất thiết bạn phải tham dự?
Có lẽ bạn đang có nhu cầu gặp một nhà cố vấn có thể đưa ra những lời khuyên chiến lược
giúp bạn nâng cuộc sống nghề nghiệp và kinh doanh lên một cấp độ cao hơn? Hãy luôn
nghĩ đến việc cải tiến và tìm ra cách làm những công việc của bạn sao cho hiệu quả nhất.
Nên nhớ, một người chỉ được coi là thực sự thành công ở thế kỷ XXI này là những người
có giá trị nhất đối với khách hàng và thị trường. Nhà bác học Einstein đã từng bộc lộ:
“Hãy học cách trở thành một người được coi là có giá trị, có lẽ sẽ tốt hơn là một người
được coi là thành công”.

Nếu làm được điều này, chắc chắn sự thành công sẽ đến cùng bạn.

3. Cân bằng sức khỏe

Một điều thiết yếu để dung hòa cuộc sống của mình và kiểm soát được stress, đó là dành
thời gian tập luyện và giữ gìn sức khỏe. Hãy thực hiện điều này để thay đổi hay cải thiện
cuộc sống của bạn, hơn thế nữa, việc áp dụng nó sẽ tạo ra sự hăng hái cho nhân viên của
bạn. Họ làm việc vui vẻ hơn, hoàn thành công việc tốt hơn. Rõ ràng là khi khỏe mạnh,
thoải mái, mọi người sẽ gặt hái được những thành quả tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Đối
với những người đang ở cương vị quản lý, đó được xem là một lời khuyên hết sức chân
thành. Đừng để công việc cuốn mình đi quá xa mà quên mất sức khỏe của mình.

Trên thực tế, khi con người ta còn trẻ, họ sẵn sàng hy sinh sức khỏe để đổi lấy của cải.
Sau đó, nhiều năm trôi qua, khi họ đã nhiều tuổi hơn và khôn ngoan hơn, họ thừa nhận
rằng họ có thể hy sinh tất cả của cải của mình để đổi lấy một chút ít sức khỏe. Điều này
giống như một câu châm ngôn cổ như sau: “Chỉ có thể biết được tuổi trẻ, chứ không thể
biết được tuổi tác”. Người ta có thể cho rằng, sức khỏe là sự sở hữu quan trọng nhất mà
nếu như bạn không có nó, sự giàu có của cuộc sống sẽ không thể đến với bạn. Thông
thường, không phải chúng ta không có đủ thời gian, mà chỉ vì chúng ta không có đủ kiên
nhẫn để vạch ra mục tiêu giữ gìn sức khỏe và thực hiện cho đến cùng.

Vì vậy, bạn hành bớt một chút thời gian bận rộn trong ngày để khôi phục sự cân bằng về
mặt thể chất. Hãy tập luyện thể thao ít nhất bốn lần trong tuần. Ăn uống lành mạnh, ít ăn
các thức ăn có chứa nhiều chất béo, uống nhiều nước. Sau một tuần làm việc căng thẳng,
hãy tự học cách mát xa để thư giãn cơ thể. Những hoạt động này chính là sự đầu tư cho
chính bản thân mình và sẽ giúp bạn ở trên đỉnh cao của sự thành công trong một thời gian
dài.

4. Cân bằng tinh thần

Nhà triết học Emerson đã từng nói: “Nếu không có một trái tim nhân hậu, của cải chỉ là
một gã ăn mày xấu xa”. Tất cả chúng ta đều có nhu cầu lớn lao là sống vì những điều gì
đó quan trọng hơn chính bản thân mình. Hãy tìm ra lý do để có thể giao phó cuộc sống
của mình cho nó. Hãy dành một chút thời gian trong tuần để thực hiện những điều mình
muốn hoặc giúp đỡ những ai thực sự khốn cùng. Hãy dành một đến hai giờ vào một buổi
sáng cuối tuần để lên lạc với thế giới rộng lớn xung quan bạn. Hãy dành thời gian để
thưởng thức thiên nhiên và khôi phục những cảm xúc kỳ diệu mà cuộc sống mang lại cho
bạn. Hãy nghĩ đến những gì mà bạn yêu quý từ khi còn bé thơ và sau đó tìm cách thực
hiện lại những ước mơ mà mình đã từng ấp ủ và khao khát.
Một chiến lược tuyệt với khác để nuôi dưỡng tinh thần của bạn là ghi lại những thành quả
hay kỳ tích mà bạn đã đạt được vào trong một cuốn nhất ký. Hãy suy nghĩ sâu sắc về sự
giàu có của cuộc sống. Hãy luôn ghi nhớ một câu ngạn ngữ của người Ba Tư cũ như sau:
“Tôi cảm thấy hết buồn vì mình không có giày để đi vào chân khi tôi nhìn thấy một người
đàn ông không có chân”. Hãy biết cách hài lòng với tất cả những điều may mắn mà cuộc
sống trao tặng cho bạn, và sau đó đi vào cuộc sống hàng ngày với một lòng nhiệt tình,
đầy sinh lực và sự thích thú, bạn sẽ không bao giờ rơi vào trạng thái và tâm lý rã rời.

Nếu bạn để mất cân bằng và để suy sụp một trong bốn nhân tố trên, thì những nhân tố
còn lại cũng sẽ bị sụp đổ theo, theo kiểu người ta hay gọi là “Hiệu ứng Domino”. Vậy thì,
bạn hãy học cách cân bằng chúng để thay đổi thói quen, cách sống và cách nghĩ của
mình, phổ biến và khuyến khích nhân viên của bạn cũng thực hiện điều này để có được
một tập thể làm việc nhiệt tình, hăng say với năng suất cao.

Câu chuyện người chăn cừu và bài học về lãnh đạo Minh An
(Dịch từ Business Know-how)
Những nhân tố lãnh đạo
tuyệt vời dường như bất biến
về mặt thời gian và không
ngừng được mở rộng về mặt
không gian. Từ thời thượng
cổ, cả thế giới luôn khát khao
tìm kiếm những nhà lãnh đạo
lớn. Trong quãng thời gian
chiến tranh và hỗn loạn, các nhà lãnh đạo lớn thường xuất
hiện để vạch ra con đường dẫn đến hoà bình. Trong quãng
thời gian của sự hoà bình và thịnh vượng, các nhà lãnh đạo
lớn vẫn cần để duy trì hệ thống trật tự hay tìm ra các hướng đi
phát triển mới.
Các nhà lãnh đạo lớn luôn nhận được sự ngưỡng mộ từ mọi người. Nhưng làm thế nào
chúng ta phân biệt được những nhà lãnh đạo thực thụ từ vô khối những con người khác
nhau?

Nguyên lý bắt nguồn từ thời cổ xưa và vẫn đứng vững qua những trải nghiệm thời gian.
Các nhà lãnh đạo lớn luôn tiến thẳng về phía trước, xây dựng các hướng đi, đảm bảo trật
tự và chỉnh sửa các khiếm khuyết hay quy định khi cần thiết. Không dừng lại ở đó, họ là
những người giàu tình cảm với các nhân viên. Các nhà lãnh đạo lớn khao khát sống cuộc
sống của họ để phục vụ những nhu cầu của mọi người.
Điểm đáng thú vị là khi quan tâm tới những nhà lãnh đạo đáng kính trên thế giới và trong
lịch sử loài người, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một hình ảnh tương đồng giữa
những người chăn cừu và nhà lãnh đạo tài ba.

Không quá khó khăn để miêu tả các tính cảnh của một nhà lãnh đạo theo hình ảnh người
chăn cừu. Có rất nhiều điều chúng ta có thể học hỏi được từ sự so sánh này.

Bằng việc khảo sát những tính cách, đặc điểm và tầm nhìn theo phương thức người chăn
cừu, chúng ta có thể chuyển tiếp tới một cấp độ năng lực lãnh đạo mới:

1. Người chăn cừu nhận ra đàn cừu không thể làm bất cứ điều gì anh ta muốn

Anh ta hiểu rằng đàn cừu không phải một công cụ, một phương tiện để anh ta tự ý xử lý
mà là nguồn trách nhiệm mà anh ta cần quan tâm, chăm sóc. Anh ta được trao quyền,
được tin tưởng bởi một người khác, và rõ ràng phải trả lời trước một người có thẩm
quyền lớn hơn.

Là một nhà lãnh đạo hiệu quả, anh ta hiểu rõ không chỉ những gì cấu thành nên một nhà
lãnh đạo mà cả những gì phải phục tùng và quan tâm tới nữa. Việc hiểu và chấp nhận chu
trình này sẽ trau dồi và củng cố các tính cách của một nhà lãnh đạo tài năng.

2. Đàn cừu nghe thấy, nhận ra và đi theo giọng nói của người chăn cừu

Hết sức tự nhiên, mọi người có xu hướng đi theo những gì quen thuộc. Lòng tin sẽ phát
triển mạnh theo những kinh nghiệm có được từ các mối quan hệ tốt đẹp. Chúng ta thường
nghe thấy rằng sự thân mật rất dễ dẫn tới sự bất tuân lệnh, nhưng nó cũng dẫn tới lòng tin
tưởng và với thời gian cùng sự kiên trì, nó sẽ đem đến các mong đợi.

3. Người chăn cừu biết rất rõ đàn cừu và anh ta có thể nhớ tên từng con cừu một

Người chăn cừu sử dụng một hệ thống âm thanh, gõ lách cách và huýt gió để gọi đàn cừu.
Những âm thanh này là khác biệt cho từng con cừu trong đàn và mỗi con cừu nhận ra và
phản hồi theo từng âm thanh riêng biệt với nó.

Trong lãnh đạo, những sự quan tâm chân thành và gần gũi luôn được mọi người nhận rõ.
Đương nhiên nhà lãnh đạo sẽ đạt được các kết quả tuyệt vời. Mối quan hệ với các nhân
viên chính là chìa khoá – không một người chăn cừu nào có thể làm việc tốt mà không ở
bên cạnh những con cừu.

4. Người chăn cừu luôn dẫn dắt đàn cừu tới những nơi an toàn nhất và có nhiều lợi
ích nhất, đồng thời tránh xa mọi nguy hiểm

Về chiến lược, người chăn cừu ra ngoài chuồng trước đàn cừu nhằm xác định và tránh xa
các tai hoạ và rồi đưa đàn cừu tới chỗ an toàn. Trong bất cứ trường hợp nào, anh ta cũng
giữ vai trò dẫn dắt. Anh ta không bao giờ mong đợi đàn cừu sẽ gặp phải những hoàn cảnh
mà anh ta không sẵn sàng đương đầu.

Người lãnh đạo kinh doanh cũng vậy. Anh ta luôn dẫn dắt nhân viên tới những nơi an
toàn và nhiều ích lợi nhất. Nhà lãnh đạo phải có khả năng nhận diện các rủi ro và biết
cách phòng tránh chúng.

5. Người chăn cừu luôn sẵn lòng đặt những nhu cầu cấp bách và sức khoẻ của đàn
cừu lên trước nhu cầu của bản thân mình

Sức khoẻ tốt của đàn cừu là vô cùng quan trọng với người chăn cừu. Mục đích khác
thường này đã khích lệ các quyết định của anh ta luôn hướng tới lợi ích của đàn cừu trước
tiên. Cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, người chăn cừu luôn được chuẩn bị để “hy sinh tính
mạng bản thân” cho đàn cừu.

6. Có sự khác biệt giữa những đôi tay làm thuê và người chăn cừu

Những đôi tay làm thuê được khích lệ bởi các đồng tiền công. Còn người chăn cừu có
mối quan tâm sâu xa và chân thành tới đàn cừu của anh ta. Anh ta là người chịu trách
nhiệm cho những gì không phải của anh ta – theo đúng sự lựa chọn của anh ta. Và mối
quan hệ của anh được đặc trưng vởi sự hiện diện lâu bền và xuyên suốt cho dù có hay
không có tiền công.

Vào mọi thời điểm, người chăn cừu luôn sẵn lòng hy sinh cuộc sống của anh ta cho đàn
cừu. Anh ta là một nhà lãnh đạo thực thụ đối với những người tưởng ở anh ta.

Người chăn cừu thực thụ hiểu rõ sự khác biệt quan trọng giữa sức mạnh (yếu tố đè nặng
lên vai nhà lãnh đạo) với thẩm quyền (yếu tố thể hiện trách nhiệm và năng lực giải trình
với cấp có quyền lực cao hơn).

Chắc chắn rằng, bức tranh người chăn cừu và hình ảnh nhà lãnh đạo tuy rất đơn giản,
nhưng nó để lại nhiều bài học sâu sắc cho nghệ thuật quản lý ngày nay.

Donald Trump là nhà tỉ phú phát triển bất động sản, người đã tích lũy
và làm chủ một số tài sản chính ở New York (nhà Tháp Trump), sòng
bạc ở thành phố Atlantic (Taj Mahal). Ông nổi tiếng nhờ vào sự thành
công trong kinh doanh, và cả những sở thích yêu các cô siêu mẫu.
Donald Trump không chỉ là một trong những người đàn ông giàu nhất
mà còn là một trong những người biết cách kinh doanh nhất. Thêm vào
đó, ông cũng là người hòa nhã, phung phí và ngông cuồng nhất. Nhưng
thật khó đối với bạn để tìm được một người đàn ông mà không ngưỡng
mộ ông ấy. Mặc dù trưởng thành trong điều kiện đầy đủ, nhưng ông đã
không được thừa hưởng bất kỳ tài sản nào. Ông nổi tiếng và giàu có
nhờ vào những thành tựu trong kinh doanh.

Điều làm cho Donald Trump thật sự trở nên rất đặc biệt là ông đã thành
công để trở thành một trong những người biết cách thay đổi phương
pháp kinh doanh xuất sắc nhất trong lịch sử. Sau khi tích lũy số tài sản
trị giá hàng tỉ đô la, thì hầu như ông mất sạch vì những món nợ ngân
hàng (theo nguồn tin thì công ty đã mất 8.8 tỉ đô do thua lỗ), và ông đã
lấy lại chúng sau khi thực hiện một số xoay chuyển nhạy bén trong
kinh doanh.

“Nếu có ai đó nghĩ rằng câu chuyện của tôi sắp đến hồi kết thúc là sự
sai lầm lớn”, Donald Trump đã nói thế trong quyển sách nói về mình.

Ông năng động, ngạo mạn, thông minh và nắm bắt tâm lý của việc đầu
cơ bất động sản. Ông biết được sức mạnh của thương hiệu, và đứng tên
trên tài sản của mình, ông không bỏ lở bất kỳ cơ hội nào để kiếm tiền.
Thậm chí ông còn cấp giấy phép cho tòa nhà Seoul đứng tên mình với
giá 5 triệu đô.
Ông là một doanh nghiệp rất có tài trong việc biến các bất động sản vô
giá trị thành các mỏ vàng (mặc dù đôi lúc ông suýt bị phá sản vì phải
mua một số tài sản với giá quá cao).

Chính tài năng đã giúpông trở nên giàu có, nhưng điều làm ông nổi bật
trong thế giới người giàu là tính bộc trực, thẳng thắng, dám nói lên các
sai phạm của mình trước công chúng.

Nhưng ông Trump là người có trái tim rất nhân ái, và ông thường đóng
góp cho quỹ vì người nghèo. Đây là một câu chuyện rất thú vị: Một lần,
ông được một người thợ máy ô tô bị thất nghiệp giúp sửa xe khi bị chết
máy trên đường cao tốc. Mặc dù người thợ máy không có tiền nhưng
anh ấy vẫn không chấp nhận bất kỳ sự trả công nào từ ông Trump. Ông
Trump thật sự rất cảm kích về sự tốt bụng của người thợ máy. Vì thế,
ngày hôm sau ông đã gửi tặng hoa cho vợ của anh ấy và một lá thư
chứng nhận những công nợ cầm cố của hai vợ chồng đã được hoàn trả
đầy đủ.
Donald John Trump sinh vào
ngày 14 tháng 6, 1946, ở New
York.

Ông chẳng bao giờ thiếu phụ nữ đẹp Người độc thân nổi tiếng này
vây quanh. Công chúng rất quan tâm tích lũy số tài sản kếch xù
đến việc hẹn hò của ông với các cô gồm những tòa nhà chọc trời,
người mẫu, như vụ ly dị với Maria những chiếc du thuyền sang
Maples và Ivana Trump. Mặc dù trọng như một đứa trẻ thích
luôn có hàng triệu phụ nữ độc thân sưu tầm những tấm thẻ bóng
đứng trước cửa nhà ông nhưng bạn chày. Ở đỉnh cao của sự
sẽ có cơ hội được ông để mắt nếu nghiệp, ông đã có Taj Mahal,
như bạn là bản sao của Christy Trump Plaza, Plaza Hotel và
Turlington. một chiếc du thuyền, theo như
kể lại chúng trị giá 100 triệu
Và đây là 2 sự kiện nổi bật nhất mà đôla. Ngoài ra, ông còn tổ
qua đó bạn biết được ông đã đạt đến chức các cuộc thi Hoa Hậu
đỉnh cao của sự nổi tiếng và giàu có : Hoàn Vũ, Hoa Hậu Thanh
ông đã làm chủ một chiếc du thuyền Niên và Hoa Hậu Mỹ.
trị giá 100 triệu đô đã từng thuộc về
chuyên gia tài chính Saudi Adnan Ông là thế hệ thứ ba trong
Khashoggi, và theo như Tổ Chức một gia đình có truyền thống
Gallup, 98% Người Mỹ biết ông là kinh doanh, Ông Donald đã
ai. thừa hưởng các cách thức
làm ăn và những kĩ năng nhạy
Thậm chí những người không biết bén trong kinh doanh từ
nhiều về ông cũng có thể biết được người cha của mình, Ông
những thành công của ông qua lọat Fred Trump.
phim truyền hình nhiều tập nổi tiếng
“Người Học Việc” trên đài NBC. Ông Fred Trump là trụ cột tài
chính trong gia đình vì cha
Cuộc sống riêng của ông. của ông mất sớm. Do đó, Ông
Fred bắt đầu kinh doanh riêng
Sau khi tốt nghiệp Học Viện Quân
và đã nhận ra phương thức
Sự, Ông Trump đã đăng ký khóa học
kiếm tiền trong lĩnh vực kinh
Tài Chính tại trường Đại Học
doanh bất động sản. Ông
Pennsylvania’s Wharton. Với tầm
Donald đã thừa hưởng được
nhìn nhạy bén trong kinh doanh,
những kĩ năng nhận ra các
thêm vào đó được nhận học ở trường
phương thức kinh doanh
Đại Học và làm việc cho cha mình,
thành công từ khi ông trợ giúp
cha mình trong đầu cơ kinh
doanh lúc còn rất trẻ.
Ông Trump biết được bất kỳ những gì ông làm trong đời mình điều là
những việc rất lớn.

Nhưng những việc lớn đó sẽ không xảy ra ở những nơi mà ông được
nuôi nấng như một ông hoàng. Vì thế, ông đã thu dọn hành lý và
chuyển đến Mahattan cho cuộc sống riêng của mình. Lúc đó tài khỏan
trong ngân hàng và số tiền mặt của ông khác xa với số tài sản hiện tại
mà ông đang có, nhưng những điều đó cũng không thể ngăn cản ông
trở thành một thành viên tại câu lạc bộ dành cho những người thượng
lưu ở New York..

Ông Trump đã dùng những kỹ năng đàm phán và sự thông minh của
mình để được tham gia vào câu lạc bộ, nơi mà không dành cho những
người bình thuờng, với điều kiện là ông không được quan hệ với vợ của
các thành viên khác (bởi ông rất hấp dẫn và lôi cuốn phụ nữ). Ông
không dành thời gian để chơi banh trên ngựa hay dạo du thuyền như
một thành viên của câu lạc bộ thay vào đó ông dùng tư cách hội viên
của mình để tạo mối quan hệ làm ăn và đó là những gì ông đã làm.

Donald Trump và các "thí sinh" trong chương trình "The Apprentice"
chắc hẳn các bạn còn nhớ anh chàng Troy McClain (hình thứ ba, cột
bên trái từ trên xuống)
là MC cuộc thi Hoa Hậu thế giới 2004

Chú vịt Donald

“Chú vịt Donald” là biệt danh mà mọi người đặt cho ông. Ông mạo
hiểm bước chân vào lĩnh vực truyền thông như trở thành nhà điều hành
sản xuất cuộc thi hoa hậu Mỹ, và hiện nay là nhà sản xuất cuộc thi hoa
hậu Hòan Vũ. Ngòai ra, ông còn tham gia diễn xuất thành công một số
vai diễn trong các phim Roseannem, Suddenly Susan, Spin City, The
Nanny, The Fresh Prince of Bel-Air và the Job, những bộ phim này
hấp dẫn không kém những bộ phim Home Alone 2, Lost in New York,
Celebrity and 54.

Mặc dù có học kinh doanh nhưng ông thường làm trái với những
nguyên tắc cơ bản của ngành kinh tế : có cạnh tranh thì phải hạ giá. Đối
với ông, khi có đối thủ không những không hạ giá mà ông còn nâng giá
để khẳng định sản phẩm của mình. Dù có rất nhiều mưu mẹo trong kinh
doanh và có tài trong việc nhận ra các phương thức đầu tư nhưng vào
năm 1990 nhà tỉ phú đầy quyền lực Trump đã thật sự sụp đổ khi ông
buộc phải phá sản vì món nợ ngân hàng trên 2 tỉ đô mà không thể trả.

Ông đã phải trao hầu hết cổ phiếu của mình để trả nợ ngân hàng, nhưng
ông không lùi bước mà đã khôi phục lại tài sản của mình sau sự suy sụp
vào cuối thập niên 90. Ông đã tường thuật lại câu chuyện này trong
cuốn sách “Nghệ thuật của sự trở lại” (The art of comeback) và tham
gia vào công việc xuất bản khi sáng tác 1 vài cuốn sách tự sự về mình.

Tập đoàn Trump

Đối với ông Trump sự thành công trong các lĩnh vực như bất động sản,
vận chuyển, sòng bạc và giải trí là chưa đủ: vào năm 1999, ông đã
tuyên bố việc xem xét ra ứng cử chức chủ tịch như một ứng cử viên của
Đảng Cải Tổ vào năm 2000. Thật tình cờ, ông đã tiết lộ trong cuốn sách
“Nghệ Thuật Của Sự Trở Lại” rằng ông sẽ không là một vị chủ tịch tốt
do ông gặp trở ngại trong việc bắt tay người khác vì ông bi chứng
germophobe, và tệ nhất là ông là người rất chân thật..
Chân thật hay không chân thật ? Nhưng chắc chắn 1 điều : Ông Trump
nổi tiếng là người quan hệ với nhiều phụ nữ và 2 cuộc hôn nhân thất
bại của ông đã trở thành đề tài béo bở trên các tờ bào lá cải trong 2 thập
niên qua. Cuộc hôn nhân cùa ông với Ivana Trump đã kết thúc vào năm
1990, và họ có với nhau 4 đứa con như là kết quả của cuộc sống
chung : 2 trai và cô con gái Ivanka, một người mẫu triển vọng. Sau đó
ông Trump kết hôn với Marla Maples vào năm 1993. Vợ chồng họ đã
có một đứa con gái, Tiffany, và 6 năm sau họ ly dị.

Trên các tờ báo lá cải, ông luôn bị bắt gặp di với những phụ nữ khác
nhau, vì thế công chúng khó mà biết được mối quan hệ tình cảm thật
của ông.

Là một người độc thân hoặc có thể là người không độc thân, người cha,
một ông trùm, một nhân vật chói sáng, ông Donald Trump khẳng định
dù bạn đang trên con đường đầy chông gai hay trải thảm, thì bất kì
công việc gì bạn đang làm củng rất quan trọng.

Thành công của lọat phim truyền hình “Người Học Việc” (The
Apprentice) đã làm cho bảng thành tích của ông Donald được tăng
thêm.

Còn điều gì khác mà bạn còn muốn biết nữa không ?

You might also like