You are on page 1of 10

KINH TẾ VẬN TẢI

1. Khái niệm vận tải


- Xét về mặt không gian: VT là hoạt động nhằm thay đổi vị trí của
người và vật trong không gian ứng với khối lượng và cự ly nhất định.
• Người : hành khách -> đối tượng vận chuyển
• Vật : HH -> đối tượng lao động của ngành SXVT
- Xét về mặt kinh tế : VT là quá trình thực hiện nhiều giai đoạn.Theo 1
trình tự nhất định bao gồm:
• Giai đoạn chuẩn bị
• Giai đoạn bố trí phương tiện
• Xép hàng lên phương tiện
• Lập đoàn phương tiện
• Vận chuyển
• Đón nhận phương tiện và HH tại nơi đến
• Giải thể đoàn phương tiện
• Dỡ hàng hóa xuống khỏi phương tiện
• Đưa phương tiện rỗng tới nơi nhận hàng mới

2.

- Sản phẩm vận tải: là sự dịch chuyển 1 khối lượng HH, 1 số lượng HK trên
1 khoảng cách nhất định.

Kết quả SXVT = khối lượng x cự ly vận chuyển

Đặc điểm của quá trình SXVT:

- Vận tải là quá trình SX vật chất

- Vận tải là ngành SX vật chất đặc biệt

• Ngành SXVT xảy ra hiện tượng quá trình SX diễn ra đồng thời với
quá trình tiêu thụ sản phẩm vận tải.
• Khi quá trình SXVT kết thúc thì đối tượng lao động(đối tượng vận
chuyển) là HH va HK ko có sự thay đổi nào về hình thái vật chất, cơ
lý hóa…mà chỉ có sự thay đổi vị trí trong không gian.
• Trong thành phần của TLSX đc sử dụng để thực hiện quá trình SXVT
không có yếu tố nguyên vật liệu chính à cơ cấu giá thành sản phẩm
VT không có khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính, mà là chi phí
nhiên liệu, phương tiện chiếm đa số.
• Sản phẩm của ngành SXVT phải xét đến 2 yếu tố: khối lượng vận
chuyển và khoảng cách vận chuyển, sản phẩm của ngành vận tải đc đo
bằng T.km (vận chuyển HH), HK.km(vận chuyển HK).
• Sản phẩm VT là vô hình nên không dự trữ đc, không có sản phẩm dở
dang, không có thành phẩm.
• Chu trình luân chuyển vốn trong SX và tiêu thụ có thể mô tả theo
công thức: T – H – SXVT – T’

• Hệ thống vận tải quốc gia: là 1 hệ thống mà các phần tử là các chuyên
ngành vận tải có mối lien hệ lẫn nhau nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu
vận chuyển của xã hội.

3. Các yếu tố cấu thành hệ thống vận tải quốc gia:

a/ Cơ sở vật chất kĩ thuật

- Mạng lưới đường giao thông: mỗi phương tiện VT đều có hệ thống
tuyến đường riêng của mình và tạo thành mạng lưới giao thông của
quốc gia.

• Số lượng : Tổng km đường, mật độ đường (km/km2)

• Chất lượng : cấp kĩ thuật của đường( tốc độ tối đa mà PT có thể chạy
đc)

- Phương tiện VT:

• Phương tiện động lực : có sức kéo, sức đẩy

• Phương tiện chuyên chở, sức chứa


à Tách rời giữa VT đường sắt, đường bộ, đường song…

- Chất lượng PT : trạng thái kĩ thuật của PT

- Máy móc thiết bị và công trình kiến trúc

• Máy móc thiết bị xếp dỡ phục vụ VT

• Nhà ga, cầu cảng, bến bãi, trạm trung chuyển….

b/ Cơ cấu tổ chức quản lí và sản xuất

- Cơ cấu tổ chức quản lí nhà nước về VT


• Trung ương : Bộ GTVT à Cục quản lí chuyên ngành
• Tỉnh – Thành phố : Sở GTVT
• Quốc hội
- Cơ cấu tổ chức sản xuất VT : các tổ chức(Doanh nghiệp), cá nhân có
PTVT, trìn độ tổ chức sản xuất và quản lí SXKD.
• Công ty cổ phần
• Công ty TNHH
• Hợp tác xã VT
• Doanh nghiệp Nhà nước
• Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh tế gia đình.

4. So sánh đặc điểm của VT ô tô và VTĐS

a/ Đặc điểm của VT ôtô


- Khả năng vận chuyển triệt để cao
- Tính cơ động cao
- Thời gian đưa hàng ngắn
- Thời gian xếp dỡ, vận chuyển ngắn
- Không bị ảnh hưởng bởi các PT khác
- Mỗi PT hoạt động độc lập
- Vốn đầu tư mua sắm PT nhỏ, tổ chức SX đơn giản
- Khả năng vận chuyển nhỏ
- Giá thành VT cao.An toàn thấp
- Ô nhiễm môi trường lớn
- Thường đc áp dụng và sử dụng trong các trường hợp:
• khối lượng vận chuyển nhỏ
• khối lượng không ổn định
• cự ly vận chuyển ngắn
• trọng tải và thể tích các kiện hàng nhỏ

b/ Vận tải ĐS
- Có khả năng vận chuyển liên tục
- Khả năng vận chuyển lớn vì trọng tải đoàn tàu tương đối lớn
- Có thể vận chuyển hàng nặng, hàng cồng kềnh
- Giá thành VT thấp khi quãng đường vận chuyển dài
- Thời gian vận chuyển tương đối dài
- Khả năng vận chuyển tương đối thấp, chỉ có thể đi từ ga này sang ga
khác
- Tính cơ động thấp
- Tổ chức SX và quản lí phức tạp
- Vốn đầu tư xây dựng tuyến đường và mua sắm phương tiện tương đối
lớn
- Mức độ an toàn cao. Ô nhiễm môi trường thấp
- Thường sử dụng trog các trường hợp:

• khối lượng vận chuyển lớn, ổn định


• cự ly vận chuyển dài
• HH siêu trường, siêu trọng

5. Đặc điểm của VT đường biển

- Khả năng vận chuyển của PT rất lớn so với các hình thức khác.Vận
chuyển đc mọi loại HH
- Hoạt động liên tục, khả năng thông qua của chuyến gần như ko bi hạn
chế
- Giá thành vận chuyển thấp
- Tốc độ đưa hàng chậm do thời gian xếp dỡ, thời gian chờ đợi làm các
thủ tục cần thiết khác là tương đối lớn.
- Vốn đầu tư cho mua sắm phương tiện và xây dựng cầu cảng lớn. Tính
vận chuyển triệt để và tính cơ động thấp, cần có sự hỗ trợ của các
phương tiện vận tải khác.
- Phụ thuộc vào điều kiện hàng hải : sóng gió , mực nước…
6. Quá trình vận tải

- Khái niệm:

• là sự kết hợp giữa các yếu tố trong SXVT theo 1 trình tự nhất định
để vận chuyển HH và HK, thỏa mãn nhu cầu của xã hội.

• giai đoạn chuẩn bị

• bố trí phương tiện

• xếp hàng

Nội dung của từng giai đoạn:

a/ Giai đoạn chuẩn bị : người SXVT phải thực hiện

• Nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu vận chuyển của XH
• Tiếp cận, đàm phán, kí hợp đồng vận chuyển à HH vận chuyển à
loại hàng à khối lượng à Điều kiện giao nhận, nhận giao nguyên
vẹn.
è Giá cước (đã gồm VAT chưa?)
è Thời gian vận chuyển
è Điều kiện thanh toán
è Điều khoản khác

b/ Bố trí phương tiện

- Lựa chọn loại phương tiện nào để vận chuyển


• Sử dụng phương tiện của DN có
• Thuê VT
• Thuê PT
- Xác định số lượng phương tiện
- Đưa PT tới nơi tập kết HH để chuẩn bị xếp

c/ Xếp hàng lên PT


- Lựa chọn phương án xếp : thủ công, máy…
- Thực hiện phương án xếp
- Nguyên tắc :
• Xếp đúng qui cách
• Có sơ đồ về HH xếp trên PT
• HH giao trước thì xếp sau
• Có sự chằng buộc, chèn lót đảm bảo
• Giảm thời gian xếp
• Lập biên bản xác nhận tình trạng HH sau khi xếp

d/ Lập đoàn PT

- Kết nối nhiều PT chuyên chở thành 1 đoàn PT


- Kết nối đầu máy kéo với đoàn PT
- Nguyên tắc :
• Với mọi PT phải bố trí bộ phận phanh hãm
• Giảm thao tác dọc đường
• Tận dụng tối đa sức đẩy, sức kéo của đầu máy
• Nâng cao năng suất lao động để giảm thời gian lập đoàn PT

e/ Giai đoạn vận chuyển : tính từ khi PT lăn bánh sau khi xếp hàng xong cho
tới khi PT đến nơi dừng cuối cùng.

- Chi phí vận chuyển


- Thời gian vận chuyển à các chỉ tiêu chính của quá trình VT
- Khoảng cách vận chuyển
- Thời gian vận chuyển phụ thuộc khoảng cách và tốc độ của PT,
khoảng cách phụ thuộc hành trình mà người điều khiển PT lựa chọn.
- Tốc độ PT phụ thuộc vào loại PT, tốc độ GT.
VT = kc lăn bánh/thời gian lăn bánh
VL = kc lăn bánh/(tlb + tdừng)
Vkt = kc/(txd + tlb + tdừng dọc đường)
7. Nhu cầu vận chuyển

- Khái niệm : là khối lượng HH, số lượng HK, lượng luân chuyển HH, HK
mà chủ hang, HK muốn vận chuyển có khả năng thanh toán cước ở các mức
khác nhau trong 1 khoảng thời gian nhất định.
- Đặc điểm của nhu cầu vận chuyển
+ Nhu cầu vận chuyển là nhu cầu phát sinh : Xuất phát từ những nhu cầu
khác nhau SX và đời sốngmà nảy sinh nhu cầu vận chuyển HH và HK à
nhu cầu nguyên sinh và sẽ nảy sinh ra nhu cầu vận chuyển HK, nguyên vật
liệu, thành phẩm…
+ Giá cước vận tải ảnh hưởng chậm đến nhu cầu vận chuyển : giữa giá cước
và nhu cầu vẫn tuân theo luật “ cầu “
• Cước tăng à cầu giảm
• Cước giảm à cầu tăng

Tuy nhiên, sự thay đổi giá cước ko làm cho nhu cầu vận chuyển thay đổi mà
tồn tại 1 độ trễ về thời gian nhất định. Tức là,khi cước thay đổi thì 1 thời
gian sau thì nhu cầu vận chuyển sẽ thay đổi. Khoảng thời gian này dài hay
ngắn phụ thuộc vào thời gian điều chỉnh kế hoạch học tập, làm việc, SX…

8. Năng lực vận chuyển

- Khái niệm : là đối tượng HH, số lượng HH, số lượng HK, lượng lưu
chuyển HK mà 1 DNVT hay 1 chuyên ngành VT hay cả hệ thống VTQG có
thể vận chuyển đc tối đa trong 1 khoảng thời gian tối đa vào 1 mùa trong
năm.
Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực vận chuyển của DNVT
a/ Cơ sở vật chất, kĩ thuật của DN
- Số lượng:

• Số chiếc, đầu, phương tiện


• Tổng trọng tải phuong tiện
à Trọng tải bình quân
- Chất lượng phương tiện: So sánh tình trạng phương tiện hiện tại với
trạng thái mới nguyên đc bao nhiêu %.
- Máy móc thiết bị phục vụ hoạt động VT của DN

• Máy móc thiết bị xếp dỡ: số lượng chất lượng


• Máy móc thiết bị bảo dưỡng phương tiện

- Nhà xưởng, kho tàng :

• Văn phòng làm việc của bộ phận quản lý


• Kho tàng

b/ Lao động SX và quản lý của DN


- Lao động trực tiếp SX:

• Người điều khiển phương tiện


• Người phục vụ trên phương tiện

à Số lượng người: tỷ lệ giữa số lao động trực tiếp/ số phương tiện


à Chất lượng: trình độ của người lao động
Kđ/n = bậc thợ thực tế bình quân của người lao động/bậc thợ đối với…
>1 à lãng phí lao động
=1 à tối ưu
<1 à thiếu năng lực
- Lao động gián tiếp

• Số lượng người tỉ lệ giữa số lao động gián tiếp so với số lao động
trực tiếp
• Chất lượng : trình độ của người lao động qua hệ số đảm nhiệm
công việc.

9.

- Khái niệm chi phí sản xuất VT: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí
của DN bỏ ra trong kì để bỏ ra SXVT.Chi phí SXVT bao gồm :
• Chi phí nhiên liệu
• Chi phí tiền lương
• Khấu hao PTVT
Phân loại chi phí:
a/ Theo nội dung kinh tế của chi phí
- Tiền lương của người lao động
- Các khoản nộp theo lương

• BHXH = 15%
• BHYT = 2%
• Kinh phí công đoàn = 2%
• BH thất nghiệp = 1%

à lương cơ bản
- Chi phí nguyên – nhiên liệu,vật liệu
- Khấu hao tài sản cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Khác

b/ Theo mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng


- Chi phí cố định(định phí) bỏ ra theo kì không phụ thuộc vào sản
lượng
- Chi phí biến đổi(biến phí) gồm những khoản chi phí mà DN bỏ ra
trong kì phụ thuộc vào sản lượng.

Σ chi phí = định phí + biến phí

10.

- Khái niệm giá cước VT: giá cước là giá của sản phẩm vận tải.Là số tiền mà
chủ hang hay hành khách phải trả cho chủ phương tiện ứng với 1 khối lượng
vận chuyển và cự ly vận chuyển nhất định.
- Hệ thống giá cước VT:
• Hệ thống giá cước tự nhiên: lấy giá trị của công việc vạn tải để xây
dựng đơn giá cước, nếu chi phí vận tải bỏ ra để vận chuyển càng cao
thì giá cước càng cao và ngược lại.Khối lượng hang vận chuyển và cự
ly vận chuyển là cơ sở ban đầu của mọi biểu cước VT.
• Hệ thống cước theo giá trị: HH có giá trị càng cao thì giá cước càng
cao mặc dù khối lượng vận chuyển và cự ly vận chuyển như
nhau.Toàn bộ các HH có nhu cầu vận chuyển người ta chia thành
nhiều nhóm, trong mỗi nhóm gồm các loại hang có giá trị gần nhau và
đc áp dụng cùng 1 bậc cước.
• Hệ thống giá cước hỗn hợp: là hệ thống giá cước hay đc dùng nhiều
nhất.Khi xác định giá cước cần chú ý đến giá trị của dịch vụ vận tải
cũng như giá trị của HH vận chuyển.
- Khái niệm doanh thu VT: là số tiền mà người sản xuất VT(Doanh nghiệp
VT, cá nhân) thu đc do bán sản phẩm VT của mình trong 1 khoảng thời gian
nhất định.
Phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ và giá bán sản phẩm.Đối với ngành VT,
sản phẩm sản xuất luôn đc tiêu thụ, không có sản phẩm tồn kho.
Doanh thu VT = sản lượng x giá cước bình quân 1Tkm.

11.
- Khái niệm:

• là giá cả sức lao động, là số tiền mà DN phải trả cho người lao động
tương ứng với số lượng và chất lượng mà lao dộng đã cống hiến cho
DN.

• Trên cấp độ vĩ mô thì tiền lương là phần thu nhập quốc dân phân phối
cho người lao động, căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động mà
họ đã cống hiến cho xã hội.

- Bản chất của tiền lương:

• Góc độ kinh tế: tiền lương là phần đối trọng với sức lao động mà
người lao động đã cống hiến cho DN.

• Góc độ xã hội: tiền lương phần thu nhập chính để bản thân người lao
động chi trả cho cuộc sống của bản thân và gia đình.

- Ý nghĩa tiền lương:

• Với người lao động: chất lượng, địa vị, uy tín của người lao động à
có quyền tự hào khi có thu nhập cao.

• Với DN: là 1 khoản phải trả cho người lao động, là công cụ phương
tiện để DN tuyển dụng người lao động; là sự kích thích làm việc tốt
hơn, tạo sự gắn bó giữa DN và người lao động.

You might also like