You are on page 1of 5

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ

Nếu như giai điệu, âm thanh là ngôn ngữ của âm nhạc; màu sắc, đường nét là ngôn ngữ của hội họa; mảng khối
là ngôn ngữ của kiến trúc thì ngôn ngữ là chất liệu của tác phẩm văn chương. Macxim Gorki đã nói: “Ngôn ngữ
là yếu tố thứ nhất của văn học”. Tuy nhiên tùy vào đặc trưng thể loại, ngôn ngữ trong mỗi loại thể văn hoc có
những đặc điểm riêng. Là nghệ thuật “lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson), ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt
quan trọng trong thơ. Đó là thứ ngôn ngữ được trưng cất công phu vì “bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của ngôn
ngữ, một tổ chức chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ”. Ngôn ngữ thơ là một phương tiện hình thức luôn được coi
trọng, là một giá trị không thể phủ nhận trong yếu tính thơ, vì “thơ tức là phần tinh lọc nhất của ngôn ngữ”.
Ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ biểu hiện tập trung nhất tính hàm xúc phong phú của ngôn ngữ, vừa giàu hình
ảnh, sắc màu (tính họa) vừa giàu nhạc điệu (tính nhạc). Các đặc điểm trên hòa quện với nhau tạo nên hình tượng
thơ lung linh, đa nghĩa.

Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu hình ảnh, sắc màu. Hình ảnh thơ bao giờ cũng là sự kết tinh của việc sử dụng
ngôn ngữ. Vì thế hình ảnh thơ luôn có ý nghĩa trong việc tạo hiệu ứng nghệ thuật, góp phần khẳng định sự hiện
hữu của thơ. Vì ‘thơ là biểu tượng, là hình ảnh. Thơ tạo dựng một vũ trụ qua trung gian biểu tượng một vũ trụ
phi thực, một vũ trụ chỉ có ý nghĩa trong tính cách phi thực, một vũ trụ chỉ có ý nghĩa trong tính cách phi thực
của nó. Hơn đâu hết, biểu tượng hình ảnh là điều kiện của thơ ,lý do tồn tại của thơ, biểu tượng chính của thơ”
(Huỳnh Phan Anh). Như vậy dù là tiếng vọng từ tâm linh, là tiếng gọi từ trong vô thức thì thơ cũng phải tồn
sinh dựa vào nhiều phương thức biểu hiện, trong đó không thể không có ngôn ngữ và hình ảnh - những thi liệu
đầu tiên mà người đọc chạm tới trước khi bước vào khám phá thế giới mộng mị và hư ảo của thơ. “Thơ là vũ trụ
những hình ảnh có giá trị một sự mê hoặc, một thứ ma thuật. Nó biến thành hình ảnh của chính hình ảnh”.
Nhưng “Thơ không là thực tại, không là tổng số những hình ảnh xác định một thực tại rõ ràng. Nó là một ước
muốn hơn thế nữa là một đam mê mù quáng cũng nên” (Huỳnh Phan Anh). Rõ ràng, hình ảnh thơ không phải là
tổng số của nhiều hình ảnh mà chính sự chọn lọc những hình ảnh có giá trị biểu cảm, có tính hàm súc, tạo hiệu
ứng nghệ thuật cao, mới thể hiện tư tưởng, tinh thần lập ngôn và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Nhà thơ
không nói bằng phạm trù của tư duy lô-zic như trong các môn khoa học tự nhiên mà thông qua hình ảnh cụ thể
để diễn đạt những ý niệm trừu tượng.

Nhà thơ Tố Hữu viết về bốn mùa (đông, xuân, hè, thu) ở Việt Bắc bằng ngôn ngữ giàu tính họa (có người gọi
đây là bức tranh tứ bình):

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi


Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Khương Hữu Dụng viết Một tiếng chim kêu sáng cả rừng (Hành quân qua đèo Hải Vân) tạo cảm giác như ta
vừa bước từ bóng tối ra ánh sáng, thật sung suớng. Hay như Nguyễn Duy trong bài “Lời ru đồng đội”, viết:

Ngủ hầm, ngủ võng, ngủ bưng


Gối đầu tay ngủ cầm chừng mỗi đêm
Có người ngủ thế thành quen
Đã nghe sợi tóc bạc trên tay mình.

Có nhà thơ so sánh mái tóc dài của thiếu nữ khá độc đáo: Tóc em dài như một tiếng chuông ngân. (chuyển từ
quan sát bằng thị giác sang thính giác). Hay Trần Đăng Khoa cảm nhận được âm thanh rất nhẹ của chiếc lá đa
rơi trong bài “Đêm ngủ ở Côn Sơn”: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa/ Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng...
(chuyển sự cảm nhận từ thính giác sang thị giác). Tất cả những câu thơ trên đều gợi liên tưởng, tạo hình tượng
khá rõ. Nếu không có trí tưởng tượng kỳ diệu thì khó mà viết được những câu thơ như thế. Để có được những từ
ngữ “lóe sáng” đó, ngoài vốn từ vựng phong phú, nhà thơ còn phải biết kết hợp các biện pháp tu từ như: so
sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp từ, tượng trưng, nói quá, nói giảm...trong cách diễn đạt.
Chế Lan Viên viết về nỗi nhớ một cách trực tiếp thật đẹp qua một loạt hình ảnh so sánh trùng điệp gợi trường
liên tưởng rộng:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét


Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Tiếng hát con tàu)
Nỗi nhớ trong tình yêu giữa anh với em là tất yếu như quy luật đất trời đông về nhớ rét . Còn tình yêu ta quý
như cánh kiến hoa vàng- một thứ đặc sản của núi rừng Tây Bắc và đẹp như sắc biếc lông chim lúc xuân sang.
Tác giả đã cụ thể hóa khái niệm trừu tượng là tình yêu thành những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với con người,
nhất là người miền núi.

Ở một bài khác, ông lại bộc lộ nỗi nhớ sâu lắng hơn, trăn trở và da diết hơn:

Anh nhớ em như đất liền xa cách bể


Nửa đêm sâu nằm lắng sóng phương em
Em thân thuộc sao thành xa lạ thế
Sắp gặp em rồi sóng lại đẩy xa thêm.

Không tin vào cuộc sống, không tin vào tình yêu, tất cả trước mắt chỉ là một màu xanh ảm đạm, Nguyễn Bính
tìm tới cá quán trọ bên đường, tới chiếc lá khoai để so sánh với tình yêu vô vọng:

Lòng em như quán bán hàng


Dừng chân cho khách qua đàng mà thôi
... Lòng em như chiếc lá khoai
Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu.
(Hai lòng)

Ta có thể bắt gặp vô vàn những hình ảnh so sánh ví von tạo hình ảnh độc đáo trong thơ Xuân Diệu: Tháng
giêng ngon như một cặp môi gần, Tóc mịn đầy tay như suối mát, Lá liễu dài như một nét mi, Không gian xám
tưởng sắp tan thành lệ, Mây đa tình như thi sĩ thời xưa, Cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách. Mà tình yêu như
quán trọ ven đường...

Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ
thơ có nhịp điệu riêng của nó. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà
bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Có thể xem tính nhạc là nét đặc thù rất cơ bản của ngôn ngữ thơ.

“Nhạc điệu là một yếu tính của thi ca. Thiếu nhạc tính thơ trở thành văn xuôi” (Bằng Giang). Bởi nhạc tính như
một nét duyên thầm làm nên vẻ đẹp của thơ, cũng là một yếu tố tạo mỹ cảm cho người đọc. “Ly khai với nhạc
tính, thơ chỉ còn là một nhan sắc trơ trẽn thiếu duyên” (Tam Ích). Và “Thơ là sự phối hợp của âm thanh”. Thơ
bao giờ cũng là sự kết hợp hài hòa giữa ý và nhạc. Nếu “rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan.
Rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ làm say lòng người nhưng dễ nông cạn” (Chế Lan Viên). Rõ ràng, nhạc tính là
tiếng nói linh diệu của thi ca, gợi thức trí tưởng tượng của người đọc, nói như La Fontaine “Chẳng có thơ nào
không có nhạc”. Hơn bất cứ ngôn ngữ ở thể lọa nào khác, ngôn ngữ thơ với tính cách là một thứ ngôn ngữ giàu
nhịp điệu, phong phú về cách hòa âm, tiết tấu, giàu từ láy âm, tượng hình, chính là thứ ngôn ngữ giàu tính nhạc.
Nhạc tính trong thơ được tạo nên từ nhiều yếu tố như nhịp điệu, cách gieo vần, phối thanh…
Vần là sự lặp lại những âm thanh tương tự để tạo chỗ dựa cho nhạc tính. Thơ có vần chính và vần thông. Vần
chính là vần cùng một khuôn âm, vần thông là theo một khuôn âm tương tự. Xét về vị trí vần, còn chia ra vần
chân và vần lưng. Thơ tự do ngày nay không bó buộc về hiệp vần, nhưng các nhà thơ vẫn sử dụng vần như một
yếu tố biểu cảm làm tăng vẻ đẹp của thơ:

Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan


Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn

Tố Hữu lặp lại vần ngay trong một dòng thơ khiến câu thơ như ngân lên điệu nhạc du dương, man mác.

Nếu ngôn ngữ và hình ảnh là những yếu tố song hành thì âm điệu cũng là yếu tố đồng hành với tính nhạc. Nói
một cách hình ảnh, nếu ngôn ngữ là sợi dây đàn thì nhạc tính và âm điệu là những cung bậc thanh âm ngân lên
từ sợi dây đàn ấy. Việc kiến tạo âm điệu trong thơ cũng chính là kiến tạo nhạc tính. Và âm điệu cũng là chiếc
cầu nối thơ với người đọc, dẫn dụ người đọc đi vào thế giới màu nhiệm của thơ ca. Các câu thơ sau sở dĩ “đầy
nhạc” chính vì sự tập trung dày đặc các nguyên âm mở và phụ âm vang tạo âm điệu cho thơ:

Long lanh tiếng sỏi vang vang hận (Nguyệt cầm – Xuân Diệu)

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang (Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)

Nam đình nghe động trống chầu đai doanh. (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Nhạc thơ chủ yếu còn do các thanh điệu tạo nên. Xuân Diệu viết hai dòng toàn bằng để gợ tả điệu nhạc du
dương đưa tâm hồn phiêu diêu bay bổng khi nghe Nhị Hồ:

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời


Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.

Câu thơ của Bích Khê sở dĩ đầy nhạc tính như ta cảm thấy chính là vì đã tập trung được các thanh bằng một
cách dày đặc nhất:

Ô hay buồn vương cây ngô đồng


Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông…
(Tỳ bà)

Tản Đà trong hai câu thơ:

Tài cao phận thấp chí khí uất


Giang hồ mê chơi quên quê hương

Đã sử dụng một nhịp điệu đặc biệt trên cơ sở tương phản về thanh điệu như hai vế đối lập. Câu trên là một tình
thế bất công, một cảnh ngộ uất ức. Câu thơ bị dồn chặt, đóng chặt bởi những từ ngắn mang thanh trắc giống như
uất ức bị nén lại. Câu thơ sau là một hướng giải quyết tiêu cực và buông xuôi, toàn bộ câu thơ trôi đi trên thanh
bằng như một sự buông tỏa, giải thoát, không có phương hướng, không có gì níu giữ lại. Câu thơ thứ nhất với
chủ âm thanh trắc, câu thơ thứ hai chủ âm thanh bằng diễn đạt được trạng thái buông xuôi của nhà thơ, chính
âm thanh của chữ nghĩa đã tạo nên những điều mà chữ nghĩa không nói hết.

Nói đến yếu tố tạo tính nhạc cho thơ phải kể đến vai trò của nhịp điệu. Maiacovki từng khẳng định: “Nhịp điệu
là sức mạnh cơ bản, năng lượng cơ bản của câu thơ”. Câu thơ và vần có một cái duyên mà thậm chí khi lời, ý
dở, nhà thơ vẫn quyến rũ người nghe bằng nhịp điệu và sự cân đối.” (Isokrate). Theo giáo sư Hà Minh Đức:
“Nhịp điệu là kết quả của một sự chuyển động nhịp nhàng, sự lặp lại đều đặn những âm thanh nào đó ở trong
thơ.”. Nhịp thơ có thể dài, ngắn, đọc lên có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc:
Nhiều đấy ư em/ mấy tuổi rồi?
- Hai mươi.
- ờ nhỉ/ tháng năm trôi
Sóg bồi thêm bãi / thuyền thêm bến
Gió lộng đường khơ/ rộng đất trời!
(Tố Hữu)

ở ba dòng đầu bị cắt ra nhiều nhịp như sự dừng lại sững sờ ngạc nhiên trước sự đổi thay của thời đại. Dòng 4,5
nhịp dài ra như niềm vui trải rộng.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng, tính nhạc là một đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ ca. Chính vì đặc điểm
này mà rất nhiều trường hợp các nhạc sĩ sử dụng ngay những bài thơ có sẵn làm chất liệu sáng tác cho bài hát
của mình. Vô số những bài thơ phổ nhạc được nhiều người yêu thích và có sức sống khá bền lâu như: Vàm cỏ
đông (Thơ Hoài Vũ), Tình ca Tây Bắc ( thơ Cẩm Giàng), Tiếng đàn bầu ( Thơ Lữ Giang), Bóng cây kơnia
( dịch thơ dân tộc Hrê)…

Khác với văn xuôi, thơ ca chỉ dùng một lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện cái vô hạn của cuộc
sống bao gồm các sự kiện tự nhiên và xã hội cũng như những điều thầm kín trong tâm linh con người (Hữu
Đạt). Dovậy, ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc phong phú của ngôn ngữ.

Thơ là thể loại “ý tại ngôn ngoại”. Việc kiệm lời, kiệm chữ là một yêu cầu tối quan trọng đối với nhà thơ. “Thơ
cốt ở ý, ý cốt sâu sa thì thơ mới hay. Không phải bất cứ điều gì phải nói ra bằng lời thì mới là thơ có giá trị. Ý
hết mà lời dừng là cái lời hết mực song lời dừng mà ý chưa hết thì lại càng hay tuyệt” (Hải Thượng Lãn Ông).

Mỗi từ ngữ trong câu thơ phải diễn tả được đúng điều mà nhà thơ nhìn thấy, cảm thấy và những điều sẽ thấy.
Lựa chọn được một từ ngữ “đắt” để diễn đạt một ý không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nói như Maiacôpxki, quá
trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng giống như người lọc quặng radium:

Lấy một gam phải mất hàng năm lao lực.


Lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ.

Trong một trường liên tưởng của từ ngữ có nhiều từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa..., người viết cần liệt kê
vài từ để chọn. Tản Đà đã suy nghĩ rất nhiều khi chọn từ “khô” để đưa vào câu thơ: Non cao những ngóng cùng
trông/ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày (Thề non nước). Nếu thay từ khô bằng từ tuôn, hay từ trôi thì
hiệu quả sẽ như thế nào?

Hay từ “ép” trong câu: Tuổi già hạt lệ như sương/ Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan là một “nhãn tự” (mắt
chữ) trong bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến. Ta bắt gặp trong Nguyễn Du, một bậc thầy về ngôn ngữ
thơ ca, những sáng tạo kỳ diệu. Chỉ trong một câu thơ ngắn Ghế trên ngồi tót sỗ sàng, với chỉ một từ tót thôi,
Nguyễn Du đã giết chết tên Giám Sinh họ Mã (Hoài Thanh). Hay Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào. Với một
từ lẻn, Nguyễn Du đã lột trần bản chất con người Sở Khanh.

Hàm súc và giàu sức biểu hiện, ngôn ngữ thơ ca cô đúc, chặt chẽ với sỗ từ rất hạn định nhưng năng lực biểu
hiện lại rất lớn. Vấn đề đặt ra với mỗi nhà thơ là phải chọn một cách nói tốt nhất đến mức đô người ta cảm thấy
không thể khác được.

Thơ hay bao giờ cũng là cuộc hôn phối kỳ diệu giữa âm thanh và ý nghĩa, hình ảnh. Chữ và nghĩa trong ngôn
ngữ thi ca hòa quyện với nhau như hình với bóng, như xác với hồn nên việc tách rời chúng ra khỏi nhau sẽ làm
tổn hại đến bình diện ngôn ngữ và thẫm mỹ của câu thơ.Thơ không phải là một mớ lý thuyết mà là một thực thể
ngôn ngữ,. Và thơ ca ám ảnh người đọc phải chăng cũng vì vẻ đẹp toát ra từ “thực thể ngôn ngữ” ấy. Vũ trụ tâm
hồn thi nhân có hòa điệu với tâm hồn người đọc không, có “tri âm” với người tiếp nhận hay không, tất cả phải
thông qua chiếc cầu ngôn ngữ, nói như Bùi Giáng “thi ca vẫn có sức đưa dẫn người ta vào giữa huyền nhiệm
của cuộc sống. Ngôn ngữ thơ bao giờ cũng là hóa công của người nghệ sĩ. Mỗi chữ trong thơ đều là sự vang
vọng từ tâm hồn thi nhân. Vì “Thực chất của thơ là cái linh hồn, là sự sống của những chữ ta dùng. Làm văn
xuôi, chữ không có sức mạnh ma quái như vậy (…) thi nhân là một thần linh nói một thứ chữ riêng mà thế nhân
phải diễn tả dài dòng thô lậu” (Nguyên Sa).

(ST)
Cày cạy nàng nào khéo hữu tình
Mặt làu làu, vóc thỏ thanh thanh.
Tròn tròn méo méo in đòi thuở
Xuống xuống lên lên suốt mấy canh
Tháng tháng liếc qua lầu đỏ đỏ
Đêm đêm liền tới trướng xanh xanh.
Yêu yêu dấu dấu đàn ai gẩy,
Tính tính tình tang tính tính tinh

Bác mẹ sinh ra vốn chẳng hèn


Tối tuy không mắt sáng hơn đèn
Đầu đội nón da loe chóp đỏ
Lưng đeo bị đạn rủ thao đen
(Vịnh ông cử võ

You might also like