You are on page 1of 11

Đặc điểm thị trường Nhật

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tiềm năng lớn đối với nhiều mặt hàng của
Việt Nam. Thế nhưng, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản cũng
như thị phần của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu
vực.

Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng hơn so với
năm 2006, đạt 5,2 tỷ USD. Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2
của Việt Nam. Mặc dù hàng xuất khẩu Việt Nam ngày càng tiêu thụ mạnh tại
thị trường Nhật Bản nhưng thị phần còn khá khiêm tốn, hiện mới chỉ đạt
khoảng 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản, thấp hơn nhiều so với các
nước trong khu vực (Malaysia: 2,7%, Thái Lan: 2,9%, Indonesia: 4,2% và
Trung Quốc hơn 20%).
Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm. Do mức sống
cao nên người tiêu dùng Nhật Bản không đòi hỏi tất cả các sản phẩm nhất thiết
phải có độ bền lâu năm. Các sản phẩm có vòng đời ngắn nhưng chất lượng phải
tốt, kiểu dáng đẹp, hoàn hảo, tiện dụng... sẽ rất phù hợp với yêu cầu của người
tiêu dùng Nhật hiện nay.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu các mặt
hàng nông thuỷ sản, đặc biệt là vào thị trường Nhật. Từ năm 2006, Nhật Bản đã
thực hiện Luật vệ sinh an toàn thực phẩm sửa đổi với tất cả các lô hàng thực
phẩm nhập khẩu, thắt chặt quy định và bổ sung một số loại dư lượng hoá chất
không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng
hoá chất cho phép.

Mặt hàng tôm và mực xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ kiểm tra một phần đã bị
kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm 100% với toàn bộ lô hàng xuất vào Nhật
Bản do có dư lượng chất cloramphenicol không được phép có trong thuỷ sản

Hiện nay, Nhật Bản cũng như các nước ngày càng thắt chặt các biện pháp kiểm
tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối các hàng hoá nhập khẩu. Các mặt hàng khi
đến thị trường Nhật Bản không thể thiếu bởi người Nhật đưa ra 5 yếu tố (5S)
gần như đã thành quy chuẩn gồm: sạch sẽ, sàng lọc, cắt bỏ những thứ không
cần thiết, môi trường trong sạch và để đồ đạc ngăn nắp.

Người Nhật nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản coi trọng đảm bảo yếu tố chất
lượng, giá cả và sự chuyển giao hàng đúng thời hạn (QCD- Quality, Cost và
Delivery). Theo đó, các sản phẩm khi sang thị trường Nhật phải đảm bảo chất
lượng đồng loạt tương đương nhau. Cùng với đó, giá cả hàng hoá cũng là vấn
đề sống còn bởi người Nhật luôn luôn mong muốn các mặt hàng có xu hướng
càng ngày càng giảm giá.

Hiện nay, để vào thị trường Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm có
2 hệ thống tiêu chuẩn: tiêu chuẩn cơ bản trong công nghiệp (JIS) và tiêu chuẩn
nông nghiệp (JAS) của Nhật Bản. Theo ông Bảo, hàng công nghiệp chế tạo của
Việt Nam xuất sang Nhật Bản (trừ các công ty 100% vốn Nhật) đang gặp các
khó khăn về tiêu chuẩn kỹ thuật vì các tiêu chuẩn JIS có nhiều điểm riêng khác
biệt so với các tiêu chuẩn quốc tế, trong khi hầu hết các công ty Việt Nam theo
tiêu chuẩn quốc tế.

Hệ thống JIS hiện có tới 8148 tiêu chuẩn và là một trong những tiêu chuẩn được
sử dụng rộng rãi nhất ở Nhật Bản, với tất cả các sản phẩm công nghiệp, phân
hoá học, sợi tơ tằm, thực phẩm... Khi kiểm tra chất lượng, dấu chất lượng tiêu
chuẩn JIS là cơ sở để xác nhận chất lượng.

Riêng với hệ thống tiêu chuẩn JAS sẽ là cơ sở để cho người tiêu dùng Nhật lựa
chọn thực phẩm chế biến. Danh sách các thực phẩm được JAS điều chỉnh gồm:
đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn, mỡ ăn, các nông lâm sản chế biến.
Những năm gần đây, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Nhật
Bản luôn trong xu thế gia tăng, nhưng nhìn chung tỷ trọng hàng hóa Việt nam
tại thị trường Nhật Bản khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch
nhập khẩu của Nhật Bản, thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực.
Theo Trung tâm Hỗ trợ DNVVN, thì có nhiều lý do khiến cho hàng hóa của
Việt Nam khó tiếp cận thị trường Nhật Bản. Đối với các doanh nghiệp Việt
Nam, nhất là DNVVN, sự thiếu đồng bộ về dây chuyền sản xuất, thiếu chuyên
nghiệp trong quản lý, thiếu ổn định về chất lượng sản phẩm, không bảo đảm
tiến độ giao hàng… là những rào cản chính khi các doanh nghiệp Việt Nam tiếp
cận thị trường Nhật Bản. Đặc biệt, thị trường Nhật Bản lại đòi hỏi khắt khe về
chất lượng sản phẩm và yếu tố môi trường, trong khi những chỉ tiêu này cho
đến nay hầu như các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự quan tâm. Không chỉ
trở ngại trong khâu tiếp cận thị trường, mà ngay cả khâu thu hút FDI của Nhật
Bản vào Việt Nam cũng có khó khăn

Để mở cửa thị trường mạnh mẽ hơn nữa, đẩy mạnh chế độ mậu dịch tự do,
Nhật Bản đang triển khai việc cắt giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu, nới lỏng và
chấm dứt các biện pháp hạn chế số lượng, cải thiện hệ thống cấp giấy phép…
nên kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản đã tăng lên đáng
kể. Hiện nay còn đang áp dụng các biện pháp toàn diện để mở rộng qui mô
nhập khẩu. Khi muốn nhập khẩu hàng hóa có hạn ngạch, mà nhập khẩu Nhật
Bản phải chờ đến khi có thông báo chính thức về hạn ngạch nhập khẩu được
công bố vào đầu hoặc giữa năm tài chính, khi đó mới biết được số lượng và giá
trị của hàng hóa được nhập khẩu, sau đó nhà nhập khẩu phải tuân theo trình tự
các bước xin hạn ngạch nhập khẩu cho từng loại hay từng nhóm hàng. Trong
trường hợp nhà nhập khẩu chưa xin phép Bộ Kinh tế – Thương mại – Công
nghiệp (METI) thì không được ngân hàng quản lý ngoại hối và các cơ quan
chức năng khác cấp giấy phép nhập khẩu. Ngoài những loại hàng hóa phải xin
phép, hầu hết các hàng hóa khác nhập khẩu vào Nhật Bản đều được tự do, bởi
Nhật Bản là thị trường thực hiện chế độ mậu dịch tự do.
Khả năng xuất khẩu sang nhật
Để thâm nhập thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp cần phát triển các
hình thức liên doanh, liên kết với phía đối tác Nhật Bản. Điều này sẽ đem lại
mối quan hệ đối tác khách hàng vững chắc, qua đó thu nhận được những thông
tin nhanh về thị trường, giúp có được kênh phân phối và ổn định nguồn hàng
xuất khẩu. Nhưng để có được mối quan hệ bạn hàng, các doanh nghiệp cần phải
có được sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Muốn vậy, doanh nghiệp phải cung
cấp cho phía đối tác những thông tin quan trọng về mình như: Giới thiệu về
công ty, gửi catalog giới thiệu về sản phẩm, gửi mẫu hàng hóa và giá cả, kèm
theo các tiêu chuẩn chất lượng, điều kiện giao hàng… Duy trì chất lượng sản
phẩm ổn định là yếu tố cơ bản của mối quan hệ đối tác. Đi đôi với đó là bảo
đảm thời gian giao hàng. Nhìn chung, người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu cao
về chất lượng sản phẩm, nhưng không nhất thiết mọi loại hàng hóa đều phải có
độ bền cao. Có những sản phẩm vòng đời ngắn, nhưng chất lượng tốt, kiểu dáng
đẹp, tiện dụng, cũng phù hợp với nhu cầu của nhiều tầng lớp người tiêu dùng
Nhật Bản.
Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam chưa năng động trong tìm kiếm
bạn hàng, họ thường thụ động chờ đơn hàng (một phần do họ thiếu thông tin về
bạn hàng, về thị trường), trong khi đó thì chất lượng hàng xuất khẩu của ta còn
chưa đồng đều, giá thành sản xuất cao, thời gian giao hàng không đảm bảo.
Ngược lại, về phía doanh nghiệp Nhật Bản, có tới hơn 50% các công ty có văn
phòng đại diện tại Việt Nam, nên họ thường chủ động trong việc nắm bắt tình
hình thị trường Việt Nam. Những năm gần đây, do sự cạnh tranh mạnh về giá
cả và do yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, nhiều nhà nhập khẩu Nhật Bản có
xu hướng tìm hiểm trực tiếp thị trường nước ngoài. Thiết lập trực tiếp quan hệ
buôn bán với các bạn hàng nước ngoài, mà ít qua nhà phân phối hay trung gian
để giảm chi phí dịch vụ. Đây là một nét mới mà các doanh nghiệp Việt Nam
cần biết, bởi vì thực tế này cũng đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp xuất
khẩu của nước ta. Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tích cực chuẩn bị về nhân
lực, đồng thời phải có kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp./.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản, trong tháng 02/2010 tổng kim
ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của Nhật Bản đạt 9.610 tỷ yên (tương
đương 106,2 tỷ USD), tăng 37,5% so với tháng 02/2009; trong đó xuất khẩu
đạt 5.130 tỷ yên (56,7 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 4.480 tỷ yên (49,5 tỷ USD).

Bảng 1: Thống kê tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật Bản
trong tháng 02/2010

Tháng Tháng
So với Tháng So với
02/2010 01/2010
tháng 01 02/2009 tháng 02
Tỷ Tỷ năm 2010 Tỷ Tỷ năm 2009
Tỷ yên Tỷ yên (%) (%)
USD USD yên USD
Xuất khẩu
5.129 56,7 4.902 54,2 4,6 3.530 39,0 45,3
hàng hóa
Nhập khẩu
4.478 49,5 4.839 53,5 -7,5 3.459 38,2 29,5
hàng hóa
Cán cân
thương mại
hàng hóa 651 7,2 63 0,7 Tăng 9 lần 71 0,8Tăng 8 lần
(Xuất khẩu-
Nhập khẩu)
 Nguồn: Hải quan Nhật Bản.
Số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan Hải quan Nhật Bản cho thấy trong tháng
02/2010 tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đạt 5.129 tỷ yên (tương đương
56,7 tỷ USD), tăng 45,3% so với tháng 02/2009 và tăng 4,6% so với tháng
1/2010; trong đó, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 4.478 tỷ yên (49,5 tỷ USD),
tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước và giảm 7,5% so với một tháng trước đó.

Bảng 2: Thống kê kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo một số nhóm
hàng chính của Nhật Bản trong tháng 02/2010
STT Nhóm hàng xuất khẩu - Xuất khẩu So với Nhập khẩu So với
tháng tháng
Tỷ Tỷ Tỷ
nhập khẩu Tỷ yên 2/2009 2/2009
USD yên USD
(%) (%)
1 Thực phẩm 29 0,3 16,8 366 4,0 3,2
2 Nhiên liệu thô 82 0,9 46,7 292 3,2 24,5
3 Khoáng sản 78 0,9 36,6 1.410 15,6 34,2
Hoá chất và sản phẩm hoá
4 555 6,1 61,8 399 4,4 28,5
chất
5 Sản phẩm chế tạo 657 7,3 38,9 379 4,2 40,4
Máy móc, thiết bị, phụ
6 969 10,7 31,5 350 3,9 19,5
tùng
Sản phẩm điện tử & linh
7 929 10,3 45,8 572 6,3 45,7
kiện điện tử
8 Các phương tiện vận tải 1.241 13,7 65,3 99 1,1 3,2
9 Hàng hoá khác 589 6,5 30,4 611 6,8 33,6
5.12
Tổng cộng 56,7 45,3 4.478 49,5 29,5
9
 Nguồn: Hải quan Nhật Bản.
Số liệu thống kê cho thấy so với cùng kỳ năm 2009, các mặt hàng chính góp
phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tháng 2 của Nhật Bản tăng mạnh là nhóm
máy móc thiết bị phụ tùng với kim ngạch 969,3 tỷ yên (tương đương 10,7 tỷ
USD), tăng 31,5%; tiếp đến là mặt hàng ôtô đạt 641 tỷ yên (7,1 tỷ USD), tăng
117,3%; xe máy đạt 737,8 tỷ yên (8,2 tỷ USD), tăng 105%; linh kiện phụ tùng
ô tô xe máy đạt 241,2 tỷ yên (2,7 tỷ USD), tăng 121,7%.
Thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Nhật Bản là châu Á với 2,776 tỷ
yên (tương đương 30,7 tỷ USD), chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu của
nước này và tăng 55,7% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu hàng hóa của
Nhật Bản sang thị trường Bắc Mỹ trị giá 913,3 tỷ yên (tương đương 10,1 tỷ
USD), tăng 50,2% so với tháng 2 của một năm trước đó. Mặc dù xuất khẩu của
Nhật Bản sang các nước châu Á trong tháng 02/2010 được đánh giá là tăng so
với cùng kỳ năm trước nhưng so với tháng 01/2010 lại giảm 12,4% do nhu cầu
mua sắm thường tăng mạnh vào dịp trước tết Âm lịch của một số nước châu Á
trong khi tết năm nay lại rơi vào tháng 2.
Đối tác thương mại nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Nhật Bản trong tháng
02/2010 là Trung Quốc với 902,4 tỷ yên (tương đương 10 tỷ USD), tăng 47,7%
so với tháng 02/2009; tiếp đến là Hàn Quốc: 440,8 tỷ yên (4,9 tỷ USD), tăng
46,9% so với cùng kỳ năm trước; Hoa Kỳ: 837 tỷ yên (8,3 tỷ USD), tăng 50,4%
so với tháng 2/2009; Đài Loan: 350,2 tỷ yên (3,9 tỷ USD), tăng 80,6% so với
cùng kỳ năm trước.
Liên quan đến trao đổi hàng hóa song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản, số
liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy trong tháng
02/2010 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước là 974 triệu
USD, tăng 9,3% so với tháng 2/2009 và giảm 19,4% so với tháng 01/2010.

Bảng 3: Thống kê kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt
Nam sang Nhật Bản trong tháng 02/2010
Tỷ trọng
Xuất khẩu kim ngạch So sánh
STT Nhóm hàng xuất khẩu (Triệu xuất sang tháng
USD) Nhật Bản 02/2009 (%)
(%)
1 Sản phẩm dệt may 64,9 15,2 - 4,5
2 Sắt thép loại khác 56,2 13,1 146,4
Máy móc, thiết bị, dụng cụ &
3 50,6 11,8 20,9
phụ tùng
4 Hàng thuỷ sản 39,6 9,3 8,1
Máy vi tính, sản phẩm điện tử &
5 26,4 6,2 12,0
linh kiện
6 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 25,2 5,8 - 10,3
7 Linh kiện, phụ tùng ô tô khác 18,1 4,2 107,7
8 Than đá 15,0 3,5 282,2
9 Giày dép các loại 14,2 3,3 13,9
10 Sản phẩm từ chất dẻo 13,5 3,2 - 1,0
11 Cà phê 8,8 2,1 - 29,7
Thuỷ tinh & sản phẩm bằng
12 5,6 1,3 600,2
thuỷ tinh
13 Túi xách, ví, va li, mũ & ô dù 5,2 1,2 - 12,9
14 Sản phẩm từ giấy 5,1 1,2 83,0
15 Sản phẩm từ sắt thép 4,3 1,0 -9,1
16 Sản phẩm hoá chất 3,9 0,9 39,3
17 Hàng hoá khác 71,2 16,6 - 40,0
Tổng cộng 427,8 100,0 4,9
 Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Trong tháng 02/2010, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị giá
đạt 428 triệu USD sang thị trường Nhật Bản, tăng 4,9% so với tháng 2 năm
trước, giảm mạnh 32% so với tháng 01/2010 và chỉ chiếm 0,8% tổng kim ngạch
nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 02/2010. Tuy nhiên, đây vẫn là thị trường
lớn thứ hai tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam trong tháng
02/2010 (chỉ sau thị trường Hoa Kỳ). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản là sản phẩm dệt may; dây điện & dây cáp điện;
máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng và thủy sản.

Nhật hiện nay là thị trường lớn chỉ sau Mỹ và châu Âu. Trong 8 tháng đầu năm,
xuất khẩu sang Nhật tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là một con số
đáng kể chứng tỏ sản phẩm Việt Nam vẫn tăng trưởng ở thị trường này trong
bối cảnh khủng hoảng kinh tế

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày
1/10/2009 sẽ giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
vào Nhật Bản, đặc biệt là sản phẩm dệt may, thủy sản và gỗ chế biến.

Theo nội dung Hiệp định, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu
vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu
lực, ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt
Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân
đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7%
vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất,
linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất. Trong vòng 10 năm,
theo thỏa thuận, Việt Nam và Nhật Bản sẽ cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để
xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó,
94,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của
Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu.

Số liệu thống kê của cơ quan hải quan cho thấy, 7 tháng đầu năm 2009, xuất
khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD, giảm 34,8% so với
cùng kỳ năm 2008 (trong đó, dệt may đạt 513 triệu USD, tăng 15,9%; thủy sản
đạt 338 triệu USD, giảm 15,4%; dầu thô đạt 228 triệu USD, giảm 85%...). Xuất
khẩu vào Nhật Bản giảm mạnh do nhiều chủng loại hàng hóa của các nước
tương đồng với hàng hóa của Việt Nam, trong giai đoạn khó khăn về xuất khẩu,
cạnh tranh do vậy quyết liệt hơn. Bên cạnh đó, dầu thô của Việt Nam xuất khẩu
sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn, nhưng do giá giảm mạnh nên kim ngạch xuất
khẩu sang thị trường này giảm theo.

Trước thời điểm Hiệp định có hiệu lực, Bộ Công Thương đã điểm qua tình hình
xuất khẩu sang Nhật Bản, để từ đó doanh nghiệp tham khảo, có đối sách thích
hợp.

Thứ nhất, nhóm hàng dệt may, nhu cầu về hàng dệt may của Nhật Bản đang
tăng trở lại do nền kinh tế của nước này đã vượt qua đáy và đang phục hồi trở
lại. Một số doanh nghiệp dệt may nhận định, xu hướng giá nguyên phụ liệu sẽ
tiếp tục tăng vào những tháng cuối năm theo biến động giá trên thị trường thế
giới tăng do một số yếu tố như nguồn cung bông bị thu hẹp, một số nước giảm
diện tích trồng, sâu bệnh, ảnh hưởng của thời tiết, giá xăng dầu tăng... nên đã
nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may cho 2 quý cuối năm vào cuối quý II/2009 -
thời điểm giá nguyên liệu ở mức thấp. Việc nắm bắt đúng thời điểm giá nguyên
liệu thấp để nhập về đã giúp doanh nghiệp sản xuất dệt may giảm bớt chi phí
đầu vào. Đây chính là một lợi thế để các doanh nghiệp cạnh tranh về giá so với
một số đối thủ xuất khẩu vào Nhật Bản. Một đặc điểm cần chú ý nữa là người
dân Nhật Bản rất ưa thích hàng may mặc làm từ chất liệu bông. Do tác động của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà người dân Nhật Bản có xu hướng tiêu
dùng hàng dệt may giá rẻ nhằm cắt giảm tiêu dùng. Trước xu thế ấy, Nhật Bản
đã điều chỉnh chính sách nhập khẩu chủ yếu từ nguồn cung cấp của Trung Quốc
trong nhiều năm qua sang các nhà cung cấp hàng giá rẻ khác từ châu Á như Ấn
Độ, Việt Nam.

Với ngành thủy sản, theo Hiệp định, sẽ có ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy
sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, trong đó mặt hàng tôm sẽ được
giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt
hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức thuế nhập khẩu. Sản phẩm thủy hải
sản chủ yếu xuất sang thị trường này bao gồm các loại cá như cá tra, cá basa, cá
hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc, ghẹ.

Nhóm ngành gỗ chế biến cũng được hưởng lợi lớn. Hiện Nhật Bản là thị trường
lớn thứ 3 đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Từ đầu năm 2009 đến
nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã lấy lại được vị thế của mình tại thị trường
này. Trong khi xuất khẩu sản phẩm gỗ, đặc biệt là đồ nội thất bằng gỗ sang hầu
hết các thị trường giảm thì xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại có xu hướng
tăng khá bền vững. Việc thay đổi xu hướng tiêu dùng từ đồ nội thất cao cấp
sang đồ nội thất hạng trung là cơ hội tốt đối với xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt
Nam.

Theo Bộ Công Thương, để tăng tốc vào thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt
Nam sẽ phải cạnh tranh với các nước khác tại thị trường Nhật Bản. Hạn chế của
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là còn yếu ở khâu tiếp cận thị trường nên
trong thời gian tới, cần thiết lập hệ thống bán sản phẩm tại chính thị trường
Nhật Bản. Bộ Công Thương cũng khuyến nghị, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ
quy định trong Hiệp định để tận dụng tối đa lợi thế về ưu đãi thuế nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.(Nguồn: ĐTCK, 24/9)

Từ năm 2010, khi Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) được triển
khai đồng bộ, sẽ có trên 800 dòng sản phẩm nông sản và thủy sản Việt Nam vào
Nhật với thuế suất 0%. Điều này đang mở ra những cơ hội lớn cho các doanh
nghiệp chế biến nông, thủy sản.

1. Nông sản
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Việt Nam có cơ hội xuất khẩu sang
Nhật Bản vì sự khác biệt giữa các mùa vụ, khác biệt về chủng loại rau quả do
khác biệt về vùng khí hậu. Đáng chú ý, nhập khẩu chuối, dứa, đu đủ, xoài và bơ
đã được tăng lên do nhận thức của người tiêu dùng với lợi ích sức khỏe của họ.

Đặc biệt, việc giảm thuế mạnh mẽ các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào Nhật
đã mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội tăng năng lực cạnh tranh. Cụ thể, theo
các cam kết của VJEPA, Nhật Bản đã cam kết giảm thuế đối với các mặt hàng
tương đương với gần 84% giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó,
ngay khi VJEPA có hiệu lực, trong số 2.020 dòng thuế nông sản, Nhật Bản đã
xóa bỏ ngay đối với 784 dòng, chiếm 36% tổng số dòng thuế nông sản và chiếm
67,6% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Các dòng thuế có lộ trình giảm từ 3-5 năm bao gồm 14 sản phẩm có nhiều tiềm
năng xuất khẩu như mì chính, đậu tương, gừng, cùng các loại hoa quả là chuối,
sầu riêng, chôm chôm... Kim ngạch xuất khẩu những sản phẩm này chiếm
khoảng 14% tổng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật.

Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục giảm và loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 72 dòng
nông sản trong 7 năm và 214 dòng có lộ trình giảm và loại bỏ thuế quan trong
10 năm. Trong đó, đáng chú ý là có các mặt hàng rau, quả chế biến, ngô, sắn
chế biến, các loại gia vị, nước sốt là những mặt hàng mà thời gian qua các
doanh nghiệp Việt Nam có khá nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang thị trường này.

Thương vụ việt Nam tại Nhật Bản cho biết, Bộ Nông- Lâm- Ngư nghiệp Nhật
Bản đã có thông báo chính thức, kể từ ngày 20/10/2009, Nhật Bản sẽ bỏ lệnh
cấm nhập khẩu quả thanh long tươi, loại vỏ đỏ ruột trắng, có xuất xứ Việt Nam
sau khi đã được xử lý diệt ấu trùng ruồi đục quả bằng phương pháp nhiệt do cơ
sở xử lý diệt ấu trùng được Bộ Nông- Lâm- Ngư nghiệp Nhật chấp nhận.
Quyết định trên đã mở ra điều kiện tiên quyết cho quả thanh long tươi Việt
Nam thâm nhập thị trường Nhật Bản vốn đã bị "đóng cửa" mấy chục năm qua.
Về vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như tất cả các mặt hàng thực phẩm khác nhập
khẩu vào Nhật Bản, quả thanh long Việt Nam vẫn phải tuân thủ nghiêm các quy định
theo Luật An toàn Vệ sinh Thực phẩm Nhật Bản.

2. Thủy sản
Đối với mặt hàng thủy sản, trong số 330 mặt hàng, đã có 64 mặt hàng được
giảm thuế ngay khi hiệp định được thực thi, chiếm tới 71% xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam sang Nhật Bản. Riêng tôm Việt Nam vào Nhật Bản có thể được
hưởng thuế 0%. Năm 2010, tôm Việt Nam sẽ là lựa chọn ưu tiên của các nhà
nhập khẩu.

Thúc đẩy xuất khẩu hàng mỹ nghệ sang Nhật Bản


.
3. Đồ gỗ
Đồ gỗ được hướng đến thị phần trung và cao cấp của Nhật.Hơn nữa, nhiều năm
qua đồ gỗ cũng được xem là một trong những nhóm mặt hàng xuất khẩu nhận
được sự ưu tiên hỗ trợ của Chính phủ bằng các văn bản pháp quy hỗ trợ thủ tục
xuất khẩu, thuế suất… Công tác xúc tiến thương mại cũng được chú ý hơn, các
thương vụ nước ngoài đều cố gắng cập nhật và cung cấp thông tin thường
xuyên, giới thiệu khách hàng cho doanh nghiệp.
Những yếu tố trên kết hợp với những thuận lợi từ việc được hỗ trợ thuế suất
(còn 0%) từ Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật, chắc chắn sẽ đưa kim ngạch
xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Nhật tăng nhanh trong tương lai gần.
4. Cao su
Thị trường Nhật Bản là nơi tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn thứ ba trên thế giới
với các chủng loại chủ yếu do cao su tiểu điền sản xuất từ Thái Lan và
Indonesia (RSS 3, TSR 20). Cao su Việt Nam chiếm thị phần cao su tại Nhật rất
ít, chỉ khoảng 1,3%.
Hiện nay, Việt Nam đang khuyến khích phát triển cao su tiểu điền, nếu sản xuất
chủng loại phù hợp với thị trường này, có triển vọng nâng cao thu nhập cho
người sản xuất và cao su Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trường lớn này,
tạo điều kiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cao su.
Bên cạnh nguyên liệu cao su, một số sản phẩm cao su của Việt Nam được nhập
vào thị trường Nhật đã gia tăng khá, từ 24,4 triệu USD năm 2002 đã tăng lên
gấp đôi vào năm 2007, đạt 47,4 triệu USD. Những sản phẩm chủ lực xuất sang
thị trường Nhật là đế cao su cho giày vải (11,7 triệu tăng 20,6 triệu USD), đệm
cao su (gasket) (2,1 triệu tăng 6,1 triệu USD).
Còn sản phẩm cao su trong thể thao lại giảm từ 3,7 triệu xuống còn 2,6 triệu
USD. Những sản phẩm cao su khác của Việt Nam xuất sang Nhật gồm lốp xe
ôtô và xe đạp, chỉ thun, giày ống cao su…Trong tương lai, với sự phát triển của
cao su tiểu điền và xu hướng đa dạng hóa sản phẩm của các công ty đại điền,
những chủng loại cao su phù hợp với thị trường Nhật có triển vọng được gia
tăng và cao su Việt Nam có nhiều cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường này

You might also like