You are on page 1of 12

MỞ ĐẦU

Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân
Việt Nam, được thành lập ngày 3/2/1930, đã từng bước trưởng thành và
trở nên vững mạnh trong quá trình lãnh đạo toàn quân và toàn dân ta tiến
hành các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc. Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mĩ xâm lược, Đảng ta đã đóng vai trò quyết định đối với những
thắng lợi vô cùng vẻ vang của dân tộc Việt Nam, hoàn thành xuất sắc
hai nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là: Giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Qua đó, vai trò và vị trí to lớn của
Đảng ta đã được khẳng định một cách chắc chắn. Tuy vậy, trong thời đại
ngày nay, khi nước ta đang quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội trong điều
kiện đất nước còn nhiều khó khăn, và tình hình quốc tế diễn biến vô
cùng phức tạp, đòi hỏi Đảng ta cần củng cố hơn nữa để tăng cường sức
chiến đấu và khả năng tổ chức lãnh đạo quần chúng trong sự nghiệp xây
dựng thành công Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tiến nhanh, tiến mạnh lên
chủ nghĩa cộng sản, hoàn thành lý tưởng cách mạng mà lịch sử dân tộc
đã giao phó. Để làm được điều đó, Đảng ta phải luôn quan tâm đến vấn
đề xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ngày càng trong sạch,
vững mạnh, đủ sức lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của đất nước. Muốn
vậy cần phải hết sức chú ý đến công tác đảng viên, vì chất lượng của cán
bộ đảng viên có tính chất quyết định đến sự mạnh hay yếu của Đảng cầm
quyền.
Như vậy, mấu chốt của vấn đề chỉnh đốn Đảng là chỉnh đốn lại đội
ngũ cán bộ đảng viên, trong quá trình chỉnh đốn đội ngũ cán bộ - chỉnh
đốn Đảng thì “tự phê bình và phê bình” phải được coi là thứ vũ khí sắc
bén và hữu hiệu nhất, giúp mọi cán bộ đảng viên phát huy ưu điểm và
thành tích khắc phục khuyết điểm, sai lầm để ngày càng tiến bộ hơn, làm
cho Đảng ta đoàn kết ngày càng cao, sức chiến đấu của Đảng ngày càng
mạnh.

2
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG PHẨM CHẤT CÁCH MẠNG MÀ NGƯỜI
ĐẢNG VIÊN CHÂN CHÍNH CẦN PHẢI CÓ

Một người đảng viên của Đảng Cộng sản chân chính phải là người
có một nhân cách toàn diện về đạo đức và năng lực. Hồ Chí Minh đã
từng nói “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người
có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Rõ ràng Hồ Chí Minh đã
nhấn mạnh tầm quan trọng của tư cách đạo đức của một con người hơn là
năng lực của người đó. Tuy nhiên, Người cũng khẳng định vai trò của
năng lực cá nhân.
Có thể nói nhân cách của một cán bộ đảng viên chân chính cần có,
được gói gọn trong các chữ : Nhân - nghĩa - trí - tín - dũng; Cần - kiệm -
liêm chính; Chí công - vô tư. Cụ thể là:
Nhân: là phải có lòng bắc ái, yêu thương mọi người, yêu thương
đồng bào, đồng loại, yêu thương bạn bè, đồng chí. “Thương người như
thể thương thân”.
Nghĩa: là lòng ngay thẳng, không có tư tân, không làm việc bậy,
không sợ người phê bình mình, phê bình người khác cũng luôn đúng đắn.
Trí: là sự hiểu biết, sáng suốt về tư duy, biết địch biết mình, biết
người tốt mà nâng đỡ, biết kẻ xấu mà không dùng, biết cái tốt của mình
mà phát triển và biết cái xấu của mình mà tránh.
Nói rộng ra, trong thời đại ngày nay, “trí” của người cán bộ đảng
viên thể hiện ở năng lực của người đó trong lĩnh vực mình phụ trách
công tác mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó.
Tín: tức là sự tin cậy của người khác đối với lời nói và việc làm
của mình.
Dũng: là sự mạnh dạn giám nghĩ, giám làm, nhưng không phải làm
liều. Phải có kế hoạch rồi kiên quyết làm ngay, nguy hiểm cũng làm.
Nghĩa là phải có lòng dũng cảm trong công việc.

3
Cần: tức là đức tính siêng năng, chăm chỉ làm việc không ngại khó,
không ngại khổ, hễ việc gì có ích cho dân cho nước thì làm.
Kiệm: là đức tiết kiệm tiền của công sức cho không những bản
thân, mà còn cho Đảng, cho Nhà nước và nho đ.
Liêm: là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung
sướng, không tham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính
đại, không bao giờ hủ hoá.
Chính: chính trực với bản thân và người khác với mình không tự
cao tự đại, với người khác không nịnh hót người trên, khinh miệt kẻ
dưới, không dối trá lừa lọc, dìm người có đức có tài chỉ vì quyền lợi bản
thân.
Chí công vô tư: là luôn đặt lợi ích công lên trên lợi ích tư, đặt lợi
ích của Đảng của Nhà nước của nhân dân lên trên hết.
Bên cạnh những phẩm chất trên, thì một trong những phẩm chất
cần thiết hàng đâù của người đảng viên chân chính là trung với nước,
hiếu với dân. Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất, chi phối
nhiều nhất các phẩm chất khác. Đảng viên là những người đại diện cho
quyền lợi của nhân dân lao động, đại diện cho quyền lợi của cả dân tộc.
Vì thế đảng viên không làm quan cách mạng mà là đầy tớ của nhân dân,
trung thành với lợi ích của nhân dân và của dân tộc. Ngoài ra, một người
đảng viên chân chính phải có tinh thần quốc tế trong sáng, đó là tinh
thần quốc tế của giai cấp công nhân .
Trên đây là những phẩm chất tư cách của một người cán bộ đảng
viên chân chính cần có. Nếu như thiếu một trong những phẩm chất đó,
người cán bộ đảng viên rất dễ phạm phải những thiếu sót, sai lầm tổn hại
đến lợi ích chung của Đảng và nhân dân.

4
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN TRONG
THỜI ĐẠI NGÀY NAY

Phải công nhận rằng, trong Đảng ta, đại đa số cán bộ đảng viên là
những tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, tiêu biểu là những cán bộ
đảng viên lão thành được thử thách và tôi luyện trong những điều kiện
gian khổ của các cuộ kháng chiến cứu nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó
cũng có không ít những đảng viên bị thoái hoá biến chất làm những việc
đi ngược lại quyền lợi của dân của nước. Đặc biệt hiện nay, sự tác động
của nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần, sự tác động của các thế lực
chống phá, đã làm cho không ít cán bộ đảng viên của ta bị thoái hoá,
biến chất, chạy theo sức mạnh của đồng tiền mà quên mất bản thân mình
là ai? Nhiệm vụ của mình là gi?
Ngay từ Đại hội V đã nhận định về tình trạng sa sút phẩm chất,
giảm sút ý chí chiến đấu trong một bộ phận cán bộ đảng viên. “Nhiều
người từ sai lầm trong sinh hoạt, quan liêu trong tác phong, đã đi đến
chỗ bị biến chất trong lối sống, thoái hoá về chính trị. Đến Đại hội Đảng
lần VIII nhận định “Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thiếu tu
dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý
thức tổ chức kỷ luật, sa đoạ về đạo đức và lối sống. Một số thoái hoá về
chính trị, tuy rất ít nhưng hoạt động của họ gây hậu quả rất xấu. Sự thoái
hoá biến chất thể hiện ở một số những hình thức cơ bản như:

5
1. Thoái hoá biến chất về tư tưởng và lập trường chính trị ở một
số đảng viên
Họ đã phủ nhận những giá trị tư tưởng và nguyên lý cơ bản của
Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh hiệu quả là đã gây ra
những mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, gây xói mòn tư tưởng, lập trường,
cũng như tôn chỉ mục đích cao cả của Đảng. Gây hoang mang trong tư
tưởng quần chúng, làm cho uy tín của Đảng bị giảm sút trong quần
chúng nhân dân.
2. Tình trạng tham nhũng ở một số cán bộ đảng viên
Đảng là một hình thức có tính chất đặc trưng trong thời đại ngày
nay, khi mà “đồng tiên” có tác động rất lớn đến đời sống con người.
Những cán bộ đảng viên đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn của
mình để tham ô, lừa đảo, lạm dụng sự tín nhiệm của nhân dân để chiếm
đoạt tài sản chung xã hội chủ nghĩa. Đây là mối nguy cơ to lớn trong
nhiều tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước. Việc làm này gây hậu quả
nghiêm trọng về mọi mặt tỏng đời sống kinh tế - chính trị của đất nước.
Về kinh tế: Một bộ phận lớn tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt,
đục khoét, phá hoại tiềm lực kinh tế của đất nước, làm cho cơ chế, chính
sách, giải pháp kinh tế của Đảng và Nhà nước bị méo mó, biến dạng, mất
tác dụng tích cực, gây rối loạn kinh tế đất nước. Về mặt chính trị - xã
hội. Tham nhũng làm gia tăng sự bất công xã hội và tệ nạn xã hội, làm
rối loạn kỷ cương phép nước, sai lệch cán cây công lý, gây xói mòn
nghiêm trọng lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đe doạ đến sự sống
còn của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
3. Tình trạng vi phạm pháp luật của cán bộ đảng viên ngày càng
tăng
Sự thiếu tôn trọng kỉ cương phép nước của một số cán bộ đảng
viên là nguy cơ gây rối loạn trật tự trị an xã hội, tổn hại đến Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

6
4. Quan liêu, suy đồi về đạo đức lối sống ở một số cán bộ đảng
viên, thể hiện ở việc không quan tâm đến lợi ích của nhân dân mà chỉ lo
nghĩ đến lợi ích của bản thân, cách biệt quần chúng, xa rời thực tế, vi
phạm quyền dân chủ của nhân dân, xa rời lối sống, “cần - kiệm - liêm -
chính” để chạy theo lối sống “thực dụng” vì đồng tiền sa hoa lãng phí
sống truỵ lạc trác tán và ích kỷ .
5. Xúi giục gây rối loạn trật tự trị án xã hội gây mất đoàn kết
trong nhân dân, phản bội tổ quốc, phản bội Đảng, nhân dân
Những nguy cơ về sự thoái hoá biến chất trên đây ở một số cán bộ
đảng viên đã tác động hết sức mạnh mẽ, làm suy giảm sức chiến đấu và
khả năng lãnh đạo cách mạng của Đảng. Chính vì thế, cần phải đẩy mạnh
các biện pháp nhằm làm cho Đảng ta ngày càng trở nên trong sạch vững
mạnh, lấy lại lòng tin của quần chúng nhân dân, bằng các biện pháp ấy
thì tự phê bình và phê bình được coi lf thứ vũ khí sắc bén và hiệu quả
nhất, cần được sử dụng triệt để nhanh thanh lọc những tính xấu, những
phần tử xấu trong đội ngũ cán bộ đảng viên.

7
CHƯƠNG 3. TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH

Hồ Chí Minh đã từng nói “Đảng không phải từ trên trời rơi xuống,
mà là từ xã hội mà ra. Trong xã hội có cái tốt cái xấu. Mỗi con người
không phải là thần thánh, ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Điều quan
trọng là phải thật thà, dũng cảm “tự phê bình và phê bình” để sửa đổi,
khuyết điểm, phát huy ưu điểm của bản thân, để ngày càng tiến bộ hơn.
“Tự phê bình và phê bình” nghĩa là gì?
“Tự phê bình” là tự kiểm điểm những ưu và nhựơc điểm của bản
thân, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm. “Phê bình” nghĩa là
thành thất vạch rõ những ưu và khuyết điểm của người khác, sẵn lòng
nghe người khác phê bình mình để giúp người khác và để bản thân mình
sửa chữa khuyết điểm sai lầm.
“Tự phê bình và phê bình” phải luôn được tiến hành song hành
cùng lúc, trong đó chú trọng tự phê bình mình trước rồi phê bình người
sau.
“Tự phê bình và phê bình” nhằm mục đích sửa đổi sai lầm của bản
thân và của đồng chí mình giúp nhau cùng tiến bộ, nhằm củng c sức
mạnh của Đảng.
“Tự phê bình và phê bình” không nhằm mục đích kích bác, bài
xích và loại trừ nhau.
Cán bộ đảng viên khi tự phê bình mình cần phải thật thà. Thành
khẩn nhận khuyết điểm khi bị phê bình, không được có thái độ thù địch
người đã phê bình mình mà cần phải rút ra bài học cho bản thân để tiến
bộ hơn. Người đi phê bình cũng cần có thái độ thành thật và đúng đắn,
phải có trách nhiệm trưcớ lời phê bình của mình với người khác. Người
phê bình người khác cũng phải có trách nhiệm giúp đỡ những người cán
bộ mắc lỗi sửa chữa khuyết điểm.
Đối với những người du phê bình, giáo dục nhiều lần mà vẫn
không chịu sửa chữa lỗi lầm thì cần kahi trừ họ ra khỏi Đảng để tránh

8
tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”. Phải nhớ rằng, đối với những
người mắc khuyết điểm căn cứ vào mức độ nặng nhẹ mà cần phải lựa
chọn cách giáo dục và hình thức kỉ luật phù hợp, tránh gây ra mâu thuẫn
nội bộ, làm tổn thất đến tinh thần đoàn kết trong nội bộ Đảng và phải
lắng nghe dân phê bình mình.

9
KẾT LUẬN

Nói tóm lại, trong qúa trình lãnh đạo cách mạng của đất nước,
Đảng ta phải luôn luôn coi trọng công việc củng cố và chỉnh đốn Đảng,
đảm bảo tính đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng và trong nhân dân,
tạo nên sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân để cùng nhau xây dựng thành
công chế độ xã hội chủ nghĩa của đất nước, làm thất bại những âm mưu
chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Tăng cường
thực hiện lời di chúc của Bác Hồ kính yêu vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng và
của nhân dân ta “Thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình
là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của
Đảng” đảm bảo vai trò của Đảng Cộng sản là điều kiện quan trọng hàng
đầu cho mọi thành công của cách mạng Việt Nam.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Về tự phê bình và phê bình” Hồ Chí Minh - Nxb Sự thật.


2. Một số vấn đề về xây dựng Đảng vững mạnh đáp ứng yêu cầu
của nhiệm vụ mới - Vũ Oanh - Nxb Chính trị quốc gia.
3. Về xây dựng Đảng - Lê Duẩn
4. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Nxb Chính trị quốc gia -
2003.

11
MỤC LỤC

12

You might also like